ĐƯỢC KẾT HAY BỊ CỘT? _ Kinh Kiết Sử (Saṃyojanasuttaṃ) - Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 28.8.2021

ĐƯỢC KẾT HAY BỊ CỘT? _ Kinh Kiết Sử (Saṃyojanasuttaṃ) - Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ) _ CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG (S.i, 39) _ Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 28.8.2021

Thứ bảy, 28/08/2021, 14:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 28.8.2021


ĐƯỢC KẾT HAY BỊ CỘT?

Kinh Kiết Sử (Saṃyojanasuttaṃ)

Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM THẮNG) (S.i, 39)

Trầm luân sanh tử là cuộc chơi dong ruổi. Phải có cái gì khiến du tử không muốn bỏ cuộc dừng chân. Mới nói thì dường như là tại cõi lòng lưu luyến vấn vương gì đó. Nhưng xét kỷ thì là hệ luỵ buộc ràng. Nói là do thích thú cũng phải, mà ràng buộc cũng đúng. Và cũng là cả hai. Cái khó nhất của đời sống là nhận ra cái gì là “được”, cái gì là “bị”. Yêu thích hay hỷ tham đối với người còn hụp lặn trong dục lạc thì là vị ngọt nhưng với cái nhìn của Bậc Đại Giác chính là xiềng xích của thế gian. Truy cầu thường không phải là cần thiết là mà thói quen bản năng và chính nói đây đưa cuộc sống trôi dạt. Khát ái là hệ luỵ vì không bao giờ bằng lòng với cái đã mong mõi mà luôn không thoả mãn với hiện tại.

IV. Kinh Kiết Sử (Saṃyojanasuttaṃ)
[Vị Thiên] Bản dịch HT. Thích Minh Châu Bản hiệu đính

‘‘Kiṃsu saṃyojano loko,

kiṃsu tassa vicāraṇaṃ;

Kissassu vippahānena,

nibbānaṃ iti vuccatī’’ti.

-- Vật gì trói buộc đời?

Vật gì dẫn hành đời?

Do đoạn trừ pháp gì,

Mới được gọi Niết-bàn?

Cái gì trói buộc đời?

Cái gì mãi đi hoang?

Cái gì được đoạn tận?

Mới gọi là niết bàn?

[Đức Phật] Bản dịch HT. Thích Minh Châu Bản hiệu đính

‘‘Nandīsaṃyojano loko,

vitakkassa vicāraṇaṃ;

Taṇhāya vippahānena,

nibbānaṃ iti vuccatī’’ti.

-- Chính hỷ trói buộc đời,

Tầm cầu dẫn hành đời,

Do đoạn trừ khát ái,

Mới được gọi Niết-bàn.

Vui thích trói buộc đời,

Chính tâm ý đi hoang,

Một khi hết khát ái,

Mới được gọi niết bàn.

Vì lời kinh có nhiều ý nghĩa tế nhị nên phụ đính bản Anh ngữ của Bodhi Bhikkhu và bản chữ Hán của Zhang Chunjiang để tham khảo:

209. “By what is the world tightly fettered?

What is its means of travelling about?

What is it that one must forsake

In order to say, ‘Nibbāna’?”

210. “The world is tightly fettered by delight;

Thought is its means of travelling about.

Craving is what one must forsake

In order to say, ‘Nibbāna.’”

什麼是世間的結?

什麼是它遊走的方法?

以什麼的捨棄

像這樣被稱為涅槃?

Thập ma thị thế gian đích kết?

Thập ma thị tha du tẩu đích phương pháp?

Dĩ thập ma đích xả khí,

Tượng giá dạng bị xưng vy niết bàn?

歡喜是世間的結,

尋是它遊走的方法,

以渴愛的捨棄,

像這樣被稱為涅槃。

Hoan hỷ thị thế gian đích kết,

Tầm thị tha du tẩu đích phương pháp,

Dĩ khát ái đích xả khí,

Tượng giá dạng bị xưng vy niết bàn.

V. Kinh Triền Phược (Bandhanasuttaṃ)
[Vị Thiên] Bản dịch HT. Thích Minh Châu Bản hiệu đính

‘‘Kiṃsu sambandhano loko,

kiṃsu tassa vicāraṇaṃ;

Kissassu vippahānena,

sabbaṃ chindati bandhana’’nti.

Vật gì triền phược đời?

Vật gì dẫn hành đời?

Do đoạn trừ pháp gì,

Mọi triền phược đoạn diệt?

Cái gì câu thúc đời?

Cái gì mãi đi hoang?

Cái gì phải từ bỏ?

Mới thoát vòng cương toả?

[Đức Phật] Bản dịch HT. Thích Minh Châu Bản hiệu đính

‘‘Nandīsambandhano loko,

vitakkassa vicāraṇaṃ;

Taṇhāya vippahānena,

sabbaṃ chindati bandhana’’nti.

Chính hỷ triền phược đời,

Tầm cầu dẫn hành đời,

Do đoạn trừ khát ái,

Mọi triền phược đoạn diệt.

Vui thích câu thúc đời,

Chính tâm ý đi hoang,

Một khi hết khát ái,

Mới đoạn mọi trói trăn.

Vì lời kinh có nhiều ý nghĩa tế nhị nên phụ đính bản Anh ngữ của Bodhi Bhikkhu và bản chữ Hán của Zhang Chunjiang để tham khảo:

211. “By what is the world held in bondage?

What is its means of travelling about?

What is it that one must forsake

To cut off all bondage?”

212. “The world is held in bondage by delight;

Thought is its means of travelling about.

Craving is what one must forsake

To cut off all bondage.”

什麼是世間的結縛?

什麼是它遊走的方法?

以什麼的捨棄,

切斷一切結縛?

Thập ma thị thế gian đích kết phược?

Thập ma thị tha du tẩu đích phương pháp?

Dĩ thập ma đích xả khí,

Thiết đoạn nhất thiết kết phược?

歡喜是世間的結縛,

尋是它遊走的方法,

以渴愛的捨棄,

切斷一切結縛。

Hoan hỷ thị thế gian đích kết phược,

Tầm thị tha du tẩu đích phương pháp,

Dĩ khát ái đích xả khí,

Thiết đoạn nhất thiết kết phược.

saṃyojana = trói buộc

sambandhana = câu thúc, nô lệ

nanda = hỷ tham, yêu thích

loka = thế gian, đời

vitakka = tầm, sự hướng tâm, tâm ý

vicāra = tứ, sự gắn bó với cảnh, bám với cảnh, (ở đây chỉ cho sự dong ruổi)

taṇhā = khát ái, sự khao khát không bao giờ thoả mãn

vippahāna = từ bỏ

nibbāna = niết bàn, tịch tịch, tối thượng an lạc

Theo Sớ giải thì vicaraṇā chỉ cho pādāni (những cái chân) hàm nghĩa sự dong ruổi, lang thang trong đời. Trong ý nghĩa của ngôn từa thì vitakka – tầm – là sự hướng tâm trong lúc vicāra – tứ – là sự gắn bó với đối tượng. Nhưng ở đây thì vitakka chỉ cho tâm mà vicāra chỉ cho sự lang thang dong ruổi. (Kiṃ su saṃyojanoti kiṃ saṃyojano kiṃ bandhano? Vicāraṇanti vicaraṇā pādāni. Bahuvacane ekavacanaṃ kataṃ. Vitakkassa vicāraṇanti vitakko tassa pādā).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

4. Saṃyojanasuttaṃ [Mūla]

64. ‘‘Kiṃsu saṃyojano loko, kiṃsu tassa vicāraṇaṃ;

Kissassu vippahānena, nibbānaṃ iti vuccatī’’ti.

‘‘Nandīsaṃyojano [nandisaṃyojano (sī. syā. kaṃ.)] loko, vitakkassa vicāraṇaṃ;

Taṇhāya vippahānena, nibbānaṃ iti vuccatī’’ti.

5. Bandhanasuttaṃ [Mūla]

65. ‘‘Kiṃsu sambandhano loko, kiṃsu tassa vicāraṇaṃ;

Kissassu vippahānena, sabbaṃ chindati bandhana’’nti.

‘‘Nandīsambandhano loko, vitakkassa vicāraṇaṃ;

Taṇhāya vippahānena, sabbaṃ chindati bandhana’’nti.

4-5.Saṃyojanasuttādivaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

64. Catutthe kiṃ su saṃyojanoti kiṃ saṃyojano kiṃ bandhano? Vicāraṇanti vicaraṇā pādāni.

Bahuvacane ekavacanaṃ kataṃ. Vitakkassa vicāraṇanti vitakko tassa pādā. Catutthaṃ.

65. Pañcamepi eseva nayo. Pañcamaṃ.

Ý kiến bạn đọc