- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 28.4.2020
PHÂN TÍCH TỨ DIỆU ĐẾ
141. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật (Saccavibhaṅga Sutta)
Cụm từ saccavibhaṅga có nghĩa là phân tích về đế. Uẩn, xứ, giới, đế là những đề tài nói về sự tổng quan của giáo pháp trong Kinh Tạng cũng như A tỳ đàm. Chữ đế nghĩa là sự thật nhưng không phải sự thật nào của gọi là đế. Sự thật ở đây giống như chữ chân lý tức là lẽ thật thắp sáng tuệ giác và có công năng chuyển hoá. Trong một lần về lại Lộc Uyển nơi chuyển pháp luân, Bậc Đạo Sư đã nhắc lại bốn chân lý vi diệu một cách ngắn gọn và sau đó Tôn giả Sāriputta đã giảng chi tiết đề tài nầy.
656. Trọng tâm của Giáo Pháp và lời giao phó của Đức Phật
Đức Phật là bậc giác ngộ sự thật và tuyên thuyết sự thật. Không phải sự thật nào cũng có giá trí chuyển hoá tâm thức và trí giác của chúng sanh. Bốn sự thật hay tứ thánh đế là những chân lý mang đặc tính chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Bārāṇāsī (Ba la nại), Isipatana (chư Tiên đoạ xứ), tại Migadāya (Lộc Uyển). Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".
-- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma (vương), Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.
Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế. Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-la-môn... hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.
Này các Tỷ-kheo, hãy thân cận Sāriputta và Moggallāna, Này các Tỷ-kheo, hãy gần gũi Sāriputta và Moggallāna; các vị ấy là những Tỷ-kheo hiền trí (paṇḍitā), là những vị sách tấn các đồng Phạm hạnh. Như một sanh mẫu, này các Tỷ-kheo, như vậy là Sāriputta! Như một dưỡng mẫu, như vậy là Moggallāna! Này các Tỷ-kheo, Sāriputta hướng dẫn đến quả Dự lưu, còn Moggallāna hướng dẫn đến tối thượng nghĩa. Này Tỷ-kheo, Sāriputta có thể khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt hiển lộ một cách rộng rãi bốn Thánh đế.
Thế Tôn nói như vậy; nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá.
Tại đấy, Tôn giả Sāriputta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Hiền".
-- "Thưa vâng, Hiền giả".
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau:
-- Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại... sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ về Khổ diệt đạo Thánh đế.
657. Chân lý về khổ
Không phải sầu muộn nghĩa là hiểu được khổ đau. Trái lại người thật sự hiểu khổ đau thì không sầu muộn. Phật pháp dạy về đau khổ rất khác cái nhìn thường tình. Đó là sự bất toàn của đời sống mà không chúng sanh nào dù giàu nghèo, già trẻ, hữu hạnh bất hạnh có thể tránh khỏi:
Và này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
Này chư Hiền, thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.
Này chư Hiền, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.
Này chư Hiền, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này chư Hiền như vậy gọi là chết.
Này chư Hiền, thế nào là sầu? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là sầu.
Này chư Hiền, thế nào là bi? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là bi.
Này chư Hiền, thế nào là khổ? Này chư Hiền, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là khổ.
Này chư Hiền, thế nào là ưu? Này chư Hiền, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là ưu.
Này chư Hiền, thế nào là não? Này chư Hiền, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thật vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là não.
Này chư Hiền, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này chư Hiền, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối! Mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Này chư Hiền, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối!" Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu não!" Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ.
Này chư Hiền, như thế nào là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ? Như sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này chư Hiền, như vậy tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
658. Chân lý về nguyên nhân sanh khổ
Nhân sanh khổ chính là là khao khát muôn thuở không bao giờ thoả mãn ở tất cả chúng sanh. Sự khao khát nầy luôn dẫn đến truy cầu và không bao giờ thoả mãn cho dù đạt được cái đã muốn:
Này chư Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.
659. Chân lý về sự diệt khổ
Chấm dứt khát ái là đoạn tận khổ đau:
Này chư Hiền, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.
660. Chân lý về con đường dẩn tới diệt khổ
Để chấm dứt khát ái cần công phu tu tập và tu tập có phương pháp:
Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.
Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.
Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiến. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.
Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.
Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.
Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.
Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.
Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. (Vị Tỷ-kheo ấy) diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm, (Tỷ-kheo) ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba (Tỷ-kheo ấy) xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.
Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại, Không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma (vương), Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh đế.
Tôn giả Sāriputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sāriputta dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 141 [tóm tắt]
Kinh Phân Biệt Sự Thật
(Saccavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 248)
Kinh này do đức Thế Tôn nói lên vắn tắt và Tôn giả Sāriputta giảng rộng về bốn Thánh đế.
1/ Khổ thánh đế: là sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, cầu không được. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
Sầu là đau khổ do các tai nạn này khác; bi là than khóc vì sự đau khổ đó; khổ là đau khổ về thân; ưu là đau khổ về tâm; não là sự thất vọng do đau khổ gây ra; “cầu không được” là cầu mong cho hết bị sanh, già, bệnh, chết, sầu, não chi phối, nhưng sự mong cầu không được thành tựu.
2/ Khổ tập thánh đế: Tham ái đưa đến tái sanh, sự tham ái này đi kèm với hỷ và tham, tìm cầu hỷ, lạc khắp nơi, như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
3/ Khổ diệt thánh đế: Sự diệt tận tham ái, xả ly, vô nhiễm đối với tham ái ấy.
4/ Khổ diệt đạo thánh đế: là Thánh đạo tám ngành, tức:
- Chánh kiến là tri kiến về khổ, tập, diệt, đạo.
-Chánh tư duy là tư duy về vô sân, ly dục, bất hại.
- Chánh ngữ là không có bốn ác nghiệp về miệng lưỡi.
- Chánh nghiệp là không sát, đạo, dâm.
- Chánh mạng là bỏ tà mạng, sinh sống bằng nghề lành.
- Chánh tinh tấn là bốn sự siêng năng, nỗ lực khởi lên ý muốn không cho sanh khởi những bất thiện chưa sanh khởi, diệt trừ những bất thiện đã sanh khởi, làm sanh khởi những điều thiện chưa sanh, và phát triển những điều thiện đã sanh.
- Chánh niệm là sống quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp (Bốn niệm xứ).
- Chánh định là chứng, trú Sơ thiền cho đến Tứ thiền.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 141 [dàn ý]
Kinh Phân Biệt Sự Thật
(Saccavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 248)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn tuyên bố vô thượng pháp luân đã được Thế Tôn chuyển vận tức là Thế Tôn tuyên bố về bốn sự thật. Thế Tôn có lời tán thán Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Moggallāna. Rồi Thế Tôn đi vào tinh xá. Tôn giả Sāriputta phân biệt tổng thuyết về bốn sự thật.
B. Chánh kinh:
I. Sự thật thứ nhất: Sự thật về khổ.
II. Sự thật thứ hai: Khổ tập Thánh đế.
III. Sự thật thứ ba: Khổ diệt Thánh đế.
IV. Sự thật thứ tư: Con đường đưa đến khổ diệt.
V. Biệt thuyết về 4 sự thật.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sāriputta thuyết.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 141 [toát yếu]
Kinh Phân Biệt Sự Thật
(Saccavibhaṅga Sutta)
(M.iii, 248)
I. TOÁT YẾU
The Exposition of the Truths.
The venerable Sariputta gives a detailed analysis of the Four Noble Truths.
Trình bày về những sự thật.
Tôn giả Xá-lợi-phất phân tích chi tiết về Bốn chân lý vi diệu.
II. TÓM TẮT
Phật gọi các tỷ kheo và dạy rằng, sự khai thị bốn thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo là Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận tại vườn Lộc uyển. Không ai có thể nói ngược lại sự tuyên thuyết này. Và Ngài khuyên chư tỷ kheo hãy thân cận hai vị thượng thủ là Xá-lợi-phất và Mục- kiền-liên, vì tôn giả Xá-lợi-phất có thể giảng giải, khai triển bốn thánh đế, hướng dẫn tu tập chứng quả Dự lưu, còn tôngiả Mục-kiền-liên có thể hướng dẫn tu tập đến quả vị A- la-hán. Nói xong Phật đi vào tinh xáSau đó tôn giả Xá-lợi-phất giảng rộng về bốn chân lý như sau: Thánh đế về khổ: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Sanh là sự tái sanh của mỗi loài chúng sinh, sự xuất hiện các uẩn, sự có ra các căn. Già là trạng thái các căn hủy hoại, tuổi thọ bị rút ngắn. Chết là sự tận diệt các uẩn, sự quăng bỏ tử thi. Sầu là cảm thọ đau khổ khi bị tai nạn này khác. Bi là khóc lóc than van khi gặp tai nạn, đau khổ. Khổ là sự không sảng khoái về thân, do thân cảm thọ. Ưu là sự đau đớn về tâm, sự không sảng khoái trong lòng, do tâm cảm thọ. Não là sự tuyệt vọng não nề nơi những ai gặp tai nạn, đau khổ. Cầu không được là khi chúng sinh bị những khổ về sanh, già chết sầu bi khổ ưu não... chi phối, mong rằng mình không còn bị những khổ ấy chi phối nhưng lời mong cầu đó không đượcthành tựu. Tóm lại, năm thủ uẩn là sắc thọ tưởng hành thức đều khổ. Tập thánh đế là tham ái đưa đến tái sanh, đi kèm hỷ và tham. Khổ diệt thánh đế là sự diệt tận tham ái ấy, sự giải thoát khỏi tham ái ấy. Khổ diệt đạo thánh đế là thánh đạo tám ngành, đó là: Chánh kiến tức thấy như thật về bốn chân lý. Chánh tư duy là tư duy vô sân, ly dục, bất hại. Chánh ngữ là tự chế bốn kiểu nói láo là nói dối, hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm. Chánh nghiệp là không sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Chánh mạng là từ bỏ tà mạng. Chánh tinh tấn là đối với các bất thiện chưa sanh, nỗ lực khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; với ác đã sanh, khởi lên quyết tâm trừ diệt; với thiện pháp chưa sanh, nỗ lực khiến cho sanh khởi, với thiện pháp đã sanh, nỗ lực khiến chotăng trưởng, phát triển đi đến viên mãn. Chánh niệm là ngay trên thân tâm này mà quán thân, thọ, tâm, pháp, tinh cần tỉnh giác để diệt tham ưu về thế gian này. Chánh định là ly dục ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ; thiền thứ hai với hỷ lạc do định sanh không tầm tứ; thiền thứ ba không còn hỷ gọi là xả niệm lạc trú; thiền thứ tư không khổ không lạc, có niệm thanh tịnh nhờ xả. Ðấy là thánh đế về con đường diệt khổ. Chúng tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời thuyết giảng của tôn giả Xá-lợi-phất.
III. CHÚ GIẢI
Một cách giảng tứ diệu đế theo ngôn ngữ ngày nay là: Khổ là hậu quả của một lối sống vô ý thức về nhiều mặt; Tập là lối sống vô ý thức ấy; Diệt là sự hết khổ nhờ lối sống hoàn toàn được thắp sáng với ý thức hay chánh niệm tỉnh giác trong mọi lúc; đạo là lối sống có chánh niệm, có ý thức vào mọi lúc. Hay nói cách khác, đạo là cách sống có ý thứcở tám phương diện: thấy có ý thức, suy nghĩ có ý thức, nói có ý thức, làm có ý thức, sinh nhai có ý thức, siêng năng có ý thức, nhớ có ý thức, tập trung có ý thức. Chỉ khi vô ý thức thì ta mới đau khổ vì thấy những gì không đáng thấy, nghĩ những cái không đáng nghĩ, nhớ những gì không đáng nhớ, làm những gì không đáng làm, vân vân.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
Phật dạy các tỷ kheo:
Sự khai thị bốn đế
Về Khổ, Tập, Diệt, Ðạo
Là Pháp luân vô thượng
Ðược Như Lai chuyển vận
Ðầu tiên tại vườn Nai
Trên cả thế gian này
Với chư thiên, ma, phạm
Không ai chặn đứng được
Hay là quay ngược lại.
Tỳ kheo hãy thân cận
Xá-lợi và Mục-liên
Những trí giả, hiền giả
Sách tấn đồng phạm hạnh.
Xá-lợi-phất, mẹ sinh
Khai diễn bốn Thánh đế
Hướng dẫn cho tu tập
Chứng đến quả Dự lưu
Mục-kiền-liên,
mẹ dưỡng Dẫn đến quả La-hán.
Sau khi Phật vào nghỉ
Tôn giả Xá-lợi-phất
Giảng cho chúng tỷ kheo
Bốn chân lý vi diệu.
Một, thánh đế về Khổ:
Sinh, Già, Bệnh, Chết khổ,
Sầu, Bi, Khổ, Não,
Ưu Cầu không được là khổ.
Tóm lại năm thủ uẩn
Tức có thân là khổ.
Sinh là sự tái sinh
Của mỗi loài chúng sinh,
Sự xuất hiện các uẩn,
Sự có ra các căn.
Già là căn hủy hoại
Tuổi thọ bị rút ngắn.
Chết là diệt các uẩn,
Sự quăng bỏ tử thi.
Sầu là nỗi đau khổ
Bị tai nạn này khác.
Bi, khóc lóc thở than
Mỗi khi gặp khổ nàn.
Khổ là nỗi đau nhức
Do thân xác cảm thọ.
Ưu là tâm đau đớn
Không sảng khoái trong lòng.
Não, tuyệt vọng não nề
Khi gặp các tai ương.
Khổ về cầu không được
Là khi chúng sinh khổ
Về nỗi sinh, già chết
Sầu, bi, khổ, não, ưu
Cứ mong sao hết bị
Những khổ này chi phối
Nhưng cầu có được đâu?
Tóm lại năm thủ uẩn
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Bị nhiễm vì chấp thủ
Chính là một đống khổ.
Thứ hai, Tập thánh đế:
Tham ái khiến tái sinh
Ði kèm hỷ và tham
Tái hiện ở ba cõi
Dục sắc và vô sắc.
Ba, Khổ diệt thánh đế
Sự diệt tận tham ái
Giải thoát nó hoàn toàn.
Khổ diệt đạo thánh đế
Là Thánh đạo Tám ngành:
Chánh kiến, thấy như thật
Bốn chân lý nói trên
Chánh tư duy, suy nghĩ
Không kèm dục, sân, hại.
Chánh ngữ là tự chế
Không nói dối, hai lưỡi,
Nói ác khẩu, phù phiếm.
Chánh nghiệp, không sát sinh
Trộm cắp và dâm dục.
Chánh mạng, bỏ tà mạng,
(Sinh nhai hại mình, người.)
Chánh tinh tấn, bốn siêng:
Các bất thiện chưa sinh
Siêng khiến không sinh khởi;
Các bất thiện đã sinh
Siêng quyết tâm trừ diệt;
Với thiện pháp chưa sinh,
Siêng làm cho sinh khởi,
Với thiện pháp đã sinh,
Siêng làm chúng tăng lên.
Chánh niệm là luôn luôn
Quán thân, thọ, tâm, pháp,
Ngay nơi thân tâm này
Luôn tinh cần tỉnh giác
Diệt tham ưu sự đời.
Chánh định là ly dục
Và ly bất thiện pháp,
Chứng trú thiền thứ nhất
Hỷ lạc ly dục sinh
Còn có tầm, có tứ;
Nhị thiền, không tầm tứ
Hỷ lạc do định sinh;
Tam thiền, không còn hỷ
Chỉ còn xả với lạc
Gọi xả niệm lạc trú,
Tứ thiền, không khổ lạc,
Chỉ còn duy nhất xả
Gọi xả, niệm thanh tịnh.
Ðấy chính là Thánh đế
Về Con đường Diệt khổ
Mà Thế Tôn tuyên thuyết
Không ai quay ngược được
Pháp luân vô thượng này.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
141. Saccavibhaṅgasuttaṃ [Mūla]
371. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''tathāgatena, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ, yadidaṃ : catunnaṃ ariyasaccānaṃ ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ. Katamesaṃ catunnaṃ? dukkhassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhasamudayassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhanirodhassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ. Tathāgatena, bhikkhave, arahatā sammāsambuddhena bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ , yadidaṃ : imesaṃ catunnaṃ ariyasaccānaṃ ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ. ''Sevatha, bhikkhave, sāriputtamoggallāne bhajatha, bhikkhave, sāriputtamoggallāne. Paṇḍitā bhikkhū anuggāhakā sabrahmacārīnaṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, janetā [janetti (sī. pī.)], evaṃ sāriputto seyyathāpi jātassa āpādetā, evaṃ moggallāno. Sāriputto, bhikkhave, sotāpattiphale vineti, moggallāno uttamatthe. Sāriputto, bhikkhave, pahoti cattāri ariyasaccāni vitthārena ācikkhituṃ desetuṃ paññāpetuṃ paṭṭhapetuṃ vivarituṃ vibhajituṃ uttānīkātunti. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi.
372. Tatra kho āyasmā sāriputto acirapakkantassa bhagavato bhikkhū āmantesi : ''āvuso, bhikkhaveti. ''Āvusoti kho te bhikkhū āyasmato sāriputtassa paccassosuṃ. Āyasmā sāriputto etadavoca : ''tathāgatena, āvuso, arahatā sammāsambuddhena bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ, yadidaṃ : catunnaṃ ariyasaccānaṃ ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ. Katamesaṃ catunnaṃ? dukkhassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhasamudayassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhanirodhassa ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ariyasaccassa ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammaṃ.
373. ''Katamañcāvuso, dukkhaṃ ariyasaccaṃ? jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. ''Katamā cāvuso, jāti? yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṃ pātubhāvo āyatanānaṃ paṭilābho, ayaṃ vuccatāvuso : 'jāti. ''Katamā cāvuso, jarā? yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko, ayaṃ vuccatāvuso : 'jarā. ''Katamañcāvuso, maraṇaṃ? yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālaṃkiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṃ vuccatāvuso : 'maraṇaṃ. ''Katamo cāvuso, soko? yo kho, āvuso, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko, ayaṃ vuccatāvuso : 'soko. ''Katamo cāvuso, paridevo? yo kho, āvuso, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ, ayaṃ vuccatāvuso : 'paridevo. ''Katamañcāvuso, dukkhaṃ? yaṃ kho, āvuso, kāyikaṃ dukkhaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyasamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccatāvuso : 'dukkhaṃ. ''Katamañcāvuso, domanassaṃ? yaṃ kho, āvuso, cetasikaṃ dukkhaṃ cetasikaṃ asātaṃ manosamphassajaṃ dukkhaṃ asātaṃ vedayitaṃ, idaṃ vuccatāvuso : 'domanassaṃ. ''Katamo cāvuso, upāyāso? yo kho, āvuso, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ, ayaṃ vuccatāvuso : 'upāyāso. ''Katamañcāvuso, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ? jātidhammānaṃ, āvuso, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati : 'aho vata, mayaṃ na jātidhammā assāma na ca, vata, no jāti āgaccheyyāti. Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idampi : 'yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. Jarādhammānaṃ, āvuso, sattānaṃ - pe - byādhidhammānaṃ, āvuso, sattānaṃ... maraṇadhammānaṃ, āvuso, sattānaṃ... sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammānaṃ, āvuso, sattānaṃ evaṃ icchā uppajjati : 'aho vata, mayaṃ na sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā assāma na ca, vata, no sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā āgaccheyyunti . Na kho panetaṃ icchāya pattabbaṃ. Idampi : 'yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ. ''Katame cāvuso, saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā? seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Ime vuccantāvuso : 'saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ vuccatāvuso : 'dukkhaṃ ariyasaccaṃ.
374. ''Katamañcāvuso, dukkhasamudayaṃ [dukkhasamudayo (syā. kaṃ.)] ariyasaccaṃ? yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā [ponobhavikā (sī. pī.)] nandīrāgasahagatā [nandirāgasahagatā (sī. syā. kaṃ. pī.)] tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ : kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā , idaṃ vuccatāvuso : 'dukkhasamudayaṃ [dukkhasamudayo (syā. kaṃ.)] ariyasaccaṃ. ''Katamañcāvuso, dukkhanirodhaṃ [dukkhanirodho (syā. kaṃ.)] ariyasaccaṃ? yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo, idaṃ vuccatāvuso : 'dukkhanirodhaṃ [dukkhanirodho (syā. kaṃ.)] ariyasaccaṃ.
375. ''Katamañcāvuso, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ? ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ : sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. ''Katamācāvuso, sammādiṭṭhi? yaṃ kho, āvuso, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ, dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammādiṭṭhi. ''Katamo cāvuso, sammāsaṅkappo? nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo , avihiṃsāsaṅkappo, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāsaṅkappo. ''Katamā cāvuso, sammāvācā? musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāvācā. ''Katamo cāvuso, sammākammantī? pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammākammanto. ''Katamo cāvuso, sammāājīvo? idhāvuso, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvikaṃ kappeti, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāājīvo. ''Katamo cāvuso, sammāvāyāmo? idhāvuso, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāvāyāmo. ''Katamā cāvuso, sammāsati? idhāvuso, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Vedanāsu vedanānupassī viharati - pe - citte cittānupassī viharati... dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāsati. ''Katamo cāvuso, sammāsamādhi? idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati - pe - tatiyaṃ jhānaṃ... viharati, ayaṃ vuccatāvuso : 'sammāsamādhi. Idaṃ vuccatāvuso : 'dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ. ''Tathāgatenāvuso, arahatā sammāsambuddhena bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ, yadidaṃ : imesaṃ catunnaṃ ariyasaccānaṃ ācikkhanā desanā paññāpanā paṭṭhapanā vivaraṇā vibhajanā uttānīkammanti. Idamavoca āyasmā sāriputto. Attamanā te bhikkhū āyasmato sāriputtassa bhāsitaṃ abhinandunti.
Saccavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ ekādasamaṃ.
141. Saccavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
371. Evaṃ me sutanti saccavibhaṅgasuttaṃ. Tattha ācikkhanāti idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ nāma…pe… ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ nāmāti. Sesapadesupi eseva nayo. Apicettha paññāpanā nāma dukkhasaccādīnaṃ ṭhapanā. Āsanaṃ ṭhapento hi āsanaṃ paññapetīti vuccati. Paṭṭhapanāti paññāpanā. Vivaraṇāti vivaṭakaraṇā. Vibhajanāti vibhāgakiriyā. Uttānīkammanti pākaṭabhāvakaraṇaṃ.
Anuggāhakāti āmisasaṅgahena dhammasaṅgahenāti dvīhipi saṅgahehi anuggāhakā. Janetāti janikā mātā. Āpādetāti posetā. Posikamātā viya moggallānoti dīpeti. Janikamātā hi nava vā dasa vā māse loṇambilādīni pariharamānā kucchiyā dārakaṃ dhāretvā kucchito nikkhantaṃ posikamātaraṃ dhātiṃ paṭicchāpeti. Sā khīranavanītādīhi dārakaṃ posetvā vaḍḍheti, so vuddhimāgamma yathāsukhaṃ vicarati. Evameva sāriputto attano vā paresaṃ vā santike pabbajite dvīhi saṅgahehi saṅgaṇhanto gilāne paṭijagganto kammaṭṭhāne yojetvā sotāpannabhāvaṃ ñatvā apāyabhayehi vuṭṭhitakālato paṭṭhāya – ‘‘idāni paccattapurisakārena uparimagge nibbattessantī’’ti tesu anapekkho hutvā aññe nave nave ovadati. Mahāmoggallānopi attano vā paresaṃ vā santike pabbajite tatheva saṅgaṇhitvā kammaṭṭhāne yojetvā heṭṭhā tīṇi phalāni pattesupi anapekkhataṃ na āpajjati. Kasmā? Evaṃ kirassa hoti – vuttaṃ bhagavatā – ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, appamattakopi gūtho duggandho hoti…pe… appamattakampi muttaṃ… kheḷo… pubbo… lohitaṃ duggandhaṃ hoti, evameva kho ahaṃ, bhikkhave, appamattakampi bhavaṃ na vaṇṇemi antamaso accharāsaṅghatamattampī’’ti (a. ni. 1.320-321). Tasmā yāva arahattaṃ na pāpuṇanti, tāva tesu anapekkhataṃ anāpajjitvā arahattaṃ pattesuyeva āpajjatīti. Tenāha bhagavā – ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, janetā evaṃ sāriputto. Seyyathāpi jātassa āpādetā, evaṃ moggallāno. Sāriputto, bhikkhave, sotāpattiphale vineti, moggallāno uttamatthe’’ti. Pahotīti sakkoti.
Dukkhe ñāṇanti savanasammasanapaṭivedhañāṇaṃ, tathā dukkhasamudaye. Dukkhanirodhe savanapaṭivedhañāṇanti vaṭṭati, tathā dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya. Nekkhammasaṅkappādīsu kāmapaccanīkaṭṭhena, kāmato nissaṭabhāvena vā, kāmaṃ sammasantassa uppannoti vā, kāmapadaghātaṃ kāmavūpasamaṃ karonto uppannoti vā, kāmavivittante uppannoti vā nekkhammasaṅkappo. Sesapadadvayepi eseva nayo. Sabbepi cete pubbabhāge nānācittesu, maggakkhaṇe ekacitte labbhanti. Tatra hi micchāsaṅkappacetanāya samugghātako ekova saṅkappo labbhati, na nānā labbhati. Sammāvācādayopi pubbabhāge nānācittesu, vuttanayeneva maggakkhaṇe ekacitte labbhanti. Ayamettha saṅkhepo, vitthārena pana saccakathā visuddhimagge ca sammādiṭṭhisutte (ma. ni. 1.89 ādayo) ca vuttāyevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Saccavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.