Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma _ Chương VI. TOÁT YẾU TƯƠNG TẬP (Samuccayasaṅgaha) _ BÀI 42. TOÁT YẾU BẤT THIỆN (Akusalasaṅgaha) _ Về Thập phiền não (dasa kilesā)

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma _ Chương VI. TOÁT YẾU TƯƠNG TẬP (Samuccayasaṅgaha) _ BÀI 42. TOÁT YẾU BẤT THIỆN (Akusalasaṅgaha) _ Về Thập phiền não (dasa kilesā)

Thứ năm, 02/12/2021, 12:41 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 2.12.2021


Chương VI. TOÁT YẾU TƯƠNG TẬP (Samuccayasaṅgaha)

BÀI 42. TOÁT YẾU BẤT THIỆN (Akusalasaṅgaha)

Về Thập phiền não (dasa kilesā)

Phiền não là một từ vựng Phật học phổ thông nhưng thường được hiểu một cách... khôi hài. Người ta nói “chuyện đó khiến cho tôi phiền não” thì người ấy muốn nói là “chuyện đó khiến tôi thấy bưc bội khó chịu”. Nhưng nếu hiểu đúng thuật ngữ Phật học thì câu nói đó được diễn giải là “chuyện đó khiến tâm tôi vị bợn nhơ”. Tất nhiên không ai muốn nói về bản thân như vậy. Mười phiền não ở đây là mười pháp làm uế nhiễm nội tâm. Tương tự như ngày nay khi người ta nói về “rau sạch” và “rau không sạch” cần có một định nghĩa rõ ràng để hiểu chính xác.


9. Thập phiền não (dasa kilesā)

Phiền não _ kilesa, là ô nhiễm, cấu uế, nhơ nhớp. Tâm sanh trở nên ô nhiễm là do phiền não; phiền não làm cho tâm ô nhiễm.

Có 10 thứ phiền não là:

1/ Tham (lobha) chi pháp là tâm sở tham. Tính chất dính mắc cảnh là cấu uế của tâm.

2/ Sân (dosa) chi pháp là tâm sở sân. Tính chất nóng nảy, bực phiền là cấu uế của tâm.

3/ Si (moha) chi pháp là tâm sở si. Tính chất ngu muội, hôn ám là cấu uế của tâm.

4/ Mạn (māna) chi pháp là tâm sở tham. Tính chất cống cao, kiêu hãnh là cấu uế của tâm.

5/ Tà kiến (diṭṭhi) chi pháp là tâm sở tà kiến. Tính chất nhận thấy sai lầm là cấu uế của tâm.

6/ Hoài nghi (vicikicchā) chi pháp là tâm sở hoài nghi. Tính chất ngờ vực, hoang mang, không quyết đoán là cấu uế của tâm.

7/ Hôn trầm (thīna) chi pháp là tâm sở hôn trầm. Tính chất dã dượi, lười biếng là cấu uế của tâm.

8/ Phóng dật (uddhacca) chi pháp là tâm sở phóng dật. Tính chất dao động, tán loạn là cấu uế của tâm.

9/ Vô tàm (ahirika) chi pháp là tâm sở vô tàm. Tính chất vô liêm sỉ, không biết hổ thẹn với cái xấu là cấu uế của tâm.

10/ Vô uý (anottappa) chi pháp là tâm sở vô quý. Tính chất vô hối, không biết sợ hãi với cái ác là cấu uế của tâm.

Mười phiền não nói theo kinh tạng có phần khác hơn, mặc dù kể 10 nhưng chỉ có 6 chi pháp.

Từ điều 1 đến điều 5 chi pháp là tâm sở tham kể ra là: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái, hữu ái và tham.

Điều 6: Sân (dosa)

Điều 7: Si (moha)

Điều 8: Mạn (māna)

Điều 9: Tà kiến (diṭṭhi)

Điều 10: Hoài nghi (vicikicchā)


Bài đã học: Bài 41. TOÁT YẾU BẤT THIỆN (Akusalasaṅgaha)

Về Thập triền (dasa saṃyojanāni, saññojanāni)

Bài học tiếp theo: Bài 43. Toát yếu hỗn hợp (Missakasaṅgaha)

Về Lục nhân (cha hetu) và Thất chi thiền (satta jhānaṅgāni)


Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc