- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 18.3.2025
BẢN CHẤT HẰNG CHUYỂN, VÔ CHỦ
Kinh Chịu Sự Hoại Diệt (Palokadhammasuttaṃ)
Kinh Thế Gian Trống Không
Kinh Giáo Pháp Tóm Lược
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Channa (SN.35.84 - 86)
Mục đích của sự tu tập đúng nghĩa là từ bỏ chấp thủ với cả hai thế giới bên trong và bên ngoài. Nhờ thật sự lãnh hội bản chất của vô thường, khổ não, vô ngã nên tâm nhàm chán, rồi xả ly và giải thoát. Cái khác biệt lớn giữa phàm tâm và thánh trí là sự không vướng mắc đối với những gì vốn luôn biến dịch, bất toàn, vô chủ. Điều này phải chính tự tâm nhận thức chứ không thể là sự thuyết phục từ bên ngoài.
Kinh Văn
84. Kinh Chịu Sự Hoại Diệt
84. sāvatthinidānaṃ. atha kho āyasmā ānando yena bhagavā tenupasaṅkami ... pe ... ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca —
“‘loko, loko’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, lokoti vuccatī”ti? “yaṃ kho, ānanda, palokadhammaṃ, ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko. kiñca, ānanda, palokadhammaṃ? cakkhu kho, ānanda, palokadhammaṃ, rūpā palokadhammā, cakkhuviññāṇaṃ palokadhammaṃ, cakkhusamphasso palokadhammo, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā ... pe ... tampi palokadhammaṃ ... pe ... jivhā palokadhammā, rasā palokadhammā, jivhāviññāṇaṃ palokadhammaṃ, jivhāsamphasso palokadhammo, yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā ... pe ... tampi palokadhammaṃ ... pe ... mano palokadhammo, dhammā palokadhammā, manoviññāṇaṃ palokadhammaṃ, manosamphasso palokadhammo, yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi palokadhammaṃ. yaṃ kho, ānanda, palokadhammaṃ, ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko”ti. paṭhamaṃ.
Tại Sāvatthī, lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, rồi thưa:
“Bạch Thế Tôn, người ta thường nói ‘thế gian, thế gian’. Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là ‘thế gian’?”
[Đức Phật đáp:]
“Này Ānanda, bất cứ điều gì chịu sự hoại diệt, điều ấy được gọi là ‘thế gian’ trong giáo pháp của bậc Thánh.”
“Và điều gì chịu sự hoại diệt?”
Mắt (cakkhu) chịu sự hoại diệt, Sắc (rūpā) chịu sự hoại diệt, nhãn thức (cakkhuviññāṇa) chịu sự hoại diệt, xúc chạm của mắt (cakkhusamphassa) chịu sự hoại diệt, bất kỳ cảm thọ nào (lạc, khổ, hoặc không lạc không khổ) phát sinh do nhãn xúc, đều cũng chịu sự hoại diệt.
Tai, âm thanh, nhĩ thức, nhĩ xúc và các cảm thọ do nhĩ xúc sinh ra cũng chịu sự hoại diệt.
Mũi, lưỡi, thân… cũng chịu sự hoại diệt.
Ý (mano) chịu sự hoại diệt, cảnh pháp (dhamma) chịu sự hoại diệt, ý thức (manoviññāṇa) chịu sự hoại diệt, ý xúc (manosamphassa) chịu sự hoại diệt và bất kỳ cảm thọ nào phát sinh do ý xúc, điều ấy cũng chịu sự hoại diệt.
“Này Ānanda, bất cứ điều gì chịu sự hoại diệt, điều ấy được gọi là ‘thế gian’ trong giáo pháp của bậc Thánh.”
85. Kinh Thế Gian Trống Không
85. atha kho āyasmā ānando ... pe ... bhagavantaṃ etadavoca — “‘suñño loko, suñño loko’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, suñño lokoti vuccatī”ti? “yasmā ca kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā tasmā suñño lokoti vuccati. kiñca, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā? cakkhu kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā. rūpā suññā attena vā attaniyena vā, cakkhuviññāṇaṃ suññaṃ attena vā attaniyena vā, cakkhusamphasso suñño attena vā attaniyena vā ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi suññaṃ attena vā attaniyena vā. yasmā ca kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā, tasmā suñño lokoti vuccatī”ti. dutiyaṃ.
Bấy giờ Tôn giả Ānanda đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên, rồi thưa:
“Bạch Thế Tôn, người ta thường nói: ‘Thế gian là trống không, thế gian là trống không.’ Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là ‘thế gian trống không’?”
[Đức Phật dạy:]
“Này Ānanda, vì thế gian trống rỗng, không ‘ngã’ và ‘ngã sở’ nên được gọi là ‘trống không’.”
“Và điều gì trống rỗng, không ‘ngã’ và ‘ngã sở’?”
Mắt (cakkhu) trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Sắc (rūpā) trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Nhãn thức (cakkhuviññāṇa) trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Xúc chạm của mắt (cakkhusamphassa) trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Bất kỳ cảm thọ nào (lạc, khổ, hoặc không lạc không khổ) phát sinh do nhãn xúc, điều ấy cũng trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Tương tự, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và các đối tượng của chúng đều trống rỗng, không ngã và ngã sở.
Các cảm thọ phát sinh từ xúc chạm của sáu căn cũng trống rỗng, không ngã và ngã sở.
“Này Ānanda, vì thế gian trống rỗng, không ‘ngã’ và ‘ngã sở’ nên được gọi là ‘trống không’.”
86. Kinh Giáo Pháp Tóm Lược
86. ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca — “sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyyan”ti.
“taṃ kiṃ maññasi, ānanda, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“aniccaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“no hetaṃ, bhante”.
“rūpā niccā vā aniccā vā”ti?
“aniccā, bhante” ... pe ....
“cakkhuviññāṇaṃ ... pe ... yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“aniccaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“no hetaṃ, bhante” ... pe ....
“jivhā niccā vā aniccā vā”ti?
“aniccā, bhante” ... pe ....
“jivhāviññāṇaṃ... jivhāsamphasso ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?
“aniccaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?
“dukkhaṃ, bhante”.
“yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?
“no hetaṃ, bhante” ... pe ....
“evaṃ passaṃ, ānanda, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ... pe ... cakkhusamphassepi nibbindati ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. tatiyaṃ.
Bấy giờ, Tôn giả Ānanda ngồi xuống một bên và thưa với Đức Thế Tôn:
“Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn có thể thuyết giảng giáo pháp một cách tóm lược, để sau khi nghe xong, con có thể sống đơn độc, an tịnh, tinh tấn, nhiệt tâm và quyết chí tu tập, điều đó thật tốt lành.”
[Đức Phật hỏi:]
“Này Ānanda, Thầy nghĩ thế nào, mắt là thường hay vô thường?”
“Bạch Thế Tôn, mắt là vô thường.”
“Những gì vô thường thì là khổ hay lạc?”
“Bạch Thế Tôn, là khổ.”
“Những gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý để xem đó là ‘của ta, là ta, là tự ngã của ta’ không?”
“Bạch Thế Tôn, không hợp lý.”
[Tương tự], sắc (rūpā), nhãn thức (cakkhuviññāṇa), nhãn xúc (cakkhusamphassa) và các cảm thọ phát sinh từ nhãn xúc đều là vô thường, khổ và không phải là ta.
[Tương tự với] tai, mũi, lưỡi, thân và ý, cũng như các thức, các xúc và cảm thọ phát sinh từ chúng—tất cả đều vô thường, khổ và không phải là tự ngã.
“Này Ānanda, khi một vị đệ tử bậc Thánh thấy rõ như vậy, vị ấy nhàm chán đối với mắt… đối với ý, đối với xúc, đối với tất cả cảm thọ phát sinh từ xúc.”
Khi nhàm chán (nibbindati), vị ấy buông xả (virāga). Khi buông xả, vị ấy giải thoát (vimutti). Khi giải thoát, trí tuệ hiểu biết: “Đã được giải thoát.” Vị ấy biết rõ: “Sự tái sinh đã chấm dứt, phạm hạnh đã được hoàn thành, việc cần làm đã được làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”
Chú Thích
Chữ paloka (tan rã, hoại diệt) là quá khứ phân từ của lujjati. Trên phương diện ngữ pháp không có liên hệ tới chữ loka (thế gian), nhưng đây là cách nói “chơi chữ” để tạo ý nghĩa trong cách truyền đạt như đã đề cập trong phẩm trước. Theo Sớ giải kinh số 84 nói về đặc tướng vô thường.
Suññata là một thuật ngữ quan trọng và tế nhị trong Phật học. Thường được dịch là “không tánh” với nhiều phạm trù. Ở đây được định nghĩa là “không có ngã và ngã sở” hàm nghĩa không có một cốt lõi trong hiện tượng giới như củ hành hay thân cây chuối - vốn không có lõi. Không tánh là một thiền án để vượt khỏi tất cả chấp thủ. Không tánh khẳng định không có một thượng đế chủ tể của muôn loài mà một linh hồn hằng hữu. Không tánh khi được lãnh hội triệt để sẽ đưa đến cảnh giới “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Theo Sớ giải kinh số 85 nói về đặc tướng vô vô ngã.
Trong kinh số 86, câu hỏi của tôn giả Ānanda như là một lời cầu pháp để “hạ thủ công phu”. Tuy nhiên do vai trò của một thị giả chính thức của Đức Phật, tôn giả chỉ có thể thực hiện điều này ba tháng sau khi Đức Thế Tôn viên tịch. Bài kinh này còn có tên “Ānandovāda Sutta (Kinh Huấn Thị Ānanda).
Sớ Giải
84. channavaggassa paṭhame palokadhammanti bhijjanakasabhāvaṃ. evamettha aniccalakkhaṇameva kathitaṃ.
Kinh 84: Thế Gian Vô Thường
Trong Channa Vagga, bài kinh đầu tiên giảng về "palokadhamma". "Palokadhamma" những pháp có bản chất bị hoại diệt, biến đổi, không thường hằng. Trong bài kinh này, Đức Phật nhấn mạnh về đặc tướng vô thường (aniccalakkhaṇa) của tất cả các pháp.
85. dutiye attaniyenāti attano santakena parikkhārena. evamettha anattalakkhaṇameva kathitaṃ.
Kinh 85: Thế Gian Trống Không (Suñño Loko)
Trong bài kinh thứ hai của Channa Vagga, Đức Phật giảng về bản chất vô ngã (anattā) của thế gian.
"Attaniyena" có nghĩa là những gì không phải của ta, không thuộc về ta, không có thực thể độc lập. Trong bài kinh này Đức Phật nhấn mạnh về đặc tướng vô ngã (anattalakkhaṇa) của tất cả các pháp. Mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ... và tất cả các căn, trần, thức, xúc khác đều vô ngã.
86. tatiyaṃ khandhiyavagge ānandovāde (saṃ. ni. 3.83) vuttanayeneva veditabbaṃ.
Kinh 86: Giáo Pháp Tóm Lược
Trong bài kinh thứ ba của Channa Vagga, cũng được gọi là Ānandovāda Sutta (Lời khuyên dành cho Ānanda), nội dung này tương tự như những gì đã được giảng trong Khandhiyavagga (Tập Kinh về Ngũ Uẩn).
Trong bài kinh này, Đức Phật nhấn mạnh về ba đặc tính của các pháp hữu vi: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā).
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
84. I. Biến Hoại (Paloka) (S.iv,53)
1) ...
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- "Thế giới, thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là thế giới?
4) -- Cái gì chịu sự biến hoại (palokadhamma), này Ananda, đây gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh. Và này Ananda, cái gì chịu sự biến hoại?
5-7) Mắt, này Ananda, chịu sự biến hoại. Các sắc chịu sự biến hoại. Nhãn thức chịu sự biến hoại. Nhãn xúc chịu sự biến hoại. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến hoại... Tai... Mũi...
8-9)... Lưỡi... Thân...
10) Ý chịu sự biến hoại. Các pháp chịu sự biến hoại. Ý thức chịu sự biến hoại. Ý xúc chịu sự biến hoại. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy chịu sự biến hoại.
11) Cái gì chịu sự biến hoại, này Ananda, cái ấy gọi là thế giới trong giới luật của bậc Thánh.
85. II. Trống Không (S.iv,54)
1) ...
2-3) Rồi Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:
-- "Trống không là thế giới, trống không là thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?
4) -- Vì rằng, này Ananda, thế giới là không tự ngã và không thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là trống không. Và cái gì, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã?
5-6) Mắt, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã. Các sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.
11) Và vì rằng, này Ananda, không có tự ngã, hay không thuộc tự ngã nên được gọi trống không là thế giới này.
86. III. Vắn Tắt (S.iv,54)
1-2) ...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:
-- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4-6) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- ... Nhãn thức... Nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn... Tai... Mũi...
7-9) ... Lưỡi... Thân... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này Ananda, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... nhàm chán đối với nhãn xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".