Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BUÔNG XẢ ĐƯỢC THÌ HẠNH PHÚC - Kinh Không Phải Của Các Người I & II (Paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) & (Dutiyanatumhākaṃsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BUÔNG XẢ ĐƯỢC THÌ HẠNH PHÚC - Kinh Không Phải Của Các Người I & II (Paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) & (Dutiyanatumhākaṃsuttaṃ)

Thứ ba, 20/05/2025, 02:25 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 16.5.2025

BUÔNG XẢ ĐƯỢC THÌ HẠNH PHÚC

Kinh Không Phải Của Các Người I & II (Paṭhamanatumhākaṃsuttaṃ) & (Dutiyanatumhākaṃsuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Devadaha (SN.35.138 & 139)

A painting of a tree with leaves falling

AI-generated content may be incorrect.

Đối với người tu tập, sự khác biệt lớn giữa khổ đau và hạnh phúc là khả năng có thể hay không thể buông xả. Càng chấp thủ càng khổ đau – dù chấp thủ bất cứ điều gì. Càng buông xả càng an nhiên tự tại. Cuộc sống – dù là ngoại giới hay nội tại – có sanh có diệt, có đến có đi như lá cây trong rừng. “Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió: gió đừng rung cây”

KINH VĂN

Kinh Không Phải Của Các Người I

138. “yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? cakkhu, bhikkhave, na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati ... pe ... jivhā na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. sā vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati ... pe ... mano na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissati. seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ imasmiṃ jetavane tiṇakaṭṭhasākhāpalāsaṃ taṃ jano hareyya vā ḍaheyya vā yathāpaccayaṃ vā kareyya, api nu tumhākaṃ evamassa — ‘amhe jano harati vā ḍahati vā yathāpaccayaṃ vā karotī’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “taṃ kissa hetu”? “na hi no etaṃ, bhante, attā vā attaniyaṃ vā”ti. “evameva kho, bhikkhave, cakkhu na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati ... pe ... jivhā na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. sā vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissati ... pe ... mano na tumhākaṃ; taṃ pajahatha. so vo pahīno hitāya sukhāya bhavissatī”ti. pañcamaṃ.

“Này các Tỳ khưu, bất cứ điều gì không phải của các Thầy, đừng chấp thủ điều đó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Và, này các Tỳ khưu, cái gì không phải của các Thầy?

Mắt không phải của các Thầy, đừng chấp thủ nó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Tai không phải của các Thầy…

Mũi không phải của các Thầy…

Lưỡi không phải của các Thầy…

Thân không phải của các Thầy…

Ý không phải của các Thầy, đừng chấp thủ nó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Ví như, này các Tỳ khưu, có người mang đi cỏ, cành, nhánh và lá trong Kỳ Viên (Jetavana) này, hoặc thiêu đốt chúng, hoặc làm gì tùy ý họ, thì các Thầy có nghĩ: ‘Người ta đang mang chúng tôi đi, hoặc đang đốt cháy chúng tôi, hoặc đang làm gì tùy ý họ với chúng tôi’ hay không?”

_“Thưa không, bạch Thế Tôn.”

– “Vì sao vậy?”

– “Bạch Thế Tôn, bởi vì những thứ ấy không phải là bản thân hay sở hữu.”

“Cũng như vậy, này các Tỳ khưu, mắt không phải của các Thầy… tai… ý… Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc”.

Kinh Không Phải Của Các Người II

139. “yaṃ, bhikkhave, na tumhākaṃ, taṃ pajahatha. taṃ vo pahīnaṃ hitāya sukhāya bhavissati. kiñca, bhikkhave, na tumhākaṃ? rūpā, bhikkhave, na tumhākaṃ; te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā na tumhākaṃ; te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissanti. seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ imasmiṃ jetavane ... pe ... evameva kho, bhikkhave, rūpā na tumhākaṃ; te pajahatha. te vo pahīnā hitāya sukhāya bhavissantī”ti. chaṭṭhaṃ.

“Này các Tỳ khưu, bất cứ điều gì không phải của các Thầy, đừng chấp thủ điều đó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Và, này các Tỳ khưu, cái gì không phải của các Thầy?

Sắc không phải của các Thầy, đừng chấp thủ nó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Thinh không phải của các Thầy…

 Khí không phải của các Thầy…

Vị không phải của các Thầy…

Xúc không phải của các Thầy…

Pháp không phải của các Thầy, đừng chấp thủ nó. Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc.

Ví như, này các Tỳ khưu, có người mang đi cỏ, cành, nhánh và lá trong Kỳ Viên (Jetavana) này, hoặc thiêu đốt chúng, hoặc làm gì tùy ý họ, thì các Thầy có nghĩ: ‘Người ta đang mang chúng tôi đi, hoặc đang đốt cháy chúng tôi, hoặc đang làm gì tùy ý họ với chúng tôi’ hay không?”

_“Thưa không, bạch Thế Tôn.”

– “Vì sao vậy?”

– “Bạch Thế Tôn, bởi vì những thứ ấy không phải là bản thân hay sở hữu.”

“Cũng như vậy, này các Tỳ khưu, sắc không phải của các Thầy… thinh… khí… vị… xúc… pháp… Khi các Thầy không chấp thủ sẽ dẫn đến lợi ích và hạnh phúc”.

CHÚ THÍCH

Bài kinh này và bài tiếp theo tương đương với Tương Ưng Bộ 22:33–34 và là phiên bản rút gọn hơn của Tương Ưng Bộ 35:101–102.

Tựa đề hai bài kinh này lấy theo ấn bản Trùng Tuyên Tam Tạng Lần Thứ VI (Burmese edition).

Ấn bản Tích Lan gọi những bài kinh này là "Palāsa", còn ấn bản Pali Text Society ghi là "Palāsina" —cả hai đều có nghĩa là “lá cây” hay “tán lá” (foliage).

SỚ GIẢI

137-145. catuttha suddhika katvā desiyamāne bujjhanakāna ajjhāsayena vutta. pañcamādīni tathā tathā bujjhantāna ajjhāsayena vuttāni. attho pana tesa pākaoyevāti.

“Các bài kinh từ 137 đến 145:

Bài kinh thứ tư (tức bài số 137) được giảng một cách đơn thuần (suddhikaṃ katvā), nhằm phù hợp với căn cơ của những người có thể giác ngộ khi được giảng giải theo cách đơn giản (bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ).

Còn từ bài thứ năm trở đi (tức các bài 138–145) được giảng theo những cách khác nhau, tùy theo khuynh hướng nhận thức (ajjhāsaya) của những người có khả năng hiểu theo các phương diện ấy (tathā tathā bujjhantānaṃ ajjhāsayena vuttāni).

Tuy nhiên, ý nghĩa (attho) của các bài kinh đó rất rõ ràng (pākaṭo yeva).”

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

137. V. Các Lậu (1) (S.iv,128)

1) ...

2) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?

3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông... Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Jeta này, có người mang đi, hoặc đem đốt, hoặc tùy duyên làm một việc gì đối với cỏ, củi, cành và lá, thời các Ông có vì vậy mà nghĩ rằng người ấy mang các Ông đi, đốt các Ông, hay tùy duyên làm một việc gì với các Ông?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Vì sao?

-- Bạch Thế Tôn, vì cái ấy không phải tự ngã, không thuộc tự ngã.

10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Mắt không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

138. V. Các Lậu (2) (S.iv,129)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng... (Như kinh trước, chỉ khác là thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc và các pháp).

Ý kiến bạn đọc