Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BIẾT NHẬN THỨC CÓ SỨC THUYẾT PHỤC - Kinh “Nếu Không Có” I và II  (paṭhamanoceassādasuttaṃ), (dutiyanoceassādasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || BIẾT NHẬN THỨC CÓ SỨC THUYẾT PHỤC - Kinh “Nếu Không Có” I và II (paṭhamanoceassādasuttaṃ), (dutiyanoceassādasuttaṃ)

Chủ nhật, 05/01/2025, 09:39 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 24.12.2024

BIẾT NHẬN THỨC CÓ SỨC THUYẾT PHỤC

Kinh “Nếu Không Có” I và II

(paṭhamanoceassādasuttaṃ), (dutiyanoceassādasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Song Đối (SN.35.17&18)

Sự hiểu biết mang tánh thuyết phục đủ để chuyển hoá cuộc sống, thường không đơn giản qua vài câu nói hay đọc vài trang kinh. Người tu tập thường phải cảm nhận bản chất thực ở chính thân tâm của mình. Bản chất thực ở đây cho thấy tại sao các giác quan có tánh hấp dẫn; tại sao có những buồn nãn; tại sao có lúc vượt qua được những đeo đẳng dai dẳng trong lòng. Tất cả đều cho thấy thực tại có vị ngọt, có nguy hiểm và có khả tính vượt thoát. Khi tự xác định được thì sẽ không mê đắm bất chấp hay buồn nãn tuyệt vọng. Bởi vì những thái độ đó chứng tỏ cái nhìn phiến diện và cực đoan.

Kinh văn

Kinh “Nếu Không Có” I

17. “no cedaṃ, bhikkhave, cakkhussa assādo abhavissa, nayidaṃ sattā cakkhusmiṃ sārajjeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi cakkhussa assādo tasmā sattā cakkhusmiṃ sārajjanti. no cedaṃ, bhikkhave, cakkhussa ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā cakkhusmiṃ nibbindeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi cakkhussa ādīnavo tasmā sattā cakkhusmiṃ nibbindanti. no cedaṃ, bhikkhave, cakkhussa nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā cakkhusmā nissareyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi cakkhussa nissaraṇaṃ tasmā sattā cakkhusmā nissaranti. no cedaṃ, bhikkhave, sotassa assādo abhavissa... no cedaṃ, bhikkhave, ghānassa assādo abhavissa... no cedaṃ, bhikkhave, jivhāya assādo abhavissa, nayidaṃ sattā jivhāya sārajjeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi jivhāya assādo, tasmā sattā jivhāya sārajjanti. no cedaṃ, bhikkhave, jivhāya ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā jivhāya nibbindeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi jivhāya ādīnavo, tasmā sattā jivhāya nibbindanti. no cedaṃ, bhikkhave, jivhāya nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā jivhāya nissareyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi jivhāya nissaraṇaṃ, tasmā sattā jivhāya nissaranti. no cedaṃ, bhikkhave, kāyassa assādo abhavissa... no cedaṃ, bhikkhave, manassa assādo abhavissa, nayidaṃ sattā manasmiṃ sārajjeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi manassa assādo, tasmā sattā manasmiṃ sārajjanti. no cedaṃ, bhikkhave, manassa ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā manasmiṃ nibbindeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi manassa ādīnavo, tasmā sattā manasmiṃ nibbindanti. no cedaṃ, bhikkhave, manassa nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā manasmā nissareyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi manassa nissaraṇaṃ, tasmā sattā manasmā nissaranti.

“yāvakīvañca, bhikkhave, sattā imesaṃ channaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ assādañca assādato, ādīnavañca ādīnavato, nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nābbhaññaṃsu, neva tāva, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaññuttā vippamuttā vimariyādīkatena {vipariyādikatena (sī. pī.), vipariyādikatena (syā. kaṃ. ka.)} cetasā vihariṃsu. yato ca kho, bhikkhave, sattā imesaṃ channaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ assādañca assādato, ādīnavañca ādīnavato, nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ abbhaññaṃsu, atha, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaññuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā viharantī”ti. pañcamaṃ.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của mắt thì không có tham luyến đối với mắt; chính vì có vị ngọt của mắt nên chúng sanh tham luyến đối với mắt.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có nguy hiểm của mắt thì không có nhàm chán đối với mắt; chính vì có sự nguy hiểm của mắt nên chúng sanh nhàm chán đối với mắt.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có xuất ly của mắt thì không có vượt thoát đối với mắt; chính vì có sự xuất ly của mắt nên chúng sanh vượt thoát đối với mắt.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của tai…

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của mũi…

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của lưỡi…

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của thân…

Này chư Tỳ khưu, nếu không có vị ngọt của ý thì không có tham luyến đối với ý; chính vì có vị ngọt của ý nên chúng sanh tham luyến đối với ý.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có nguy hiểm của ý thì không có nhàm chán đối với ý; chính vì có sự nguy hiểm của ý nên chúng sanh nhàm chán đối với ý.

Này chư Tỳ khưu, nếu không có xuất ly của ý thì không có vượt thoát đối với ý; chính vì có sự xuất ly của ý nên chúng sanh vượt thoát đối với ý.

Này chư Tỳ khưu, cho tới khi nào chúng sanh chưa trực tiếp biết rõ vị ngọt là vị ngọt; nguy hiểm là nguy hiểm; vượt thoát là vượt thoát đối với sáu nội xứ thì chưa thể giải thoát khỏi thế giới gồm chư thiên, ma vương, phạm thiên cùng với chư vị sa môn, phạm chí đương thời; chưa thể buông bỏ, chưa thể giải thoát, chưa thể sống với tâm tự tại.

 

Khi chúng sanh trực tiếp biết rõ tất cả điều ấy như bản chất thật, thì mới có thể giải thoát khỏi thế giới gồm chư thiên, ma vương, phạm thiên cùng với chư vị sa môn, phạm chí đương thời; có thể buông bỏ, có thể giải thoát, có thể sống với tâm tự tại.

Kinh “Nếu Không Có” II

18. “no cedaṃ, bhikkhave, rūpānaṃ assādo abhavissa, nayidaṃ sattā rūpesu sārajjeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpānaṃ assādo, tasmā sattā rūpesu sārajjanti. no cedaṃ, bhikkhave, rūpānaṃ ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā rūpesu nibbindeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpānaṃ ādīnavo, tasmā sattā rūpesu nibbindanti. no cedaṃ, bhikkhave, rūpānaṃ nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā rūpehi nissareyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi rūpānaṃ nissaraṇaṃ, tasmā sattā rūpehi nissaranti. no cedaṃ, bhikkhave, saddānaṃ... gandhānaṃ... rasānaṃ... phoṭṭhabbānaṃ... dhammānaṃ assādo abhavissa, nayidaṃ sattā dhammesu sārajjeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi dhammānaṃ assādo, tasmā sattā dhammesu sārajjanti. no cedaṃ, bhikkhave, dhammānaṃ ādīnavo abhavissa, nayidaṃ sattā dhammesu nibbindeyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi dhammānaṃ ādīnavo, tasmā sattā dhammesu nibbindanti. no cedaṃ, bhikkhave, dhammānaṃ nissaraṇaṃ abhavissa, nayidaṃ sattā dhammehi nissareyyuṃ. yasmā ca kho, bhikkhave, atthi dhammānaṃ nissaraṇaṃ, tasmā sattā dhammehi nissaranti.

“yāvakīvañca, bhikkhave, sattā imesaṃ channaṃ bāhirānaṃ āyatanānaṃ assādañca assādato, ādīnavañca ādīnavato, nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ nābbhaññaṃsu, neva tāva, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaññuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā vihariṃsu. yato ca kho, bhikkhave, sattā imesaṃ channaṃ bāhirānaṃ āyatanānaṃ assādañca assādato, ādīnavañca ādīnavato, nissaraṇañca nissaraṇato yathābhūtaṃ abbhaññaṃsu, atha, bhikkhave, sattā sadevakā lokā samārakā sabrahmakā sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya nissaṭā visaññuttā vippamuttā vimariyādīkatena cetasā viharantī”ti. chaṭṭhaṃ.

Nội dung bài kinh này giống như “Kinh “Nếu Không Có I” chỉ khác là thay vì sáu nội xứ thì được thay bằng sáu ngoại xứ.

Chú Thích

Như được đề cập trong những bài kinh trước, sự thấy biết được thế giới nội tại, thế giới ngoại tại với cả ba phương diện vị ngọt, nguy hại, phương cách vượt thoát là có được cái nhìn chân xác toàn diện. Sự thấy biết xoá tan tất cả những ảo kiến, ái chấp về thực tại của cuộc sống. Như hai bài kinh này nói lên sự nhận thức mang tính thuyết phục của hành giả tu tập tuệ quán.

Chính sự tham luyến chứng tỏ có vị ngọt. Không có sự hấp dẫn thì làm gì có vương vấn.

Chính sự buồn chán chứng tỏ có sự nguy hiểm. Nếu cuộc đời luôn đẹp thì làm gì có những giọt nước mắt hay những than thở não lòng.

Chính sự thanh thản do không còn bám chấp với hệ luỵ chứng tỏ khả tính vượt thoát.

Cả ba phương diện trên đều có thể nhận biết và chuyển hoá cái nhìn đối với cuộc sống. Người tu tập phải trực tiếp thấy biết những khía cạnh này qua kinh nghiệm cụ thể. Từ đó vượt khỏi ảo tưởng của thái độ lạc quan, bi quan, hay chấp thủ sai lạc. Những ai thấy biết thực tướng và không còn ảo tưởng sẽ đạt đến tâm thái an nhiên.

Sớ Giải

17-18. pañcame nissaṭāti nikkhantā. visaññuttāti nosaṃyuttā. vippamuttāti no adhimuttā vimariyādīkatena cetasāti nimmariyādīkatena cetasā. yañhi kilesajātaṃ vā vaṭṭaṃ vā appahīnaṃ hoti, tena sekhānaṃ cittaṃ samariyādīkataṃ nāma. yaṃ pahīnaṃ, tena vimariyādīkataṃ. idha pana sabbaso kilesānañceva vaṭṭassa ca pahīnattā vimariyādīkatena kilesavaṭṭamariyādaṃ atikkantena cittena vihariṃsūti attho. chaṭṭhepi eseva nayo. chasupi panetesu suttesu catusaccameva kathitanti veditabbaṃ.

17-18. Trong bài kinh thứ năm, "nissaṭā" nghĩa là "đã xuất ly". "Visaññuttā" nghĩa là "không bị ràng buộc". "Vippamuttā" nghĩa là "hoàn toàn giải thoát", "không còn bị lệ thuộc bởi sự bám víu". "Vimariyādīkatena cetasā" là tâm không bị giới hạn, Nimmariyādīkatena cetasā" là tâm hoàn toàn tự do"

Bất kỳ thứ gì phát sinh từ phiền não (kilesa) hoặc luân hồi (vaṭṭa) chưa được từ bỏ, thì tâm của những bậc học (sekhā) được xem là "bị ràng buộc", "bị giới hạn".

Bất kỳ thứ gì đã được từ bỏ, nhờ đó tâm trở thành "không bị giới hạn", "giải thoát hoàn toàn".

Ở đây, do đã hoàn toàn từ bỏ cả phiền não (kilesa) và luân hồi (vaṭṭa), các bậc giải thoát sống với tâm "không bị giới hạn", vượt qua mọi ranh giới của phiền não và luân hồi.

Trong bài kinh thứ sáu cũng áp dụng phương pháp giải thích tương tự.

Trong cả sáu bài kinh này, cần hiểu rằng chỉ có Tứ Diệu Đế được giảng giải.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

17.V. Nếu Không Có (1) (S.iv,10)

1) ...

2) -- Nếu mắt không có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, chúng sanh có thể không tham luyến mắt. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, mắt có vị ngọt nên chúng sanh tham luyến mắt.

3) Nếu mắt không có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không nhàm chán đối với mắt. Và vì rằng mắt có nguy hiểm nên chúng sanh nhàm chán đối với mắt.

4) Nếu mắt không có xuất ly, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh không có thể xuất ly khỏi mắt. Và vì rằng mắt có xuất ly nên chúng sanh có xuất ly khỏi mắt.

5-7) Nếu tai không có vị ngọt...

8-10) Nếu mũi không có vị ngọt...

11-13) Nếu lưỡi không có vị ngọt...

14-16) Nếu thân không có vị ngọt...

17) Nếu ý không có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không tham luyến đối với ý. Và vì rằng ý có vị ngọt, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh có tham luyến đối với ý.

18) Nếu ý không có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh có thể không nhàm chán đối với ý. Và vì rằng ý có nguy hiểm, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh có nhàm chán đối với ý.

19) Nếu ý không có xuất ly, này các Tỷ-kheo, thời chúng sanh không xuất ly ra khỏi ý. Và vì rằng ý có sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, nên chúng sanh xuất ly ra khỏi ý.

20) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, chúng sanh đối với sáu nội xứ này không như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh ấy cùng với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, đã không sống với tâm được ly chấp trước, ly hệ phược, được giải thoát, không bị giới hạn.

21) Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, chúng sanh đối với sáu nội xứ này đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly; cho nên, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh cùng với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, đã sống với tâm được ly chấp trước, ly hệ phược, được giải thoát, không bị giới hạn.

18.VI. Nếu Không Có (2) (S.iv,12)

(Như Kinh trước, chỉ thế vào sáu ngoại xứ: sắc, tiếng, hương, vị, xúc, pháp, thay cho sáu nội xứ của Kinh trước)

Ý kiến bạn đọc