TRỌNG ĐIỂM CỦA SỰ TU TẬP _ 152. Kinh Căn Tu Tập  (Indriyabhāvanā Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 21.7.2021

TRỌNG ĐIỂM CỦA SỰ TU TẬP _ 152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhāvanā Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 21.7.2021

Thứ tư, 21/07/2021, 14:59 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 21.7.2021


TRỌNG ĐIỂM CỦA SỰ TU TẬP

152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhāvanā Sutta)

Chữ indriya dịch là căn ở đây chỉ cho các giác quan như nhãn căn, nhĩ căn…. Bà la môn Uttara đến diện kiến Đức Phật. Khi được hỏi thầy của Uttara dạy thế nào về sự tu tập các căn thì vị nầy trả lời là không thấy, không nghe…. Sau đó Đức Phật đã dạy về sự tu tập đối với các căn trong Phật Pháp. Pháp thoại chứa đựng sự phân tích chi tiết về sự quán chiếu chánh niệm đối với các sáu căn. Đây là bài kinh cuối cùng của Trung Bộ và chứa đựng nhiều hướng dẫn về pháp hành.

691. Chỉ đơn thuần đóng kín các căn môn không phải là phương cách tu tập

Đôi khi người ta cũng đồng ý là các giác quan là cửa ngõ của phiền não hệ luỵ nhưng không phải vì vậy mà đưa ra phương cách tốt để tự chế:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Kajangalā, tại Mukheluvana. Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pāsāriya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pāsāriya đang ngồi một bên:

-- Này Uttara, Bà-la-môn Pāsāriya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không?

-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pāsāriya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào?

-- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pāsāriya thuyết căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pāsāriya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn tu tập. Này Uttara, người mù không thấy sắc với mắt, người điếc không nghe tiếng với tai.

Khi được nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Uttara đệ tử của Pāsāriya ngồi im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì.

692. Muốn nhiếp hộ các căn phải hiểu rõ các căn

Một viên tướng giỏi giữa thành không đơn giản là khoá kín các cổng ra vào mà còn phải hiểu nhiều về chiến lược, chiến thuật phòng thủ:

Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Uttara, đệ tử của Pāsāriya im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì, liền gọi Tôn giả Ānanda và nói:

-- Này Ānanda, Bà-la-môn Pāsāriya thuyết cho các đệ tử căn tu tập một cách khác; nhưng trong giới luật các bậc Thánh, vô thượng căn tu tập khác như vậy.

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời ! Bạch Thiện Thệ nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. Sau khi nghe Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ānanda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Ānanda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ- kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vị nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ānanda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ānanda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ānanda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ānanda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý. Khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ānanda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ānanda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ānanda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ānanda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.

693. Sự tu tập các căn của bậc thánh hữu học

Các bậc thánh sơ quả, nhị quả, tam quả tuy không còn bị sa đoạ bởi căn cảnh nhưng vẫn còn thích, không thích trong một số trường hợp (…) dù vậy các ngài có tàm quý và nhàm chán đối với sự giao động của tâm:

Và này Ānanda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Sau khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc..., sau khi ý nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Như vậy, này Ānanda là đạo lộ của vị hữu học.

694. Một vị đã tu tập viên mãn (A la hán) đối với các căn môn

Theo Patiṣambhidāmagga (Vô Ngại Giải Đạo) giải thích sự phân biệt cảnh khả ý, không khả ý của các bậc lậu tận A la hán có năm trường hợp gọi là năng lực siêu nhiên của bậc thánh (ariya iddhi):

1. Phân biệt khả ý, không khả ý khi khởi sanh từ tâm (mong cho chúng sanh được những điều khả ý).

2. Phân biệt khả ý, không khả ý khi quán sát tánh vô thường (như khi thấy chúng sanh lúc trẻ đẹp, lúc già nua).

3. Quán sát vui khổ để thấy sự nhất thể của cảm thọ.

4. Quán sát sự sanh diệt của hiện tượng tương phản nhưng cùng bản chất.

5. Quán sát vui khổ, khả ý và bất khả ý để thể nhập không tánh. Tất cả những cảm nhận nầy hết sức tế nhị và tuỳ tâm chứ không do chi phối bởi căn cảnh.

Và này Ānanda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu tập? Ở đây, này Ānanda, sau khi mắt thấy sắc, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly", đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác ", thời ở đây, vị ấy an trú xả chánh niệm, tỉnh giác.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc..., ý nhận thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng ta an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly (đối với sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy sống an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly và sự vật yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi, sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Như vậy, này Ānanda, là bậc Thánh, các căn được tu tập.

695. Đức Phật giảng dạy cặn kẽ giáo pháp với mục đích duy nhất: vì lợi ích cho các đệ tử.

Đức Thế Tôn không để lại kho tàng giáo pháp to lớn vì ưa chuộng triết lý hay vì muốn thu thập đông đảo tín đồ mà duy nhất vì tâm đại từ, đại bi với chúng sanh:

Như vậy, này Ānanda, Ta đã giảng vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh, đã giảng đạo lộ của bậc hữu học, đã giảng bậc Thánh, các căn được tu tập. Này Ānanda, những gì một bậc Ðạo sư phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy Ta đã làm cho các Ông. Này Ānanda, đây là những gốc cây, đây là những chỗ trống. Này Ānanda, hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là những lời giáo giới của Ta cho các Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 152 [tóm tắt]

Kinh Căn Tu Tập

(Indriyabhāvanā Sutta)

(M.iii, 298)

Đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Uttara về cách tu tập các căn trong đạo Bà-la-môn. Sau khi được thanh niên Uttara trả lời rằng không nên thấy sắc với mắt, nghe tiếng với tai, đức Phật dạy, vậy thì người mù, người điếc cũng được gọi là những bậc tu hành trong đạo Bà-la- môn, vì chúng không nghe, không thấy. Rồi Thế Tôn giảng thế nào là căn tu tập trong giáo pháp của Ngài.

Khi mắt thấy sắc, khởi lên vui hoặc khổ, hoặc không vui không khổ, vị ấy biết rằng cái gì khởi lên đều thuộc hữu vi, thô tướng, chỉ có một cái thù diệu là xả. Do đó, trong khi vị ấy chỉ có xả tồn tại. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi, lưỡi nếm... cũng vậy. Đó gọi là vô thượng căn tu tập.

Đạo lộ của một vị hữu học là khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng,... có khả ý, bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ.Đối với bậc Thánh, các căn được tu tập là khi mắt thấy sắc... khởi lên khả ý, vị ấy có thể an trú với tưởng không chán ghét đối với vật không đáng chán, chán ghét đối với vật không đáng chán, hoặc từ bỏ cả hai, chán và không chán, an trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Vị ấy có thể thực hành được điều này một cách như ý muốn, không có khó khăn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 152 [dàn ý]

Kinh Căn Tu Tập

(Indriyabhāvanā Sutta)

(M.iii, 298)

A. Duyên khởi:

Không thỏa mãn với pháp môn căn tu tập của Bà-la-môn Prsariya, Thế Tôn tuyên bố pháp môn vô thượng căn tu tập trong giới luật của bậc Thánh, khác xa với pháp môn của Bà-la-môn. Theo lời yêu cầu của Tôn giả nanda, Thế Tôn thuyết giảng vô thượng căn tu tập trong giáo pháp của Ngài.

B. Chánh kinh:

I. Vô thượng căn tu tập trong giới luật của bậc Thánh.

II. Thế nào là đạo lộ của vị hữu học.

III. Thế nào là bậc Thánh các căn được tu tập.

IV. Sau khi giảng các đề tài trên, Thế Tôn khuyên Tôn giả Ānanda và các Tỷ-kheo tu tập thiền định, chớ có phóng dật.

C. Kết luận:

Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 152 [toát yếu]

Kinh Căn Tu Tập

(Indriyabhāvanā Sutta)

(M.iii, 298)

I. TOÁT YẾU

The Development of the Faculties.

The Buddha explains the supreme development of the control over the sense faculties and the arahants’ mastery over his perceptions.

Sự tu tập các giác quan.

Phật giải thích cách tu tập tối thượng là kiểm soát các giác quan và làm chủ các tưởng (nhận thức) nơi vị A-la-hán.

II. TÓM TẮT

Thanh niên Uttara đệ tử của bà-la-môn Pāsāriya đi đến hầu thăm Phật. Phật hỏi thầy anh dạy đệ tử tu tập căn như thế nào. Thanh niên đáp, mắt đừng thấy sắc, tai đừng nghe tiếng... Bà-la-môn thuyết giảng về tu tập căn như vậy. Phật dạy nếu thế thì hóa ra mù và điếc là những người tu tập căn cả sao. Thanh niên cúi đầu hổ thẹn vì không trả lời được.

Khi ấy Phật gọi tôn giả A-nan mà dạy rằng, trong giới luật của các bậc thánh, vô thượng căn tu tập không phải như vậy. Tôn giả xin Phật thuyết giảng. Phật dạy vô thượng căn tu tập là khi mắt thấy sắc, ý khởi lên hoặc vui, khổ, hoặc khổ, hoặc dửng dưng vị ấy đều biết rõ nhưng cũng biết thêm rằng, cái gì có khởi lên vì là hữu vi nên thô. Chỉ có cái này là thực, thù diệu, đó là xả. Cho nên dù khởi lên bất cứ cảm thọ nào trong ba loại ấy, tất cả đều đoạn diệt chỉ tồn tại xả. Khi tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc, ý nhận thức cũng đều như vậy, tất cả cảm thọ đều đoạn diệt nơi vị ấy, chỉ còn lại xả, như nước không đọng trên lá sen chúc xuống.

Ðạo lộ của bậc hữu học là, mỗi khi các căn xúc tiếp với trần cảnh tự thấy mình còn khởi một trong ba loại cảm thọ ấy mà không xả bỏ, thì lấy làm hổ thẹn. Còn bậc thánh thì, khi muốn an trú tưởng yểm ly (đối với vật khả ái) hoặc tưởng không yểm ly (như khởi tâm từ trước sự vật đáng chán ghét) hoặc tưởng xả, đều có thể làm được như ý muốn. Ðây là sự tu tập căn đối với bậc thánh. Vậy, này A-nan, Ta đã giảng thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc thánh, thế nào là đạo lộ bậc hữu học, thế nào là các căn đã được tu tập nơi bậc thánh. Ðây là những gốc cây, chỗ trống, các người hãy thiền tư chớ phóng dật mà phải hối hận về sau.

III. CHÚ GIẢI

Kinh này phân biệt giữa lối tu tập còn chấp tướng và lối tu vô tướng. Chấp tướng là lối tu nhắm mắt bưng tai, không dám tiếp xúc với đời vì sợ nổi tham, sân... vì quan niệm nhiễm ô là do ngoại cảnh. Phật dạy kinh này cốt cho thấy cách ấy sai. Vì ô nhiễm là ở tâm, không phải ở nơi con mắt hay sắc đẹp. Cho nên Phật nhấn mạnh lối tu có trí tuệ, là khi mắt thấy sắc, phải ý thức sự ưa, ghét, hay dửng dưng đang khởi lên, lại rõ biết ba loại cảm thọ ấy vô thường vì sẽ thay đổi, chấm dứt. Như vậy thì không đến nỗi yêu mê man tàn tật hay ghét cay ghét đắng. Thái độ quá khích này là do vô ý thức. Khi có ý thức thì chỉ chứng kiến tất cả nhưng cái tôi không can dự. Ấy gọi là giải thoát nhờ tuệ, không cần tránh né sắc thanh, không cần trốn đời để vào trong núi. Ðấy là tu tập giác quan cách cao nhất.

Bất cứ gì cũng không thể khuấy động người ấy, như nước không đọng lại trên lá sen, lá môn. Tu tập theo kiểu ấy khi chưa thành tựu (có khi cũng còn nổi ưa ghét) thì gọi là hữu học, vì còn phải tự chế, tự tri. Khi đã thành tựu, hoàn toàn làm chủ yêu ghét thì gọi là tự tại, thái độ của một bậc A-la-hán vô học. Khi cần yêu, vị ấy yêu. Như gặp ai làm hại mình, đánh giết mình, vị ấy có thể khởi lên niềm thương yêu lai láng, như thái độ của chúa Giê su khi bị đóng đinh. Khi cần chán ghét, vị ấy chán ghét. Ấy là khi sắc đẹp tiếng hay muốn đến dẫn dụ mình, thì khởi chán ghét để dù thấy nghe cũng như không.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật hỏi Ut-ta-ra

Ðệ tử bà-la-môn

Thầy anh dạy những gì

Về các căn tu tập?

Thanh niên đáp lời rằng

Con mắt chớ thấy sắc,

Tai đừng nghe âm thanh...

Tu tập căn là vậy.

Phật dạy nếu thế thì

Hóa ra mù và điếc

Lại chính là những người

Tu tập căn tối thượng?

Thanh niên không đáp được

Phật bèn gọi A-nan

Dạy cách tu tập căn

Trong giới luật bậc thánh:

Khi con mắt thấy sắc,

Ý có thể khởi lên

Vui, khổ, hoặc dửng dưng

Vị ấy đều biết rõ.

Nhưng cũng biết thêm rằng,

Cái gì có khởi lên

Vì hữu vi nên thô.

Chỉ là xả thù diệu.

Cho nên dù khởi lên

Bất cứ cảm thọ nào

Tất cả đều đoạn diệt

Chỉ tồn tại tâm xả.

Khi tai nghe, mũi ngửi,

Lưỡi nếm, thân xúc giác,

Ý nhận thức các pháp

Cũng đều như vậy cả

Ðoạn diệt mọi cảm thọ

Chỉ còn duy nhất xả,

Như nước không đọng lại

Trên lá sen chúc xuống.

Một vị hữu học đạo

Mỗi khi căn xúc cảnh

Tự thấy mình còn khởi

Một trong ba cảm thọ

Mà không xả bỏ liền,

Thì lấy làm hổ thẹn.

Còn đối với bậc thánh

Thì có thể tùy nghi:

Hoặc trú tưởng yểm ly

(đối với vật khả ái)

Hoặc tưởng không yểm ly

(như là khởi tâm từ

trước sự vật đáng chán)

Hoặc ý tưởng xả bỏ,

Không gì không thể làm.

Ðây là tu tập căn

Ở nơi một bậc thánh.

Vậy, này hỡi A-nan,

Vô thượng căn tu tập

Trong giới luật bậc thánh,

Ðã được Ta giảng dạy

Đạo lộ tu tập căn

Hữu học và vô học,

Ta cũng đã nói xong.

Hãy đến nơi gốc cây,

Hoặc chỗ nào vắng vẻ,

Mà tư duy tu tập

Chớ phóng dật buông lung

Ðể về sau hối hận.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

152. Indriyabhāvanāsuttaṃ [Mūla]

453. Evaṃ    me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā gajaṅgalāyaṃ [kajaṅgalāyaṃ (sī. pī.), kajjaṅgalāyaṃ (syā. kaṃ.)] viharati suveḷuvane [veḷuvane (syā. kaṃ.), mukheluvane (sī. pī.)]. Atha kho uttaro māṇavo pārāsiviyantevāsī [pārāsariyantevāsī (sī. pī.), pārāsiriyantevāsī (syā. kaṃ.)] yena Bhagavā  tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho uttaraṃ māṇavaṃ pārāsiviyantevāsiṃ Bhagavā etadavoca : ''deseti, uttara, pārāsiviyo brāhmaṇo sāvakānaṃ indriyabhāvananti? ''deseti, bho gotama, pārāsiviyo brāhmaṇo sāvakānaṃ indriyabhāvananti. ''Yathā kathaṃ pana, uttara, deseti pārāsiviyo brāhmaṇo sāvakānaṃ indriyabhāvananti? ''idha, bho gotama, cakkhunā rūpaṃ na passati, sotena saddaṃ na suṇāti : evaṃ kho, bho gotama, deseti pārāsiviyo brāhmaṇo sāvakānaṃ indriyabhāvananti. ''Evaṃ sante kho, uttara, andho bhāvitindriyo bhavissati, badhiro bhāvitindriyo bhavissati yathā pārāsiviyassa brāhmaṇassa vacanaṃ. Andho hi, uttara, cakkhunā rūpaṃ na passati, badhiro sotena saddaṃ na suṇātīti. Evaṃ vutte, uttaro māṇavo pārāsiviyantevāsī tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno nisīdi. Atha kho Bhagavā uttaraṃ māṇavaṃ pārāsiviyantevāsiṃ tuṇhībhūtaṃ  maṅkubhūtaṃ pattakkhandhaṃ adhomukhaṃ pajjhāyantaṃ appaṭibhānaṃ viditvā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''aññathā kho, ānanda, deseti pārāsiviyo brāhmaṇo sāvakānaṃ indriyabhāvanaṃ, aññathā ca panānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā hotīti. ''Etassa, Bhagavā, kālo etassa, sugata, kālo yaṃ Bhagavā ariyass  vinaye anuttaraṃ indriyabhāvanaṃ deseyya. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantīti. ''Tenahānanda, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā ānando bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :

454. ''Kathañcānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā hoti? idhānanda, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ . Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, cakkhumā puriso ummīletvā vā nimīleyya, nimīletvā vā ummīleyya evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ  evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa  vinaye anuttarā indriyabhāvanā cakkhuviññeyyesu rūpesu.

455. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno sotena saddaṃ sutvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso appakasireneva accharaṃ [accharikaṃ (syā. kaṃ. pī. ka.)] pahareyya evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā sotaviññeyyesu saddesu.

456. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno ghānena gandhaṃ ghāyitvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda , īsakaṃpoṇe [īsakapoṇe (sī. syā. kaṃ. pī.), īsakaphaṇe (sī. aṭṭha0), ''majjhe uccaṃ hutvāti ṭīkāya saṃsanditabbā] padumapalāse  [paduminipatte (sī. syā. kaṃ. pī.)] udakaphusitāni pavattanti, na saṇṭhanti evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā ghānaviññeyyesu gandhesu.

457. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno jivhāya rasaṃ sāyitvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati  amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti . Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso jivhagge kheḷapiṇḍaṃ saṃyūhitvā appakasirena vameyya [sandhameyya (ka.)] evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā jivhāviññeyyesu rasesu.

458. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ  manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu.

459. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno manasā dhammaṃ viññāya uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So evaṃ pajānāti : 'uppannaṃ kho me idaṃ manāpaṃ, uppannaṃ amanāpaṃ, uppannaṃ manāpāmanāpaṃ. Tañca kho saṅkhataṃ oḷārikaṃ paṭiccasamuppannaṃ. Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : upekkhāti. Tassa taṃ uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati upekkhā saṇṭhāti. Seyyathāpi, ānanda, balavā puriso divasaṃsantatte [divasasantette (sī.)] ayokaṭāhe dve vā tīṇi vā udakaphusitāni nipāteyya. Dandho, ānanda, udakaphusitānaṃ nipāto, atha kho naṃ khippameva parikkhayaṃ pariyādānaṃ gaccheyya evameva kho, ānanda, yassa kassaci evaṃsīghaṃ evaṃtuvaṭaṃ evaṃappakasirena uppannaṃ manāpaṃ uppannaṃ  amanāpaṃ uppannaṃ manāpāmanāpaṃ nirujjhati, upekkhā saṇṭhāti : ayaṃ vuccatānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā manoviññeyyesu dhammesu. Evaṃ kho, ānanda, ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā hoti.

460. ''Kathañcānanda , sekho hoti pāṭipado? idhānanda, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So  tena uppannena manāpena uppannena amanāpena uppannena manāpāmanāpena aṭṭīyati harāyati jigucchati. Sotena saddaṃ  sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā..., jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So tena uppannena manāpena uppannena amanāpena uppannena manāpāmanāpena aṭṭīyati harāyati jigucchati. Evaṃ kho, ānanda, sekho hoti pāṭipado.

461. ''Kathañcānanda, ariyo hoti bhāvitindriyo? idhānanda, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So sace ākaṅkhati : 'paṭikūle [paṭikkūle (sabbattha)] appaṭikūlasaññī vihareyyanti, appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'appaṭikūle paṭikūlasaññī vihareyyanti, paṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī  vihareyyanti, appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'appaṭikūle ca paṭikūle ca paṭikūlasaññī vihareyyanti, paṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'paṭikūlañca appaṭikūlañca tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhako vihareyyaṃ sato sampajānoti, upekkhako tattha viharati sato sampajāno.

462. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhuno sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya uppajjati manāpaṃ, uppajjati amanāpaṃ, uppajjati manāpāmanāpaṃ. So sace ākaṅkhati : 'paṭikūle appaṭikūlasaññī vihareyyanti, appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'appaṭikūle paṭikūlasaññī vihareyyanti, paṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī vihareyyanti, appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'appaṭikūle ca paṭikūle ca paṭikūlasaññī vihareyyanti, paṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākaṅkhati : 'paṭikūlañca appaṭikūlañca tadubhayampmppi  abhinivajjetvā upekkhako vihareyyaṃ sato sampajānoti, upekkhako tattha viharati sato sampajāno. Evaṃ kho, ānanda, ariyo hoti bhāvitindriyo.

463. ''Iti   kho, ānanda, desitā mayā ariyassa vinaye anuttarā indriyabhāvanā, desito sekho pāṭipado, desito ariyo bhāvitindriyo . Yaṃ kho, ānanda, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā anukampakena anukampaṃ upādāya, kataṃ vo taṃ mayā. Etāni, ānanda, rukkhamūlāni, etāni suññāgārāni, jhāyathānanda, mā pamādattha, mā pacchā vippaṭisārino ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanīti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Indriyabhāvanāsuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.

152. Indriyabhāvanāsuttavaṇṇanā [Atthakathā]

453. Evaṃ me sutanti indriyabhāvanāsuttaṃ. Tattha gajaṅgalāyanti evaṃnāmake nigame. Suveḷuvaneti suveḷu nāma ekā rukkhajāti, tehi sañchanno mahāvanasaṇḍo, tattha viharati. Cakkhunā rūpaṃ na passati, sotena saddaṃ na suṇātīti cakkhunā rūpaṃ na passitabbaṃ, sotena saddo na sotabboti evaṃ desetīti adhippāyena vadati.

Aññathā ariyassa vinayeti iminā bhagavā attano sāsane asadisāya indriyabhāvanāya kathanatthaṃ ālayaṃ akāsi. Athāyasmā ānando – ‘‘satthā ālayaṃ dasseti, handāhaṃ imissaṃ parisati bhikkhusaṅghassa indriyabhāvanākathaṃ kāremī’’ti satthāraṃ yācanto etassa bhagavātiādimāha. Athassa bhagavā indriyabhāvanaṃ kathento tena hānandātiādimāha.

454. Tatha yadidaṃ upekkhāti yā esā vipassanupekkhā nāma, esā santā esā paṇītā, atappikāti attho. Iti ayaṃ bhikkhu cakkhudvāre rūpārammaṇampi iṭṭhe ārammaṇe manāpaṃ, aniṭṭhe amanāpaṃ, majjhatte manāpāmanāpañca cittaṃ, tassa rajjituṃ vā dussituṃ vā muyhituṃ vā adatvāva pariggahetvā vipassanaṃ majjhatte ṭhapeti. Cakkhumāti sampannacakkhuvisuddhanetto. Cakkhābādhikassa hi uddhaṃ ummīlananimmīlanaṃ na hoti, tasmā so na gahito.

456. Īsakaṃpoṇeti rathīsā viya uṭṭhahitvā ṭhite.

461. Paṭikūle appaṭikūlasaññītiādīsu paṭikūle mettāpharaṇena vā dhātuso upasaṃhārena vā appaṭikūlasaññī viharati. Appaṭikūle asubhapharaṇena vā aniccato upasaṃhārena vā paṭikūlasaññī viharati. Sesapadesupi eseva nayo. Tadubhayaṃ abhinivajjetvāti majjhatto hutvā viharitukāmo kiṃ karotīti? Iṭṭhāniṭṭhesu āpāthagatesu neva somanassiko na domanassiko hoti. Vuttañhetaṃ –

‘‘Kathaṃ paṭikūle appaṭikūlasaññī viharati? Aniṭṭhasmiṃ vatthusmiṃ mettāya vā pharati, dhātuto vā upasaṃharati, evaṃ paṭikūle appaṭikūlasaññī viharati. Kathaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati? Iṭṭhasmiṃ vatthusmiṃ asubhāya vā pharati, aniccato vā upasaṃharati, evaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati. Kathaṃ paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī viharati? Aniṭṭhasmiñca iṭṭhasmiñca vatthusmiṃ mettāya vā pharati, dhātuto vā upasaṃharati. Evaṃ paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī viharati. Kathaṃ appaṭikūle ca paṭikūle ca paṭikūlasaññī viharati? Iṭṭhasmiñca aniṭṭhasmiñca vatthusmiṃ asubhāya vā pharati, aniccato vā upasaṃharati, evaṃ appaṭikūle ca paṭikūle ca paṭikūlasaññī viharati. Kathaṃ paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno? Idha bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno…pe… manasā dhammaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno. Evaṃ paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno’’ti.

Imesu ca tīsu nayesu paṭhamanaye manāpaṃ amanāpaṃ manāpāmanāpanti saṃkilesaṃ vaṭṭati, nikkilesaṃ vaṭṭati. Dutiyanaye saṃkilesaṃ, tatiyanaye saṃkilesanikkilesaṃ vaṭṭati. Puna vuttaṃ – ‘‘paṭhamaṃ saṃkilesaṃ vaṭṭati, dutiyaṃ saṃkilesampi nikkilesampi, tatiyaṃ nikkilesameva vaṭṭatī’’ti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Indriyabhāvanāsuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Pañcamavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.

Uparipaṇṇāsaṭṭhakathā niṭṭhitā.

Yo cāyaṃ ‘‘sabbadhammamūlapariyāyaṃ vo, bhikkhave, desissāmī’’ti āraddhattā ādikalyāṇo, majjhe ‘‘suttaṃ geyyaṃ veyyākaraṇaṃ gāthā udānaṃ itivuttakaṃ jātakaṃ abbhutadhammaṃ vedalla’’nti vacanato majjhekalyāṇo, sanniṭṭhāne ‘‘ariyo bhāvitindriyo’’ti vacanato pariyosānakalyāṇoti tividhakalyāṇo majjhimanikāyo ‘‘mahāvipassanā nāmāya’’nti vutto, so vaṇṇanāvasena samatto hoti.

Nigamanakathā

Ettāvatā ca –

Āyācito sumatinā therena bhadantabuddhamittena,

Pubbe mayūradūtapaṭṭanamhi saddhiṃ nivasantena.

Paravādavidhaṃsanassa majjhimanikāyaseṭṭhassa,

Yamahaṃ papañcasūdanimaṭṭhakathaṃ kātumārabhiṃ.

Sā hi mahāaṭṭhakathāya sāramādāya niṭṭhitā esā,

Sattuttarasatamattāya pāḷiyā bhāṇavārehi.

Ekūnasaṭṭhimatto visuddhimaggopi bhāṇavārehi,

Atthappakāsanatthāya āgamānaṃ kato yasmā.

Tasmā tena sahā’yaṃ gāthāgaṇanānayena aṭṭhakathā,

Samadhikachasaṭṭhisatamiti viññeyyā bhāṇavārānaṃ.

Samadhikachasaṭṭhisatapamāṇamiti bhāṇavārato esā,

Samayaṃ pakāsayantī mahāvihārādhivāsīnaṃ.

Mūlaṭṭhakathāsāraṃ ādāya mayā imaṃ karontena,

Yaṃ paññamupacitaṃ tena hotu loko sadā sukhitoti.

Paramavisuddhasaddhābuddhivīriyappaṭimaṇḍitena sīlācārajjavamaddavādiguṇasamudayasamuditena -sakasamayasamayantaragahanajjhogāhanasamatthena -paññāveyyattiyasamannāgatena tipiṭakapariyattippabhede sāṭṭhakathe satthu sāsane appaṭihatañāṇappabhāvena mahāveyyākaraṇena karaṇasampattijanitasukhaviniggatamadhurodāravacanalāvaṇṇayuttena yuttamuttavādinā vādīvarena mahākavinā pabhinnapaṭisambhidāparivāre chaḷabhiññādippabhedaguṇappaṭimaṇḍite uttarimanussadhamme suppatiṭṭhitabuddhīnaṃ theravaṃsappadīpānaṃ therānaṃ mahāvihāravāsīnaṃ vaṃsālaṅkārabhūtena vipulavisuddhabuddhinā buddhaghosoti garūhi gahitanāmadheyyena therena katā ayaṃ papañcasūdanī nāma majjhimanikāyaṭṭhakathā –

Tāva tiṭṭhatu lokasmiṃ, lokanittharaṇesinaṃ;

Dassentī kulaputtānaṃ, nayaṃ diṭṭhivisuddhiyā.

Buddhoti nāmampi, suddhacittassa tādino;

Lokamhi lokajeṭṭhassa, pavattati mahesinoti.

Papañcasūdanī nāma

Majjhimanikāyaṭṭhakathā sabbākārena niṭṭhitā.

 

Ý kiến bạn đọc