Phá Chấp Theo Cách Nói Hẹp và Nói Rộng _ 138. Kinh Tổng Thuyết & Biệt Thuyết  (Uddesavibhaṅga Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 5.4.2021

Phá Chấp Theo Cách Nói Hẹp và Nói Rộng _ 138. Kinh Tổng Thuyết & Biệt Thuyết (Uddesavibhaṅga Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 5.4.2021

Thứ hai, 05/04/2021, 18:43 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 5.4.2021

138. Kinh Tổng Thuyết & Biệt Thuyết

(Uddesavibhaṅga Sutta)

Phá Chấp Theo Cách Nói Hẹp và Nói Rộng

Chữ uddesavibhaṅga nghĩa là giảng rộng những điều được nói tóm tắt. Đức Thế Tôn nói một cách cô đọng về một tỳ kheo vượt thoát sanh, già, bệnh, chết do tâm không bị chi phối và chấp thủ nội giới cũng như ngoại giới. Tôn giả Mahākaccāna, một vị đại đệ tử Phật được xem là thù thắng về khả năng quảng diễn những điều được nói cô đọng, đã trình bày rộng rãi ý nghĩa của những gì Bậc Đạo Sư muốn nói.

637. Lời dạy ngắn gọn của Đức Thế Tôn

Đức Phật trong cách nói hàm xúc đã dạy rằng những ai không bị giao động, chi phối bởi ngoại trần, nội trần và vượt khỏi chấp thủ sẽ hoàn toàn giải thoát:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Tổng thuyết và Biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy rồi bước vào tịnh xá.

638. Đức khiêm cung và lòng tôn kính của một bậc thánh đệ tử

Chư tỳ kheo thỉnh cầu tôn giả Mahākaccāna giảng rõ những gì Đức Phật đã dạy nhưng ban đầu vị nầy từ chối về đề nghị mọi người nên bạch hỏi Bậc Đạo Sư:

Sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, sau khi đọc lên bài tổng thuyết một cách vắn tắt, không có giải nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: "Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai". Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi phần tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".

Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahākaccāna; sau khi đến, chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này". Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahākaccāna; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahākaccāna những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahākaccāna:

-- Thưa Hiền giả Kaccāna, sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá: "Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Nay không biết có ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi". Rồi này Hiền giả Kaccāna, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này, Tôn giả Mahākaccāna hãy giải thích cho".

-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây... Cũng vậy là việc làm của chư Tôn giả. Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩ này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.

-- Thưa Hiền giả Kaccāna, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết... Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahākaccāna được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahākaccāna giải thích cho, nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.

-- Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahākaccāna . Tôn giả Mahākaccāna nói như sau:

639. Ý nghĩa rộng rãi của những gì Phật dạy

-- Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá: "Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này chư Hiền, lời tổng thuyết này được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi", tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:

Không bị chi phối và không bị chi phối bởi ngoại trần

Tâm bị chi phối bởi ngoại giới là tâm giao động đối với sáu cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; ngược lại khi tâm không bị chi phối bởi sáu cảnh là tâm không giao động:

Kinh văn: Chư Hiền, sao gọi là thức đối với (ngoại) trần, bị tán loạn, bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ- kheo thấy sắc với con mắt, thức truy cầu sắc tướng, bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng, như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) bị tán loạn, tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, thức truy cầu pháp tướng, bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) bị tán loạn, tản rộng. Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức bị tán loạn, tản rộng.

Chư Hiền, sao gọi là thức đối với (ngoại) trần, không bị tán loạn, không bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ-kheo thấy sắc với con mắt, thức không truy cầu sắc tướng, không bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, không bị cột chặt bởi vị của sắc tướng; không bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) không bị tán loạn, không bị tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi.. cảm xúc với thân.... nhận thức pháp với ý, thức không truy cầu pháp tướng, không bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, không bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, không bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) không bị tán loạn, không bị tản rộng. Như vậy, này chư Hiền, gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng.

Không bị chi phối và không bị chi phối bởi nội trần

Nội trần ở đây chỉ cho hỷ lạc trong thiền chứng đó là những trạng thái tạo nên chấp thủ:

Kinh văn: Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm trú trước nội (trần)? Ở đây, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức vị ấy truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh; như vậy gọi là tâm trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Thức của vị ấy truy tìm hỷ lạc do định sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh; bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh; như vậy gọi là tâm trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Thức của vị ấy truy tìm xả, bị trói buộc bởi vị xả và lạc, bị cột chặt bởi vị xả và lạc, bị triền phược bởi vị xả và lạc; như vậy gọi là tâm trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Thức của vị ấy truy tìm không khổ không lạc, bị trói buộc bởi vị không khổ không lạc, bị cột chặt bởi vị không khổ không lạc, bị triền phược bởi kiết sử vị không khổ không lạc; như vậy gọi là tâm trú trước nội (trần). Như vậy gọi là tâm trú trước nội (trần).

Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm không bị trú trước nội (trần)? Ở đây, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, không tầm không tứ. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh, như vậy gọi là tâm không trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do định sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh; như vậy gọi là tâm không trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Thức của vị ấy không truy tìm xả, không bị trói buộc bởi vị xả và lạc, không bị cột chặt bởi vị xả và lạc, không bị triền phược bởi vị xả và lạc, như vậy được gọi là tâm không trú trước nội (trần).

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Thức của vị ấy không truy tìm không khổ không lạc, không bị trói buộc bởi vị của không khổ không lạc, không bị cột chặt bởi vị của không khổ không lạc, không bị triền phược bởi kiết sử vị không khổ không lạc; như vậy gọi là tâm không trú trước nội (trần). Như vậy gọi là tâm không trú trước nội (trần).

Chấp thủ và không chấp thủ

Đối với tất cả hiện tượng dù nội giới hay ngoại giới nếu bám víu bằng ngã chấp gọi là chấp thủ. Quán chiếu tất cả như hiện tượng tự nhiên sanh diệt là không chấp thủ:

Kinh văn: Và thế nào, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối? Ở đây, này chư Hiền, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc. Sắc pháp ấy của nó có biến hoại, đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong sắc pháp ấy của nó, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp của vị ấy. Do thức bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp, nên pháp quấy rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm bị xâm nhập, vị ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị chấp thủ quấy rối.

Vị ấy xem cảm thọ.. tưởng... các hành... thức như là tự ngã hay tự ngã, như là có thức, hay thức như là trong tự ngã, hay tự ngã như là trong thức. Thức ấy của vị ấy biến hoại và đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong thức ấy của vị ấy, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức của vị ấy. Do thức bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong pháp, nên các pháp quấy rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm bị xâm nhập, vị ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị chấp thủ, quấy rối. Như vậy, này chư Hiền, là bị chấp thủ, quấy rối.

Và thế nào, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối? Ở đây, này chư Hiền, có Ða văn Thánh đệ tử yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân; không thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay không thấy sắc như là trong tự ngã, hay tự ngã như là trong sắc. Sắc pháp của vị ấy biến hoại, đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong sắc pháp của vị ấy, thức của vị ấy không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp của vị ấy. Do thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp, nên các pháp quấy rối khởi lên, không xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm không bị xâm nhập, vị ấy không sợ hãi, không bực phiền và không đầy những khao khát. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối.

Vị ấy không xem cảm thọ.. tưởng... các hành.. thức như là tự ngã hay tự ngã là có thức, hay không thấy thức như là trong tự ngã hay tự ngã như là trong thức. Thức của vị ấy biến hoại và đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong thức của vị ấy, thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức của vị ấy. Do thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức, nên các pháp quấy rối không khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm không bị xâm nhập, vị ấy không sợ hãi, không bực phiền và không đầy những khao khát. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối. Như vậy, này chư Hiền, là không bị chấp thủ quấy rối.

Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá: "Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai". Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu như Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

640. Lời xác nhận của Đức Điều Ngự

Chư tỳ kheo trình lại Đức Phật những gì đã được Tôn giả Mahākaccāna giảng. Nghe xong Đức Thế Tôn tán thán:

Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahākaccāna giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải thích nghĩa một cách rộng rãi, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tịnh xá: "Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai".

Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá: "Vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai.". Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahākaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng Phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahākaccāna; sau khi đến, chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này."

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahākaccāna về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những (chữ) ấy đã được Tôn giả Mahākaccāna giải thích cho chúng con với những phương pháp (ākāra) này, với những câu này, với những chữ này.

-- Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc đại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahākaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 138 [tóm tắt]

Kinh Tổng Thuyết Biệt Thuyết

(Uddesavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 223)

Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo cần quán sát thế nào để thức của mình không bị tán loạn, tản rộng đối với ngoại trần, tâm không đắm trước nội trần, không chấp thủ, không bị khủng bố, được vậy thì không có tập khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai. Đây là phần tổng thuyết do Thế Tôn nói lên, xong rồi đi vào tịnh thất. Các vị Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Mahākaccāna (Đại Ca-chiên- diên) và được Ngài giảng phần biệt thuyết như sau:

1/ Thức đối với ngoại trần không bị tán loạn, tản rộng, ấy là khi con mắt tiếp xúc với sắc tướng, tai với thanh... ý với pháp..., thức vị ấy không truy cầu các đối tượng ấy, không bị trói buộc cột chặt trong đó, không bị các kiết sử của sắc tướng....

2/ Tâm không trú trước nội trần: Không bị trói buộc bởi hỷ lạc ở Sơ thiền, Nhị thiền (sau khi chứng được Sơ thiền, Nhị thiền), khi chứng trú Tam thiền, không trú trước, không truy tầm, không bị trói buộc bởi trạng thái xả và lạc ở Tam thiền, khi chứng trú Tứ thiền, vị ấy không bị trói buộc bởi trạng thái không khổ không lạc ở Tứ thiền.

3/ Không chấp thủ, không bị khủng bố: Vị ấy không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức là “ta” hay “của ta”, hay “tự ngã của ta”, nên thức không bị lay chuyển do sự biến hoại của sắc pháp... nơi vị ấy. Do thức vị ấy không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên các khủng bố phát khởi lên không kiên trì ám ảnh tâm; do tâm không bị ám ảnh, vị ấy không sợ hãi, bực phiền, khao khát. Như vậy là không chấp thủ, không bị khủng bố.

Thế Tôn ấn khả lời giải thích ấy đúng ý Ngài và khen Tôn giả Mahākaccāna là bậc đại tuệ.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 138 [dàn ý]

Kinh Tổng Thuyết Biệt Thuyết

(Uddesavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 223)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng về tổng thuyết và biệt thuyết.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn giảng về tổng thuyết, không giải thích rộng rãi rồi đi vào tinh xá.

II. Các Tỷ-kheo thỉnh Tôn giả Kaccna giải thích rộng rãi lời tổng thuyết của Thế

Tôn. Ban đầu Tôn giả khiêm tốn từ chối, sau Tôn giả chấp thuận trước lời yêu cầu của các Tỷ-kheo.

III. Tôn giả Kaccna giải thích tổng thuyết:

1. Sao gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng và không bị tán loạn, không bị tản rộng.


2.Sao gọi là tâm trú trước nội trần và tâm không trú trước nội trần.


3. Thế nào là chấp thủ, bị khủng bố. Thế nào là không chấp thủ, không bị khủng bố.

IV. Các Tỷ-kheo thuật lại với Thế Tôn lời thuyết giảng của Tôn giả Kaccāna. Thế Tôn tán thán Tôn giả là bậc đại trí tuệ, giải thích đúng như Thế Tôn giải thích và khuyên các Tỷ-kheo nên thọ trì như vậy.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 138 [toát yếu]

Kinh Tổng Thuyết Biệt Thuyết

(Uddesavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 223)

I. TOÁT YẾU

The Exposition of a Summary.

The venerable Maha Kaccana elaborates upon a brief saying of the Buddha on the training of consciousness and the overcoming of agitation.

Giảng rộng một lời dạy vắn tắt.

Tôn giả Ðại Ca-chiên-diên triển khai một lời dạy vắn tắt củaPhật về sự tu luyện tâm thức để thắng lướt trạo cử giao động.

II. TÓM TẮT

Phật dạy chúng tỷ kheo một lời vắn tắt: Tỷ kheo cần nhìn như thế nào để đối với ngoại trần tâm không bị tản rộng, đối với nội trần tâm không trú trước, không chấp thủ, không bị khủng bố. Như vậy tương lai sẽ không còn khổ về sanh, già, chết.

Sau khi Ngài bỏ đi vào tịnh xá, chúng tỷ kheo đến thỉnh cầu tôn giả Ca-chiên-diên giải thích ý nghĩa. Và Ngài đã giảng như sau: Khi căn trần thức tiếp xúc, do thức truy cầu tướng bên ngoài nên bị các tướng trói buộc, đấy gọi là bị tán loạn, tản rộng. Nếu căn trần tiếp xúc mà thức không theo đuổi tướng ngoài, thì không bị tán loạn. Ðối với nội trần, nghĩa là các thiền chứng từ sơ đến tứ thiền, thức cũng có thể bị trói buộc bởi ly dục ly bất thiện pháp, sanh hỷ lạc ở thiền thứ nhất, định sanh hỷ lạc ở thiền thứ hai, bởi xả niệm lạc trú ở thiền thứ ba và bởi bất khổ bất lạc (xả niệm thanh tịnh) ở thiền thứ tư. Nếu không bị các thiền chứngnày trói buộc thì gọi là không trú trước nội trần. Chấp thủ, bị khủng bố là khi kẻ vô văn phàm phu do không hiểu thánh pháp, chấp sắc là tự ngã, tự ngã ở trong sắc, sắc ở trong tự ngã, tự ngã có sắc (với 4 uẩn kia cũng chấp như vậy thành ra có 20 thân kiến). Do chấp như vậy nên khi sắc thọ tưởng hành thức biến hoại, phàm phu lấy làm đau khổ, bị khủng bố. Thánh đệ tử có tu tập thì không chấp thủ nhưvậy, nên khi sắc biến hoại, thức không bị chuyển theo, các pháp khủng bố khởi lên không kiên trì ám ảnh tâm. Vì tâm không bị ám ảnh nên cũng không sợ hãi hay khao khát. Như vậy là không chấp thủ, không bị khủng bố. Sau khi chúng tỷ kheo đến Phật trình bày cách giải thích của tôn giả, Phật khen tôn giả Ca-chiên-diên là bậc đại tuệ đã hiểu đúng lời Ngài dạy.

III. CHÚ GIẢI

Bài kinh này là cốt tủy của đạo giải thoát gồm ba phương diện: thái độ đối với ngoại giới, với nội tâm, và với năm uẩn làm nên thân tâm. Khi năm giác quan tiếp xúc với ngoại giới, tâm không chạy theo đối tượng; và khi hướng nội đi sâu vào các thiền chứng từ thứ nhất đến thứ tư, tâm cũng không ham thích. Theo Ngài Huệ Năng, đấy gọi là ngoài thiền trong định, gọi là thiền định. Ðối với năm uẩn không chấp đây là ta và của ta, nên khi chết không bám víu tiếc nuối, và vì thế không sợ hãi dù gặp bất cứ cảnh giới nào xảy ra lúc lâm chung; vẫn giữ thái độ của người ngoại cuộc đang quan sát một hiện tượng, không có cái tôi sống chết.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật dạy chúng tỷ kheo

Một lời dạy vắn tắt:

Hãy quán sát cách nào

Tâm không bị tản rộng

Trong các đối tượng ngoài;

Và đối với nội trần

Không trú trước, chấp thủ,

Tâm không bị khủng bố

Nếu quán được như vậy

Tương lai không còn khổ

Về sanh già bệnh chết.

Tôn giả Ca-chiên-diên

Giải thích rộng ý nghĩa:

Khi con mắt thấy sắc

Thức theo đuổi tướng ngoài

Bị các tướng trói buộc

Là tán loạn, tản rộng.

Nếu căn trần tiếp xúc

Thức không theo đuổi tướng,

Thì không bị tán tâm.

Ðối với các nội trần,

Nghĩa là các thiền chứng

Từ sơ đến tứ thiền,

Thức có thể bị trói

Bởi ly sanh hỷ lạc

Khi chứng thiền thứ nhất,

Hoặc định sanh hỷ lạc

Khi chứng thiền thứ hai,

Hoặc xả niệm lạc trước

Khi chứng thiền thứ ba

Và bất khổ bất lạc

(hay xả niệm thanh tịnh)

Khi chứng thiền thứ tư.

Nếu không bị trói buộc

Bởi các thiền chứng này

Là không trú nội trần.

Chấp thủ, bị khủng bố

Là khi kẻ phàm phu

Do không hiểu thánh pháp,

Chấp sắc là tự ngã,

Tự ngã ở trong sắc,

Sắc ở trong tự ngã,

Hoặc tự ngã có sắc

(đối với 4 uẩn kia

cũng đều chấp như vậy

thành hai mươi thân kiến).

Do chấp thủ như vậy

Khi năm uẩn biến hoại,

Phàm phu rất đau khổ

Hoảng sợ, bị khủng bố.

Thánh đệ tử có tu

Không chấp thủ như vậy,

Nên khi sắc biến hoại,

Thức không bị chuyển theo,

Các khủng bố khởi lên

Không kiên trì ám ảnh.

Tâm không bị ám ảnh

Không sợ hãi, khao khát.

Ðấy là không chấp thủ

Nên không bị khủng bố.

Khi nghe lời giải này

Phật khen Ca-chiên-diên

Chính là bậc đại tuệ

Ðã hiểu đúng lời Ngài.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

138. Uddesavibhaṅgasuttaṃ [Mūla]

313. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''uddesavibhaṅgaṃ vo, bhikkhave, desessāmi. Taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā [yathā yathāssa (sī. syā. kaṃ. pī.)] upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi.

314. Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : ''idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'tathā tathā, bhikkhave , bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā , bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi : ''ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Atha kho te bhikkhū yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā āyasmatā mahākaccānena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etadavocuṃ : ''idaṃ kho no, āvuso kaccāna, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Tesaṃ no, āvuso kaccāna, amhākaṃ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : 'idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti. ''Tesaṃ no, āvuso kaccāna, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito, sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti : vibhajatāyasmā mahākaccānoti.

315. '''Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhaṃ sākhāpalāse sāraṃ pariyesitabbaṃ maññeyya, evaṃ sampadamidaṃ āyasmantānaṃ satthari sammukhībhūte taṃ bhagavantaṃ atisitvā amhe etamatthaṃ paṭipucchitabbaṃ maññatha. So hāvuso, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyātha yathā vo Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāthāti. 'Addhāvuso kaccāna, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto vattā pavattā atthassa ninnetā amatassa dātā dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyāma yathā no Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāma. Api cāyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Vibhajatāyasmā mahākaccāno agaruṃ karitvāti. 'Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha bhāsissāmīti. 'Evamāvusoti kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa paccassosuṃ. Āyasmā mahākaccāno etadavoca : 'yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya, bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi.

316. ''Kathañcāvuso, bahiddhā viññāṇaṃ vikkhittaṃ visaṭanti vuccati? idhāvuso, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā rūpanimittānusāri viññāṇaṃ hoti rūpanimittassādagadhitaṃ [...gathitaṃ (sī. pī.)] rūpanimittassādavinibandhaṃ [...vinibandhaṃ (sī. pī.)] rūpanimittassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ bahiddhā viññāṇaṃ vikkhittaṃ visaṭanti vuccati. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya dhammanimittānusārī viññāṇaṃ hoti dhammanimittassādagadhitaṃ dhammanimittassādavinibandhaṃ dhammanimittassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ bahiddhā viññāṇaṃ vikkhittaṃ visaṭanti vuccati. Evaṃ kho āvuso, bahiddhā viññāṇaṃ vikkhittaṃ visaṭanti vuccati.

317. ''Kathañcāvuso, bahiddhā viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭanti vuccati ? idhāvuso, bhikkhuno cakkhunā rūpaṃ disvā na rūpanimittānusāri viññāṇaṃ hoti rūpanimittassādagadhitaṃ na rūpanimittassādavinibandhaṃ na rūpanimittassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ bahiddhā viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭanti vuccati . Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya na dhammanimittānusārī viññāṇaṃ hoti na dhammanimittassādagadhitaṃ na dhammanimittassādavinibandhaṃ na dhammanimittassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ bahiddhā viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭanti vuccati. Evaṃ kho, āvuso, bahiddhā viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭanti vuccati.

318. ''Kathañcāvuso, ajjhattaṃ [ajjhattaṃ cittaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] saṇṭhitanti vuccati? idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa vivekajapītisukhānusāri viññāṇaṃ hoti vivekajapītisukhassādagadhitaṃ vivekajapītisukhassādavinibandhaṃ vivekajapītisukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ saṇṭhitanti vuccati. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa samādhijapītisukhānusāri viññāṇaṃ hoti samādhijapītisukhassādagadhitaṃ samādhijapītisukhassādavinibandhaṃ samādhijapītisukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ saṇṭhitanti vuccati. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa upekkhānusāri viññāṇaṃ hoti upekkhāsukhassādagadhitaṃ upekkhāsukhassādavinibandhaṃ upekkhāsukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ saṇṭhitanti vuccati. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa adukkhamasukhānusāri viññāṇaṃ hoti adukkhamasukhassādagadhitaṃ adukkhamasukhassādavinibandhaṃ adukkhamasukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ saṇṭhitanti vuccati. Evaṃ kho, āvuso, ajjhattaṃ [ajjhattaṃ cittaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] saṇṭhitanti vuccati.

319. ''Kathañcāvuso , ajjhattaṃ [ajjhattaṃ cittaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] asaṇṭhitanti vuccati? idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi - pe - paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa na vivekajapītisukhānusāri viññāṇaṃ hoti na vivekajapītisukhassādagadhitaṃ na vivekajapītisukhassādavinibandhaṃ na vivekajapītisukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ asaṇṭhitanti vuccati. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā - pe - dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa na samādhijapītisukhānusāri viññāṇaṃ hoti na samādhijapītisukhassādagadhitaṃ na samādhijapītisukhassādavinibandhaṃ na samādhijapītisukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ asaṇṭhitanti vuccati . ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu pītiyā ca virāgā - pe - tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa na upekkhānusāri viññāṇaṃ hoti na upekkhāsukhassādagadhitaṃ na upekkhāsukhassādavinibandhaṃ na upekkhāsukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ asaṇṭhitanti vuccati. ''Puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Tassa na adukkhamasukhānusāri viññāṇaṃ hoti na adukkhamasukhassādagadhitaṃ na adukkhamasukhassādavinibandhaṃ na adukkhamasukhassādasaṃyojanasaṃyuttaṃ ajjhattaṃ cittaṃ asaṇṭhitanti vuccati. Evaṃ kho, āvuso, ajjhattaṃ [ajjhattaṃ cittaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] asaṇṭhitanti vuccati.

320. ''Kathañcāvuso, anupādā paritassanā hoti? idhāvuso, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati rūpavantaṃ vā attānaṃ attani vā rūpaṃ rūpasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā rūpavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṃ hoti. Tassa rūpavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā uttāsavā ca hoti vighātavā ca apekkhavā ca anupādāya ca paritassati. Vedanaṃ - pe - saññaṃ... saṅkhāre... viññāṇaṃ attato samanupassati viññāṇavantaṃ vā attānaṃ attani vā viññāṇaṃ viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā viññāṇavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṃ hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā uttāsavā ca hoti vighātavā ca apekkhavā ca anupādāya ca paritassati. Evaṃ kho, āvuso, anupādā paritassanā hoti.

321. ''Kathañcāvuso, anupādānā aparitassanā hoti? idhāvuso, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati na rūpavantaṃ vā attānaṃ na attani vā rūpaṃ na rūpasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ rūpaṃ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa rūpavipariṇāmaññathābhāvā na ca rūpavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṃ hoti. Tassa na rūpavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā na cevuttāsavā [na ca uttāsavā (sī.)] hoti na ca vighātavā na ca apekkhavā anupādāya ca na paritassati. Na vedanaṃ... na saññaṃ... na saṅkhāre... na viññāṇaṃ attato samanupassati na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ na attani vā viññāṇaṃ na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Tassa taṃ viññāṇaṃ vipariṇamati, aññathā hoti. Tassa viññāṇavipariṇāmaññathābhāvā na ca viññāṇavipariṇāmānuparivatti viññāṇaṃ hoti. Tassa na viññāṇavipariṇāmānuparivattajā paritassanā dhammasamuppādā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Cetaso pariyādānā na cevuttāsavā hoti na ca vighātavā na ca apekkhavā, anupādāya ca na paritassati. Evaṃ kho, āvuso, anupādā aparitassanā hoti. ''Yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṃyeva upasaṅkamitvā etamatthaṃ paṭipuccheyyātha yathā vo Bhagavā byākaroti tathā naṃ dhāreyyāthāti.

322. Atha kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''yaṃ kho no, bhante, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. ''Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ, acirapakkantassa bhagavato, etadahosi : 'idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : tathā tathā, bhikkhave, bhikkhu upaparikkheyya, yathā yathā upaparikkhato bahiddhā cassa viññāṇaṃ avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya. Bahiddhā, bhikkhave, viññāṇe avikkhitte avisaṭe sati ajjhattaṃ asaṇṭhite anupādāya aparitassato āyatiṃ jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavo na hotīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. ''Atha kho mayaṃ, bhante, yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamimha upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipucchimha. Tesaṃ no, bhante, āyasmatā mahākaccānena imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi attho vibhattoti. ''Paṇḍito, bhikkhave, mahākaccāno mahāpañño, bhikkhave, mahākaccāno. Maṃ cepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi evamevaṃ byākareyyaṃ yathā taṃ mahākaccānena byākataṃ. Eso cevetassa [eso cetassa (sī. pī.), eso ceva tassa (syā. kaṃ.), esoyeva tassa (ka.)] attho. Evañca naṃ dhāreyyāthāti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Uddesavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

138. Uddesavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

313. Evaṃ me sutanti uddesavibhaṅgasuttaṃ. Tattha uddesavibhaṅganti uddesañca vibhaṅgañca, mātikañca vibhajanañcāti attho. Upaparikkheyyāti tuleyya tīreyya pariggaṇheyya paricchindeyya. Bahiddhāti bahiddhāārammaṇesu. Avikkhittaṃ avisaṭanti nikantivasena ārammaṇe tiṭṭhamānaṃ vikkhittaṃ visaṭaṃ nāma hoti, taṃ paṭisedhento evamāha. Ajjhattaṃ asaṇṭhitanti gocarajjhatte nikantivasena asaṇṭhitaṃ. Anupādāya na paritasseyyāti anupādiyitvā aggahetvā taṃ viññāṇaṃ na paritasseyya. Yathā viññāṇaṃ bahiddhā avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya, evaṃ bhikkhu upaparikkheyyāti vuttaṃ hoti. Jātijarāmaraṇadukkhasamudayasambhavoti jātijarāmaraṇassa ceva avasesassa ca dukkhassa nibbatti na hotīti attho.

316. Rūpanimittānusārīti rūpanimittaṃ anussarati anudhāvatīti rūpanimittānusārī.

318. Evaṃ kho, āvuso, ajjhattaṃ asaṇṭhitanti nikantivasena asaṇṭhitaṃ. Nikantivasena hi atiṭṭhamānaṃ hānabhāgiyaṃ na hoti, visesabhāgiyameva hoti.

320. Anupādā paritassanāti satthārā khandhiyavagge ‘‘upādāparitassanañca vo, bhikkhave, desessāmi anupādāaparitassanañcā’’ti (saṃ. ni. 3.7) evaṃ gahetvā paritassanā, aggahetvāva aparitassanā ca kathitā, taṃ mahāthero upādāparitassanameva anupādāparitassananti katvā dassento evamāha. Kathaṃ panesā anupādāparitassanā hotīti. Upādātabbassa abhāvato. Yadi hi koci saṅkhāro nicco vā dhuvo vā attā vā attaniyo vāti gahetabbayuttako abhavissa, ayaṃ paritassanā upādāparitassanāva assa. Yasmā pana evaṃ upādātabbo saṅkhāro nāma natthi, tasmā rūpaṃ attātiādinā nayena rūpādayo upādinnāpi anupādinnāva honti. Evamesā diṭṭhivasena upādāparitassanāpi samānā atthato anupādāparitassanāyeva nāma hotīti veditabbā.

Aññathā hotīti parivattati pakatijahanena nassati, rūpavipariṇāmānuparivattīti ‘‘mama rūpaṃ vipariṇata’’nti vā, ‘‘yaṃ ahu, taṃ vata me natthī’’ti vā ādinā (ma. ni. 1.242) nayena kammaviññāṇaṃ rūpassa bhedānuparivatti hoti. Vipariṇāmānuparivattajāti vipariṇāmassa anuparivattanato vipariṇāmārammaṇacittato jātā. Paritassanā dhammasamuppādāti taṇhāparitassanā ca akusaladhammasamuppādā ca. Cittaṃ pariyādāya tiṭṭhantīti kusalacittaṃ pariyādiyitvā gahetvā khepetvā tiṭṭhanti. Uttāsavāti bhayatāsenapi sauttāso taṇhātāsenapi sauttāso. Vighātavāti savighāto sadukkho. Apekkhavāti sālayo sasineho. Evaṃ kho, āvuso, anupādā paritassanā hotīti evaṃ maṇikaraṇḍakasaññāya tucchakaraṇḍakaṃ gahetvā tasmiṃ naṭṭhe pacchā vighātaṃ āpajjantassa viya pacchā aggahetvā paritassanā hoti.

321. Na ca rūpavipariṇāmānuparivattīti khīṇāsavassa kammaviññāṇameva natthi, tasmā rūpabhedānuparivatti na hoti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Uddesavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc