Tánh Không Từ Góc Nhìn Của Quán Không _ 121. Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 10.3.2021

Tánh Không Từ Góc Nhìn Của Quán Không _ 121. Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 10.3.2021

Thứ tư, 10/03/2021, 09:43 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 10.3.2021

121. Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta)

Tánh Không Từ Góc Nhìn Của Quán Không

Tên bài kinh trong bản tiếng Việt gây ngộ nhận. Bài kinh nầy gọi là Kinh Tiểu Không, bài tiếp theo là Kinh Đại Không. Nên dịch là Tiểu Kinh Về Không Tánh hay Pháp Thoại Ngắn Về Tánh Không. Tánh Không không có tiểu hay đại. Tánh không là cảnh giới của các bậc hoàn toàn giải thoát. Đây là đề tài khó hiểu trong Phật học. Vào thế kỷ thứ nhất Tây lịch, luận sư Long Thọ đã khai triển đề tài nầy một cách rộng lớn trong quyển Trung Quán Luận và Giáo lý Bát nhã.

584. Sự trú tâm của Bậc Đại Giác

Tôn giả Ānanda bạch hỏi Đức Thế Tôn có phải Ngài đã từng nói là Như Lai thường an trú tâm trong không tánh (suññatāvihārenāhaṃ, ānanda, etarahi bahulaṃ viharāmī’ti). Đức Thế Tôn xác nhận “Trước kia và bây giờ Như Lai thường an trú trong không tánh (pubbepāhaṃ, ānanda, etarahipi suññatāvihārena bahulaṃ viharāmi):

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Pubbārāma (Ðông Viên), lâu đài của Migāramātu (Lộc Mẫu). Rồi Tôn giả Ānanda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt (Thế Tôn) như sau: "Này Ānanda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều". Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?

-- Thật vậy, này Ānanda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ānanda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.

585. Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian nầy cũng không.

Tác ý đến cảnh thì cảnh hiện hữu với những hệ luỵ liên đới:

Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ- kheo; cũng vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

586. Đối tượng tác ý là điểm tựa để nâng cao tâm định

Với sự tu tập, một người có khả năng “lựa chọn” đối tượng tác ý:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tác ý nhân tưởng, không tác ý lâm tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Ví như, này Ānanda, tấm da con bò đực được căng thẳng trên một trăm cọc gỗ, đặc tánh tấm da được đoạn trừ (vigatavasika); cũng vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo, không tác ý đối với tất cả vật gì trên đất này: đất khô và vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai, núi và đất bằng, vị ấy tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, sự nhất trí do duyên địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhơn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Không vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy biết như sau: "Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướng tâm định Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ānanda, vị Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: "Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt", vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (ñāṇa) rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa". Vị ấy tuệ tri: "Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có dục lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có hữu lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ānanda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh.

587. Cảnh giới vi diệu của các bậc thánh đức.

Các bậc giác ngộ giải thoát trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều an trú tâm ở không tánh:

Này Ānanda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ sau khi chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh (Suññataṃ), tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ānanda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai, sau khi chứng đạt sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ānanda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, sau khi chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt nếu an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Do vậy, này Ānanda, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh. Như vậy, này Ānanda, các Ông cần phải học tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Thảo luận 1. Tại sao Tam Tạng Pāli cũng nói về tánh không đối với các pháp nhưng Phật giáo Nam Truyền thường dạy quán về vô thường, khổ, vô ngã hơn là tánh không?

 

Thảo luận 2. Tánh không (suññata) có bao gồm cứu cánh niết bàn?

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 121 [tóm tắt]

Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta)

(M.iii, 104)

Đức Thế Tôn xác nhận lời nói Ngài nói với Tôn giả Ānanda: “Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”. Rồi Ngài giảng dạy các giai đoạn tu tập an trú không, thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh.

Ví như trong giảng đường, không voi, ngựa, bò, xe cộ, đàn ông, đàn bà, không tất cả, nhưng có một cái không phải không, đó là chúng Tỷ-kheo. Cũng vậy, vị Tỷ-kheo tác ý lâm tưởng (một khu rừng) thì không tác ý thôn tưởng (làng) hay nhơn tưởng (người). Tâm vị ấy được hân hoan, an trú, giải thoát trong lâm tưởng. Vị ấy nghĩ: “Các ưu phiền do duyên thôn tưởng, nhân tưởng không có mặt tại đây. Chỉ có một ưu phiền là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Vị ấy biết: “Loại tưởng này không có thôn tưởng, không có nhơn tưởng, chỉ có một cái không phải không ấy là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”.

Kế tiếp vị Tỷ-kheo tác ý địa tưởng, thì các ưu phiền do duyên nhân tưởng, lâm tưởng không có mặt, chỉ có một ưu phiền là sự nhất trí do duyên địa tưởng, cái duy nhất không phải không.

Kế tiếp vị Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, mà tác ý sự nhất trí do duyên không vô biên xứ. Vị ấy biết: “Các ưu phiền do duyên lâm tưởng, địa tưởng không có mặt ở đây. Chỉ có một ưu phiền là sự nhất trí do duyên không vô biên xứ tưởng”.

Kế tiếp, vị ấy chỉ tác ý sự nhất trí do duyên thức vô biên xứ, thì biết những ưu phiền do địa tưởng, và không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Chỉ có một ưu phiền là sự nhất trí do duyên thức vô biên xứ tưởng.

Kế đến vị Tỷ-kheo chỉ tác ý sự nhất trí do duyên vô sở hữu xứ tưởng, ... phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, ... Vô tướng tâm định, khi an trú vô tướng tâm định, vị ấy biết rõ định ấy thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, do đó là vô thường, phải đoạn diệt. Nhờ biết như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Trong sự giải thoát vị ấy biết sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa. Vị ấy biết: “Các ưu phiền do duyên ba lậu hoặc không có ở đây, chỉ còn một ưu phiền là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Như vậy là sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh.

Đức Phật kết luận, những Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ, hiện tại, vị lai, sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô tượng không tánh này.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 121 [dàn ý]

Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta)

(M.iii, 104)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Ānanda bạch Đức Phật có phải khi trú ở Nagaraka, Thế Tôn có dạy “Ta nhờ an trú không nên an trú rất nhiều”. Thế Tôn xác nhận với bài kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn trả lời là có nói vậy, và giải thích nghĩa chữ “không” thứ nhất là tại Lộc Mẫu giảng đường không có voi, ngựa, vàng bạc, đàn ông, đàn bà tụ hội nhưng có sự nhất trí do duyên chúng Tỷ-kheo.

II. Thế Tôn giải thích chữ “không” thứ hai, không có thôn tưởng nhân tưởng, không có các hệ lụy do duyên thôn tưởng, nhân tưởng nhưng có sự nhất trí do duyên lâm tưởng.

III. Thế Tôn giải thích chữ “không” thứ ba. Không có tác ý nhân tưởng, lâm tưởng, không có các hệ lụy do duyên nhân tưởng, lâm tưởng nhưng có sự nhất trí do duyên địa tưởng.

IV. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ tư, không có tác ý lâm tưởng, địa tưởng, không có các ưu phiền do duyên lâm tưởng, địa tưởng nhưng có tác ý sự nhất trí do duyên không vô biên xứ.

V. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ năm, không có tác ý địa tưởng, không vô biên xứ, chỉ có sự tác ý do duyên thức vô biên xứ tưởng.

VI. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ sáu, không có tác ý không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, chỉ có sự tác ý sự nhất trí do duyên vô sở hữu xứ tưởng.

VII. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ bảy, không có tác ý không vô biên xứ tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, chỉ có tác ý sự nhất trí do duyên phi tưởng phi phi tưởng xứ.

VIII. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ tám, không có tác ý vô sở hữu xứ tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ, có tác ý sự nhất trí do duyên vô tướng tâm định.

IX. Nhờ quán vô tướng tâm định là hữu vi vô thường, chịu sự đoạn diệt, nên tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, chứng được quả A-la-hán. Nghĩa chữ “không” thứ chín là không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu nhưng có cái không phải không tức là 6 nhập duyên, mạng duyên với thân này. Cái này thực có đối với vị ấy, tức là sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh.

X. Thế Tôn dạy các Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ, tương lai, hiện tại, tất cả đều an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh không tánh này và khuyên các vị Tỷ-kheo cần phải học tập như vậy.

C. Kết luận:

Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 121 [toát yếu]

Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta)

(M.iii, 104)

I. TOÁT YẾU:

The Shorter Discourse on Voidness.

The Buddha instructs Ānanda on the "genuine, undistorted, pure descent into voidness."

Bản kinh ngắn về tánh Không.

Phật dạy A-nan về sự chứng nhập Tánh Không thuần túy không bị cong quẹo.

II. TÓM TẮT:

Phật xác nhận với tôn giả A-nan rằng không những ngày xưa mà hiện tại, Ngài vẫn thường an trú trong Không tính [1], và giải thích ý nghĩa của sự trú Không như sau.

Như trong giảng đường không có voi ngựa, vàng bạc, đàn ông đàn bà... nhưng có một cái không phải không, đó là chúng tỷ kheo. Cũng vậy, tỷ kheo khi ở rừng không tác ý đến các tưởng về thôn xóm, về người, chỉ tác ý duy nhất đến tưởng rừng [2]. Khi ấy những phiền hà do thôn tưởng, nhân tưởng không có mặt, chỉ có sự phiền hà do duyên lâm tưởng [3]. Vị ấy nhận rõ là không, những gì không hiện hữu, và nhận cái gì hiện hữu là có hiện hữu. Ðây là sự thực hiện tánh Không hoàn toàn chân thật, không cong quẹo. Lại nữa, tỷ kheo không tác ý đến cái tưởng Rừng, mà tác ý tưởng Ðất [4]. Tâm vị ấy thích thú, hân hoan, an trú, giải thoát trong địa tưởng, như một tấm da bò căng thẳng trên trăm cọc gỗ, không để ý đến chỗ lồi lõm hay cây cối núi sông ở trên đất. Vị ấy biết các ưu phiền do nhân tưởng, lâm tưởng không có mặt, chỉ còn một ưu phiền là sự nhất trí do duyên địa tưởng. Ðối với cái còn lại, vị ấy biết (do duyên sinh): Cái kia có, cái này có. Ðây là sự thực hiện tánh Không hoàn toàn, chân thật, không cong quẹo. Kế tiếp, vị tỷ kheo không tác ý địa tưởng mà tác ý Không vô biên xứ tưởng [5].

Tâm vị ấy thích thú, hân hoan trong tưởng này, và biết ở đây chỉ có thuần một tưởng về Hư không vô biên, không có các ưu phiền do duyên lâm tưởng, địa tưởng. Cái gì không có mặt, vị ấy nhận là không có mặt, và cái còn lại thì biết do duyên sinh. Kế tiếp, vị ấy tác ý Thức vô biên xứ tưởng, thì các tưởng về rừng, đất, hư không không có mặt, chỉ có độc nhất một ưu phiền về tưởng Thức vô biên. Kế tiếp, tác ý Vô sở hữu xứ tưởng rồi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng như trên. Cuối cùng là tác ý Vô tướng tâm định [6].

Vị ấy biết các ưu phiền do duyên tưởng Vô sở hữu và Phi tưởng phi phi tưởng không có mặt, chỉ còn một ưu phiền là sáu nhập duyên mạng y cứ thân này là không phải không; và thấy nó cũng duyên sinh như trên. Và vị ấy thấy rõ cái gì do ý tạo ra, do duyên sinh thì phải vô thường, hoại diệt [7].

Nhờ vậy tâm giải thoát khỏi dục hữu vô minh lậu; tự biết tâm đã giải thoát, sinh tận, phạm hạnh thành, sau đời này không còn đời nào khác nữa. Ðây gọi là an trú tối thượng Không tính [8].

III. CHÚ GIẢI:

1. Sunnatāvihāra, Không trú. Kinh sẽ làm rõ dần rằng đây ám chỉ quả chứng về Tánh

không, quả A-la-hán do tập trung quán tưởng khía cạnh Không của Niết-bàn.

2. MA: Vị ấy tác ý đến lâm tưởng do căn cứ vào một khu rừng, nghĩ: Ðây là một khu rừng, đây là một gốc cây, một hòn núi, một hang động.

3. MA và MT đều giải thích đoạn này như sau: Sự phiền hà của ưa và chán khởi lên do nhận thức về con người, không hiện hữu ở đây; song vẫn còn có phiền hà gây nên bởi sự sinh khởi các pháp thô do vì thiếu sự an tịnh cần thiết.

4. MA: Vị ấy từ bỏ tác ý về rừng và chuyên chú đến địa đại, vì người ta không thể đạt được gì, cận hành hay an chỉ, khi thiền quán về rừng.

Nhưng đất thì có thể được dùng làm đề mục để quán kasina, trên căn bản này hành giả phát sinh thiền và tuệ để đắc quả A-la-hán.

5. Sau khi dùng tưởng về đất để đắc bốn thiền, vị ấy khai triển biến xứ đất rồi bỏ tướng kasina để đắc Không vô biên xứ. Xem TTĐ chương X.

6. Vô tướng tâm định, animitta cetosamādhi. MA: Ðây là định của tâm có tuệ giác, được gọi vô tướng vì không có tướng thường vân vân.

7. Xem Trung 52. MA gọi đây là tuệ phản quan (pativi- passanā) nghĩa là áp dụng các nguyên lý của tuệ vào chính chức năng của tâm làm nhiệm vụ tuệ quán.

8. Ởđây các từ vô thượng, tối cao (paramānuttarā) đã được thêm. MA nói đây là quả chứng Tánh không của A-la-hán.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

‘Phật dạy với A-nan

Ta thường trú Không tánh

Và giải thích ý nghĩa

Của thứ lớp trú Không.

Như ở trong giảng đường

Không voi ngựa các thứ

Nhưng có cái không không

Ấy là chúng tỷ kheo.

‘Cũng thế khi ở rừng

Chỉ có tưởng về rừng

Không có tưởng gì khác

Khi ấy chỉ có mặt

Ưu phiền duyên lâm tưởng.

Những gì không hiện hữu

Biết rõ nó là không

Cái gì có hiện hữu

Nhận là do duyên tưởng.

Ðấy là thực hiện Không

Chân thật, không cong quẹo.

‘Kế tiếp bỏ tưởng Rừng

Ðể tác ý tưởng Ðất

Tâm vị ấy thích thú,

Hân hoan trong tưởng này,

Biết rõ các ưu phiền

Do duyên các tưởng khác

Bây giờ không có mặt

Chỉ còn lại ưu phiền

Sinh ra do tưởng Ðất.

‘Kế tiếp bỏ tướng Ðất Quán

Hư không vô biên

Tâm chỉ còn độc nhất

Không vô biên xứ tưởng.

Không có các ưu phiền

Do duyên các tưởng khác.

‘Cái gì không có mặt,

Nhận là không có mặt,

Cái gì còn có mặt

Biết rõ do duyên sinh.

Khi bỏ tưởng hư không

Quán Thức vô biên xứ

Tâm chỉ còn độc nhất

Thức vô biên xứ tưởng.

‘Bỏ tưởng Thức vô biên

Quán Vô sở hữu xứ

Tâm chỉ còn độc nhất

Vô sở hữu xứ tưởng.

Bỏ tưởng Vô sở hữu

Quán Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Tâm chỉ còn độc nhất

Tưởng Phi tưởng phi phi.

‘Không để ý tưởng này

Nhập Vô tướng tâm định

Vị tỷ kheo rõ biết

Chỉ còn một ưu phiền

Là sáu nhập duyên thân

Tồn tại do sinh mạng

Cái gì không có mặt,

Nhận là không có mặt,

Cái gì còn có mặt

Biết rõ do duyên sinh.

Ðấy là thực hiện Không

Chân thật, không cong quẹo.

‘Vị tỷ kheo thấy rõ

Vô tướng tâm định này

Cũng do duyên mà sinh

Do ý hành tạo nên.

Cái gì do duyên sinh

Tất phải bị hoại diệt

Nhờ thấy rõ như vậy

Tâm vị ấy giải thoát

Dục, hữu, vô minh lậu

Tự biết tâm giải thoát,

Sinh tận, phạm hạnh thành

Sau đời sống hiện tại

Không còn đời khác nữa

Ðây gọi là an trú

Trong tối thượng tánh Không.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

121. Cūḷasuññatasuttaṃ [Mūla]

176. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde. Atha kho āyasmā ānando sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''ekamidaṃ, bhante, samayaṃ Bhagavā sakkesu viharati nagarakaṃ nāma sakyānaṃ nigamo. Tattha me, bhante, bhagavato sammukhā sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'suññatāvihārenāhaṃ, ānanda, etarahi bahulaṃ viharāmīti. Kacci metaṃ, bhante, sussutaṃ suggahitaṃ sumanasikataṃ sūpadhāritanti? ''taggha te etaṃ, ānanda, sussutaṃ suggahitaṃ sumanasikataṃ sūpadhāritaṃ. Pubbepāhaṃ [pubbecāhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], ānanda, etarahipi [etarahi ca (sabbattha)] suññatāvihārena bahulaṃ viharāmi. Seyyathāpi, ānanda, ayaṃ migāramātupāsādo suñño hatthigavassavaḷavena, suñño jātarūparajatena, suñño itthipurisasannipātena atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : bhikkhusaṅghaṃ paṭicca ekattaṃ evameva kho, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā gāmasaññaṃ, amanasikaritvā manussasaññaṃ, araññasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ . Tassa araññasaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā gāmasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā manussasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : araññasaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ gāmasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ manussasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : araññasaññaṃ paṭicca ekattanti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

177. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā manussasaññaṃ, amanasikaritvā araññasaññaṃ, pathavīsaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa pathavīsaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. Seyyathāpi, ānanda, āsabhacammaṃ saṅkusatena suvihataṃ vigatavalikaṃ evameva kho, ānanda, bhikkhu yaṃ imissā pathaviyā ukkūlavikkūlaṃ nadīviduggaṃ khāṇukaṇṭakaṭṭhānaṃ pabbatavisamaṃ taṃ sabbaṃ [sabbaṃ (ka.)] amanasikaritvā pathavīsaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa pathavīsaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā manussasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā araññasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : pathavīsaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ manussasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ araññasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : pathavīsaññaṃ paṭicca ekattanti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

178. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā araññasaññaṃ, amanasikaritvā pathavīsaññaṃ, ākāsānañcāyatanasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa ākāsānañcāyatanasaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā araññasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā pathavīsaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : ākāsānañcāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ araññasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ pathavīsaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : ākāsānañcāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda , yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

179. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā pathavīsaññaṃ, amanasikaritvā ākāsānañcāyatanasaññaṃ, viññāṇañcāyatanasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa viññāṇañcāyatanasaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā pathavīsaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā ākāsānañcāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : viññāṇañcāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ pathavīsaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ ākāsānañcāyatanasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : viññāṇañcāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

180. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākāsānañcāyatanasaññaṃ, amanasikaritvā viññāṇañcāyatanasaññaṃ, ākiñcaññāyatanasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa ākiñcaññāyatanasaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā ākāsānañcāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā viññāṇañcāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : ākiñcaññāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ ākāsānañcāyatanasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ viññāṇañcāyatanasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : ākiñcaññāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

181. ''Puna caparaṃ, ānanda bhikkhu amanasikaritvā viññāṇañcāyatanasaññaṃ, amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṃ, nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa nevasaññānāsaññāyatanasaññāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā viññāṇañcāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā ākiñcaññāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ viññāṇañcāyatanasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ ākiñcaññāyatanasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ paṭicca ekattanti . Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

182. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṃ, amanasikaritvā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ, animittaṃ cetosamādhiṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa animitte cetosamādhimhi cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā ākiñcaññāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : imameva kāyaṃ paṭicca saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayāti . So 'suññamidaṃ saññāgataṃ ākiñcaññāyatanasaññāyāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ nevasaññānāsaññāyatanasaññāyāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : imameva kāyaṃ paṭicca saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayāti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkanti bhavati.

183. ''Puna caparaṃ, ānanda, bhikkhu amanasikaritvā ākiñcaññāyatanasaññaṃ, amanasikaritvā nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ, animittaṃ cetosamādhiṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ. Tassa animitte cetosamādhimhi cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati adhimuccati. So evaṃ pajānāti : 'ayampi kho animitto cetosamādhi abhisaṅkhato abhisañcetayito. 'Yaṃ kho pana kiñci abhisaṅkhataṃ abhisañcetayitaṃ tadaniccaṃ nirodhadhammanti pajānāti. Tassa evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. 'Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāti. So evaṃ pajānāti : 'ye assu darathā kāmāsavaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā bhavāsavaṃ paṭicca tedha na santi, ye assu darathā avijjāsavaṃ paṭicca tedha na santi, atthi cevāyaṃ darathamattā yadidaṃ : imameva kāyaṃ paṭicca saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayāti. So 'suññamidaṃ saññāgataṃ kāmāsavenāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ bhavāsavenāti pajānāti, 'suññamidaṃ saññāgataṃ avijjāsavenāti pajānāti, 'atthi cevidaṃ asuññataṃ yadidaṃ : imameva kāyaṃ paṭicca saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayāti. Iti yañhi kho tattha na hoti tena taṃ suññaṃ samanupassati, yaṃ pana tattha avasiṭṭhaṃ hoti taṃ 'santamidaṃ atthīti pajānāti. Evampissa esā, ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā paramānuttarā suññatāvakkanti bhavati.

184. ''Yepi hi keci, ānanda, atītamaddhānaṃ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja vihariṃsu, sabbe te imaṃyeva parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja vihariṃsu. Yepi [ye (sī. pī.)] hi keci, ānanda, anāgatamaddhānaṃ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja viharissanti, sabbe te imaṃyeva parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja viharissanti. Yepi [ye (sī. pī.)] hi keci, ānanda, etarahi samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja viharanti, sabbe te imaṃyeva parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja viharanti. Tasmātiha, ānanda, 'parisuddhaṃ paramānuttaraṃ suññataṃ upasampajja viharissāmāti [viharissāmīti (pī. ka.)] : evañhi vo [te (ka.)], ānanda, sikkhitabbanti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Cūḷasuññatasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.

121. Cūḷasuññatasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

176. Evaṃ me sutanti cūḷasuññatasuttaṃ. Tattha ekamidanti thero kira bhagavato vattaṃ katvā attano divāṭṭhānaṃ gantvā kālaparicchedaṃ katvā nibbānārammaṇaṃ suññatāphalasamāpattiṃ appetvā nisinno yathāparicchedena vuṭṭhāsi. Athassa saṅkhārā suññato upaṭṭhahiṃsu. So suññatākathaṃ sotukāmo jāto. Athassa etadahosi – ‘‘na kho pana sakkā dhurena dhuraṃ paharantena viya gantvā ‘suññatākathaṃ me, bhante, kathethā’ti bhagavantaṃ vattuṃ, handāhaṃ yaṃ me bhagavā nagarakaṃ upanissāya viharanto ekaṃ kathaṃ kathesi, taṃ sāremi, evaṃ me bhagavā suññatākathaṃ kathessatī’’ti dasabalaṃ sārento ekamidantiādimāha.

Tattha idanti nipātamattameva. Kaccimetaṃ, bhanteti thero ekapade ṭhatvā saṭṭhipadasahassāni uggahetvā dhāretuṃ samattho, kiṃ so ‘‘suññatāvihārenā’’ti ekaṃ padaṃ dhāretuṃ na sakkhissati, sotukāmena pana jānantena viya pucchituṃ na vaṭṭati, pākaṭaṃ katvā vitthāriyamānaṃ suññatākathaṃ sotukāmo ajānanto viya evamāha. Eko ajānantopi jānanto viya hoti, thero evarūpaṃ kohaññaṃ kiṃ karissati, attano jānanaṭṭhānepi bhagavato apacitiṃ dassetvā ‘‘kaccimeta’’ntiādimāha.

Pubbepīti paṭhamabodhiyaṃ nagarakaṃ upanissāya viharaṇakālepi. Etarahipīti idānipi. Evaṃ pana vatvā cintesi – ‘‘ānando suññatākathaṃ sotukāmo, eko pana sotuṃ sakkoti, na uggahetuṃ, eko sotumpi uggahetumpi sakkoti, na kathetuṃ, ānando pana sotumpi sakkoti uggahetumpi kathetumpi, (kathemissa) suññatākatha’’nti. Iti taṃ kathento seyyathāpītiādimāha. Tattha suñño hatthigavāssavaḷavenāti tattha kaṭṭharūpapotthakarūpacittarūpavasena katā hatthiādayo atthi, vessavaṇamandhātādīnaṃ ṭhitaṭṭhāne cittakammavasena katampi, ratanaparikkhatānaṃ vātapānadvārabandhamañcapīṭhādīnaṃ vasena saṇṭhitampi, jiṇṇapaṭisaṅkharaṇatthaṃ ṭhapitampi jātarūparajataṃ atthi, kaṭṭharūpādivasena katā dhammasavanapañhapucchanādivasena āgacchantā ca itthipurisāpi atthi, tasmā na so tehi suñño. Indriyabaddhānaṃ saviññāṇakānaṃ hatthiādīnaṃ, icchiticchitakkhaṇe paribhuñjitabbassa jātarūparajatassa, nibaddhavāsaṃ vasantānaṃ itthipurisānañca abhāvaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

Bhikkhusaṅghaṃ paṭiccāti bhikkhūsu hi piṇḍāya paviṭṭhesupi vihārabhattaṃ sādiyantehi bhikkhūhi ceva gilānagilānupaṭṭhākauddesacīvarakammapasutādīhi ca bhikkhūhi so asuññova hoti, iti niccampi bhikkhūnaṃ atthitāya evamāha. Ekattanti ekabhāvaṃ, ekaṃ asuññataṃ atthīti attho. Eko asuññabhāvo atthīti vuttaṃ hoti. Amanasikaritvāti citte akatvā anāvajjitvā apaccavekkhitvā. Gāmasaññanti gāmoti pavattavasena vā kilesavasena vā uppannaṃ gāmasaññaṃ. Manussasaññāyapi eseva nayo. Araññasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattanti idaṃ araññaṃ, ayaṃ rukkho, ayaṃ pabbato, ayaṃ nīlobhāso vanasaṇḍoti evaṃ ekaṃ araññaṃyeva paṭicca araññasaññaṃ manasi karoti. Pakkhandatīti otarati. Adhimuccatīti evanti adhimuccati. Ye assu darathāti ye ca pavattadarathā vā kilesadarathā vā gāmasaññaṃ paṭicca bhaveyyuṃ, te idha araññasaññāya na santi. Dutiyapadepi eseva nayo. Atthi cevāyanti ayaṃ pana ekaṃ araññasaññaṃ paṭicca uppajjamānā pavattadarathamattā atthi.

Yañhi kho tattha na hotīti yaṃ migāramātupāsāde hatthiādayo viya imissā araññasaññāya gāmasaññāmanussasaññāvasena uppajjamānaṃ pavattadarathakilesadarathajātaṃ, taṃ na hoti. Yaṃ pana tattha avasiṭṭhanti yaṃ migāramātupāsāde bhikkhusaṅgho viya tattha araññasaññāya pavattadarathamattaṃ avasiṭṭhaṃ hoti. Taṃ santamidaṃ atthīti pajānātīti taṃ vijjamānameva ‘‘atthi ida’’nti pajānāti, suññatāvakkantīti suññatānibbatti.

177. Amanasikaritvā manussasaññanti idha gāmasaññaṃ na gaṇhāti. Kasmā? Evaṃ kirassa ahosi – ‘‘manussasaññāya gāmasaññaṃ nivattetvā, araññasaññāya manussasaññaṃ, pathavīsaññāya araññasaññaṃ, ākāsānañcāyatanasaññāya pathavīsaññaṃ…pe… nevasaññānāsaññāyatanasaññāya ākiñcaññāyatanasaññaṃ, vipassanāya nevasaññānāsaññāyatanasaññaṃ, maggena vipassanaṃ nivattetvā anupubbena accantasuññataṃ nāma dassessāmī’’ti. Tasmā evaṃ desanaṃ ārabhi. Tattha pathavīsaññanti kasmā araññasaññaṃ pahāya pathavīsaññaṃ manasi karoti? Araññasaññāya visesānadhigamanato. Yathā hi purisassa ramaṇīyaṃ khettaṭṭhānaṃ disvā – ‘‘idha vuttā sāliādayo suṭṭhu sampajjissanti, mahālābhaṃ labhissāmī’’ti sattakkhattumpi khettaṭṭhānaṃ olokentassa sāliādayo na sampajjanteva, sace pana taṃ ṭhānaṃ vihatakhāṇukakaṇṭakaṃ katvā kasitvā vapati, evaṃ sante sampajjanti, evameva – ‘‘idaṃ araññaṃ, ayaṃ rukkho, ayaṃ pabbato, ayaṃ nīlobhāso vanasaṇḍo’’ti sacepi sattakkhattuṃ araññasaññaṃ manasi karoti, nevūpacāraṃ na samādhiṃ pāpuṇāti, pathavīsaññāya panassa dhuvasevanaṃ kammaṭṭhānaṃ pathavīkasiṇaṃ parikammaṃ katvā jhānāni nibbattetvā jhānapadaṭṭhānampi vipassanaṃ vaḍḍhetvā sakkā arahattaṃ pāpuṇituṃ. Tasmā araññasaññaṃ pahāya pathavīsaññaṃ manasi karoti. Paṭiccāti paṭicca sambhūtaṃ.

Idāni yasmiṃ pathavīkasiṇe so pathavīsaññī hoti, tassa opammadassanatthaṃ seyyathāpītiādimāha. Tattha usabhassa etanti āsabhaṃ. Aññesaṃ pana gunnaṃ gaṇḍāpi honti pahārāpi. Tesañhi cammaṃ pasāriyamānaṃ nibbalikaṃ na hoti, usabhassa lakkhaṇasampannatāya te dosā natthi. Tasmā tassa cammaṃ gahitaṃ. Saṅkusatenāti khilasatena. Suvihatanti pasāretvā suṭṭhu vihataṃ. Ūnakasatasaṅkuvihatañhi nibbalikaṃ na hoti, saṅkusatena vihataṃ bheritalaṃ viya nibbalikaṃ hoti. Tasmā evamāha. Ukkūlavikkūlanti uccanīcaṃ thalaṭṭhānaṃ ninnaṭṭhānaṃ. Nadīvidugganti nadiyo ceva duggamaṭṭhānañca. Pathavīsaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattanti kasiṇapathaviyaṃyeva paṭicca sambhūtaṃ ekaṃ saññaṃ manasi karoti. Darathamattāti ito paṭṭhāya sabbavāresu pavattadarathavasena darathamattā veditabbā.

182. Animittaṃ cetosamādhinti vipassanācittasamādhiṃ. So hi niccanimittādivirahito animittoti vuccati. Imameva kāyanti vipassanāya vatthuṃ dasseti. Tattha imamevāti imaṃ eva catumahābhūtikaṃ. Saḷāyatanikanti saḷāyatanapaṭisaṃyuttaṃ. Jīvitapaccayāti yāva jīvitindriyānaṃ pavatti, tāva jīvitapaccayā pavattadarathamattā atthīti vuttaṃ hoti.

183. Puna animittanti vipassanāya paṭivipassanaṃ dassetuṃ vuttaṃ. Kāmāsavaṃ paṭiccāti kāmāsavaṃ paṭicca uppajjanapavattadarathā idha na santi, ariyamagge ceva ariyaphale ca natthīti vuttaṃ hoti. Imameva kāyanti imaṃ upādisesadarathadassanatthaṃ vuttaṃ. Iti manussasaññāya gāmasaññaṃ nivattetvā…pe… maggena vipassanaṃ nivattetvā anupubbena accantasuññatā nāma dassitā hoti.

184. Parisuddhanti nirupakkilesaṃ. Anuttaranti uttaravirahitaṃ sabbaseṭṭhaṃ. Suññatanti suññataphalasamāpattiṃ. Tasmāti yasmā atītepi, buddhapaccekabuddhabuddhasāvakasaṅkhātā samaṇabrāhmaṇā. Anāgatepi, etarahipi buddhabuddhasāvakasaṅkhātā samaṇabrāhmaṇā imaṃyeva parisuddhaṃ paramaṃ anuttaraṃ suññataṃ upasampajja vihariṃsu viharissanti viharanti ca, tasmā. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Cūḷasuññatasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc