- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG
THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)
Bài 122. Ārammaṇapaccayo – Cảnh duyên
Cảnh - Ārammaṇa - nghĩa là đối tượng của tâm hướng hay cái gì tâm nhận biết. Cảnh duyên là mối quan hệ, trong đó, một pháp làm đối tượng cho tâm thức (bao gồm tâm và thuộc tánh của tâm). Ví dụ là khi mắt thấy một hình ảnh. Hình ảnh đó là đối tượng (cảnh) và nhãn thức sinh khởi dựa trên đối tượng này. Như vậy, hình ảnh trở thành cảnh duyên cho nhãn thức.
Năng duyên ở đây là tất cả pháp chơn đế và tục đế.
Sở duyên là 121 tâm và 52 thuộc tánh.
Trong mỗi khoảnh khắc tâm sinh khởi, luôn có một cảnh hiện diện. Cảnh có thể là:
Cảnh là điều kiện không thể thiếu để một tâm sinh khởi. Không có cảnh, tâm không thể hoạt động. Cảnh duyên có thể chia thành 6 loại tương ứng với 6 căn:
Một vài điều cần lưu ý theo Thắng Pháp Abhidhamma:
Ngài Silananda có chú thích là: Hai từ “Ārammaṇa” và “Ālambana” phát âm giống nhau. Chúng được dùng chung là một. Nghĩa thứ hai là một cái gì đó để nắm giữ vào. Nó được so sánh với một cây trượng hay cây gậy. Đó là vì nếu một người yếu đuối hay tàn tật thì phải dựa vào một cây gậy hay cây trượng để đứng dậy hay đứng thẳng. Cũng theo cách đó, những đối tượng (cảnh) đóng vai trò là một cây gậy hay cây trượng cho tâm (Citta) và các tâm sở (Cetasika). Tâm (Citta) và các tâm sở (Cetasika) chỉ có thể sanh lên khi nào có đối tượng. Khi không có đối tượng thì không thể có tâm (Citta) và các tâm sở (Cetasika) sanh lên. Nó cũng được so sánh với một sợi dây thừng. Để hướng dẫn một người mù đi đến một nơi nào đó thì các bạn giăng ra một sợi dây thừng để người đó có thể nắm vào. Cũng theo cách đó, những đối tượng là những thứ được tâm (Citta) và các tâm sở (Cetasika) nắm giữ vào.
Dưới đây là trích đoạn trong quyển “Toát yếu A Tỳ Đàm” của Hoà thượng Tuệ Siêu đoạn giải về “cảnh duyên”.
2. Cảnh duyên (Ārammaṇapaccayo)
Cảnh duyên là sự trợ giúp bằng cách làm đối tượng tác động. Như ánh sáng cuối đường hầm giúp người đi tới, men theo lối ấy.
Chánh tạng giải thích:
Ārammaṇapaccayo’ti-rūpāyatanaṃ cakkhuviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo – Saddāyatanaṃ sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo – Gandhāyatanaṃ – ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo Rasāyatanaṃ jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo – Phoṭṭhabbāyatanaṃ kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo – Rūpāyatanaṃ saddāyatanaṃ gandhāyatanaṃ rasāyatanaṃ phoṭṭhabbāyatanaṃ – manodhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo Sabbe dhammā manoviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo – Yaṃ yaṃ dhammaṃ ārabbha ye ye dhammā uppajjanti cittacetasikā dhammā te te dhammā tesaṃ tesaṃ dhammānaṃ ārammaṇapaccayena paccayo.
Gọi là cảnh duyên như sắc xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Khí xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Vị xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Xúc xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Tất cả pháp trợ ý thức giới và các pháp tương ưng bằng cảnh duyên – Những pháp nào sanh khởi, tức tâm và tâm sở, do bắt lấy pháp chi chi, thì pháp chi chi ấy trợ pháp tâm và tâm sở ấy bằng cảnh duyên.
Chú giải:
Sắc xứ (rūpāyatanaṃ) tức là sắc cảnh sắc. Nhãn thức giới (cakkhuviññāṇadhātuyā và các pháp tương ưng taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm nhãn thức và 7 tâm sở tợ tha biến hành phối hợp tâm nhãn thức.
Thinh xứ (saddāyatanaṃ) tức là sắc cảnh thinh. Nhĩ thức giới và các pháp tương ưng (sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm nhĩ thức và 7 tâm sở tợ tha biến hành phối hợp tâm nhĩ thức.
Khí xứ (gandhāyatanaṃ) tức là sắc cảnh khí. Tỷ thức giới và các pháp tương ưng (ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm tỷ thức và 7 tâm sở tợ tha biến hành phối hợp tâm tỷ thức.
Vị xứ (rasāyatanaṃ) tức là sắc cảnh vị. 313 Toát yếu A-tỳ-đàm Thiệt thức giới và các pháp tương ưng (jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm thiệt thức và 7 tâm sở tợ tha biến hành phối hợp tâm thiệt thức.
Xúc xứ (phoṭṭhabbāyatanaṃ) tức là sắc cảnh xúc (đất, lửa, gió). Thân thức giới và các pháp tương ưng (kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm thân thức và 7 tâm sở tợ tha biến hành phối hợp tâm thân thức.
Sắc, thinh, khí, vị, xúc xứ gom lại thành cảnh ngũ (pañcārammaṇaṃ).
Ý giới và các pháp tương ưng (manodhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 2 tâm tiếp thâu, 1 tâm khai ngũ môn và 10 tâm sở tợ tha (trừ cần, hỷ, dục) phối hợp tâm ý giới.
Tất cả pháp (sabbe dhammā) ở đây nói đến cảnh pháp (dhammārammaṇa) tức là tất cả tâm, tâm sở, sắc thần kinh, sắc tế, níp-bàn và pháp chế định.
Ý thức giới và các pháp tương ưng (manoviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ) tức là 108 tâm (trừ ngũ song thức và 3 ý giới) và 52 tâm sở phối hợp ý thức giới. Những pháp nào sanh khởi, tức tâm và tâm sở (ye ye dhammā uppajjanti cittacetasikā dhamma) là 121 tâm và 52 tâm sở nói chung. Do bắt lấy pháp chi chi (yaṃ yaṃ dhammaṃ ārabbha) tức là nói đến sáu cảnh mà tâm biết, đó là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc và cảnh pháp.
Chi pháp tổng quát cảnh duyên là:
Năng duyên tức cảnh danh pháp, cảnh sắc pháp, cảnh níp bàn, cảnh chế định, trợ sở duyên sanh tức là 121 tâm và 52 tâm sở phối hợp.