Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | BIẾT CHƯA HẲN LÀ LIỄU TRI - Kinh Sa Môn, Bà La Môn II (Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | BIẾT CHƯA HẲN LÀ LIỄU TRI - Kinh Sa Môn, Bà La Môn II (Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Thứ ba, 31/01/2023, 19:07 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 31.1.2023


BIẾT CHƯA HẲN LÀ LIỄU TRI

Kinh Sa Môn, Bà La Môn II (Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 15)

Cuộc sống nói theo cách nào đó như một cuộc rong chơi. Có những nơi chốn từng ghé qua để ngoạn cảnh hay tạm trú. Người ta có thể nói biết về kinh đô ánh sáng Paris hay hòn ngọc viễn đông Sài gòn. Nhưng biết là biết thế nào? Chì từng có mặt và chụp ảnh tại đó không đủ để gọi là thật biết. Đối với các pháp cũng vậy. Có những cái biết hời hợt, có những cái biết thấu đáo. Theo lời Phật dạy thì gọi là thật biết hay liễu tri là phải hiểu rõ bản chất và hệ quả tác động; hiểu về cái gì chính thật là nguyên nhân; cái gì gọi là “chữa tận gốc”; và thế nào là là phương thức dẫn tới giải pháp toàn diện. Sự hiểu biết cạn cợt không đủ cho sự chuyển hoá khổ đau.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ime dhamme nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti, katame dhamme nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti’’?

Tại Sāvatthi...

Này chư Tỷ khưu, những sa môn hay bà la môn nào không biết rõ những pháp nầy, không biết rõ sự tập khởi những pháp nầy, không biết rõ sự đoạn diệt những pháp nầy, không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt những pháp nầy.

Này chư Tỷ khưu, pháp không biết rõ là gì? Không biết rõ nhân tập khởi là gì? Không biết rõ sự đoạn diệt là gì? Không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt là gì?

‘‘Jarāmaraṇaṃ nappajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre nappajānanti, saṅkhārasamudayaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti. Ime dhamme nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti. Na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti.

-- Này chư Tỷ khưu, họ không biết rõ già chết, không biết rõ sự tập khởi già chết , không biết rõ sự đoạn diệt già chết , không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt già chết;

Họ không biết rõ sanh...;

Họ không biết rõ hữu...;

Họ không biết rõ thủ...;

Họ không biết rõ ái...;

Họ không biết rõ thọ... ;

Họ không biết rõ xúc...

Họ không biết rõ lục nhập...;

Họ không biết rõ danh sắc...;

Họ không biết rõ thức...;

Họ không biết rõ hành, không biết rõ sự tập khởi hành, không biết rõ sự đoạn diệt hành, không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt hành.

Này chư Tỳ khưu, Ta không xem những vị ấy là sa môn giữa các sa môn, hay là bà la môn giữa các bà la môn. Và những bậc tu sĩ ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không thể chính mình liễu ngộ và an trú mục đích sa môn hạnh hay mục đích bà la môn hạnh.

‘‘Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ime dhamme pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti, katame dhamme pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti?

Nhưng này chư Tỷ khưu, những sa môn hay bà la môn nào biết rõ những pháp nầy, biết rõ sự tập khởi những pháp nầy, biết rõ sự đoạn diệt những pháp nầy, biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt những pháp nầy. Pháp không biết rõ là gì? Không biết rõ nhân tập khởi là gì? Không biết rõ sự đoạn diệt là gì? Không biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt là gì?

‘‘Jarāmaraṇaṃ pajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre pajānanti, saṅkhārasamudayaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti. Ime dhamme pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti.

Này chư Tỷ khưu, họ biết rõ già chết, biết rõ sự tập khởi già chết, biết rõ sự đoạn diệt già chết, biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt già chết;

Họ biết rõ sanh...;

Họ biết rõ hữu...;

Họ biết rõ thủ...;

Họ biết rõ ái...;

Họ biết rõ thọ...;

Họ biết rõ xúc...

Họ biết rõ lục nhập...;

Họ biết rõ danh sắc...;

Họ biết rõ thức...;

Họ biết rõ hành, biết rõ sự tập khởi hành, biết rõ sự đoạn diệt hành, biết rõ con đường đưa đến sự đoạn diệt hành.

Te kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā, brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā. Te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Catutthaṃ.

Ta xem những vị ấy là sa môn giữa các sa môn, hay là bà la môn giữa các bà la môn. Và những bậc tu sĩ ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng có thể chính mình liễu ngộ và an trú mục đích sa môn hạnh hay mục đích bà la môn hạnh.

Bài kinh nầy có nội dung gần giống như bài khi trước chỉ có điều khác biệt là trong phần mở đầu Đức Phật nhấn mạnh về sự hiểu biết thế nào gọi là biết tường tận hay liễu tri.

Liễu tri pháp là khả năng nhận biết thực tướng, nhân tập khởi, sự đoạn diệt, và con đường đưa đến sự đoạn diệt. Thí dụ như gọi là biết một người chỉ là có từng gặp chưa đủ gọi là biết mà phải biết rõ mặt mũi, danh tánh, xuất thân, nghề nghiệp… thì mới thật sự gọi là biết.

Mặc dù nhiều pháp học và pháp hành được nhận thức theo hệ luận tứ đế nhưng không tương đồng hoàn toàn với tứ đế. Tứ diệu đế là sự quán triệt về khổ đau và niết bàn trong lúc hệ luận tứ đế ở trong những pháp khác chỉ đề cập nguyên nhân và sự chấm dứt nguyên nhân tập khởi của riêng những pháp ấy.

Bài kinh nầy, cũng giống như bài kinh trước, sự hiểu biết về duyên khởi phải được hiểu là hiểu về bản chất sự hiện tượng (thí dụ thế nào là thủ? tại sao có thủ thì có hữu?); nhân tập khởi (thí dụ ái chính là nhân tập khởi của thủ); sự tịch tịnh hay đoạn diệt (thí dụ để đoạn diệt ái thì thủ sẽ đoạn diệt); con đường đưa dến đoạn diệt (thí dụ để diệt ái thì cần chấm dứt thọ). Như vậy khi nói đến một mắt xích thì liên hệ tới nhiều mắt xích trước sau nhưng một hệ thống.

Điểm quan trọng trong giáo lý duyên khởi là những pháp sanh lên luôn có xung lực để tác động sự sanh khởi của pháp khác như câu “do cái nầy có nên cái kia có” tạo nên sự hệ luỵ liên hoàn. Không thấy được điểm nầy thì không hiểu lý duyên khởi.

Chữ nirodha – thường dịch là đoạn diệt – có thể tạo ra sự ngộ nhận là sự huỷ diệt tạo cảm giác tiêu cực hơn là tích cực. Chữ nirodha có thể dịch là tịch tịnh hay chấm dứt khổ. Chữ nirodha cũng có thể hiểu là không tánh vượt khỏi hiện tượng giới. Chữ nirodha trong tứ diệu đế đồng nghĩa với niết bàn. Trong ý nghĩa thông thường có thể hiểu nirodha như là “hết bệnh hay vô bệnh” đối với các hệ luỵ. Đây là từ vựng đặc biệt phải hiểu với chiều sâu hơn là thuần nghĩa.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

4. Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttaṃ

14. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ime dhamme nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti, katame dhamme nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti’’?

‘‘Jarāmaraṇaṃ nappajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ nappajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre nappajānanti, saṅkhārasamudayaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhaṃ nappajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti. Ime dhamme nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ nappajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānanti. Na me te, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu vā samaṇasammatā brāhmaṇesu vā brāhmaṇasammatā, na ca pana te āyasmanto sāmaññatthaṃ vā brahmaññatthaṃ vā diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharanti.

‘‘Ye ca kho keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ime dhamme pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti, katame dhamme pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, katamesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti?

‘‘Jarāmaraṇaṃ pajānanti, jarāmaraṇasamudayaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhaṃ pajānanti, jarāmaraṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti; jātiṃ...pe... bhavaṃ... upādānaṃ... taṇhaṃ... vedanaṃ... phassaṃ... saḷāyatanaṃ... nāmarūpaṃ... viññāṇaṃ... saṅkhāre pajānanti, saṅkhārasamudayaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhaṃ pajānanti, saṅkhāranirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti. Ime dhamme pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ samudayaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhaṃ pajānanti, imesaṃ dhammānaṃ nirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānanti. Te kho me, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā samaṇesu ceva samaṇasammatā, brāhmaṇesu ca brāhmaṇasammatā. Te ca panāyasmanto sāmaññatthañca brahmaññatthañca diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī’’ti. Catutthaṃ.

4. Dutiyasamaṇabrāhmaṇasuttavaṇṇanā

14. Catutthe ime dhamme katame dhammeti ettakaṃ papañcaṃ katvā kathitaṃ, desanaṃ paṭivijjhituṃ samatthānaṃ puggalānaṃ ajjhāsayena ime dhamme nappajānantītiādi vuttaṃ. Sesaṃ purimasadisameva. Catutthaṃ.

Ý kiến bạn đọc