HOAN HỶ VỚI THIỆN HẠNH, VỚI THIỆN PHÁP VÀ THIỆN HỮU _ Kinh Kỳ Viên (Jetavanasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,33) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 28.7.2021  _

HOAN HỶ VỚI THIỆN HẠNH, VỚI THIỆN PHÁP VÀ THIỆN HỮU _ Kinh Kỳ Viên (Jetavanasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,33) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 28.7.2021 _

Thứ tư, 28/07/2021, 13:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 28.7.2021


HOAN HỶ VỚI THIỆN HẠNH, VỚI THIỆN PHÁP VÀ THIỆN HỮU

Kinh Kỳ Viên (Jetavanasuttaṃ)

CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THIÊU CHÁY (S.i,33)

Chùa Kỳ Viên, nói không sợ sai lầm, là ngôi chùa nổi tiếng nhất trong lịch sử Đạo Phật. Đức Thế Tôn an cư 19 mùa mưa tại nơi nầy trong suốt 45 năm hoằng hoá độ sinh. Sāvatthī thời Phật tại thế là kinh đô của vưong quốc Kosala với nhiều cư sĩ hộ pháp từ vua chúa đến thường dân. Trong số những cư sĩ đệ tử Phật có một nhân vật được nhắc nhiều trong kinh điển của tất cả tông phái xuyên qua nhiều thời đại. Người ta nhớ về con người nầy với biệt danh đẹp do người thời đó xưng tán đến đỗi đa số Phật tử đông tây, kim cổ rất ít người biết tên thật của Ông. Vị cư sĩ đó chính là Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika – có nghĩa là người chu cấp cho những kẻ bần hàn cô quạnh). Chính Cấp Cô Độc cung thỉnh Đức Phật và chư tăng về thành Sāvatthī hoằng pháp và cũng chính ông tạo dựng ngôi chùa Kỳ Viên với những giai thoại truyền đời. Sau quảng đời dài hộ pháp với tư cách đáng kính ông mệnh chung sanh làm một thiên tử trên cõi Đâu Suất (Tusita). Rồi nhanh chóng trở lại ngôi chùa Kỳ Viên đãnh lễ Đức Phật. Trọn bài kinh nầy đều là lời Ông bạch Phật. Trọn bài kinh nầy cũng được tìm thấy trong Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, Trung Bộ.

''Idañhi taṃ jetavanaṃ,

isisaṅghanisevitaṃ.

Āvutthaṃ dhammarājena,

pītisañjananaṃ mama..

''Ðây là rừng Kỳ Viên.

Chỗ trú xứ Thánh chúng,

Chỗ ở đấng Pháp Vương,

Khiến tâm con hoan hỷ.

''Kammaṃ vijjā ca dhammo ca,

sīlaṃ jīvitamuttamaṃ.

Etena maccā sujjhanti,

na gottena dhanena vā..

''Nghiệp minh và tâm pháp,

Giới và tối thắng mạng,

Chính những diệu pháp ấy,

Khiến chúng sanh thanh tịnh,

Không phải vì dòng họ,

Không phải vì tài sản.

''Tasmā hi paṇḍito poso,

sampassaṃ atthamattano.

Yoniso vicine dhammaṃ,

evaṃ tattha visujjhati..

''Do vậy bậc Hiền trí,

Thấy lợi ích chính mình,

Chánh giác sát tâm pháp,

Như vậy được thanh tịnh.

''Sāriputtova paññāya,

sīlena upasamena ca.

Yopi pāraṅgato bhikkhu,

etāvaparamo siyāti..

''Như ngài Xá-lợi-phất,

Tuệ giới và tịch tịnh,

Tỷ-kheo đến bờ giác,

Ở đây là tối thượng.

Bản hiệu đính:

[Thiên tử Anāthapiṇḍika]

''Chính đây là Kỳ Viên,

Trú xứ của Thánh Chúng,

Đấng Pháp Vương cư ngụ,

Nơi khiến con hoan hỷ.

''Hạnh, minh, và chân pháp,

Giới đức, sống cao thượng,

Thanh tịnh hoá chúng sanh,

Không do tiền, giòng dõi.

''Nên chi bậc hiền trí,

Vì lợi lạc cho mình,

Khéo quán sát chân pháp,

Nhờ vậy được thanh tịnh.

''Tôn giả Xá Lợi Phất,

Với tuệ, giới, an tịnh,

Tỳ kheo đáo bĩ ngạn,

Không thể cao hơn được.

etāvaparamo siyā: Không thể cao hơn được., tốt lắm chỉ ngang bằng

Theo Sớ giải thì bài kinh ghi lại lời thiên tử Anāthapiṇḍika hoan hỷ với thiện hạnh đã làm là kiến tạo ngôi chùa Kỳ Viên; hoan hỷ với giáo pháp với hiệu năng hướng thượng; hoan hỷ được biết và học hỏi từ một “thiện hữu” là Tôn giả Sāriputta trong những năm tháng hộ pháp khi còn thân nhân loại.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

8. Jetavanasuttaṃ [Mūla]

48. ''Idañhi taṃ jetavanaṃ, isisaṅghanisevitaṃ.

Āvutthaṃ [āvuṭṭhaṃ (ka.)] dhammarājena, pītisañjananaṃ mama..

''Kammaṃ vijjā ca dhammo ca, sīlaṃ jīvitamuttamaṃ.

Etena maccā sujjhanti, na gottena dhanena vā..

''Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṃ atthamattano.

Yoniso vicine dhammaṃ, evaṃ tattha visujjhati..

''Sāriputtova paññāya, sīlena upasamena ca.

Yopi pāraṅgato bhikkhu, etāvaparamo siyāti..

8. Jetavanasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

48. Aṭṭhame idaṃ hi taṃ jetavananti anāthapiṇḍiko devaputto jetavanassa ceva buddhādīnañca vaṇṇabhaṇanatthaṃ āgato evamāha. Isisaṅghanisevitanti bhikkhusaṅghanisevitaṃ.

Evaṃ paṭhamagāthāya jetavanassa vaṇṇaṃ kathetvā idāni ariyamaggassa kathento kammaṃ vijjātiādimāha. Tattha kammanti maggacetanā. Vijjāti maggapaññā. Dhammoti samādhipakkhikā dhammā. Sīlaṃ jīvitamuttamanti sīle patiṭṭhitassa jīvitaṃ uttamanti dasseti. Atha vā vijjāti diṭṭhisaṅkappā. Dhammoti vāyāmasatisamādhayo. Sīlanti vācākammantājīvā. Jīvitamuttamanti etasmiṃ sīle ṭhitassa jīvitaṃ nāma uttamaṃ. Etena maccā sujjhantīti etena aṭṭhaṅgikamaggena sattā visujjhanti.

Tasmāti yasmā maggena sujjhanti, na gottadhanehi, tasmā. Yoniso vicine dhammanti upāyena samādhipakkhiyadhammaṃ vicineyya. Evaṃ tattha visujjhatīti evaṃ tasmiṃ ariyamagge visujjhati. Atha vā yoniso vicine dhammanti upāyena pañcakkhandhadhammaṃ vicineyya. Evaṃ tattha visujjhatīti evaṃ tesu catūsu saccesu visujjhati.

Idāni sāriputtattherassa vaṇṇaṃ kathento sāriputtovātiādimāha. Tattha sāriputtovāti avadhāraṇavacanaṃ, etehi paññādīhi sāriputtova seyyoti vadati. Upasamenāti kilesaupasamena. Pāraṃ gatoti nibbānaṃ gato. Yo koci nibbānaṃ patto bhikkhu, so etāvaparamo siyā, na therena uttaritaro nāma atthīti vadati. Sesaṃ uttānamevāti. Aṭṭhamaṃ.

Ý kiến bạn đọc