Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG | THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA) | Bài 86. Liệt Kê Sắc Pháp (Rūpasamuddesa)

Thứ sáu, 26/04/2024, 17:44 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG

Bài học ngày 26.4.2024

THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)

Bài 86.  LIỆT KÊ SẮC PHÁP (rūpasamuddesa)

 

Cattāri mahābhūtāni, catunnañ ca mahābhūtānaṃ upādāya rūpan ti duvidham p’etaṃ rūpaṃ ekādasavidhena sangahaṃ gacchati.

Sắc pháp có hai: Sắc đại chủng và sắc y sinh. Gom chung cả hai được phân làm 11 nhóm.

Kathaṃ?
Như thế nào?

(Loại Thành Phẩm - nipphanna rūpa)

1. Paṭhavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu bhūtarūpaṃ nāma.

2. Cakkhu, sotaṃ, ghānaṃ, jihvā, kāyo pasādarūpaṃ nāma.

3. Rūpaṃ, saddo, gandho, raso, āpodhātuvajjitaṃ bhūtattaya-sankhātaṃ

phoṭṭhabbaṃ gocararūpaṃ nāma.

4. Itthattaṃ purisattaṃ bhāvarūpaṃ nāma.

5. Hadayavatthu hadayarūpaṃ nāma.

6. Jīvitindriyaṃ jīvitarūpaṃ nāma.

7. Kabaḷīkāro āhāro āhārarūpaṃ nāma.

 

1. Nhóm Tứ Đại: Địa giới, thủy giới, hoả giới, phong giới.

2. Nhóm Thần Kinh: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

3. Nhóm Đối Cảnh: Sắc, thinh, khí, vị. Riêng cảnh xúc bao gồm ba sắc đại chủng trừ nước (còn lại là đất, lửa, gió).

4. Nhóm Giới Tính: sắc nữ tính và sắc nam tính.

5. Nhóm Ý Căn: sắc ý vật.

6. Nhóm Sinh Lực: sắc mạng quyền.

7. Nhóm Dưỡng Tố: sắc dinh dưỡng.

(Loại Thuộc Tánh - anipphanna rūpa)

8. Ākāsadhātu paricchedarūpaṃ nāma.

9. Kāyaviññatti vacīviññatti viññattirūpaṃ nāma.

10. Rūpassa lahutā, mudutā, kammaññatā, viññattidvayaṃ vikārarūpaṃ

nāma.

11. Rūpassa upacayo, santati, jaratā, aniccatā lakkhaṇarūpaṃ nāma. 

Jātirūpam eva pan’ettha upacayasantatināmena pavuccati.

 

8. Nhóm giao giới: sắc chân không.

9. Nhóm biểu tri: thân biểu tri và ngữ biểu tri.

10. Nhóm linh động: khinh, nhu, đa dụng.

11. Nhóm biến tướng: sanh, tiến, dị, diệt.

 

Chú thích:

Sự liệt kê sắc pháp theo truyền thống, dễ tạo nên ngộ nhận đối với người học.

Nhìn vào “biểu đồ chi pháp”, có tất cả 28 sắc pháp. Không nên hiểu là 28 thực thể riêng biệt. Phải đặc biệt cẩn trọng về điểm này.

Nền tảng của vật chất là bốn đại chủng (mahābhūta). Đó là địa đại, thuỷ đại, hoả đại, phong đại. Địa đại là sự chiếm hữu không gian của vật chất, như biểu hiện cứng, mềm ... Thuỷ đại là sự quến tụ, gắn kết của vật chất tạo nên hình tướng. Hoả đại là nhiệt lượng nóng lạnh. Phong đại là sự dịch chuyển như từ trường của hai cực, của tất cả vật chất ngay cả một nguyên tử. Từ nền tảng tứ đại tạo nên những hiện tượng vật chất gọi là sắc y sinh (upādārūpa). Có thể tạm thí dụ sắc tứ đại như xi măng, gồm xi măng, nước, cát, sỏi … Sắc y sinh như những thứ tạo nên bởi xi măng, như đường xá, băng ghế, pho tượng. Hoặc cũng có thể hiểu sắc tứ đại như vàng và sắc y sinh như những thứ trang sức làm bằng vàng ... Có tất cả 24 sắc y sinh cộng với 4 sắc đại chủng thành 28 sắc pháp.

Tất cả sắc pháp cũng được phân thành hai: loại Thành Phẩm (nipphanna rūpa) và loại Thuộc Tánh (anipphanna rūpa).

Loại thành phẩm (nipphanna rūpa) là sắc pháp định hình, thành phẩm chứ không phải là tính cách hay thuộc tính. Ngài Tịnh Sự gọi là “sắc thành tựu”.

Loại thuộc tánh (anipphanna rūpa) là những gì tạo nên đặc tính của vật chất như nhẹ, mềm, thích nghi. Không phải là thực thể cá biệt thí dụ như “sắc dị hay lão hoá”, chỉ là một phần trong sự tồn tại của đơn vị vật chất, chứ không phải là đơn vị vật chất cá biệt. Ngài Tịnh Sự gọi loại sắc “anipphanna rūpa” là “sắc phi thành tựu”.

 

(còn tiếp)

 Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Ý kiến bạn đọc