Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ BIẾT CÁI TỐT CỦA NHAU ĐÃ KHÓ, HIỂU PHẬT CÀNG KHÓ HƠN _ Kinh Nānātitthiyasāvaka (Nānātitthiyasāvakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ BIẾT CÁI TỐT CỦA NHAU ĐÃ KHÓ, HIỂU PHẬT CÀNG KHÓ HƠN _ Kinh Nānātitthiyasāvaka (Nānātitthiyasāvakasuttaṃ)

Thứ tư, 24/11/2021, 19:03 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 24.11.2021


BIẾT CÁI TỐT CỦA NHAU ĐÃ KHÓ, HIỂU PHẬT CÀNG KHÓ HƠN

Kinh Nānātitthiyasāvaka (Nānātitthiyasāvakasuttaṃ)

(CHƯƠNG II. TƯƠNG ƯNG THIÊN TỬ, PHẨM CÁC NGOẠI ĐẠO) (S.i, 65)

Đây là bài kinh không dễ để hiểu. Có những con người ở nhân gian biết làm thiện nhưng đặt lòng tin ở ngoại đạo tà giáo. Sau khi chết, nhờ thiện nghiệp đã làm nhưng sanh thiên. Dù vậy sự sùng bái đối với các vị thầy ở nhân gian vẫn không thay đổi. Một số các vị thiên nầy vẫn biết đến diện kiến và đảnh lễ Phật nhưng nói lên lời tán thán đối với các giáo chủ ngoại đạo. Đức Phật chỉ lắng nghe mà không trả lời. Rồi Ác Ma nhập vào một vị thiên nói lên điều sai quấy trước Đấng Thiên Nhân Sư. Bấy giờ thì Đức Phật lên tiếng nghiêm huấn ác ma. Cuối cùng có một vị thiên hiểu được giá trị thật sự của Phật Bảo đã nói lên lời xưng tán.

Bài kinh cũng cho biết một số giáo thuyết ngoại đạo thịnh hành thời Đức Phật. (Xem phụ chú trong phần thích nghĩa).

Điểm thú vị là vì chuyện đã xảy ra nên Tôn giả Ānanda kết tập vào Kinh Điển. Nếu là sự lựa chọn bình thường thì những bài kinh mang nội dung đã không được ghi lại. Điều nầy nói lên giá trị của sự trung thực của kinh điển Nguyên Thuỷ.


BIẾT CÁI TỐT CỦA NHAU ĐÃ KHÓ, HIỂU PHẬT CÀNG KHÓ HƠN Kinh _ Nānātitthiyasāvaka (Nānātitthiyasāvakasuttaṃ)
Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Evaṃ me sutaṃ –

1) Như vầy tôi nghe.

ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Một thời Thế Tôn ở thành Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

Atha kho sambahulā nānātitthiyasāvakā devaputtā asamo ca sahali [sahalī (sī. syā. kaṃ. pī.)] ca nīko [niṅko (sī. pī.), niko (syā. kaṃ.)] ca ākoṭako ca vegabbhari ca [veṭambarī ca (sī. syā. kaṃ. pī.)] māṇavagāmiyo ca abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ veḷuvanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu.

2) Rồi rất đông Thiên tử, là đệ tử của nhiều ngoại đạo sư Asama, Sahalī, Ninka, Akotaka, Vetambarī và Mānava Gāmiya, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

Hiệu đính:

2) Rồi rất đông Thiên tử trong đó có Asama, Sahalī, Ninka, Akotaka, Vetambarī và Mānava Gāmiya nguyên là đệ tử của nhiều ngoại đạo sư , khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

Ekamantaṃ ṭhito kho asamo devaputto pūraṇaṃ kassapaṃ ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

3) Ðứng một bên, Thiên tử Asama nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Pūrana Kassapa:

‘‘Idha chinditamārite,

hatajānīsu kassapo;

Na pāpaṃ samanupassati,

puññaṃ vā pana attano;

Sa ve vissāsamācikkhi,

satthā arahati mānana’’nti.

Ở đây nếu có người,

Chém giết hay hại người,

Kassapa không thấy,

Qua các hành động ấy,

Là ác nghiệp cho mình,

Hay công đức cho mình.

Ngài tuyên bố như vậy,

Làm căn bản đức tin,

Ngài thật bậc Ðạo sư,

Ðáng được tôn kính, lễ.

Ở đây sự giết chóc,

Đả thương, hay làm hại,

Đối với Kassapa,

Không xem là có tội,

Hoặc phước cho bản thân,

Dạy điều đáng tin tưởng,

Vị ấy là đạo sư,

Đáng tôn kính đảnh lễ.

Atha kho sahali devaputto makkhaliṃ gosālaṃ ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

4) Rồi Thiên tử Sahali nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Makkhali Gosāla:

‘‘Tapojigucchāya susaṃvutatto,

Vācaṃ pahāya kalahaṃ janena;

Samosavajjā virato saccavādī,

Na hi nūna tādisaṃ karoti pāpa’’nti.

Khổ hạnh và yếm ly,

Khéo điều phục, tự chế,

Từ bỏ các lời nói,

Gây đấu tranh với người,

Thăng bằng, tránh phạm tội,

Nói những lời thực ngữ,

Ngài không bao giờ làm,

Các tội phạm như vậy.

Khổ hạnh và kỷ tính,

Sống hoàn toàn tự chế,

Không gây gổ với ai,

Nói thật, không nói dối,

Vị ấy không bao giờ,

Làm những điều sai quấy.

Atha kho nīko devaputto nigaṇṭhaṃ nāṭaputtaṃ [nāthaputtaṃ (sī.)] ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

5) Rồi Thiên tử Ninka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Nigantha Nātaputta:

‘‘Jegucchī nipako bhikkhu,

cātuyāmasusaṃvuto;

Diṭṭhaṃ sutañca ācikkhaṃ,

na hi nūna kibbisī siyā’’ti.

Vị Tỷ-kheo yếm ly,

Sáng suốt theo tế hạnh,

Khéo theo bốn tự chế,

Chỉ nói điều nghe thấy,

Không phạm điều lỗi lầm.

Tu sĩ sống nghiêm cẩn,

Tự chế với bốn pháp,

Chỉ nói điều thấy, nghe,

Là bậc vô khuyết phạm.

Atha kho ākoṭako devaputto nānātitthiye ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

6) Rồi Thiên tử Akotaka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về các ngoại đạo sư:

‘‘Pakudhako kātiyāno nigaṇṭho,

Ye cāpime makkhalipūraṇāse;

Gaṇassa satthāro sāmaññappattā,

Na hi nūna te sappurisehi dūre’’ti.

Các ngoại đạo sư này,

Như Pakudhaka,

Và Kātiyāna,

Cùng với Nigantha,

Kể cả Makkhali,

Và cả Purana,

Mỗi vị là Ðạo sư,

Chúng đệ tử của mình,

Ðã đạt Sa-môn quả,

Không xa bậc Chân nhân.

Những bậc đạo sư nầy,

Gồm Pakudhaka,

Với Kātiyāna,

Kể luôn Nigantha,

Cùng với Makkhali,

Và cả Purana,

Có đồ chúng riêng mình,

Thành tựu sa môn hạnh,

Có khác gì Chân Nhân.

Atha kho vegabbhari devaputto ākoṭakaṃ devaputtaṃ gāthāya paccabhāsi –

7) Rồi Thiên tử Vetambarī nói lên bài kệ này với Thiên tử Akotaka:

‘‘Sahācaritena chavo sigālo,

Na kotthuko sīhasamo kadāci;

Naggo musāvādī gaṇassa satthā,

Saṅkassarācāro na sataṃ sarikkho’’ti.

Con giả can ghê tởm,

Có tru sủa thế nào,

Làm sao sánh bằng được,

Tiếng rống con sư tử.

Lõa thể, nói vọng ngôn,

Lãnh đạo môn đồ chúng,

Làm các hạnh tà vạy,

Làm sao sanh thiện nhân?

Loài giả can gớm ghiếc,

Có tru sủa thế nào,

Không sánh sư tử hống,

Loã thể, nói vọng ngữ,

Hành vi đáng nghi ngờ,

Sao lại giống Chân Nhân?

Atha kho māro pāpimā begabbhariṃ devaputtaṃ anvāvisitvā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

8) Rồi Ác ma nhập vào Thiên tử Vetambarī nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

‘‘Tapojigucchāya āyuttā,

pālayaṃ pavivekiyaṃ;

Rūpe ca ye niviṭṭhāse,

devalokābhinandino;

Te ve sammānusāsanti,

paralokāya mātiyā’’ti.

Tu khổ hạnh yếm ly,

Sống viễn ly hành xác,

Ðắm say trong sắc pháp,

Hoan lạc, mê Thiên giới.

Dầu họ bị tử vong,

Chắc chắn họ giảng dạy,

Hướng dẫn thật chơn chánh,

Ðưa đến đời về sau.

Người khổ hạnh thúc liễm,

Giữ gìn hạnh độc cư,

Bám chặt với sắc tướng,

Hoan hỷ với thiên giới,

Họ giảng đúng chánh pháp,

Về cảnh giới tái sanh.

Atha kho bhagavā, ‘māro ayaṃ pāpimā’ iti viditvā, māraṃ pāpimantaṃ gāthāya paccabhāsi –

9) Rồi Thế Tôn biết được chính là Ác ma, liền nói lên bài kệ cho Ác ma:

‘‘Ye keci rūpā idha vā huraṃ vā,

Ye cantalikkhasmiṃ pabhāsavaṇṇā;

Sabbeva te te namucippasatthā,

Āmisaṃva macchānaṃ vadhāya khittā’’ti.

Phàm những sắc pháp gì,

Ðời này hay đời sau,

Với màu sắc thù diệu,

Chói sáng giữa hư không,

Tất cả những sắc ấy,

Ðược Ma vương tán thán,

Chúng chỉ là bẫy mồi,

Quăng ra để diệt cá.

Những sắc tướng trên đời,

Kiếp nầy hay kiếp sau,

Chói sáng giữa thái không,

Namuci ca ngợi,

Thật ra như miếng mồi,

Quăng ra để bắt cá.

Atha kho māṇavagāmiyo devaputto bhagavantaṃ ārabbha bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi –

10) Rồi Thiên tử Mānava Gāmiya nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Thế Tôn:

‘‘Vipulo rājagahīyānaṃ,

giriseṭṭho pavuccati;

Seto himavataṃ seṭṭho,

ādicco aghagāminaṃ.

‘‘Samuddo udadhinaṃ seṭṭho,

nakkhattānañca candimā

Sadevakassa lokassa,

buddho aggo pavuccatī’’ti.

Trong tất cả ngọn núi,

Ở tại Vương Xá thành,

Ngọn núi Vipula,

Ðược gọi là tối thắng.

Trong dãy núi Tuyết Sơn,

Ngọn Bạch Sơn tối thắng.

Giữa các loại không hành,

Mặt trời là tối thắng.

Giữa các loại thủy lộ,

Ðại dương là tối thắng.

Trong các loài tinh tú,

Mặt trăng là tối thắng.

Giữa Thiên giới, địa giới,

Phật được gọi tối thượng.

Núi đồi quanh Vương xá,

Vipula là nhất,

Trong rặng núi Tuyết Sơn,

Ngọn Seta tối thắng,

Vận hành giữa thái không,

Mặt nhật là sáng nhất,

So tất cả khối nước,

Đại dương là đệ nhất,

Ánh sáng lúc đêm về ,

Mặt trăng là tỏ nhất,

Giữa thế giới nhân thiên,

Phật Đà là tối thượng.


 

Ye keci rūpā idha vā huraṃ vā

Phàm những sắc tướng ở đây hay ở nơi nào khác

Ye cantalikkhasmiṃ pabhāsavaṇṇā

Ngay cả những sắc rực rỡ giữa hư không

Sabbeva te te namucippasatthā

Tất cả những gì người ca ngợi, Namuci

Āmisaṃva macchānaṃ vadhāya khittā’’ti

Những miếng mồi quăng ra để bắt cá

Namuci – thần chết, kẻ huỷ diệt – là từ Đức Phật dùng gọi ác ma.

Theo Sớ giải những thiên tử trong bài kinh nầy sanh ra do thiện nghiệp đã làm chứ không phải do hành trì theo những giáo chủ mà họ ca ngợi. Tương tự nhưng có những người hâm mộ ai đó nhưng không phải là sống theo người mình hâm mộ.

Về ba vị giáo chủ ngoại đạo được nêu lên trong bài kinh nầy có thể được biết thêm qua sự mô tả của vua Ajāsattu trong Kinh Sa Môn Quả, Trường Bộ:

Pūranạ Kassapa với giáo thuyết vô hành (akiriyavāda)

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Pūrana Kassapa đã nói với con: "Này Ðại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào, cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng chịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy mà có phước báo".

Makkhali Gosāla với giáo thuyết vô nhân kiến (ahetukavāda)

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Makkhali Gosāla đã nói với con: "Này Ðại vương, không có nhơn, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có tự tác, không có tha tác, không có nhân tác, không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người. Tất cả loài hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng. Chúng hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của chúng. Có tất cả là một triệu bốn trăm ngàn chủng loại thác sanh, lại có thể sáu ngàn và có thêm sáu trăm nữa. Có năm trăm loại nghiệp và có năm nghiệp (theo năm căn), lại có ba nghiệp (về thân, khẩu, ý) lại có toàn nghiệp (thân và khẩu) và bán nghiệp (ý), có sáu mươi hai đạo, sáu mươi hai trung kiếp, sáu giai cấp, tám nhân địa, bốn ngàn chín trăm sanh nghiệp, bốn ngàn chín trăm kẻ du hành, bốn ngàn chín trăm chỗ ở của loài Naga, hai nghìn căn, ba nghìn cảnh địa ngục, ba mươi sáu trần giới, bảy tưởng thai, bảy vô tưởng thai, bảy tiết thai (sanh từ đốt), bảy loài thiên, bảy loài người, bảy loài quỷ, bảy hồ nước, bảy pavutas (rừng hay hồ nhỏ) bảy trăm pavutas bảy vực thẳm, bảy trăm papatas (vực thẳm), bảy mộng, bảy trăm mộng, có tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau. Không có lời nguyện: với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục, không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn. Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau".

Niganṭḥa Nātaputta với giáo thuyết về bốn giới cấm (cātuyāmasaṃvara)

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Nigantha Nātaputta nói với con: "Này Ðại vương, một người Nigantha (Ni kiền tử) sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới. Này Ðại vương, thế nào là một người Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới? Này Ðại vương, một Nigantha sống gìn giữ đối với tất cả loại nước, gìn giữ đối với mọi ác pháp, sống tẩy sạch tất cả ác pháp và sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp. Này Ðại vương, như vậy một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới. Này Ðại vương, vì một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới, nên vị ấy được gọi là Gotatto (một vị đã đi đến đích), Yatatto (một vị đã điều phục tự tâm) và Thitatto (một vị đã an trú được tự tâm)".

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

10. Nānātitthiyasāvakasuttaṃ [Mūla]

111. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho sambahulā nānātitthiyasāvakā devaputtā asamo ca sahali [sahalī (sī. syā. kaṃ. pī.)] ca nīko [niṅko (sī. pī.), niko (syā. kaṃ.)] ca ākoṭako ca vegabbhari ca [veṭambarī ca (sī. syā. kaṃ. pī.)] māṇavagāmiyo ca abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ veḷuvanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhito kho asamo devaputto pūraṇaṃ kassapaṃ ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Idha chinditamārite, hatajānīsu kassapo;

Na pāpaṃ samanupassati, puññaṃ vā pana attano;

Sa ve vissāsamācikkhi, satthā arahati mānana’’nti.

Atha kho sahali devaputto makkhaliṃ gosālaṃ ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Tapojigucchāya susaṃvutatto,

Vācaṃ pahāya kalahaṃ janena;

Samosavajjā virato saccavādī,

Na hi nūna tādisaṃ karoti [na ha nuna tādī pakaroti (sī. syā. kaṃ.)] pāpa’’nti.

Atha kho nīko devaputto nigaṇṭhaṃ nāṭaputtaṃ [nāthaputtaṃ (sī.)] ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Jegucchī nipako bhikkhu, cātuyāmasusaṃvuto;

Diṭṭhaṃ sutañca ācikkhaṃ, na hi nūna kibbisī siyā’’ti.

Atha kho ākoṭako devaputto nānātitthiye ārabbha bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Pakudhako kātiyāno nigaṇṭho, Ye cāpime makkhalipūraṇāse;

Gaṇassa satthāro sāmaññappattā, Na hi nūna te sappurisehi dūre’’ti.

Atha kho vegabbhari devaputto ākoṭakaṃ devaputtaṃ gāthāya paccabhāsi –

‘‘Sahācaritena [sahāravenāpi (ka. sī.), sagāravenāpi (pī.)] chavo sigālo [siṅgālo (ka.)],

Na kotthuko sīhasamo kadāci;

Naggo musāvādī gaṇassa satthā,

Saṅkassarācāro na sataṃ sarikkho’’ti.

Atha kho māro pāpimā begabbhariṃ devaputtaṃ anvāvisitvā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Tapojigucchāya āyuttā, pālayaṃ pavivekiyaṃ;

Rūpe ca ye niviṭṭhāse, devalokābhinandino;

Te ve sammānusāsanti, paralokāya mātiyā’’ti.

Atha kho bhagavā, ‘māro ayaṃ pāpimā’ iti viditvā, māraṃ pāpimantaṃ gāthāya paccabhāsi –

‘‘Ye keci rūpā idha vā huraṃ vā,

Ye cantalikkhasmiṃ pabhāsavaṇṇā;

Sabbeva te te namucippasatthā,

Āmisaṃva macchānaṃ vadhāya khittā’’ti.

Atha kho māṇavagāmiyo devaputto bhagavantaṃ ārabbha bhagavato santike imā gāthāyo abhāsi –

‘‘Vipulo rājagahīyānaṃ, giriseṭṭho pavuccati;

Seto himavataṃ seṭṭho, ādicco aghagāminaṃ.

‘‘Samuddo udadhinaṃ seṭṭho, nakkhattānañca candimā [nakkhattānaṃva candimā (ka.)]; Sadevakassa lokassa, buddho aggo pavuccatī’’ti.

10. Nānātitthiyasāvakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

111. Dasame nānātitthiyasāvakāti te kira kammavādino ahesuṃ, tasmā dānādīni puññāni katvā sagge nibbattā, te ‘‘attano attano satthari pasādena nibbattamhā’’ti saññino hutvā ‘‘gacchāma dasabalassa santike ṭhatvā amhākaṃ satthārānaṃ vaṇṇaṃ kathessāmā’’ti āgantvā paccekagāthāhi kathayiṃsu. Tattha chinditamāriteti chindite ca mārite ca. Hatajānīsūti pothane ca dhanajānīsu ca. Puññaṃ vā panāti attano puññampi na samanupassati, saṅkhepato puññāpuññānaṃ vipāko natthīti vadati. Sa ve vissāsamācikkhīti so – ‘‘evaṃ katapāpānampi katapuññānampi vipāko natthī’’ti vadanto sattānaṃ vissāsaṃ avassayaṃ patiṭṭhaṃ ācikkhati, tasmā mānanaṃ vandanaṃ pūjanaṃ arahatīti vadati.

Tapojigucchāyāti kāyakilamathatapena pāpajigucchanena. Susaṃvutattoti samannāgato pihito vā. Jegucchīti tapena pāpajigucchako. Nipakoti paṇḍito. Cātuyāmasusaṃvutoti cātuyāmena susaṃvuto. Cātuyāmo nāma sabbavārivārito ca hoti sabbavāriyutto ca sabbavāridhuto ca sabbavāriphuṭo cāti ime cattāro koṭṭhāsā. Tattha sabbavārivāritoti vāritasabbaudako, paṭikkhittasabbasītodakoti attho. So kira sītodake sattasaññī hoti, tasmā taṃ na valañjeti. Sabbavāriyuttoti sabbena pāpavāraṇena yuto. Sabbavāridhutoti sabbena pāpavāraṇena dhutapāpo. Sabbavāriphuṭoti sabbena pāpavāraṇena phuṭṭho. Diṭṭhaṃ sutañca ācikkhanti diṭṭhaṃ ‘‘diṭṭhaṃ me’’ti sutaṃ ‘‘sutaṃ me’’ti ācikkhanto, na niguhanto. Na hi nūna kibbisīti evarūpo satthā kibbisakārako nāma na hoti.

Nānātitthiyeti so kira nānātitthiyānaṃyeva upaṭṭhāko, tasmā te ārabbha vadati. Pakudhako kātiyānoti pakudho kaccāyano. Nigaṇṭhoti nāṭaputto. Makkhalipūraṇāseti makkhali ca pūraṇo ca. Sāmaññappattāti samaṇadhamme koṭippattā. Na hi nūna teti sappurisehi na dūre, teyeva loke sappurisāti vadati. Paccabhāsīti ‘‘ayaṃ ākoṭako imesaṃ nagganissirikānaṃ dasabalassa santike ṭhatvā vaṇṇaṃ kathetīti tesaṃ avaṇṇaṃ kathessāmī’’ti patiabhāsīti.

Tattha sahācaritenāti saha caritamattena. Chavo sigāloti lāmako kālasigālo. Kotthukoti tasseva vevacanaṃ. Saṅkassarācāroti āsaṅkitasamācāro. Na sataṃ sarikkhoti paṇḍitānaṃ sappurisānaṃ sadiso na hoti, kiṃ tvaṃ kālasigālasadise titthiye sīhe karosīti?

Anvāvisitvāti ‘‘ayaṃ evarūpānaṃ satthārānaṃ avaṇṇaṃ katheti, teneva naṃ mukhena vaṇṇaṃ kathāpessāmī’’ti cintetvā tassa sarīre anuāvisi adhimucci, evaṃ anvāvisitvā. Āyuttāti tapojigucchane yuttapayuttā. Pālayaṃ pavivekiyanti pavivekaṃ pālayantā. Te kira ‘‘nhāpitapavivekaṃ pālessāmā’’ti sayaṃ kese luñcanti. ‘‘Cīvarapavivekaṃ pātessāmā’’ti naggā vicaranti. ‘‘Piṇḍapātapavivekaṃ pālessāmā’’ti sunakhā viya bhūmiyaṃ vā bhuñjanti hatthesu vā. ‘‘Senāsanapavivekaṃ pālessāmā’’ti kaṇṭakaseyyādīni kappenti. Rūpe niviṭṭhāti taṇhādiṭṭhīhi rūpe patiṭṭhitā. Devalokābhinandinoti devalokapatthanakāmā. Mātiyāti maccā, te ve maccā paralokatthāya sammā anusāsantīti vadati.

Iti viditvāti ‘‘ayaṃ paṭhamaṃ etesaṃ avaṇṇaṃ kathetvā idāni vaṇṇaṃ katheti, ko nu kho eso’’ti āvajjento jānitvāva. Ye cantalikkhasmiṃ pabhāsavaṇṇāti ye antalikkhe candobhāsasūriyobhāsasañjhārāgaindadhanutārakarūpānaṃ pabhāsavaṇṇā. Sabbeva te teti sabbeva te tayā. Namucīti māraṃ ālapati. Āmisaṃva macchānaṃ vadhāya khittāti yathā macchānaṃ vadhatthāya baḷisalaggaṃ āmisaṃ khipati, evaṃ tayā pasaṃsamānena ete rūpā sattānaṃ vadhāya khittāti vadati.

Māṇavagāmiyoti ayaṃ kira devaputto buddhupaṭṭhāko. Rājagahīyānanti rājagahapabbatānaṃ. Setoti kelāso. Aghagāminanti ākāsagāmīnaṃ. Udadhinanti udakanidhānānaṃ. Idaṃ vuttaṃ hoti – yathā rājagahīyānaṃ pabbatānaṃ vipulo seṭṭho, himavantapabbatānaṃ kelāso, ākāsagāmīnaṃ ādicco, udakanidhānānaṃ samuddo, nakkhattānaṃ cando, evaṃ sadevakassa lokassa buddho seṭṭhoti. Dasamaṃ.

Ý kiến bạn đọc