Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG - THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHA SANGAHA) - 8 & 9 Tâm Quả Vô Nhân

Thứ sáu, 27/05/2022, 16:10 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: THẮNG PHÁP PHỔ THÔNG

Bài học ngày 27.5.2022


THẮNG PHÁP TẬP YẾU (ABHIDHAMMATTHA SANGAHA)

8 & 9 Tâm Quả Vô Nhân

Chánh văn

8. Upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ, tathā sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ, upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ, upekkhāsahagataṃ santīraṇacittañceti imāni sattapi akusalavipākacittāni nāma.

9. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ cakkhuviññāṇaṃ, tathā sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, sukhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ, upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ, somanassasahagataṃ santīraṇacittaṃ, upekkhāsahagataṃ santīraṇacittañceti imāni aṭṭhapi kusalavipākāhetukacittāni nāma.

Nhãn thức đi với với xả. Cũng vậy nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức. Thân thức đi với khổ, tâm tiếp nhận đi với xả, tâm kiểm tra đi với với xả. Bảy tâm này gọi là tâm quả dị thục bất thiện vô nhân.

Nhãn thức đi với với xả. Cũng vậy nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức. Thân thức đi với lạc, tâm tiếp nhận đi với xả, tâm kiểm tra đi với với xả, tâm kiểm tra đi với hỷ. Tám tâm này gọi là tâm quả dị thục thiện vô nhân.

upekkhāsahagataṃ = đi với xả

cakkhuviññāṇaṃ = nhãn thức, thị giác

tathā = cũng vậy

sotaviññāṇaṃ = nhĩ thức, thính giác

ghānaviññāṇaṃ = tỷ thức, khứu giác

jivhāviññāṇaṃ = thiệt thức, vị giác

kāyaviññāṇaṃ = thân thức. xúc giác

dukkhasahagataṃ = đi với thọ khổ

sukhasahagataṃ = đi với lạc

sampaṭicchanacittaṃ = tâm tiếp nhận

santīraṇacittaṃ = tâm kiểm tra

somanassasahagataṃ = đi với thọ hỷ

imāni sattapi = bảy tâm nầy

imāni aṭṭhapi = tám tâm nầy

akusalavipākacittāni = tâm quả dị thục bất thiện vô nhân

kusalavipākāhetukacittāni = tâm quả dị thục thiện vô nhân

nāma = gọi là

Nói rõ hơn nên liệt kê như sau:

1. Tâm nhãn thức quả bất thiện thọ xã

2. Tâm nhĩ thức quả bất thiện thọ xã

3. Tâm tỷ thức quả bất thiện thọ xã

4. Tâm thiệt thức quả bất thiện thọ xã

5. Tâm thân thức quả bất thiện thọ khổ

6. Tâm tiếp nhận quả bất thiện thọ xã

7. Tâm kiểm tra quả bât thiện thọ xã

8. Tâm nhãn thức quả thiện thọ xã

9. Tâm nhĩ thức quả thiện thọ xã

10.Tâm tỷ thức quả thiện thọ xã

11.Tâm thiệt thức quả thiện thọ xã

12.Tâm thân thức quả thiện thọ lạc

13.Tâm tiếp nhận quả thiện thọ xã

14.Tâm kiểm tra quả thiện thọ xã

15.Tâm kiểm tra quả thiện thọ hỷ

Ngài Tịnh Sự có cách gọi 15 tâm kể trên như sau:

Tâm nhãn thức quả bất thiện thọ xã

Tâm nhĩ thức quả bất thiện thọ xã

Tâm tỷ thức quả bất thiện thọ xã

Tâm thiệt thức quả bất thiện thọ xã

Tâm thân thức quả bất thiện thọ khổ

Tâm tiếp thâu quả bất thiện thọ xã

Tâm quan sát quả bât thiện thọ xã

Tâm nhãn thức quả thiện thọ xã

Tâm nhĩ thức quả thiện thọ xã

Tâm tỷ thức quả thiện thọ xã

Tâm thiệt thức quả thiện thọ xã

Tâm thân thức quả thiện thọ lạc

Tâm tiếp thâu quả thiện thọ xã

Tâm quan sát quả thiện thọ xã

Tâm quan sát quả thiện thọ hỷ

Chú Thích

Phần chú thích của bài học nầy theo cách riêng chứ không theo bố cục của chánh văn để người học dễ hiểu hơn. Nêu đọc vào chú thích trước rồi trở lại với chánh văn. Trong phần chú thích sẽ tuần tự với các điểm sau:

a. Tâm vô nhân

b. Tâm quả dị thục

c. Tâm quả dị thục thiện và bất thiện

d. Ngũ quan

e. Tâm tiếp nhận và kiểm tra

Tâm vô nhân – ahetucitta – là những tâm không có sáu nhân (hetu) là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. Định nghĩa, vai trò, và sự ảnh hưởng của những nhân nầy sẽ được giải rõ trong những bài sau. Nói tổng quát thì chính sự có mặt của những nhân nầy khiến tâm trở thành tốt hay xấu. Tâm vô nhân không có 6 nhân đó vì vai trò máy móc, muội lược. Có thể gọi tất cả tâm vô nhân là tâm cơ năng nghĩa là làm việc máy móc chứ không có bản chất thiện hay bất thiện. (vì dựa theo bố cục của nguyên tác nên để tâm vô nhân vào giữa tâm bất thiện và tâm tịnh hảo dục giới. Nếu khởi đầu khi nói về tâm bắt đầu bằng tâm vô nhân với ngũ quan sẽ dễ hiểu hơn).

Tâm quả dị thục – vipākacitta – có nghĩa là những tâm nầy sanh ra do nghiệp tạo và không bao giờ sanh khởi cùng một diễn trình tâm với tâm tạo ra chúng. Dị thục lấy từ thành ngữ “dị thời nhi thục – khác thời mà chín”. Có một thứ tâm quả khác không dịch từ chữ vipāka mà dịch từ thuật ngữ phala là tâm quả siêu thế. (tâm quả siêu thế khi đắc đạo sanh liền sau tâm đạo trong diễn trình tâm nên không thể gọi là dị thục). Trong cách gọi ngắn gọn thì cả hai đều gọi là tâm quả vì khi nói về phala citta thường được gọi là tâm quả siêu thế nên ít bị nhầm lẫn.

Tâm quả thiện và bất thiện được gọi để nói về những tâm sanh do nghiệp tạo thành. Phần nầy gồm những soi sáng mà chỉ có Thắng Pháp Tạng Abhidhamma đề cập mà có trong Kinh Tạng. Ngoại trừ thân thức (xúc giác) và tâm kiểm tra có thọ khổ, thọ lạc và tho hỷ thì tất cả tâm còn lại đều thọ xả. Những tâm nầy sơ khai, muội lược nhưng đã có sự phân biệt cảnh tốt hay xấu. Sự phân biệt nầy do nghiệp chi phối chứ không phải là sự phân định của suy diễn phân tích (…)

Nguyên tác nêu lên hai nhóm là tâm quả dị thục bất thiện vô nhân và tâm quả dị thục thiện vô nhân. Tuy vậy để dễ hiểu, và cũng là cách chia khác, sẽ chia hai nhóm nầy thành ba phần:

a. Ngũ quan hay ngũ song thức

b. Tâm tiếp nhận

c. Tâm kiểm tra

[còn tiếp]

Ý kiến bạn đọc