THẾ NÀO LÀ BẬC ỨNG CÚNG _ 150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 7.7.2020

THẾ NÀO LÀ BẬC ỨNG CÚNG _ 150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 7.7.2020

Thứ tư, 07/07/2021, 08:55 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 7.7.2020


THẾ NÀO LÀ BẬC ỨNG CÚNG

150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda

(Nagaravindeyya Sutta)

Khi ghé ngang làng Nagaravinda, Đức Thế Tôn đã dạy cho những người Bà la môn ở đó cách trả lời khi được hỏi bởi các du sĩ ngoại đạo thế nào là một người đáng được cúng dường? Lời dạy của Đức Phật vừa là sự hướng dẫn cách trả lời vừa là để người nghe lãnh hội thế nào là sự thanh tịnh nội tại. Hai khái niệm: thanh tịnh và ứng cúng được xem là đỉnh điểm của văn hoá Bà la môn giáo. Chỉ có Phạm thiên hay Thượng đế mới thanh tịnh tuyệt đối. Chỉ có đấng thanh tịnh tuyệt đối mới được gọi là bậc ứng cúng. Những bà la môn trong làng Nagaravinda vốn có túc duyên lại ngưỡng kính Đức Phật. Khi nghe giảng dạy về sự không chấp trước đối với căn, cảnh và thức thì phát tâm quy y Tam Bảo.

687. Bậc đoạn tận phiền não là bậc đáng cúng dường và để phiền não được đoạn tận cần thực tu, thực chứng

Tôn giáo thường nhấn mạnh ở niềm tin và lý tưởng. Đức Phật dạy rõ con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát y cứ trên sự thực hành cụ thể:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà- la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda.

Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda được nghe như sau: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia tộc Sakka (Thích-ca), đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo và đã đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà- la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!"

Rồi các vị Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, một số người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên; một số người chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người nói lên tên họ trước Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người im lặng ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với những Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đang ngồi một bên:

Ố Này Gia chủ, nếu những du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Này Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la- môn nào không đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?" Ðược hỏi vậy này các Gia chủ, các du sĩ ngoại đạo ấy cần được trả lời như sau: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng. Những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy không đáng cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.

Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các tiếng do tai nhận thức..., đối với các hương do mũi nhận thức..., đối với các vị do lưỡi nhận thức..., đối với các xúc do thân nhận thức..., đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì cớ sao? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường". Ðược hỏi như vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời như vậy cho các du sĩ ngoại đạo ấy.

Nhưng này các Gia chủ, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Này các Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?" Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng. Các Sa-môn, Bà-la-môn như vậy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thì thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường.

Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với các tiếng do tai nhận thức..., đối với các hương do mũi nhận thức..., đối với các vị do lưỡi nhận thức..., đối với các xúc do thân nhận thức..., đối với các pháp do ý nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì sao vậy? chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, những Sa-môn, Bà-la- môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường." Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời như vậy cho các vị du sĩ ngoại đạo ấy.

Này các Gia chủ, nhưng nếu du sĩ ngoại đạo ấy hỏi các Ông như sau: "Do căn cứ gì về các Tôn giả (ấy), do truyền thống gì, các vị nói về các Tôn giả ấy như sau: Chắc chắn các Tôn giả ấy là ly tham, hay đang đi trên con đường điều phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường điều phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường điều phục si?" Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Các Tôn giả ấy sống tại các trú xứ xa vắng trong các khu rừng nhàn tịnh. Nhưng tại các chỗ như vậy, không có các sắc do mắt nhận thức để họ có thể thấy, và sau khi thấy có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các tiếng do tai nhận thức để họ có thể nghe, và sau khi nghe, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có hương do mũi nhận thức, để họ có thể ngửi và sau khi ngửi, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ ấy như vậy không có các vị do lưỡi nhận thức, để họ có thể nếm, và sau khi nếm, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các xúc do thân nhận thức, để họ có thể cảm giác, và sau khi cảm giác, có lòng thích thú. Chư Hiền giả, do căn cứ này, do những truyền thống này, mà chúng tôi nói về các Tôn giả (ấy) như sau: "Thật vậy, chư Tôn giả ấy ly tham hay đang đi trên con đường nhiếp phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường nhiếp phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường nhiếp phục si". Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo như vậy.

688. Hiểu đích xác cách trả lời cho người khác cũng là tìm được câu trả lời cho bản thân

Được hướng dẫn để trả lời đúng nhưng từ câu trả lời những vị Bà la môn hiểu được đối tượng xứng đáng được tôn kính, cúng dường và phát tâm quy ngưỡng Tam Bảo.

Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda nói với Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 150 [tóm tắt]

Kinh Nói Cho Dân Chúng Nagaravinda

(Nagaravindeyya Sutta)

(M.iii, 290)

Đức Thế Tôn dạy cho Bà-la-môn Nagaravinda cách phân biệt hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng cung kính, tôn trọng, hạng nào không.

Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với các sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhận thức, không ly tham, ly sân, ly si, nội tâm không tịch tĩnh, thân, ngữ, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, những vị ấy không đáng tôn trọng, bởi vì chúng không khác chi người thế tục.

Những vị nào đối với sắc... do sắc,.. nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, thân, khẩu, ý nghiệp thăng bằng, những vị ấy đáng tôn trọng, bởi vì những vị này có khác với người thế tục.

Sở dĩ biết được chúng đã ly tham, hoặc trên con đường điều phục tham, sân, si là vì chúng sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi nhàn tịch, tại đấy không có sắc, thanh... để chúng có thể thấy, nghe... mà sinh tâm thích thú.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 150 [dàn ý]

Kinh Nói Cho Dân Chúng Nagaravinda

(Nagaravindeyya Sutta)

(M.iii, 290)

A. Duyên khởi:

Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đến yết kiến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết giảng kinh này.

Chánh kinh:

I. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn không đáng cung kính và nguyên nhân vì sao. Ai đối với sáu trần, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, các nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, không hơn các người gia chủ.

II. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đáng cung kính và nguyên nhân vì sao đáng cung kính. Ai đối với 6 trần ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, các nghiệp thăng bằng hơn các gia chủ.

III. Do căn cứ truyền thống gì các vị ấy là ly tham, ly sân, ly si. Do các vị ấy sống trong rừng núi thâm sâu không bị 6 trần chi phối.

C. Kết luận:

Các gia chủ tán thán Thế Tôn, xin quy y làm đệ tử cư sĩ.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 150 [toát yếu]

Kinh Nói Cho Dân Chúng Nagaravinda

(Nagaravindeyya Sutta)

(M.iii, 290)

I. TOÁT YẾU

To the Nagaravindans.

The Buddha explains to a group of brahmin householders what kind of recluses and brahmins should be venerated.

Giảng cho những người làng Nagaravinda.

Phật giảng cho một nhóm gia chủ bà-la-môn biết hạng sa môn bà-la-môn nào đáng cung kính.

II. TÓM TẮT

Khi du hành trong làng Nagaravinda của những người bà-la-môn tại xứ Kosala, Phật bày cho các gia chủ bà-la- môn cách trả lời các câu hỏi. Nếu được hỏi Sa môn bà-la- môn nào không đáng tôn kính, cần phải đáp sa môn bà-la- môn nào không lìa tham sân si đối với sắc thanh hương vị xúc pháp, ba nghiệp thân ngữ ý khi vầy khi khác (khi ma khi Phật). Vì như vậy thì không khác gì thế tục. Sao biết một sa môn hay bà-la-môn đã lìa tham sân hay đang trên đường ly dục? Vì thấy họ sống tại các nơi không có sắc thanh hương vị xúc đáng ưa để khởi lòng tham. Các gia chủ bà-la-môn hoan hỷ tín thọ và xin trọn đời quy y Phật.

III. CHÚ GIẢI

Kinh này có vẻ mâu thuẫn với kinh 152, Tu tập căn, trong đó Phật cốt nhấn mạnh ô nhiễm là do tâm không do căn (mắt tai) hay cảnh (thanh sắc). Nhưng muốn đạt đếntrình độ căn tu tập cao nhất của kinh 152, trước hết cũng phải qua giai đoạn đầu là ở rừng, tránh né những nơi dễ kích động tham dục.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Khi du hành trong làng

Na-ga-ra-vin-da

Của người bà-la-môn

Tại xứ Ko-sa-la,

Phật bày các gia chủ

Cách trả lời câu hỏi:

Sa môn bà-la-môn nào

Là không đáng tôn kính?

Cần đáp ai chưa lìa

Tham sân và si mê

Sắc thanh hương vị xúc;

Ba nghiệp thân ngữ ý

Khi thì vầy khi khác

(tức khi ma khi Phật).

Vì như vậy không khác

Những tục gia đệ tử.

Làm sao mà biết được

Sa môn bà-la-môn

Ðã lìa tham sân si

Hoặc đang lìa bỏ dục?

Vì thấy họ thường sống

Tại các nơi cư trú

Không có sắc thanh hương

Hay vị xúc đáng ưa

Ðể khởi lòng tham ái.

Các gia chủ làng này

Rất hoan hỷ tín thọ

Xin trọn đời quy y.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

150. Nagaravindeyyasuttaṃ [Mūla]

434. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā kosalesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ yena nagaravindaṃ nāma kosalānaṃ brāhmaṇānaṃ gāmo tadavasari. Assosuṃ kho nagaravindeyyakā [nagaravindeyyā (ka.)] brāhmaṇagahapatikā : ''samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito kosalesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ nagaravindaṃ anuppatto. Taṃ kho pana bhavantaṃ gotamaṃ evaṃ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato : 'itipi so Bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho Bhagavāti. So imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhmaṇiṃ pajaṃ sadevamanussaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ, kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṃ arahataṃ dassanaṃ hotīti. Atha kho nagaravindeyyakā brāhmaṇagahapatikā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Appekacce bhagavatā saddhiṃ sammodiṃsu sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Appekacce yena Bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Appekacce bhagavato santike nāmagottaṃ sāvetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinne kho nagaravindeyyake brāhmaṇagahapatike Bhagavā etadavoca :

435. ''Sace vo, gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ : 'kathaṃbhūtā, gahapatayo, samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbāti? evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha : 'ye te samaṇabrāhmaṇā cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Taṃ kissa hetu? mayampi hi cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṃ no samacariyampi hetaṃ uttari apassataṃ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Ye te samaṇabrāhmaṇā sotaviññeyyesu saddesu... ghānaviññeyyesu gandhesu... jivhāviññeyyesu rasesu... kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu... manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbā. Taṃ kissa hetu? mayampi hi manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā , ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṃ no samacariyampi hetaṃ uttari apassataṃ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā na sakkātabbā na garukātabbā na mānetabbā na pūjetabbāti. Evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha.

436. ''Sace pana vo, gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ : 'kathaṃbhūtā, gahapatayo, samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbāti? evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha : 'ye te samaṇabrāhmaṇā cakkhuviññeyyesu rūpesu vītarāgā vītadosā vītamohā, ajjhattaṃ vūpasantacittā, samacariyaṃ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Taṃ kissa hetu? mayampi hi [mayaṃ hi (?)] cakkhuviññeyyesu rūpesu avītarāgā avītadosā avītamohā, ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṃ no samacariyampi hetaṃ uttari passataṃ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Ye te samaṇabrāhmaṇā sotaviññeyyesu saddesu... ghānaviññeyyesu gandhesu... jivhāviññeyyesu rasesu... kāyaviññeyyesu phoṭṭhabbesu... manoviññeyyesu dhammesu vītarāgā vītadosā vītamohā, ajjhattaṃ vūpasantacittā, samacariyaṃ caranti kāyena vācāya manasā, evarūpā samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbā. Taṃ kissa hetu? mayampi hi manoviññeyyesu dhammesu avītarāgā avītadosā avītamohā ajjhattaṃ avūpasantacittā, samavisamaṃ carāma kāyena vācāya manasā, tesaṃ no samacariyampi hetaṃ uttari passataṃ. Tasmā te bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkātabbā garukātabbā mānetabbā pūjetabbāti . Evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha.

437. ''Sace pana vo [sace te (syā. kaṃ. pī. ka.)], gahapatayo, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ : 'ke panāyasmantānaṃ ākārā, ke anvayā, yena tumhe āyasmanto evaṃ vadetha? addhā te āyasmanto vītarāgā vā rāgavinayāya vā paṭipannā, vītadosā vā dosavinayāya vā paṭipannā, vītamohā vā mohavinayāya vā paṭipannāti? evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha : 'tathā hi te āyasmanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti. Natthi kho pana tattha tathārūpā cakkhuviññeyyā rūpā ye disvā disvā abhirameyyuṃ, natthi kho pana tattha tathārūpā sotaviññeyyā saddā ye sutvā sutvā abhirameyyuṃ, natthi kho pana tattha tathārūpā ghānaviññeyyā gandhā ye ghāyitvā ghāyitvā abhirameyyuṃ , natthi kho pana tattha tathārūpā jivhāviññeyyā rasā ye sāyitvā sāyitvā abhirameyyuṃ, natthi kho pana tattha tathārūpā kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā ye phusitvā phusitvā abhirameyyuṃ. Ime kho no, āvuso, ākārā, ime anvayā, yena mayaṃ [yena mayaṃ āyasmanto (sī. pī.), yena mayaṃ āyasmante (syā. kaṃ.)] evaṃ vadema : addhā te āyasmanto vītarāgā vā rāgavinayāya vā paṭipannā, vītadosā vā dosavinayāya vā paṭipannā, vītamohā vā mohavinayāya vā paṭipannāti. Evaṃ puṭṭhā tumhe, gahapatayo, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyāthāti. Evaṃ vutte, nagaravindeyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya : 'cakkhumanto rūpāni dakkhantīti evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Ete mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake no bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupete saraṇaṃ gateti.

Nagaravindeyyasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

150. Nagaravindeyyasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

435. Evaṃ me sutanti nagaravindeyyasuttaṃ. Tattha samavisamaṃ carantīti kālena samaṃ caranti, kālena visamaṃ. Samacariyampi hetanti samacariyampi hi etaṃ.

437. Ke ākārāti kāni kāraṇāni? Ke anvayāti kā anubuddhiyo? Natthi kho pana tatthāti kasmā āha, nanu araññe haritatiṇacampakavanādivasena atimanuññā rūpādayo pañca kāmaguṇā atthīti? No natthi. Na panetaṃ vanasaṇḍena kathitaṃ, itthirūpādīni pana sandhāyetaṃ kathitaṃ. Tāni hi purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Yathāha – ‘‘nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekarūpampi samanupassāmi, yaṃ evaṃ purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhati, yathayidaṃ, bhikkhave, itthirūpaṃ. Itthirūpaṃ, bhikkhave, purisassa cittaṃ pariyādāya tiṭṭhatī’’ti (a. ni. 1.1) vitthāretabbaṃ. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Nagaravindeyyasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc