- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 12.10.2024
Những bài kinh từ S.23.3 tới S.23.46 có nội dung trùng lập với hai chương trước, chỉ khác là thay vì Đức Phật giảng cho chư tỳ khưu thì đổi là giảng cho Rādha.
BẤT CHẤP HƯ THỰC
Kinh Gió (vātasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương III. Tương Ưng Kiến - Phẩm Dự Lưu (S,iii,186)
Một đặc điểm của tà kiến là sự cố chấp. Một khi đã cố chấp thì bất kể đúng sai, phải quấy cho dù đi ngược lại với sự thật hiển nhiên. Với hành giả tu tập thì những nhận thức về vô thường, khổ não, vô ngã y cứ hoàn toàn trên thực tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sự nhận thức hoàn toàn dựa trên thấy, biết đối với thực tại không phải do lập thuyết. Biết nhìn vào sự thật để chấp nhận sự thật là cánh cổng bước vào cảnh giới bất tử.
Kinh văn
206. ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane. bhagavā etadavoca — “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati, kiṃ upādāya, kiṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’”ti?
“bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. sādhu vata, bhante, bhagavantaññeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī”ti. “tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī”ti. “evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. bhagavā etadavoca —
“rūpe kho, bhikkhave, sati, rūpaṃ upādāya, rūpaṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’ti. vedanāya sati ... pe ... saññāya sati... saṅkhāresu sati... viññāṇe sati, viññāṇaṃ upādāya, viññāṇaṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’ti. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ, dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’”ti? “no hetaṃ, bhante”.
“vedanā niccā vā aniccā vā”ti... “saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “yampidaṃ {yamidaṃ (aññattha)} diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ pattaṃ pariyesitaṃ anuvicaritaṃ manasā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘na vātā vāyanti, na najjo sandanti, na gabbhiniyo vijāyanti, na candimasūriyā udenti vā apenti vā esikaṭṭhāyiṭṭhitā’”ti? “no hetaṃ, bhante”.
“yato kho, bhikkhave, ariyasāvakassa imesu ca {imesu chasu (sī. syā. kaṃ. pī.) evamuparipi} ṭhānesu kaṅkhā pahīnā hoti, dukkhepissa kaṅkhā pahīnā hoti, dukkhasamudayepissa kaṅkhā pahīnā hoti, dukkhanirodhepissa kaṅkhā pahīnā hoti, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāyapissa kaṅkhā pahīnā hoti — ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako sotāpanno avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano”ti. paṭhamaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthi.
Tại Sāvatthī.
"Này chư Tỳ khưu, khi có điều gì, chấp thủ vào điều gì, tin tưởng tín lý gì mà người ta khởi lên chấp kiến ‘Gió không thổi; dòng sông không chảy; phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá?’”
"Bạch Đức Thế Tôn, các giáo nghĩa đều y chỉ ở Thế Tôn”
“Này chư Tỳ khưu, khi có sắc, chấp thủ vào sắc, thiên chấp vào sắc nên chấp kiến này khởi lên: ‘Gió không thổi; những dòng sông không chảy; những phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá.’”
Khi có thọ …
Khi có tưởng …
Khi có hành …
Khi có thức, chấp thủ vào thức, thiên chấp vào thức nên chấp kiến này khởi lên: "Gió không thổi; những dòng sông không chảy; những phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá”
Này chư Tỳ khưu, các thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có quan niệm "Gió không thổi; những dòng sông không chảy; những phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá”?.
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
"Tưởng ... hành... thức là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có quan niệm ‘Gió không thổi; sông không chảy; phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá?’”
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
“Những gì được thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức, đạt được, tìm kiếm và trải nghiệm bởi tâm thì những thứ đó là thường hay vô thường?”
“Bạch Thế Tôn, điều đó là vô thường.”
“Cái gì là vô thường thì đó là khổ hay lạc?”
“Bạch Thế Tôn, đó là khổ.”
“Nhưng nếu không có bám chấp vào những gì vô thường, khổ đau và chịu sự biến đổi, liệu có thể khởi lên quan kiến như vậy không?”
“Bạch Thế Tôn, không thể.”
“Khi một vị Thánh đệ tử đã từ bỏ mọi nghi hoặc về sáu trường hợp này và từ bỏ nghi hoặc về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ, vị ấy được gọi là một bậc nhập lưu, không còn rơi vào cảnh khổ, an định trong vận mệnh và giác ngộ là đích điểm.”
Chú thích
Tên kinh – Kinh Gió - lấy từ phần đầu của cố chấp đi ngược lại sự thật hiển nhiên là “gió không thổi...”
Quan điểm "Gió không thổi; sông không chảy; phụ nữ không sanh con; mặt trời, mặt trăng không mọc và không lặn. Tất cả đều đứng yên như trụ đá” có hai cách giải thích.
Thứ nhất, quan điểm kỳ lạ này là một cách diễn đạt mang tính thi vị về ảo tưởng đối với bản chất vô thường. Người đã cố chấp tà kiến thì dù thế nào cũng khư khư quan điểm dù rõ ràng trái ngược với sự thật hiển nhiên.
Thứ hai, đây là lập thuyết của một ngoại giáo có tên Pakudha Kaccāyana, người khởi xướng "học thuyết về bảy thân". Xem Basham, History and Doctrines of the Ājīvikas, trang 236. Tại Mvu I 317, một quan điểm tương tự, được phát biểu gần như giống hệt, được trích dẫn như một ví dụ về "những niềm tin xấu xa và sai lầm" đã lưu hành tại Magadha trước khi Đức Phật xuất hiện; xem Jones 3:306. Lập thuyết này cho rằng thời gian và sự thay đổi là ảo tưởng (avicalita-nityatva)
Bản Sớ Giải chú thích: Quan điểm này được cho là như sau: "Mặc dù gió thổi làm gãy cành cây, v.v., đó không thực sự là gió; chúng chỉ là bản sao của gió (vātalesā; Spk-pt: vātalesā có nghĩa là gió giống như). Gió đứng yên như một cột trụ và đỉnh núi. [Spk-pt: Cụm từ 'như một cột trụ' thể hiện sự bất động (niccalabhāva); 'đỉnh núi' sự vĩnh cửu của nó (sassatisama)]. Tương tự với nước. Mặc dù người ta nói rằng phụ nữ mang thai sinh con, thai nhi không thực sự ra đời; đó chỉ là bản sao của thai nhi. Mặc dù mặt trời và mặt trăng mọc và lặn, chúng không thực sự làm vậy; đó chỉ là bản sao của mặt trời và mặt trăng, chúng đứng yên như một cột trụ và đỉnh núi."
Sáu trường hợp trong đoạn kết luận chỉ cho cái nhìn đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức và toàn bộ cảnh giới nhận thức của tâm.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
I. Gió (Tạp 7, Ðại 2,45a) (S.iii,202)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà mang thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy nói cho chúng con ý nghĩa của lời dạy ấy. Sau khi nghe lời dạy của Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
4) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà có thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ".
5-7) Do có thọ... có tưởng... có các hành...
8) Do có thức, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi... Tất cả đều đứng vững như cột trụ".
9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến: "Gió không thổi... Tất cả đều đứng vững như cột trụ"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10-12) -- Thọ... Tưởng... Các hành...
13) ... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến: "Gió không thổi... Tất cả đều đứng vững như cột trụ"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
14) -- Cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được đạt đến, được tìm cầu, được ý tư duy; cái ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn?
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến: "Gió không thổi... Tất cả đều đứng vững như cột trụ"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đối với sáu xứ này, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với khổ, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với khổ tập khởi, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với khổ đoạn diệt, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với con đường đưa đến khổ đoạn diệt, nghi hoặc được đoạn trừ; như vậy, này các Tỷ-kheo gọi là bậc Thánh đệ tử đã chứng được Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.
206. diṭṭhisaṃyutte na vātā vāyantītiādīsu evaṃ kira tesaṃ diṭṭhi — “yepi ete rukkhasākhādīni bhañjantā vātā vāyanti, na ete vātā, vātaleso nāmeso, vāto pana esikatthambho viya pabbatakūṭaṃ viya ca ṭhito. tathā yāpi etā tiṇakaṭṭhādīni vahantiyo nadiyo sandanti, na ettha udakaṃ sandaki, udakaleso nāmesa, udakaṃ pana esikatthambho viya pabbatakūṭaṃ viya ca ṭhitaṃ. yāpimā gabbhiniyo vijāyantīti ca vuccanti, kiñcāpi tā milātudarā honti, gabbho pana na nikkhamati, gabbhaleso nāmeso, gabbho pana esikatthambho viya pabbatakūṭaṃ viya ca ṭhito. yepi ete candimasūriyā udenti vā apenti vā, neva te udenti na apenti, candimasūriyaleso nāmesa, candimasūriyā pana esikatthambho viya pabbatakūṭaṃ viya ca ṭhitā”ti.
Tương ưng với kiến (diṭṭhisaṃyutta)
Quan điểm của những người này được cho là như sau: "Mặc dù gió thổi và làm gãy các cành cây, nhưng đó không phải là gió thật, mà chỉ là bản sao của gió (vātaleso). Thực tế, gió đứng yên như một cột trụ hoặc như đỉnh núi. Tương tự, khi nước chảy mang theo các cành cây và rác rưởi, thực tế không phải nước chảy, mà chỉ là bản sao của nước (udakaleso). Nước thực sự đứng yên như một cột trụ hoặc như đỉnh núi.
Cũng vậy, khi người ta nói phụ nữ mang thai sinh con, mặc dù bụng của họ phồng lên, nhưng thai nhi không thực sự ra ngoài; đó chỉ là bản sao của thai nhi (gabbhaleso). Thai nhi thực sự đứng yên như một cột trụ hoặc như đỉnh núi. Cuối cùng, mặt trời và mặt trăng, dù có mọc lên hay lặn xuống, nhưng thực tế chúng không di chuyển, chỉ là bản sao của mặt trời và mặt trăng (candimasūriyaleso). Cả hai thực sự đứng yên như một cột trụ hoặc như đỉnh núi."