- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 15.10.2024
BẢN NĂNG CHẤP NGÃ
Kinh Cái Này Là Của Tôi (Etaṃmamasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương III. Tương Ưng Kiến - Phẩm Dự Lưu (S,iii,187)
Ba chấp thủ “chiếm hữu, tự nhận và cái ta hằng hữu” là những gì ăn sâu trong tâm khảm của chúng sanh. Cảnh giới vô cùng của tâm là cảnh vốn luôn vô thường biến đối. Chấp vào cái vô thường để bảo là hằng hữu thì tự chuốc khổ. Quán sát thực tại sanh diệt đối với năm uẩn và tất cả giác quan sẽ thấy được chẳng có gì để chiếm hữu, để tự nhận, để tin là có một cái ta bất biến. Tỏ ngộ như vậy giúp hành giả đạt đến trạng thái “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Kinh văn
207. sāvatthinidānaṃ. “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati, kiṃ upādāya, kiṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti? bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā ... pe ... “rūpe kho, bhikkhave, sati, rūpaṃ upādāya, rūpaṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti. vedanāya sati ... pe ... saññāya sati ... saṅkhāresu sati... viññāṇe sati, viññāṇaṃ upādāya, viññāṇaṃ abhinivissa evaṃ diṭṭhi uppajjati — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti.
“taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante” ... pe ... “vedanā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante” ... pe ... api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti? “no hetaṃ, bhante”. “yampidaṃ diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ pattaṃ pariyesitaṃ anuvicaritaṃ manasā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “dukkhaṃ, bhante”. “yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya evaṃ diṭṭhi uppajjeyya — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti? “no hetaṃ, bhante”.
“yato kho, bhikkhave, ariyasāvakassa imesu ca ṭhānesu kaṅkhā pahīnā hoti, dukkhepissa kaṅkhā pahīnā hoti ... pe ... dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāyapissa kaṅkhā pahīnā hoti — ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako sotāpanno avinipātadhammo niyato sambodhiparāyano”ti. dutiyaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthi.
Tại Sāvatthī.
"Này chư Tỳ khưu, khi có điều gì, chấp thủ vào điều gì, tin tưởng tín lý gì mà người ta khởi lên chấp kiến "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?”
"Bạch Đức Thế Tôn, các giáo nghĩa đều y chỉ ở Thế Tôn…”
“Này chư Tỳ khưu, khi có sắc, chấp thủ vào sắc, thiên chấp vào sắc nên chấp kiến này khởi lên: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?”
Khi có thọ …
Khi có tưởng …
Khi có hành …
Khi có thức, chấp thủ vào thức, thiên chấp vào thức nên chấp kiến này khởi lên: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?”
“Này chư Tỳ khưu, các thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có quan niệm ‘Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?’”
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
"Thọ … tưởng ... hành ... thức là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có quan niệm ‘Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?’”
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
“Những gì được thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức, đạt được, tìm kiếm và trải nghiệm bởi tâm thì những thứ đó là thường hay vô thường?”
“Bạch Thế Tôn, điều đó là vô thường.”
“Cái gì là vô thường thì đó là khổ hay lạc?”
“Bạch Thế Tôn, đó là khổ.”
“Nhưng nếu không có bám chấp vào những gì vô thường, khổ đau và chịu sự biến đổi, liệu có thể khởi lên quan niệm ‘Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?’”
“Bạch Thế Tôn, không thể.”
“Khi một vị Thánh đệ tử đã từ bỏ mọi nghi hoặc về sáu trường hợp này và từ bỏ nghi hoặc về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ, vị ấy được gọi là một bậc nhập lưu, không còn rơi vào cảnh khổ, an định trong vận mệnh và giác ngộ là đích điểm.”
Chú thích
Tên kinh – Kinh Chẳng Phải Của Ta - lấy từ phần đầu liên quan tới ba kiến chấp "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”. Ba kiến chấp này được chú thích trong nhiều bài kinh với tên gọi khác là ái chấp, mạn chấp và kiến chấp.
Trong văn phong tiếng Việt chữ “tôi” và “ta” đôi khi có sự khác biệt trong đối thoại hoặc tự nói với chính mình. Bản dịch chọn chữ “ta” để chỉ chung cho tất cả trường hợp. Nên hiểu đây là ngã chấp, một thứ ảo tưởng ăn sâu trong tâm khảm của chúng sanh, từ những biểu lộ rõ nhất qua ngôn ngữ cho đến phản ứng rất tế nhị trong tâm.
Trường hợp thứ sáu với câu “thấy, nghe, cảm nhận, nhận thức, đạt được, tìm kiếm và trải nghiệm bởi tâm” được Sớ Giải chú thích: thấy – diṭṭhi - thuộc thị giác; nghe – suta - thuộc thính giác; cảm nhận – muta - bao gồm khứu giác, vị giác, xúc giác; nhận thức - viññāta - thuộc ý thức ngoài ngũ quan; đạt được -patta - là những gì đã trải nghiệm; “tìm kiếm - pariyesita ” chỉ cho những gì chưa hoặc sắp xảy ra; “trải nghiệm bởi tâm – manasānuvicarita” chỉ chung cho cảnh giới vô cùng của tâm ý.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
II. Cái Này Là Của Tôi. (S.iii,203)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này được khởi lên: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này được khởi lên: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
5-7) Do có thọ... tưởng... các hành...
8) Do có thức, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức, (tà) kiến này được khởi lên: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến này: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10-12) --. .. Thọ... Tưởng... Các hành...
13) Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến này: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
14) -- Cái gì được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết, được tìm cầu, được ý tư duy, cái ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến này: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đối với sáu xứ này, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với khổ, nghi hoặc được đoạn trừ;... đối với con đường đưa đến khổ đoạn diệt, nghi hoặc được đoạn trừ; như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là bậc Thánh đệ tử đã chứng được Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.
207-209. diṭṭhantiādīsu diṭṭhaṃ rūpāyatanaṃ. sutaṃ saddāyatanaṃ. mutaṃ gandhāyatanaṃ rasāyatanaṃ phoṭṭhabbāyatanaṃ. tañhi patvā gahetabbato mutanti ca vuttaṃ. avasesāni sattāyatanāni viññātaṃ nāma. pattanti pariyesitvā vā apariyesitvā vā pattaṃ. pariyesitanti pattaṃ vā apattaṃ vā pariyesitaṃ. anuvicaritaṃ manasāti cittena anusañcaritaṃ. lokasmiñhi pariyesitvā pattampi atthi, pariyesitvā nopattampi, apariyesitvā pattampi, apariyesitvā nopattampi. tattha pariyesitvā pattaṃ pattaṃ nāma, pariyesitvā nopattaṃ pariyesitaṃ nāma. apariyesitvā pattañca apariyesitvā nopattañca manasānuvicaritaṃ nāma. atha vā pariyesitvā pattampi apariyesitvā pattampi pattaṭṭhena pattaṃ nāma, pariyesitvā nopattameva pariyesitaṃ nāma, apariyesitvā nopattaṃ manasānuvicaritaṃ nāma. sabbaṃ vā etaṃ manasā anuvicaritameva.
207-209. Trong phẩm “Kiến - diṭṭha" với các từ tương tự, các thuật ngữ được giải thích như sau:
Tất cả các đối tượng này đều có thể được suy ngẫm và cân nhắc bởi tâm trí và chúng có thể được gọi là "manasānuvicarita."