TẠO PHƯỚC KHÔN LƯỜNG VẪN VUI VỚI ĐÈN TUỆ _ 143. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṇḍikovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 12.5.2020

TẠO PHƯỚC KHÔN LƯỜNG VẪN VUI VỚI ĐÈN TUỆ _ 143. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṇḍikovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 12.5.2020

Thứ tư, 12/05/2021, 10:08 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 12.5.2020

TẠO PHƯỚC KHÔN LƯỜNG VẪN VUI VỚI ĐÈN TUỆ

143. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

Cấp Cô Độc -Anāthapiṇḍika - có nghĩa là quới nhân của kẻ bần hàn cô độc. Đây là phương danh người đời đặt cho ông Sudatta vì tấm lòng nhân ái của ông. Ông là đệ nhất nam cư sĩ của Đức Phật. Bài kinh nầy được Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) giảng giải khi cư sĩ Cấp Cô Độc trong giờ phút sắp lâm chung về pháp quán chiếu vô ngã.

663. Tấm lòng của một đệ tử một đời tận tuỵ

Ông Cấp Cô Độc trong giờ lâm chung cho người đến đảnh lễ Phật nhưng không muốn làm phiền Ngài mà nhờ thỉnh Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) khai thị trong giờ phút cuối. Tôn giả không đi một mình vì tư cách của một tỳ kheo đến nhà cư sĩ ngoài giờ thích hợp (…). Tôn giả Ānanda, thị giả của Đức Phật, đã đi chung nói lên sự quý trọng của chư Tăng đối với một đệ tử cư sĩ hữu tâm.

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana, (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc gọi một người:

-- Hãy đến đây, này Bạn. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: "Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi đi đến Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc".

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp cư sĩ Cấp Cô Ðộc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi người ấy đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sāriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sāriputta:

-- Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc".

Tôn giả Sāriputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sāriputta đắp y, cầm y bát, cùng với Tôn giả Ānanda là thị giả, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi đến liền ngồi lên chỗ đã soạn sẵn.

664. Liều thuốc mạnh của tuệ quán cho người đang mang bệnh khổ trầm trọng của thân xác

Thấy cư sĩ Cấp Cô Ðộc đang bị khổ thọ khốc liệt của thân, Tôn giả Sāriputta chọn một bài pháp về vô ngã nhưng pháp quán niệm thường được thực hành bởi người bệnh có trình độ tu tập:

Sau khi ngồi, Tôn giả Sāriputta nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc.

-- Này Cư sĩ, ta mong rằng Ông có thể kham nhẫn; Ta mong rằng Ông có thể chịu đựng. Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng.

-- Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, con cảm thấy bị đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng.

Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những thống khổ của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu.

-- Do vậy, này Cư sĩ hãy học tập như sau: " Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ mũi... y cứ vào mũi... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ lưỡi... y cứ vào lưỡi.... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ thân... y cứ vào thân... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ ý... y cứ vào ý... hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ hình dạng, và tôi sẽ không có thức y cứ vào hình dạng". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ tiếng... y cứ vào tiếng... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ hương... y cứ vào hương... hãy học tập như vậy. Do vậy.... không chấp thủ vị... y cứ vào vị... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ xúc... y cứ vào xúc... hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức... Tôi sẽ không chấp thủ thân thức... Tôi sẽ không chấp thủ ý thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc... Tôi sẽ không chấp thủ ý xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhãn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhãn xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ý xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ý xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới... Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới... Tôi sẽ không chấp thủ phong giới... Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới... Tôi sẽ không chấp thủ thức giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ... Tôi sẽ không chấp thủ tưởng... Tôi sẽ không chấp thủ hành... Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

665. Con tằm đến chết vẫn còn vương tơ

Cư sĩ Cấp Cô Ðộc một đời hộ pháp và tha thiết với sự hoằng truyền chánh pháp. Trong giờ phút lâm chung khi nghe được pháp bảo vi diệu đã thành tâm cung thỉnh chư tăng giảng giải cho hàng tại gia những đề tài như vậy:

Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ānanda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:

-- Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

-- Thưa Tôn giả Ānanda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu con đã từng gần gũi các vị Tỷ-kheo tu tập ý lực, con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

-- Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

-- Vậy thưa Tôn giả Sāriputta, hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sāriputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng nếu được nghe, họ có thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Ānanda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Cô Ðộc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

666. Kiếp sau vẫn còn nhớ biết thâm ân giáo hoá

Là một người có công lớn trong tư cách của một cư sĩ hộ pháp nhưng cư sĩ Cấp Cô Ðộc sau khi sanh vào thiên giới đã trở về ngôi chùa của mình đã kiến tạo cúng dường để nói lên niềm tri ân đối với Tam Bảo và đối với Tôn giả Sāriputta:

Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Ānanda ra đi không bao lâu, thân hoại mạng chung, và sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi Tusitā (Ðâu- suất thiên).

Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc, khi đêm đã gần mãn, sau khi chói sáng toàn cảnh Jetavana (Kỳ-đà-Lâm) với dung sắc thù thắng đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói lên với Thế Tôn bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,

Tốt đẹp phước lành này,

Ðược chư Thiên, chúng Tăng,

Thường lui tới an trú,

Ðược Pháp Vương trú trì,

Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,

Giới, tối thượng sanh mạng,

Chính nhờ các pháp trên,

Khiến chúng sanh thanh tịnh,

Không phải do giai cấp,

Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,

Thấy rõ mục đích mình,

Suy tư pháp chân chánh,

Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sāriputta,

Về tuệ, giới, tịch tịnh,

Bất luận Tỷ-kheo nào,

Ðã tới bờ bên kia,

Hãy đạt được tối thắng

Trong những pháp kể trên.

Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói như vậy. Bậc Ðạo sư tán đồng. Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta." Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn, khi đêm ấy đã mãn, gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, đêm nay, một vị Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, chiếu sáng toàn cảnh Jetavana với dung sắc thù thắng đã đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy nói lên với Ta bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,

Tốt đẹp phước lành này,

Ðược chư Thiên, chúng Tăng,

Thường lui tới an trú,

Ðược Pháp Vương trú trì,

Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,

Giới, tối thượng sanh mạng,

Chính nhờ các pháp trên,

Khiến chúng sanh thanh tịnh,

Không phải do giai cấp,

Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,

Thấy rõ mục đích mình,

Suy tư pháp chân chánh,

Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sāriputta,

Về tuệ, giới, tịch tịnh,

Bất luận Tỷ-kheo nào,

Ðã tới bờ bên kia,

Hãy đạt được tối thắng

Trong những pháp kể trên.

Trong những pháp kể trên.

Nói vậy xong, này các Tỷ-kheo, vị Thiên tử ấy suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta, " sau khi đảnh lễ thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Cô Ðộc chăng? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc có lòng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sāriputta.

-- Lành thay, lành thay, Ānanda! Những gì có thể thành đạt được bởi suy tư đã được đạt đến, này Ānanda. Chính Cấp Cô Ðộc là vị Thiên tử ấy, không một ai khác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 143 [tóm tắt]

Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc

(Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

(M.iii, 258)

Tôn giả Sāriputta đến thăm bệnh Trưởng giả Cấp Cô Độc và thuyết pháp cho ông.

1/ Hãy học tập không chấp thủ sáu nội, ngoại xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sáu đối tượng của nó.

2/ Không chấp thủ sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức,....

3/ Không chấp thủ sáu xúc thân: nhãn xúc, nhĩ xúc,...

4/ Không chấp thủ sáu thọ do sáu xúc sanh khởi.

5/ Không chấp thủ địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

6/ Không chấp thủ năm uẩn.

7/ Không chấp thủ bốn cõi Trời: Hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng xứ.

8/ Không chấp thủ thế giới này hay khác.

9/ Không chấp thủ những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận thức, hy cầu, được ý tư sát, không y cứ vào các pháp ấy.

Sau khi nghe pháp, Trưởng giả mệnh chung và được sanh lên cõi Đâu suất.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 143 [dàn ý]

Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc

(Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

(M.iii, 258)

A. Duyên khởi:

Ông Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, mời Tôn giả Sāriputta đến và cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Sāriputta và ông Cấp Cô Độc bắt đầu.

B. Chánh kinh:

I. Tôn giả Sāriputta hỏi thăm bệnh trạng và ông Cấp Cô Độc cho biết bệnh trạng gia tăng khó lòng kham nhẫn.

II. Tôn giả Sāriputta khuyên ông nên học tập như sau:

1. Không chấp thủ 6 căn, và không có thức y cứ 6 căn, 6 trần.

2. Không chấp thủ 6 thức và không có thức y cứ vào 6 thức.

3. Không chấp thủ vào 6 xúc và không có thức y cứ vào 6 xúc.

4. Không chấp thủ thọ do 6 xúc sanh khởi và không có thức y cứ vào thọ do 6 xúc sanh khởi.

5. Không chấp thủ 6 giới (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới) và không có thức y cứ vào 6 giới.

6. Không chấp thủ 5 uẩn và không có thức y cứ vào 5 uẩn.

7. Không chấp 4 thiền vô sắc và không có thức y cứ vào 4 thiền vô sắc.

8. Không chấp thủ thế giới ở đây, thế giới khác và không có thức y cứ thế giới ở đây và y cứ thế giới khác.

9. Không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ... và không có thức y cứ các pháp nói trên.

III. Sau khi nghe pháp, Cấp Cô Độc mệnh chung sanh làm thiên nhân đến yết kiến Đức Phật và đọc lên bài kệ tán thán ba ngôi báu. Đức Phật xác chứng thiên nhân ấy là ông Cấp Cô Độc.

C. Kết luận:

Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 143 [toát yếu]

Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc

(Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

(M.iii, 258)

I. TOÁT YẾU

Advice to Anathapindika.

The venerable Sāriputta is called to Anāthapiṇḍika’s deathbed and gives him a stirring sermon on non-attachment.

Lời khuyên trưởng giả Cấp Cô Độc.

Tôn giả Xá-lợi-phất được mời đến bên tử sàng của trưởng giả. Ngài nói cho ông một pháp thoại gây nhiều cảm hứng về sự không chấp thủ.

II. TÓM TẮT

Trưởng giả Cấp Cô Độc bệnh nặng, sai người nhân danh ông đến đảnh lễ đức Thế Tôn và đến cầu thỉnh tôn giả Xá- lợi-phất về trú xứ mình. Tôn giả cùng đi với tôn giả A-nan đến thăm và thuyết pháp cho ông. Tôn giả dạy ông hãy tu tập như sau: Ta sẽ không chấp thủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sẽ không có thức y cứ vào sáu căn; Ta sẽ không chấp thủ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và sẽ không có thức y cứ vào sáu trần. Ta sẽ không chấp thủ nhãn thức, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý thức và sẽ không có thức y cứ vào sáu cái biết ấy. Ta sẽ không chấp thủ nhãn xúc đến ý xúc (sáu xúc) và sẽ không có thức y cứ vào sáu xúc; Ta sẽ không chấp thủ sáu thọ (do sáu xúc sanh) và sẽ không có thức y cứ sáu thọ. Ta sẽ không chấp thủ sáu đại (giới: địa thủy hỏa phong không thức) và sẽ không có thức y cứ sáu đại. Ta sẽ không chấp thủ 5 uẩn và sẽ không có thức y cứ năm uẩn. Ta sẽ không chấp thủ bốn không và sẽ không có thức y cứ bốn không (Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng). Ta sẽ không chấp thủ thế giới này hay thế giới khác và sẽ không có thức y cứ vào thế giới này hay thế giới khác. Ta sẽ không chấp thủ những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận thức, mong cầu, suy xét, và sẽ không có thức y cứ vào những pháp ấy.

Nghe xong bài Pháp vi diệu, cư sĩ Cấp Cô Độc sa nước mắt. Khi tôn giả hỏi ông có sao không, ông đáp dù đã hầu hạ đức Phật và chư tăng lâu ngày, ông chưa từng nghe một thời pháp nào như thế. Khi ấy tôn giả cho ông biết rằng pháp này thường không nói cho cư sĩ mà chỉ nói cho hàng xuất gia. Trưởng giả Cấp Cô Độc xin tôn giả hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ, vì có những người ít nhiễm ô có thể hiểu được Pháp mà nếu không được nghe, họ sẽ bị rơi rụng.

Sau khi hai vị tôn giả ra về, trưởng giả mệnh chung và sinh lên cõi trời Ðâu-suất. Thiên tử Cấp Cô Độc khi đêm gần tàn, với dung sắc chói sáng toàn cảnh vườn Kỳ viên, đi đến đảnh lễ Thế Tôn và nói lên một bài kệ ca ngợi Phật và pháp do Phật thuyết đã giúp chúng sinh đạt đến thanh tịnh, giải thoát.

II. CHÚ GIẢI

Kinh này cho thấy chương trình giảng dạy của Phật và các vị thánh đệ tử đương thời đối với hàng cư sĩ tại gia. Một người như trưởng giả Cấp Cô Độc mà đến chết mới được nghe giáo lý vô ngã (tánh không) vi diệu thì đủ biết, giáo lý ấy không thể được truyền một cách không chọn lựa cho bất cứ ai. Chỉ có những người căn tánh và lòng tin đã thuần thục mới nên nghe pháp ấy; nếu không, sẽ rất nguy hiểm cho họ.

Vô ngã ở đây được giảng dạy là không chấp thủ, nghĩa là ý thức không mắc dính vào bất cứ gì thuộc ngoại giới hay nội tâm. Câu không chấp thủ, không có thức y cứ vào... có thể hiểu như là không xem đấy là ta, của ta, trong kinh 140.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Trưởng giả Cấp Cô Độc

Lâm bệnh sắp mệnh chung

Sai người nhân danh ông

Ðến đảnh lễ đức Phật.

Lại chuyển lời cầu thỉnh

Tôn giả Xá-lợi-phất

Ði đến trú xứ mình.

Tôn giả cùng A-nan

Ðến thăm và thuyết pháp

Dạy ông hãy tu tập:

Ta sẽ không chấp thủ

Vào mắt, tai, mũi, lưỡi,

Thân và ý (sáu căn)

Và sẽ không có thức

Y cứ vào sáu căn;

Ta sẽ không chấp thủ

Vào sắc, thanh, hương, vị,

Xúc và pháp (sáu trần)

Và sẽ không có thức

Y cứ vào sáu trần.

Ta sẽ không chấp thủ

Vào các thức: nhĩ, tỉ,

Thiệt, thân, và ý thức

Và sẽ không có thức

Y cứ sáu cái biết.

Ta sẽ không chấp thủ

Nhãn xúc đến ý xúc

Và sẽ không có thức

Y cứ vào sáu xúc;

Ta sẽ không chấp thủ

Sáu thọ do xúc sanh

Và sẽ không có thức

Y cứ vào sáu thọ.

Ta sẽ không chấp thủ

Sáu đại: địa thủy hỏa

Phong không và thức đại

Và sẽ không có thức

Y cứ sáu đại này.

Ta sẽ không chấp thủ

Sắc thọ tưởng hành thức

Và sẽ không có thức

Y cứ vào năm uẩn.

Ta sẽ không chấp thủ

Vào Không vô biên xứ...

Vào Thức vô biên xứ

Vào Vô sở hữu xứ

Vào Phi tưởng phi phi

Và sẽ không có thức

Y cứ vào bốn không.

Ta sẽ không chấp thủ

Thế giới này hay khác

Và sẽ không có thức

Y cứ đời này khác.

Ta sẽ không chấp thủ

Những gì được thấy, nghe,

Cảm thọ hoặc nhận thức,

Mong cầu hay suy xét,

Và sẽ không có thức

Y cứ những pháp này.

Nghe xong Pháp vi diệu,

Trưởng giả Cấp Cô Độc

Ðột nhiên sa nước mắt:

Dù con đã hầu hạ

Phật và tỷ kheo tăng

Trong một thời gian dài

Con chưa từng được nghe

Thời pháp nào như thế.

Tôn giả bảo ông rằng

Pháp này chỉ được nói

Cho những vị xuất gia.

Trưởng giả Cấp Cô Độc

Xin tôn giả từ nay

Hãy thuyết pháp như vậy

Cho cư sĩ tại gia,

Vì cũng có những người

Chỉ vướng ít bụi đời

Sẽ hiểu được chánh pháp

Và khỏi bị rụng rơi.

Sau trưởng giả mệnh chung

Sinh lên trời Ðâu-suất

Khi đêm đã gần tàn,

Với dung sắc chói sáng

Toàn cảnh vườn Kỳ viên,

Ðến đảnh lễ Thế Tôn

Nói lên một bài kệ

Ca ngợi Phật và Pháp

Ðã giúp nhiều chúng sinh

Ðạt thanh tịnh, giải thoát.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

143. Anāthapiṇḍikovādasuttaṃ [Mūla]

383. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena anāthapiṇḍiko gahapati ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati aññataraṃ purisaṃ āmantesi : ''ehi tvaṃ, ambho purisa, yena Bhagavā tenupasaṅkama upasaṅkamitvā mama vacanena bhagavato pāde sirasā vandāhi [vandāhi evañca vadehi (sabbattha) aññasuttesu pana natthi] : 'anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatīti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkama upasaṅkamitvā mama vacanena āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandāhi [vandāhi evañca vadehi (sabbattha) aññasuttesu pana natthi] : 'anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandatīti. Evañca vadehi : 'sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṃ tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti. ''Evaṃ, bhanteti kho so puriso anāthapiṇḍikassa gahapatissa paṭissutvā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so puriso bhagavantaṃ etadavoca : ''anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So bhagavato pāde sirasā vandatīti. Yena cāyasmā sāriputto tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantaṃ sāriputtaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so puriso āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca : ''anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. So āyasmato sāriputtassa pāde sirasā vandati evañca vadeti : 'sādhu kira, bhante, āyasmā sāriputto yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṃ tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti. Adhivāsesi kho āyasmā sāriputto tuṇhībhāvena.

384. Atha kho āyasmā sāriputto nivāsetvā pattacīvaramādāya āyasmatā ānandena pacchāsamaṇena yena anāthapiṇḍikassa gahapatissa nivesanaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho āyasmā sāriputto anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ etadavoca : ''kacci te, gahapati, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ? kacci te dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti paṭikkamosānaṃ paññāyati, no abhikkamoti? ''na me, bhante sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, balavā puriso tiṇhena sikharena muddhani [muddhānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] abhimattheyya [abhimantheyya (sī. pī.)] evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā vātā muddhani [ohananti (syā. kaṃ.)] ūhananti [adhimattā vātā sīlaṃ parikantanti (sī. syā. kaṃ.)]. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, balavā puriso daḷhena varattakhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṃ dadeyya evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṃ parikanteyya evameva kho me, bhante sāriputta, adhimattā vātā kucchiṃ parikantanti. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, bhante sāriputta, dve balavanto purisā dubbalataraṃ purisaṃ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṃ, samparitāpeyyuṃ evameva kho me, bhante sāriputta, adhimatto kāyasmiṃ ḍāho. Na me, bhante sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamoti.

385. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na cakkhuṃ upādiyissāmi, na ca me cakkhunissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na sotaṃ upādiyissāmi, na ca me sotanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na ghānaṃ upādiyissāmi, na ca me ghānanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na jivhaṃ upādiyissāmi, na ca me jivhānissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na kāyaṃ upādiyissāmi, na ca me kāyanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na manaṃ upādiyissāmi, na ca me manonissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na rūpaṃ upādiyissāmi, na ca me rūpanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na saddaṃ upādiyissāmi - pe - na gandhaṃ upādiyissāmi... na rasaṃ upādiyissāmi... na phoṭṭhabbaṃ upādiyissāmi... na dhammaṃ upādiyissāmi na ca me dhammanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na cakkhuviññāṇaṃ upādiyissāmi, na ca me cakkhuviññāṇanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na sotaviññāṇaṃ upādiyissāmi... na ghānaviññāṇaṃ upādiyissāmi... na jivhāviññāṇaṃ upādiyissāmi... na kāyaviññāṇaṃ upādiyissāmi... na manoviññāṇaṃ upādiyissāmi na ca me manoviññāṇanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na cakkhusamphassaṃ upādiyissāmi, na ca me cakkhusamphassanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na sotasamphassaṃ upādiyissāmi... na ghānasamphassaṃ upādiyissāmi... na jivhāsamphassaṃ upādiyissāmi... na kāyasamphassaṃ upādiyissāmi... na manosamphassaṃ upādiyissāmi, na ca me manosamphassanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na cakkhusamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi, na ca me cakkhusamphassajāvedanānissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te , gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na sotasamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi... na ghānasamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi... na jivhāsamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi... na kāyasamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi... na manosamphassajaṃ vedanaṃ upādiyissāmi, na ca me manosamphassajāvedanānissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ.

386. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na pathavīdhātuṃ upādiyissāmi, na ca me pathavīdhātunissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na āpodhātuṃ upādiyissāmi... na tejodhātuṃ upādiyissāmi... na vāyodhātuṃ upādiyissāmi... na ākāsadhātuṃ upādiyissāmi... na viññāṇadhātuṃ upādiyissāmi, na ca me viññāṇadhātunissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na rūpaṃ upādiyissāmi, na ca me rūpanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na vedanaṃ upādiyissāmi... na saññaṃ upādiyissāmi... na saṅkhāre upādiyissāmi... na viññāṇaṃ upādiyissāmi, na ca me viññāṇanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na ākāsānañcāyatanaṃ upādiyissāmi , na ca me ākāsānañcāyatananissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti . Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na viññāṇañcāyatanaṃ upādiyissāmi... na ākiñcaññāyatanaṃ upādiyissāmi... na nevasaññānāsaññāyatanaṃ upādiyissāmi na ca me nevasaññānāsaññāyatananissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. ''Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na idhalokaṃ upādiyissāmi, na ca me idhalokanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'na paralokaṃ upādiyissāmi, na ca me paralokanissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbaṃ. Tasmātiha te, gahapati, evaṃ sikkhitabbaṃ : 'yampi me diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ pattaṃ pariyesitaṃ anupariyesitaṃ anucaritaṃ manasā tampi na upādiyissāmi, na ca me taṃnissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti. Evañhi te, gahapati, sikkhitabbanti.

387. Evaṃ vutte, anāthapiṇḍiko gahapati parodi, assūni pavattesi. Atha kho āyasmā ānando anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ etadavoca : ''olīyasi kho tvaṃ, gahapati, saṃsīdasi kho tvaṃ, gahapatīti? ''nāhaṃ, bhante ānanda, olīyāmi, napi saṃsīdāmi api ca me dīgharattaṃ satthā payirupāsito manobhāvanīyā ca bhikkhū na ca me evarūpī dhammī kathā sutapubbāti. ''Na kho, gahapati, gihīnaṃ odātavasanānaṃ evarūpī dhammī kathā paṭibhāti pabbajitānaṃ kho, gahapati, evarūpī dhammī kathā paṭibhātīti. ''Tena hi, bhante sāriputta, gihīnampi odātavasanānaṃ evarūpī dhammī kathā paṭibhātu. Santi hi, bhante, kulaputtā apparajakkhajātikā, assavanatā dhammassa parihāyanti bhavissanti dhammassa aññātāroti. Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca ānando anāthapiṇḍikaṃ gahapatiṃ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu. Atha kho anāthapiṇḍiko gahapati, acirapakkante āyasmante ca sāriputte āyasmante ca ānande , kālamakāsi tusitaṃ kāyaṃ upapajji. Atha kho anāthapiṇḍiko devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ jṭhito kho anāthapiṇḍiko devaputto bhagavantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi :

''Idañhi taṃ jetavanaṃ, isisaṅghanisevitaṃ.

Āvutthaṃ dhammarājena, pītisañjananaṃ mama..

''Kammaṃ vijjā ca dhammo ca, sīlaṃ jīvitamuttamaṃ.

Etena maccā sujjhanti, na gottena dhanena vā..

''Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṃ atthamattano.

Yoniso vicine dhammaṃ, evaṃ tattha visujjhati..

''Sāriputtova paññāya, sīlena upasamena.

Yopi pāraṅgato bhikkhu, etāvaparamo siyāti.. Idamavoca anāthapiṇḍiko devaputto. Samanuñño satthā ahosi. Atha kho anāthapiṇḍiko devaputto : ''samanuñño me satthāti bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyi.

388. Atha kho Bhagavā tassā rattiyā accayena bhikkhū āmantesi : ''imaṃ, bhikkhave, rattiṃ aññataro devaputto abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇo kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā maṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho so devaputto maṃ gāthāhi ajjhabhāsi :

''Idañhi taṃ jetavanaṃ, isisaṅghanisevitaṃ.

Āvutthaṃ dhammarājena, pītisañjananaṃ mama..

''Kammaṃ vijjā ca dhammo ca, sīlaṃ jīvitamuttamaṃ.

Etena maccā sujjhanti, na gottena dhanena vā..

''Tasmā hi paṇḍito poso, sampassaṃ atthamattano.

Yoniso vicine dhammaṃ, evaṃ tattha visujjhati..

''Sāriputtova paññāya, sīlena upasamena.

Yopi pāraṅgato bhikkhu, etāvaparamo siyāti.. ''Idamavoca , bhikkhave, so devaputto. 'Samanuñño me satthāti maṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyīti. Evaṃ vutte, āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''so hi nūna so, bhante, anāthapiṇḍiko devaputto bhavissati. Anāthapiṇḍiko, bhante, gahapati āyasmante sāriputte abhippasanno ahosīti. ''Sādhu, sādhu, ānanda! yāvatakaṃ kho, ānanda, takkāya pattabbaṃ, anuppattaṃ taṃ tayā. Anāthapiṇḍiko so, ānanda, devaputtoti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Anāthapiṇḍikovādasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.

143. Anāthapiṇḍikovādasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

383. Evaṃ me sutanti anāthapiṇḍikovādasuttaṃ. Tattha bāḷhagilānoti adhimattagilāno maraṇaseyyaṃ upagato. Āmantesīti gahapatissa kira yāva pādā vahiṃsu, tāva divase sakiṃ vā dvikkhattuṃ vā tikkhattuṃ vā buddhupaṭṭhānaṃ akhaṇḍaṃ akāsi. Yattakañcassa satthu upaṭṭhānaṃ ahosi, tattakaṃyeva mahātherānaṃ. So ajja gamanapādassa pacchinnattā anuṭṭhānaseyyaṃ upagato sāsanaṃ pesetukāmo aññataraṃ purisaṃ āmantesi. Tenupasaṅkamīti bhagavantaṃ āpucchitvā sūriyatthaṅgamanavelāya upasaṅkami.

384. Paṭikkamantīti osakkanti, tanukā bhavanti. Abhikkamantīti abhivaḍḍhanti ottharanti, balavatiyo honti.

Abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamoti yasmiñhi samaye māraṇantikā vedanā uppajjati, uparivāte jalitaggi viya hoti, yāva usmā na pariyādiyati, tāva mahatāpi upakkamena na sakkā vūpasametuṃ, usmāya pana pariyādinnāya vūpasammati.

385. Athāyasmā sāriputto cintesi – ‘‘ayaṃ mahāseṭṭhissa vedanā māraṇantikā, na sakkā paṭibāhituṃ, avasesā kathā niratthakā, dhammakathamassa kathessāmī’’ti. Atha naṃ taṃ kathento tasmātihātiādimāha. Tattha tasmāti yasmā cakkhuṃ tīhi gāhehi gaṇhanto uppannaṃ māraṇantikaṃ vedanaṃ paṭibāhituṃ samattho nāma natthi, tasmā. Na cakkhuṃ upādiyissāmīti cakkhuṃ tīhi gāhehi na gaṇhissāmi. Na ca me cakkhunissitaṃ viññāṇanti viññāṇañcāpi me cakkhunissitaṃ na bhavissati. Na rūpanti heṭṭhā āyatanarūpaṃ kathitaṃ, imasmiṃ ṭhāne sabbampi kāmabhavarūpaṃ kathento evamāha.

386. Na idhalokanti vasanaṭṭhānaṃ vā ghāsacchādanaṃ vā na upādiyissāmīti attho. Idañhi paccayesu aparitassanatthaṃ kathitaṃ. Na paralokanti ettha pana manussalokaṃ ṭhapetvā sesā paralokā nāma. Idaṃ – ‘‘asukadevaloke nibbattitvā asukaṭṭhāne bhavissāmi, idaṃ nāma khādissāmi bhuñjissāmi nivāsessāmi pārupissāmī’’ti evarūpāya paritassanāya pahānatthaṃ vuttaṃ. Tampi na upādiyissāmi, na ca me tannissitaṃ viññāṇaṃ bhavissatīti evaṃ tīhi gāhehi parimocetvā thero desanaṃ arahattanikūṭena niṭṭhapesi.

387. Olīyasīti attano sampattiṃ disvā ārammaṇesu bajjhasi allīyasīti. Iti āyasmā ānando – ‘‘ayampi nāma gahapati evaṃ saddho pasanno maraṇabhayassa bhāyati, añño ko na bhāyissatī’’ti maññamāno tassa gāḷhaṃ katvā ovādaṃ dento evamāha. Na ca me evarūpī dhammīkathā sutapubbāti ayaṃ upāsako – ‘‘satthu santikāpi me evarūpī dhammakathā na sutapubbā’’ti vadati, kiṃ satthā evarūpi sukhumaṃ gambhīrakathaṃ na kathetīti? No na katheti. Evaṃ pana cha ajjhattikāni āyatanāni cha bāhirāni cha viññāṇakāye cha phassakāye cha vedanākāye cha dhātuyo pañcakkhandhe cattāro arūpe idhalokañca paralokañca dassetvā diṭṭhasutamutaviññātavasena arahatte pakkhipitvā kathitakathā etena na sutapubbā, tasmā evaṃ vadati.

Apicāyaṃ upāsako dānādhimutto dānābhirato buddhānaṃ santikaṃ gacchanto tucchahattho na gatapubbo. Purebhattaṃ gacchanto yāgukhajjakādīni gāhāpetvā gacchati, pacchābhattaṃ sappimadhuphāṇitādīni. Tasmiṃ asati vālikaṃ gāhāpetvā gandhakuṭipariveṇe okirāpeti, dānaṃ datvā sīlaṃ rakkhitvā gehaṃ gato. Bodhisattagatiko kiresa upāsako, tasmā bhagavā catuvīsati saṃvaccharāni upāsakassa yebhuyyena dānakathameva kathesi – ‘‘upāsaka, idaṃ dānaṃ nāma bodhisattānaṃ gatamaggo, mayhampi gatamaggo, mayā satasahassakappādhikāni cattāri asaṅkhyeyyāni dānaṃ dinnaṃ, tvaṃ mayā gatamaggameva anugacchasī’’ti. Dhammasenāpatiādayo mahāsāvakāpi attano attano santikaṃ āgatakāle dānakathamevassa kathenti. Tenevāha na kho gahapati gihīnaṃ odātavasanānaṃ evarūpī dhammīkathā paṭibhātīti. Idaṃ vuttaṃ hoti – gahapati gihīnaṃ nāma khettavatthuhiraññasuvaṇṇadāsīdāsaputtabhariyādīsu tibbo ālayo tibbaṃ nikantipariyuṭṭhānaṃ, tesaṃ – ‘‘ettha ālayo na kātabbo, nikanti na kātabbā’’ti kathā na paṭibhāti na ruccatīti.

Yena bhagavā tenupasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? Tusitabhavane kirassa nibbattamattasseva tigāvutappamāṇaṃ suvaṇṇakkhandhaṃ viya vijjotamānaṃ attabhāvaṃ uyyānavimānādisampattiñca disvā – ‘‘mahatī ayaṃ mayhaṃ sampatti, kiṃ nu kho me manussapathe kammaṃ kata’’nti olokento tīsu ratanesu adhikāraṃ disvā cintesi ‘‘pamādaṭṭhānamidaṃ devattaṃ nāma, imāya hi me sampattiyā modamānassa satisammosopi siyā, handāhaṃ gantvā mama jetavanassa ceva bhikkhusaṅghassa ca tathāgatassa ca ariyamaggassa ca sāriputtattherassa ca vaṇṇaṃ kathetvā tato āgantvā sampattiṃ anubhavissāmī’’ti. So tathā akāsi. Taṃ dassetuṃ atha kho anāthapiṇḍikotiādi vuttaṃ.

Tattha isisaṅghanisevitanti bhikkhusaṅghanisevitaṃ. Evaṃ paṭhamagāthāya jetavanassa vaṇṇaṃ kathetvā idāni ariyamaggassa vaṇṇaṃ kathento kammaṃ vijjā cātiādimāha. Tattha kammanti maggacetanā. Vijjāti maggapaññā. Dhammoti samādhipakkhiko dhammo. Sīlaṃ jīvitamuttamanti sīle patiṭṭhitassa jīvitaṃ uttamanti dasseti. Atha vā vijjāti diṭṭhisaṅkappo. Dhammoti vāyāmasatisamādhayo. Sīlanti vācākammantājīvā. Jīvitamuttamanti etasmiṃ sīle patiṭṭhitassa jīvitaṃ nāma uttamaṃ. Etena maccā sujjhantīti etena aṭṭhaṅgikena maggena sattā visujjhanti.

Tasmāti yasmā maggena sujjhanti, na gottadhanehi, tasmā. Yoniso vicine dhammanti upāyena samādhipakkhiyaṃ dhammaṃ vicineyya. Evaṃ tattha visujjhatīti evaṃ tasmiṃ ariyamagge visujjhati. Atha vā yoniso vicine dhammanti upāyena pañcakkhandhadhammaṃ vicineyya. Evaṃ tattha visujjhatīti evaṃ tesu catūsu saccesu visujjhati.

Idāni sāriputtattherassa vaṇṇaṃ kathento sāriputto vātiādimāha. Tattha sāriputto vāti avadhāraṇavacanaṃ. Etehi paññādīhi sāriputtova seyyoti vadati. Upasamenāti kilesaupasamena. Pāraṅgatoti nibbānaṃ gato. Yo koci nibbānaṃ patto bhikkhu, so etāvaparamo siyā, na therena uttaritaro nāma atthīti vadati. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Anāthapiṇḍikovādasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet