BUÔNG BỎ VÀ HUÂN TU _ Kinh Bao Nhiêu Phải Cắt Đoạn (Katichindasuttaṃ) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 13.4.2021

BUÔNG BỎ VÀ HUÂN TU _ Kinh Bao Nhiêu Phải Cắt Đoạn (Katichindasuttaṃ) _ Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA _ Bài học ngày 13.4.2021

Thứ ba, 13/04/2021, 09:33 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.4.2021

BUÔNG BỎ VÀ HUÂN TU

Kinh Bao Nhiêu Phải Cắt Đoạn (Katichindasuttaṃ)

(S.i,3) (CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM CÂY LAU)

Tu tập không chỉ để thành tựu mà còn để có khả năng từ bỏ. Điểm nầy không những thiết yếu đối với giai đoạn chuyển tiếp từ phàm sang thánh mà ngay trong cuộc sống bình thường cũng vậy. Hình ảnh một người vượt giòng nước lũ để đến bờ kia là một thí dụ sinh động về những gì cần tháo bỏ và những gì cần hàm dưỡng để có đủ điều kiện đáo bĩ ngạn.

Mặc dù sự phân chia mười kiết sử thành hai nhóm hạ phần và thượng phần được tìm thấy trong nhiều bài kinh nhưng ở đây có hai động từ dị biệt là cắt đoạn (chinde) đối với năm hạ phần và từ bỏ (jahe) cho thấy hai mức độ khác nhau: cắt đoạn với cái bất thiện và từ bỏ cái đối lập còn lại tuy không tốt hơn nhưng vẫn còn mầm mống của sanh tử.

Năm pháp cần huân tu ở đây là ngũ quyền hay ngũ căn tức năm nền tảng của sự tu tập nội tại là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Dù trong thiền chỉ (samatha) hay thiền quán (vipassana) thì năm pháp nầy phải phát triển đồng bộ. Nói cách khác là không thiếu cũng không dư.

Năm pháp cần vượt qua là năm vướng mắc (sanga) là bảng liệt kê ít khi được nêu ra trong những bài kinh khác trong Tam Tạng.

 

 

Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi:

... Nhân duyên ở (Sāvatthī ), Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

''Kati chinde kati jahe,

Phải cắt đoạn bao nhiêu,

Phải từ bỏ bao nhiêu,

kati cuttari bhāvaye. Kati saṅgātigo

Tu tập thêm bao nhiêu,

Vượt qua bao trói buộc,

bhikkhu, oghatiṇṇoti vuccatīti..

Ðể được có danh xưng,

Tỷ-kheo vượt bộc lưu?

(Thế Tôn):

''Pañca chinde pañca jahe,

Phải cắt đoạn đến năm,

Phải từ bỏ đến năm,

pañca cuttari bhāvaye.

Tu tập thêm năm pháp (lực),

Pañca saṅgātigo

Vượt qua năm trói buộc,

bhikkhu, oghatiṇṇoti vuccatīti..

Ðể được có danh xưng,

Tỷ-kheo "vượt bộc lưu".

 

Chinde: cắt đoạn

Jahe: từ bỏ

Bhāvaye: Tu tập

saṅgātigo: trói buộc,

oghatiṇṇoti : người vượt bộc lưu

 

Câu trả lời của Đức Phật chỉ là những con số. Đối với vị thiên thì như vậy là đủ để hiểu. Chân nghĩa của những ẩn số nầy tìm thấy trong Sớ giải:

Năm pháp cần phải đoạn tận là năm hạ phần kiết sử (Olambhāgiyāsam-yoyanā): thân kiến là sự chấp ngã (là ta, là của ta) đối với năm uẩn; nghi hoặc là sự nghi ngờ đối với điều cần xác tín; giới cấm thủ là chấp trì những điều thiếu lý tín; dục ái là ái chấp với ngũ trần; sân là bực bội với điều trái ý.

Năm pháp cần phải từ bỏ là năm thượng phần kiết sử (uddhambhāgiyāsam-yoyanā): ái sắc là tham luyến với cảnh giới thiền sắc giới; ái vô sắc là tham luyến với cảnh giới thiền vô sắc giới; mạn là cái nhìn so đo giữa cá thể với cá thể; phóng dật là sự giao động của tâm; vô minh là cái nhìn bị ngăn che chưa tỏ rõ (tứ đế).

Năm pháp cần tu tập là ngũ quyền (indriya): tín quyền là nền tãng đức tin; tấn quyền là nền tảng nỗ lực; niệm quyền là nền tảng tỉnh thức; định quyền là nền tảng tập chú; tuệ quyền là nền tảng trí giác. Trong câu pañca cuttari bhāvaye chữ cuttari (ca + uttari) nên hiểu là “thêm vào đó” hay “hơn thế nữa”.

Năm vướng mắc cần vượt qua: ái nhiễm (ragasanga), sân hận (dohasanga), si mê (mohasanga) ngã mạn (manasanga), tà kiến (ditthisanga).

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

5. Katichindasuttaṃ [Mūla]

5. Sāvatthinidānaṃ . Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi:

''Kati chinde kati jahe, kati cuttari bhāvaye.

Kati saṅgātigo bhikkhu, oghatiṇṇoti vuccatīti..

''Pañca chinde pañca jahe, pañca cuttari bhāvaye.

Pañca saṅgātigo bhikkhu, oghatiṇṇoti vuccatīti..

5. Katichindasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

5. Pañcame kati chindeti chindanto kati chindeyya. Sesapadesupi eseva nayo. Ettha ca ‘‘chinde jahe’’ti atthato ekaṃ. Gāthābandhassa pana maṭṭhabhāvatthaṃ ayaṃ devatā saddapunaruttiṃ vajjayantī evamāha. Kati saṅgātigoti kati saṅge atigato, atikkantoti attho. Saṅgātikotipi pāṭho, ayameva attho. Pañca chindeti chindanto pañca orambhāgiyasaṃyojanāni chindeyya. Pañca jaheti jahanto pañcuddhambhāgiyasaṃyojanāni jaheyya. Idhāpi chindanañca jahanañca atthato ekameva, bhagavā pana devatāya āropitavacanānurūpeneva evamāha. Atha vā pādesu baddhapāsasakuṇo viya pañcorambhāgiyasaṃyojanāni heṭṭhā ākaḍḍhamānākārāni honti, tāni anāgāmimaggena chindeyyāti vadati. Hatthehi gahitarukkhasākhā viya pañcuddhambhāgiyasaṃyojanāni upari ākaḍḍhamānākārāni honti, tāni arahattamaggena jaheyyāti vadati. Pañca cuttari bhāvayeti etesaṃ saṃyojanānaṃ chindanatthāya ceva pahānatthāya ca uttari atirekaṃ visesaṃ bhāvento saddhāpañcamāni indriyāni bhāveyyāti attho. Pañca saṅgātigoti rāgasaṅgo dosasaṅgo mohasaṅgo mānasaṅgo diṭṭhisaṅgoti ime pañca saṅge atikkanto. Oghatiṇṇoti vuccatīti caturoghatiṇṇoti kathīyati. Imāya pana gāthāya pañcindriyāni lokiyalokuttarāni kathitānīti.

Katichindasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc