Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG - THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA) - 4. Tâm Với Căn Tham (lobhamūlacittāni)

Thứ năm, 21/04/2022, 16:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG

Bài học ngày 21.4.2022


THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA)

4. Tâm Với Căn Tham (lobhamūlacittāni)

Chánh văn

4. Tattha katamaṃ kāmāvacaraṃ? Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekanti imāni aṭṭhapi lobhasahagatacittāni nāma.

Trong đó, có bao nhiêu tâm dục giới?

Một tâm đi chung với vui thích, kết hợp với tà kiến, không có tác động

Một tâm đi chung với vui thích, kết hợp với tà kiến, có tác động

Một tâm đi chung với vui thích, không kết hợp với tà kiến, không có tác động

Một tâm đi chung với vui thích , không kết hợp với tà kiến, có tác động

Một tâm đi chung với bình thản, tương hợp với tà kiến, không có tác động

Một tâm đi chung với xả, kết hợp với tà kiến, có tác động

Một tâm đi chung với xả, không kết hợp với tà kiến, không có tác động

Một tâm đi chung với xả, không kết hợp với tà kiến, có tác động

tattha > trong đó

katamaṃ > có bao nhiêu

kāmāvacaraṃ > tâm dục giới

somanassasahagataṃ > đi với sự vui thích

diṭṭhigatasampayuttaṃ > kết hợp với kiến chấp

asaṅkhārikamekaṃ > không có tác động

sasaṅkhārikamekaṃ > có tác động

upekkhāsahagataṃ > đi với sự bình thản

diṭṭhigatavippayuttaṃ > không kết hợp với kiến chấp

imāni > những thứ nầy

aṭṭhapi lobhasahagatacittāni nāma > gọi là tám tâm đi với tham.

Tên gọi 8 tâm tham theo cách dịch của Ngài Tịnh Sự:

Tâm tham thọ hỷ, hợp tà, vô trợ

Tâm tham thọ hỷ, hợp tà, hữu trợ

Tâm tham thọ hỷ, ly tà, vô trợ

Tâm tham thọ hỷ, ly tà, hữu trợ

Tâm tham thọ xả, hợp tà, vô trợ

Tâm tham thọ xả, hợp tà, hữu trợ

Tâm tham thọ xả, ly tà, vô trợ

Tâm tham thọ xả, ly tà, hữu trợ

Chú Thích

Câu đầu tiên nói về những tâm dục giới hàm nghĩa là một bản liệt kê 54 tâm dục giới. Trong bài nầy chỉ gồm phân khúc 12 tâm bất thiện.

Tâm dục giới hiểu chính xác theo Thắng Pháp là loại tâm đa nhiệm “biết nhiều cảnh, làm nhiều việc, sanh khởi trong nhiều cõi” không giống như các thứ tâm sắc giới, vô sắc giới, siêu thế chỉ mang chức năng chuyên biệt. Chữ “dục giới” không nên hiểu là chỉ biết cảnh dục hay chỉ có trong các cõi dục giới.

Thuật ngữ bất thiện ở đây hiểu theo cách vĩ mô. Có những điều nói theo thường thức hay theo Kinh Tạng là tốt nhưng ở đây nằm trong bất thiện thí dụ sự ân hận vì đã làm điều ác quấy hay tâm buồn nản do nhận thức bản chất bất lạc của cuộc sống.

Đi với sự vui thích là khi tâm tham sanh khởi thì có sự thích thú, hưng phấn. Điểm nầy liên quan đến sự cảm xúc. Nên chú ý là theo Thắng pháp có những tham muốn với tâm thái bình thản.

Kết hợp với kiến chấp chỉ cho tâm tham đi với tà kiến. Thí dụ thích sát sanh kèm với quan niệm định luật của trời đất là “vật dưỡng nhân”.

Không có tác động có nghĩa là không có sự thúc đẩy do lập đi lập lại hay sự khuyến khích từ bất cứ điều gì. Có nhiều thứ thoạt đầu chưa tham muốn nhưng do tác động nhiều lần mới sanh ham muốn đó gọi là “có tác động”

Để hiểu rõ 8 tâm tham người học nên tìm ra những thí dụ liên hệ tới cuộc sống hằng ngày. Thí dụ tâm tham đi với xả, kết hợp với tà kiến, không có tác động nhưng một người trái cây ngon từ một cây của hàng xóm sanh tâm tham muốn lấy nghĩ rằng không ai thấy thì hoàn toàn không quả báo nên nhanh chóng lấy nhưng vì trái cây đó không giá trị lắm nên lấy với tâm bình thản.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc