Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || AI ĐÃ KHÔNG TỪNG SIÊU, ĐOẠ ? - Kinh Cây Gậy (Daṇḍasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || AI ĐÃ KHÔNG TỪNG SIÊU, ĐOẠ ? - Kinh Cây Gậy (Daṇḍasuttaṃ)

Thứ tư, 30/08/2023, 18:33 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 30.8.2023

AI ĐÃ KHÔNG TỪNG SIÊU, ĐOẠ?

Kinh Cây Gậy (Daṇḍasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương IV. Tương Ưng Vô Thỉ – Phẩm Thứ Nhất (S.ii,184)

Có những điều trong cuộc sống thoạt nghe dường như do tài trí của riêng mỗi người như sự khen chê, vinh nhục. Thế nhưng có sống và có hiểu thì ai sống ở đời nầy m không trãi qua những thăng trầm khen, chê, vui, khổ. Xa hơn nữa là dòng luân hồi từ vô lượng kiếp. Theo lời Phật dạy thì trong thời gian diệu vợi ấy đã bao lần loài hữu tình sanh vào cõi khổ mà cũng lắm lượt sanh ở thiên giới. Siêu đoạ, thăng trầm không chỉ là do nghiệp riêng mà còn là lẽ tự nhiên như khúc gỗ quăng lên không, khi rơi xuống thì phần chạm đất có nhiều khả tính khác nhau. Nhận thức điểm nầy có thể là sự cảnh tnh đối với sự ái chấp đối với sự luân hồi sinh tử: cái gì cũng có thể xẩy ra. Ngẫm kỹ đó thật là điều đáng sợ.

Kinh Văn

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbā koṭi na paññāyati avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarataṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, daṇḍo uparivehāsaṃ khitto sakimpi mūlena nipatati, sakimpi majjhena nipatati, sakimpi antena nipatati; evameva kho, bhikkhave, avijjānīvaraṇā sattā taṇhāsaṃyojanā sandhāvantā saṃsarantā sakimpi asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchanti, sakimpi parasmā lokā imaṃ lokaṃ āgacchanti. Taṃ kissa hetu? Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... alaṃ vimuccitu’’nti.

... Ngự ở Sāvatthi.

-- Này chư Tỳ khưu, cuộc trầm luân là vô thủy. Không thể nêu rõ khởi điểm đối với luân hồi sanh tử đối với chúng sanh bị vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng.

Này chư Tỳ khưu, giống như một cây gậy được ném lên không rồi rơi xuống, khi rơi xuống phần chạm đất có thể là đầu, có thể là ngọn, có thể là phần giữa. Cũng vậy, này chư Tỳ khưu, trong cuộc trầm luân do vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng, chúng sanh có thể đi từ cảnh giới nầy sang cảnh giới khác hay từ cảnh giới khác sang cảnh giới nầy.

Tại sao? Vì cuộc trầm luân là vô thủy. Không thể nêu rõ khởi điểm đối với luân hồi sanh tử đối với chúng sanh bị vô minh bao phủ, ái dục buộc ràng.

Nầy chư Tỳ khưu, diệu vợi là luân hồi. Các Thầy đã chịu không biết bao nhiêu là khổ đau, hiểm nạn, rồi những mộ phần mỗi lúc nhiều thêm. Đã quá đủ để nhàm chán, quá đủ để buông bỏ, quá đủ để giải thoát khỏi pháp hữu vi.

Chú Thích

Mặc dù nhiều đoạn kinh văn trong bài nầy giống như bố cục và ý nghĩa của hàng loạt các bài kinh trước. Thế nhưng trong bài kinh nầy có điểm cần lưu ý là Đức Phật dạy rõ trong cuộc trầm luân tất cả chúng sanh đều từng ra vào những cảnh giới vui khổ khác nhau. Đã là luân hồi đăng đẳng thì cái gì cũng có thể xẩy ra, Không một ai có thể luôn luôn sanh vào cảnh giới an lạc hay ngược lại. Về phương diện nầy thì chẳng một ai gọi là hay hoặc dở.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

9. Daṇḍasuttaṃ

132. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbā koṭi na paññāyati avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarataṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, daṇḍo uparivehāsaṃ khitto sakimpi mūlena nipatati, sakimpi majjhena nipatati, sakimpi antena nipatati; evameva kho, bhikkhave, avijjānīvaraṇā sattā taṇhāsaṃyojanā sandhāvantā saṃsarantā sakimpi asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchanti, sakimpi parasmā lokā imaṃ lokaṃ āgacchanti. Taṃ kissa hetu? Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro...pe... alaṃ vimuccitu’’nti. Navamaṃ.

8-9. Gaṅgāsuttādivaṇṇanā

131-132. Aṭṭhame yā etasmiṃ antare vālikāti yā etasmiṃ āyāmato pañcayojanasatike antare vālikā. Navame vattabbaṃ natthi. Aṭṭhamanavamāni.

 

 

Ý kiến bạn đọc