Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CẢ KIẾN CHẤP LẪN SỞ CHẤP CHẲNG GÌ ĐÁNG NẮM GIỮ - Kinh Pālileyya (Pālileyyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || CẢ KIẾN CHẤP LẪN SỞ CHẤP CHẲNG GÌ ĐÁNG NẮM GIỮ - Kinh Pālileyya (Pālileyyasuttaṃ)

Thứ năm, 04/07/2024, 05:45 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 3.7.2024

CẢ KIẾN CHẤP LẪN SỞ CHẤP CHẲNG GÌ ĐÁNG NẮM GIỮ

Kinh Pālileyya (Pālileyyasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Nuốt Chửng (S,iii,81)

Kiến chấp vốn rối rắm, sâu thẳm nên chúng sanh khó thoát vướng mắc. Như một người bệnh mà hãnh diện và yêu thích căn bệnh của mình. Với hành giả thì không phải chỉ cần hiểu về sở chấp, mà chính kiến chấp cũng cần được thấy là không đáng tin cậy. Làm sao có thể đặt trọn lòng tin ở cái vô chừng, cái giả hợp, cái tuỳ thuộc mới tồn tại. Thấy được bản chất của kiến chấp thì mới đủ can đảm quyết tâm buông xả và tại đấy, mở ra cánh cửa cao vợi của giác ngộ giải thoát.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosambiyaṃ viharati ghositārāme.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kosambiṃ piṇḍāya pāvisi. Kosambiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkāmi.

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Kosambi, tại vườn Ghosita. Bấy giờ, vào buổi sáng Đức Thế Tôn đắp y, cầm y (kép) và bát, đi vào Kosambi hoá duyên. Khất thực và thọ trai xong, Ngài trở về trở về trú xứ dọn dẹp sàng toạ, rồi cầm y bát ra đi hành hoá một mình; không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết; không người đồng hành.

Atha kho aññataro bhikkhu acirapakkantassa bhagavato yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca: “esāvuso ānanda, bhagavā sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkanto”ti. “Yasmiṃ, āvuso, samaye bhagavā sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkamati, ekova bhagavā tasmiṃ samaye viharitukāmo hoti; na bhagavā tasmiṃ samaye kenaci anubandhitabbo hotī”ti.

Khi Đức Thế Tôn đi không bao lâu, một tỳ khưu đến gặp Tôn giả Ānanda nói rằng:

—Này Hiền giả Ānanda, Đức Thế Tôn đã tự dọn dẹp sàng toạ rồi cầm y bát ra đi hành hoá một mình; không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết; không người đồng hành.

—Này Hiền giả, khi Đức Thế Tôn đã tự dọn dẹp sàng toạ rồi cầm y bát ra đi hành hoá một mình; không gọi thị giả, không tin cho chúng Tăng biết; không người đồng hành là Ngài muốn độc cư không ai theo.

Atha kho bhagavā anupubbena cārikaṃ caramāno yena pālileyyakaṃ tadavasari. Tatra sudaṃ bhagavā pālileyyake viharati bhaddasālamūle. Atha kho sambahulā bhikkhū yenāyasmā ānando tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodiṃsu.

Rồi Thế Tôn trên đường hành hoá đi đến Pālileyyaka. Tại đó, Thế Tôn trú dưới gốc cây Bhaddasāla.

Bấy giờ, nhiều tỳ khưu đi đến Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ānanda những lời thăm hỏi thân thiện và ngồi xuống một bên.

Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocuṃ: “cirassutā kho no, āvuso ānanda, bhagavato sammukhā dhammī kathā; icchāma mayaṃ, āvuso ānanda, bhagavato sammukhā dhammiṃ kathaṃ sotun”ti.

Chư tỳ khưu nói với Tôn gỉả Ānanada:

—Này Hiền giả Ānanda, lâu rồi chúng tôi không được diện kiến Đức Thế Tôn để nghe pháp. Này Hiền giả Ānanda, Chúng tôi muốn gặp Đức Thế Tôn và nghe Ngài huấn thị.

Atha kho āyasmā ānando tehi bhikkhūhi saddhiṃ yena pālileyyakaṃ bhaddasālamūlaṃ yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinne kho te bhikkhū bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi.

Rồi Tôn giả Ānanda cùng với chư tỳ khưu ấy đi đến chỗ Đức Thế Tôn ngự tại cây Bhaddasāla, ở Pālileyyaka. Sau khi đến, đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho chư tỳ khưu ấy với sự quảng diễn, khích lệ, khiến cho hoan hỷ.

Tena kho pana samayena aññatarassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi: “kathaṃ nu kho jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti?

Atha kho bhagavā tassa bhikkhuno cetasā cetoparivitakkamaññāya bhikkhū āmantesi:

Bấy giờ, một vị tỳ khưu khởi sanh suy nghĩ như sau: “Biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”.

Thế Tôn với tâm của mình biết được suy nghĩ của tỳ khưu ấy, liền nói với chư tỳ khưu:

“vicayaso desito, bhikkhave, mayā dhammo; vicayaso desitā cattāro satipaṭṭhānā; vicayaso desitā cattāro sammappadhānā; vicayaso desitā cattāro iddhipādā; vicayaso desitāni pañcindriyāni; vicayaso desitāni pañca balāni; vicayaso desitā sattabojjhaṅgā; vicayaso desito ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Evaṃ vicayaso desito, bhikkhave, mayā dhammo. Evaṃ vicayaso desite kho, bhikkhave, mayā dhamme atha ca panidhekaccassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi: ‘kathaṃ nu kho jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī’ti?

—Này chư Tỳ khưu, Pháp đã được Ta giảng giải với sự phân tích. Tứ niệm xứ đã được giảng giải với sự phân tích. Tứ chánh cần đã được giảng giải với sự phân tích. Tứ thần túc đã được giảng giải với sự phân tích. Ngũ căn đã được giảng giải với sự phân tích. Ngũ lực đã được giảng giải với sự phân tích. Thất giác chi đã được giảng giải với sự phân tích. Bát chánh đạo đã được giảng giải với sự phân tích. Như vậy, Pháp đã được Ta giảng giải với sự phân tích.

Này chư Tỳ khưu, dù cho Pháp đã được Ta giảng giải với sự phân tích, nhưng ở đây vẫn có một tỳ khưu khởi sanh ý nghĩ: “Biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”.

Kathañca, bhikkhave, jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti? Idha bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sāpi vedanā, sopi phasso anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Này chư Tỳ khưu, biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?

Ở đây phàm phu không học hiểu, không tu tập, không thuần thục đạo lý của bậc thánh; không học hiểu, không tu tập, không thuần thục đạo lý của bậc thiện trí, xem sắc là bản ngã. Cái nhìn đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati; api ca kho rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, nhưng có thể xem tự ngã có sắc. Cái nhìn đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc, do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati; api ca kho attani rūpaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, nhưng có thể xem sắc trong tự ngã. Cái nhìn đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati, na attani rūpaṃ samanupassati; api ca kho rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato …pe… āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, không xem sắc trong tự ngã nhưng có thể xem tự ngã trong sắc. Cái nhìn đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ, na attani rūpaṃ, na rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati; api ca kho vedanaṃ attato samanupassati, api ca kho vedanāvantaṃ attānaṃ samanupassati, api ca kho attani vedanaṃ samanupassati, api ca kho vedanāya attānaṃ samanupassati; api ca kho saññaṃ … api ca kho saṅkhāre attato samanupassati, api ca kho saṅkhāravantaṃ attānaṃ samanupassati, api ca kho attani saṅkhāre samanupassati, api ca kho saṅkhāresu attānaṃ samanupassati; api ca kho viññāṇaṃ attato samanupassati, api ca kho viññāṇavantaṃ attānaṃ, api ca kho attani viññāṇaṃ, api ca kho viññāṇasmiṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno …pe… kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, không xem sắc trong tự ngã, không xem tự ngã trong sắc nhưng có thể xem thọ là tự ngã…

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, không xem sắc trong tự ngã, không xem tự ngã trong sắc nhưng có thể xem tưởng là tự ngã…

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, không xem sắc trong tự ngã, không xem tự ngã trong sắc nhưng có thể xem hành là tự ngã…

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã, không xem tự ngã có sắc, không xem sắc trong tự ngã, không xem tự ngã trong sắc nhưng có thể xem thức là tự ngã. Cái nhìn đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ attato samanupassati, na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati; api ca kho evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti. Yā kho pana sā, bhikkhave, sassatadiṭṭhi saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno …pe… evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã; có thể không xem thọ như là tự ngã; có thể không xem tưởng … không xem hành … không xem thức là tự ngã. Nhưng có thể có kiến chấp như sau: “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, ta sẽ trở thành thường còn, vĩnh hằng, mãi mãi, không chịu sự biến hoại”. Này chư Tỳ khưu, cái nhìn thường kiến đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati; nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti. Api ca kho evaṃdiṭṭhi hoti: ‘no cassaṃ no ca me siyā nābhavissaṃ na me bhavissatī’ti. Yā kho pana sā, bhikkhave, ucchedadiṭṭhi saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco …pe… evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã; có thể không xem thọ như là tự ngã; có thể không xem tưởng … không xem hành … không xem thức là tự ngã … có thể không có kiến chấp: “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, ta sẽ trở thành thường còn, vĩnh hằng, mãi mãi, không chịu sự biến hoại”. Nhưng có thể có kiến chấp như sau: “Trước đã không là ta và không có của ta thời sẽ không là ta, không có của ta”. Này chư Tỳ khưu, cái nhìn đoạn kiến đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati …pe… na viññāṇasmiṃ attato samanupassati, nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti; nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘no cassaṃ no ca me siyā nābhavissaṃ na me bhavissatī’ti; api ca kho kaṅkhī hoti vicikicchī aniṭṭhaṅgato saddhamme. Yā kho pana sā, bhikkhave, kaṅkhitā vicikicchitā aniṭṭhaṅgatatā saddhamme saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sāpi vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sopi phasso anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti.

Vị ấy có thể không xem sắc như là tự ngã; có thể không xem thọ như là tự ngã; có thể không xem tưởng … không xem hành … không xem thức là tự ngã…có thể không có kiến chấp “Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, ta sẽ trở thành thường còn, vĩnh hằng, mãi mãi, không chịu sự biến hoại”… không có kiến chấp như sau: “Trước đã không là ta và không có của ta thời sẽ không là ta, không có của ta”. Nhưng có nghi hoặc. Do nghi hoặc vị ấy không thể đạt được cứu cánh trong Chánh Pháp này. Này chư Tỳ khưu, sự nghi hoặc đó kết cấu bởi nhiều nhân duyên. Do nhân gì khiến điều đó sanh khởi, hiện hữu? Đối với phàm phu không học hiểu, thì khi xúc chạm với cảm thọ sanh từ xúc do vô minh nên khát ái hiện khởi. Do vậy hành đó - sự kết cấu bởi nhiều nhân duyên - là vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khát ái đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Xúc đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Vô minh đó vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh. Khi một người biết vậy, thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức.

Chú Thích

Bài kinh này, được thuyết trong sự cố Tăng chúng tại Kosambi chia rẽ vì một lý do tầm thường ban đầu (…). Do sự cố chấp, nên các tỳ khưu không lắng nghe và làm theo lời Phật dạy. Đức Phật dùng tới biện pháp đi vào rừng Pālileyya một mình. Sự ra đi của Đức Phật đã đánh thức những con người cố chấp hơn thua.

Sớ giải nói rằng, những tỳ khưu tìm đến Đức Phật nghe pháp không phải là những vị đang cố chấp phân hoá.

Theo Sớ giải, thì Đức Phật đã thuyết về 37 pháp bồ đề (bodhipakkhiyā dhammā) khiến chư tỳ khưu hoan hỷ, ngoại trừ một vị muốn biết làm thế nào để giác ngộ lập tức, thay vì tu với cả hệ thống được phân tích sâu rộng. Đây là cái nhìn “đốn giáo” với mục đích “hoát nhiên đại ngộ” thay vì theo trình tự “tiệm giáo” với tuần tự thứ lớp tu tập. Đức Phật dạy đó là điều có thể.

Trong pháp tu “đốn giáo” với “các lậu hoặc được đoạn tận lập tức”, Đức Phật dạy sự quán chiếu kiến chấp thay vì sở chấp. Có tất cả 23 sở chấp là chấp “sắc uẩn là ta, ta là sắc uẩn, trong sắc uẩn có ta, trong ta có sắc uẩn”. Đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng vậy tổng cộng là 20 thân kiến. Cộng với thường kiến, đoạn kiến và nghi hoặc là 23 sở chấp.

Điểm quan trọng ở đây là nhìn vào kiến chấp. Giống như nhận định một thầy “lang băm”, không những chỉ nhìn vào cách chữa bệnh mà còn nhìn vào trình độ và sự đào tạo. Có 4 khía cạnh của kiến chấp cần được quán chiếu:

  1. Kiến chấp tự nó định hình do nhiều duyên kết cấu giả hợp, mà ở đây Đức Phật dùng thuật ngữ “sankhāra”. Sự kết cấu này cũng vô thường, do duyên chi phối, tùy thuộc phát sanh nên không khả tín.
  2. Kiến chấp vốn sanh khởi ở phàm phu không hiểu pháp bậc thánh khi cảm thọ khổ, lạc, xả sanh khởi. Thuật ngữ gọi là “xúc”.
  3. Kiến chấp tác động bởi thứ cảm thọ gắn liền với vô minh.
  4. Kiến chấp bị tác động bởi Ái.

Bốn tác động tạo thành kiến chấp là hành, xúc, ái, vô minh đều “vô thường, do duyên chi phối, tuỳ thuộc mà sanh”. Ai thấy được, biết được bản chất của kiến chấp như vậy thì “các lậu hoặc được đoạn tận lập tức”.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

9. Pālileyyasuttaṃ

81. Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosambiyaṃ viharati ghositārāme.

Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kosambiṃ piṇḍāya pāvisi. Kosambiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkāmi.

Atha kho aññataro bhikkhu acirapakkantassa bhagavato yenāyasmā ānando tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca: “esāvuso ānanda, bhagavā sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkanto”ti. “Yasmiṃ, āvuso, samaye bhagavā sāmaṃ senāsanaṃ saṃsāmetvā pattacīvaramādāya anāmantetvā upaṭṭhāke anapaloketvā bhikkhusaṅghaṃ eko adutiyo cārikaṃ pakkamati, ekova bhagavā tasmiṃ samaye viharitukāmo hoti; na bhagavā tasmiṃ samaye kenaci anubandhitabbo hotī”ti.

Atha kho bhagavā anupubbena cārikaṃ caramāno yena pālileyyakaṃ tadavasari. Tatra sudaṃ bhagavā pālileyyake viharati bhaddasālamūle. Atha kho sambahulā bhikkhū yenāyasmā ānando tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodiṃsu.

Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocuṃ: “cirassutā kho no, āvuso ānanda, bhagavato sammukhā dhammī kathā; icchāma mayaṃ, āvuso ānanda, bhagavato sammukhā dhammiṃ kathaṃ sotun”ti.

Atha kho āyasmā ānando tehi bhikkhūhi saddhiṃ yena pālileyyakaṃ bhaddasālamūlaṃ yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinne kho te bhikkhū bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi.

Tena kho pana samayena aññatarassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi: “kathaṃ nu kho jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti?

Atha kho bhagavā tassa bhikkhuno cetasā cetoparivitakkamaññāya bhikkhū āmantesi:

“vicayaso desito, bhikkhave, mayā dhammo; vicayaso desitā cattāro satipaṭṭhānā; vicayaso desitā cattāro sammappadhānā; vicayaso desitā cattāro iddhipādā; vicayaso desitāni pañcindriyāni; vicayaso desitāni pañca balāni; vicayaso desitā sattabojjhaṅgā; vicayaso desito ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Evaṃ vicayaso desito, bhikkhave, mayā dhammo. Evaṃ vicayaso desite kho, bhikkhave, mayā dhamme atha ca panidhekaccassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi: ‘kathaṃ nu kho jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī’ti?

Kathañca, bhikkhave, jānato kathaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti? Idha bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto, sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto

rūpaṃ attato samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sāpi vedanā, sopi phasso anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati; api ca kho rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati; api ca kho attani rūpaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ samanupassati, na attani rūpaṃ samanupassati; api ca kho rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evampi kho, bhikkhave, jānato …pe… āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ attānaṃ, na attani rūpaṃ, na rūpasmiṃ attānaṃ samanupassati; api ca kho vedanaṃ attato samanupassati, api ca kho vedanāvantaṃ attānaṃ samanupassati, api ca kho attani vedanaṃ samanupassati, api ca kho vedanāya attānaṃ samanupassati; api ca kho saññaṃ … api ca kho saṅkhāre attato samanupassati, api ca kho saṅkhāravantaṃ attānaṃ samanupassati, api ca kho attani saṅkhāre samanupassati, api ca kho saṅkhāresu attānaṃ samanupassati; api ca kho viññāṇaṃ attato samanupassati, api ca kho viññāṇavantaṃ attānaṃ, api ca kho attani viññāṇaṃ, api ca kho viññāṇasmiṃ attānaṃ samanupassati. Yā kho pana sā, bhikkhave, samanupassanā saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno …pe… kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā … sāpi vedanā … sopi phasso … sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ attato samanupassati, na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati; api ca kho evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti. Yā kho pana sā, bhikkhave, sassatadiṭṭhi saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno …pe… evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati; nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti. Api ca kho evaṃdiṭṭhi hoti: ‘no cassaṃ no ca me siyā nābhavissaṃ na me bhavissatī’ti. Yā kho pana sā, bhikkhave, ucchedadiṭṭhi saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco …pe… evampi kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hoti.

Na heva kho rūpaṃ attato samanupassati, na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ attato samanupassati …pe… na viññāṇasmiṃ attato samanupassati, nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘so attā so loko, so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo’ti; nāpi evaṃdiṭṭhi hoti: ‘no cassaṃ no ca me siyā nābhavissaṃ na me bhavissatī’ti; api ca kho kaṅkhī hoti vicikicchī aniṭṭhaṅgato saddhamme. Yā kho pana sā, bhikkhave, kaṅkhitā vicikicchitā aniṭṭhaṅgatatā saddhamme saṅkhāro so. So pana saṅkhāro kiṃnidāno kiṃsamudayo kiṃjātiko kiṃpabhavo? Avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro. Iti kho, bhikkhave, sopi saṅkhāro anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi taṇhā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sāpi vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Sopi phasso anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno. Sāpi avijjā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā. Evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato anantarā āsavānaṃ khayo hotī”ti.

Navamaṃ.

Ý kiến bạn đọc