Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BỎ CÁI KHÓ BỎ - Kinh Loại Bỏ (Apagatasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BỎ CÁI KHÓ BỎ - Kinh Loại Bỏ (Apagatasuttaṃ)

Thứ tư, 29/11/2023, 18:56 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 27.11.2023

BỎ CÁI KHÓ BỎ

Kinh Loại Bỏ (Apagatasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VII. Tương Ưng Rāhula – Phẩm Thứ Hai (S,ii,253)

Phiền não chấp thủ đã sanh khởi và đang tồn tại, thường rất khó để dập tắt. Tuy vậy, cho dù “giặc đã vào thành” thì hành giả vẫn có thể dùng biện pháp”phân tích bằng trí tuệ, thấy rõ sự sanh diệt của từng phần một, từ bỏ chấp thủ đây là của ta, là ta, là tự ngã của ta”. Tuệ lực ở đây, không phải là kiến thức mênh mông của pháp học mà là sự thấy, biết xác thực đối với thân tâm trong giây phút hiện tại. Từ sự quán chiếu này, hành giả đạt được khả năng buông xả, rồi an tịnh, và giải thoát.

Kinh văn

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiṃ ca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti? ‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti’’.

‘‘Yā kāci vedanā...pe... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti. Evaṃ kho, rāhula, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti.

... Ngự tại Sāvatthi.

Bấy giờ Tôn giả Rāhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Tôn giả Rāhula bạch Đức Thế Tôn:

-- Bạch Đức Thế Tôn, biết thế nào, thấy thế nào đối với thân cùng tâm thức và tất cả tướng bên ngoài thì loại bỏ ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt thoát kỳ thị, an tịnh, khéo giải thoát?

-- Này Rāhula, đối với bất cứ sắc nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, nhận biết với chánh trí đối với các sắc ấy: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta". Vị ấy giải thoát bởi không chấp thủ. Đối với bất cứ thọ nào... Đối với bất cứ tưởng nào... Đối với bất cứ hành nào... Đối với bất cứ thức nào dù quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, nhận biết với chánh trí đối với các sắc ấy: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta". Vị ấy giải thoát bởi không chấp thủ.

Này Rāhula, do biết như vậy, do thấy như vậy, đối với thân cùng tâm thức và tất cả tướng bên ngoài thì loại bỏ ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, vượt thoát kỳ thị, an tịnh, khéo giải thoát.

Chú Thích

Bài kinh này, thoạt nghe giống như ý nghĩa bài kinh trước (Kinh Tuỳ Miên), nhưng ở đây có sự khác biệt là thay vì nói về sự quán chiếu thế nào để chấp thủ chưa sanh không sanh khởi, thì bài kinh này nói về cách đoạn trừ chấp thủ đang hiện hữu.

Theo Sớ Giải thì cụm từ “vidhā samatikkantaṃ - vượt khỏi phân biệt kỳ thị” chỉ cho sự vượt khỏi những thứ kiêu mạn ; chữ “santaṃ - an tịnh” chỉ cho sự lắng dịu phiền não; chữ “khéo giải thoát - suvimuttaṃ” chỉ cho sự giải thoát hoàn toàn các phiền não..

Sự hướng dẫn của Đức Phật vẫn tương tự bài kinh trước: để ngăn ngừa chấp thủ chưa sanh hay để đoạn tận chấp thủ đang có, vẫn là quán chiếu từng thành tố của năm uẩn qua các tướng vô thường, khổ não, vô ngã.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

12. Apagatasuttaṃ

201. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kathaṃ nu kho, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiṃ ca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti? ‘‘Yaṃ kiñci, rāhula, rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā sabbaṃ rūpaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti’’.

‘‘Yā kāci vedanā...pe... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya disvā anupādā vimutto hoti. Evaṃ kho, rāhula, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṅkāramamaṅkāramānāpagataṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimutta’’nti. Dvādasamaṃ.

12. Apagatasuttavaṇṇanā

201. Dvādasame ahaṅkāramamaṅkāramānāpagatanti ahaṃkārato ca mamaṃkārato ca mānato ca apagataṃ. Vidhā samatikkantanti mānakoṭṭhāse suṭṭhu atikkantaṃ. Santaṃ suvimuttanti kilesavūpasamena santaṃ, kileseheva suṭṭhu vimuttaṃ. Sesaṃ uttānamevāti. Dvādasamaṃ.

 

Ý kiến bạn đọc