Bài 61. SÁU KHÍA CẠNH QUAN TRỌNG CỦA TÂM THỨC  _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 4.3.2021

Bài 61. SÁU KHÍA CẠNH QUAN TRỌNG CỦA TÂM THỨC _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 4.3.2021

Thứ năm, 04/03/2021, 18:59 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 4.3.2021

Bài 61

SÁU KHÍA CẠNH QUAN TRỌNG CỦA TÂM THỨC

Qua nhiều bài học trước, tâm thức đã được nói đến theo trạng thái, thể loại, thuộc tánh… nhưng vẫn chưa đủ để hiều tất cả chiều kích của tâm thức. Thắng Pháp Abhidhamma đặc biệt vô cùng tinh tế khi dạy về diễn trình của tâm thức (cittavīthi). Và để hiểu về diễn trình tâm thức trước hết phải hiểu sáu khía cạnh quan trọng của tâm thức là: cảm thọ (vedanā), nhân (hetu), chức năng (kicca), môn (dvāra), cảnh (ārammaṇa) và vật (vatthu). Nắm vững những khía cạnh nầy người học sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đặc điểm tế nhị của tâm thức. Bài học nầy chỉ nêu lên khái niệm tổng quát của sáu khía cạnh nầy. Những bài học tiếp theo sẽ đào sâu từng phần một.

 

  • Cảm thọ (vedanā) tức là 5 thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Tất cả tâm đều có cảm thọ. Cảm thọ của tâm là một trong những yếu tố để phân loại, để hiểu về rõ về thiền chứng, để biết tại sao cần có một sát na “trái độn” trong diễn trình tâm. Có thể nói không sợ sai lầm: cảm thọ là đề tài lớn trong Phật học trên cả hai phương diện vĩ mô và bình diện rộng dù trong Kinh Tạng hay Thắng Pháp Tạng.

 

  • Nhân (hetu) như là chủng tử hay hạt giống. Có sáu nhân là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si. Chính những nhân nầy tạo nên tâm bất thiện, tâm tịnh hảo. Những tâm vô nhân thường làm việc có tánh cách máy móc. Khía cạnh về nhân cho chúng ta hiểu rõ về con người, hành động, và hoạt dụng của tâm thức.

 

  • Chức năng (kicca) tức vai trò của những thể loại tâm. Có 14 chức năng như tục sinh, tiềm thức, mệnh chung, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, khai môn, tiếp nhận, quan sát, phân định, xử lý, dư hưởng. Không thể hiểu diễn trình của tâm thức mà không biết về chức năng của tâm. Mỗi thứ tâm có thể có một hay nhiều chức năng. Chính khía cạnh nầy cho thấy rõ tại sao có những khác biệt to lớn giữa các thứ tâm.

 

  • Môn (dvāra) tức là cửa hay lối ra vào của tâm và cảnh. Có tất cả 6 môn là nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn và ý môn. Chính các môn tạo nên thế giới nội tại và ngoại tại, và do vậy, tạo thành sự khác biệt của các diễn trình tâm thức.

 

  • Cảnh (ārammaṇa) là đối tượng của tâm thức. Không thể hiểu tâm mà không hiểu cảnh của tâm. Thắng Pháp Abhidhamma đặc biệt có sự phân định vi tế đối với cảnh. Có tất cả 21 cảnh: cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh ngũ, cảnh pháp, cảnh chơn đế, cảnh tục đế, dục giới, cảnh đáo đại, cảnh niết bàn, cảnh danh pháp, cảnh sắc pháp, cảnh quá khứ, cảnh hiện tại, cảnh vị lai, cảnh ngoại thời, cảnh nội phần, cảnh ngoại phần, cảnh nội và ngoại phần. Sự phân loại về cảnh của tâm soi sáng nhiều về tánh cách hư thực, chân vọng của tâm thức vốn là đề tài gây nhiều tranh luận.

 

  • Vật (vatthu) tức là thần kinh hay sắc nương của tâm thức. Thí dụ con mắt chứa đựng sắc thần kinh nhãn là nơi nương của nhãn thức. Có sáu vật là nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật, thân vật và ý vật. Sự liên hệ giữa tâm thức và vật chất là một lãnh vực quan yếu của Phật học khi nói về ngũ uẩn, thập nhị xứ và thập bát giới.

Càng đi sâu môn học Thắng Pháp những từ vựng cần hiểu như là thuật ngữ hay danh từ chuyên môn. Có nghĩa là những từ vựng nầy phải mang ý nghĩa tinh xác theo Thắng Pháp chứ không thể suy diễn theo cách hiểu quen thuộc. Thí dụ chữ “nhân” ở đây là từ dịch của hetu không thể hiểu là “nhân trong nhân quả; hoặc chữ “vật – vatthu” ở đây chỉ cho các sắc thần kinh.

Sáu khía cạnh quan trọng của tâm thức đề cập trong bài học nầy được Ngài Anuruddha, tác giả của tập Thắng Pháp Yếu Luận (Abhidhammasangaha) nêu lên trước khi giải về diễn trình tâm thức để người học chuẩn bị tốt khi đào sâu vào giải thích về giòng tâm thức. Nên hiểu rằng nói đến tâm thức không phải chỉ có sáu khía cạnh nầy.

Trong giáo trình nầy cho tới nay đã đi qua các phần sau:

  • Khái niệm tổng quát về pháp (chơn đế và tục đế)

 

  • Tâm

 

  • Thuộc tánh của tâm

 

  • Sự tương hợp giữa tâm và thuộc tánh

 

Phần đang học là 6 khía cạnh quan trọng của tâm thức chuẩn bị trước khi đào sâu vào Diễn Trình Của Tâm Thức

Thảo luận 1. Phải chăng khi học Thắng Pháp người học cần ghi nhớ nằm lòng những con số và khái niệm vì học những bài sau luôn cần những bài trước? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Nhiều người nói rằng sự chia chẻ li chi của Thắng Pháp không cần thiết. Quan niệm đó có hợp lý chăng? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Nếu không có Thắng Pháp Abhidhamma thì sự hiểu biết về giáo lý duyên khởi có bị hạn chế không? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Bài học trước là: Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm

Bài học tiếp theo sẽ là: 6 Nhân

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet