Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh  Đối Với Tâm _ "14 Thuộc Tánh Bất Thiện" _ Lớp Phật Pháp Buddhadhamma _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 25.2.2021

Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ "14 Thuộc Tánh Bất Thiện" _ Lớp Phật Pháp Buddhadhamma _ Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ 25.2.2021

Thứ năm, 25/02/2021, 19:55 GMT+7

 

 

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 25.2.2021

Bài 60 .Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm

(lưu ý: phần nầy sẽ được giảng trong nhiều bài học)

Sự tương hợp giữa tâm và tánh trong bài học học trước là “mỗi tâm có bao nhiêu thuộc tánh tương hợp”. Bài học nầy nhắm vào “mỗi thuộc tánh tương hợp bao nhiêu tâm”. Cái nhìn đối ngược nầy giúp người học hiểu rõ hơn về tâm và các thuộc tánh.

14 THUỘC TÁNH BẤT THIỆN

Nhóm si phần

(si, vô tàm, vô uý, giao động)

Tương hợp với 12 tâm bất thiện.

4 thuộc tánh si phần gọi là nhóm bất thiện biến hành vì có mặt trong tất cả trong tâm bất thiện.

 

Trong 4 thuộc tánh nầy thì thuộc tánh si tức là vô minh mang ảnh hưởng sâu rộng (….) trên cả hai phương diện vĩ mô và bình diện rộng.

Nhóm tham phần

(tham, tà kiến, ngã mạn)

Thuộc tánh tham tương hợp với tất cả 8 tâm tham.

 

Thuộc tánh tà kiến tương hợp với 4 tâm tham hợp tà.

 

Thuộc tánh ngã mạn CHỈ tương hợp tâm tham ly tà một cách bất định.

2 thuộc tánh tà kiến và ngã mạn chỉ có mặt trong tâm tham (2 thuộc tánh nầy không bao giờ có trong tâm si như nhiều người quan niệm).

 

2 thuộc tánh tà kiến và ngã mạn không bao giờ đi chung với nhau.

Nhóm sân phần

(sân, tật, lận, hối)

Tương hợp với hai tâm sân.

3 thuộc tánh tật, lận, hối không đi chung và có tánh cách bất định (không phải khi nào có tâm sân cũng phải có một trong ba thuộc tánh nầy).

Nhóm hôn phần

(hôn trầm, thuỵ miên)

Tương hợp với 4 tâm tham hữu trợ và tâm sân hữu trợ.

Hai thuộc tánh hôn trầm và thuỵ miên không có trong những tâm vô trợ mà chỉ có trong những tâm hữu trợ. Nhưng gọi là có cũng bất định nghĩa là không phải khi tâm hữu trợ sanh thì luôn phải có.

Nghi phần (nghi hoặc)

Chỉ tương hợp tâm si hoài nghi.

Đây là thuộc tánh trong 52 thuộc tánh chỉ với 1 tâm.

Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Si Phần
Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Tham Phần
Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Sân Phần
Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Nhóm Hôn Phần
Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm _ Thuộc Tánh Nghi Hoặc

Bài học trước là: Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc tánh

Bài học tiếp theo sẽ là: Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm (tiếp theo)

Thảo luận 1.  Hai thuộc tánh si và tham chỉ có mặt trong tâm bất thiện vậy thì sự chi phối của vô minh và ái dục đối với những tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới được hiểu thế nào? _  do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Theo Thắng Pháp thuộc tánh hôn trầm là sự dã dượi uể oải của tâm (thức uẩn) và thuộc tánh thuỵ miên là sự dã dượi uể oải của các thuộc tánh (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn). Kinh Tạng có cùng cách giải thích như vậy chăng? Hôn trầm và thuỵ miên thường được hiểu là trạng thái nghiêng về thân hơn là tâm điều nầy có đúng chăng?  _  do TT Tuệ Siêu giảng giải

 

Ý kiến bạn đọc