- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 92. Tổng Hợp Các Phân Loại (Samuccayasangahavibhāga)
Dvāsattatividhā vuttā vatthudhammā salakkhaṇā
Tesaṃ dāni yathāyogaṃ pavakkhāmi samuccayaṃ.
Akusalasangaho, missakasangaho, bodhipakkhiyasangaho, sabbasangaho cā ti samuccayasangaho catubbidho veditabbo.
Bảy mươi hai loại thực thể đã được mô tả với các đặc tính của chúng.
Bây giờ, tôi sẽ nói về các phân loại của chúng theo các cách tương thích.
Tổng hợp các phân loại nên được hiểu là bốn loại:
Chú Thích
Một đặc điểm của Thắng Pháp là nhìn tất cả pháp qua những thực thể riêng biệt (vatthudhammā), tức là các hiện tượng tồn tại với các trạng thái riêng (sabhāva). Ngài Tịnh Sự đã thể hiện ý nghĩa này qua “Biểu Đồ Chư Pháp”, mà theo cách gọi của Ngài là “Bảng Nêu Chi Pháp”. Mỗi một nút tròn trên biểu đồ là một thực thể. Từ đó được cộng, trừ, nhân, chia thành những thể loại khác nhau.
Từ những thực thể riêng biệt, các pháp được phân loại. Sự phân loại hé lộ những ý nghĩa và vai trò của các pháp. Điều này rất cần thiết và lợi ích cho người nghiên cứu nên phải đặc biệt quan tâm.
Tâm (citta) nói chung có 121 thứ. Nhưng cũng tính gồm 89 thứ tâm nếu tâm siêu thế chỉ tính có 8 thay vì 40. Nhưng tâm cũng được tính là có 1 là thức uẩn tức sự biết cảnh.
52 thuộc tánh (cetasika) luôn phải tính đủ vì mỗi thuộc tánh mang bản chất riêng.
Sắc pháp (rūpa) được tính một cách thú vị chỉ có 18 hay mười tám đơn vị cá biệt của vật chất. 10 sắc gồm sắc hư không, 2 sắc biểu tri, 3 sắc linh hoạt, 4 sắc hiện tướng được xem là thuộc tánh chứ không phải là thực thể cá biệt nên tính ra chỉ có 18 sắc.
Niết bàn (nibbāna) chỉ có 1. Những phân loại 2, 3 … chỉ là cách nói theo giai đoạn hay thiền án.
Sự phân loại các pháp cho phép người học có lợi ích cụ thể, như cái nhìn kết hợp thay vì hiểu rời rạc và là thấy rõ sự liên đới giữa Thắng Pháp Tạng và Kinh Tạng.
Bốn tổng hợp phân loại gồm:
Sự phân loại đáp ứng ba nhu cầu: Một là nhận rõ vai trò từng pháp khi được đặt để trong những nhóm riêng biệt, thí dụ vai trò của “thuộc tánh cần” trong 37 pháp trợ đạo với nhiều tên gọi như tấn căn, cần giác chi, hay chánh tinh tấn… Hai là cho thấy rõ tại sao pháp này chỉ đi chung với pháp kia mà không thể đi với pháp khác. Ba là nêu lên những khía cạnh nổi trội như vai trò của các pháp trưởng hay quyền thay vì ý niệm “cá mè một lứa”.
Chương phân loại này sẽ soi sáng nhiều đề tài vốn được nhắc nhiều trong Kinh Tạng.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.