- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 18.3.2021
126. Kinh Phù-Di (Bhūmija Sutta)
Người Tu Có Nên Mong Cầu Chứng Đắc?
Tôn giả Bhūmija là cậu ruột của vương tử Jayasena. Một lần vương tử hỏi sư cậu về quan điểm của một số các sa môn, bà la môn về giá trị sự tu tập có sở nguyện hay không có sở nguyện. Tôn giả trả lời theo sự hiểu biết về lời dạy của Đức Phật thì điều quan trọng không phải là có phát nguyện hay không có phát nguyện mà chính ở chỗ sự thực hành có đúng cách hay không. Sau nầy tôn gỉả trình bày những gì đã nói lên Bậc Đạo Sư. Đức Phật xác nhận trả lời như thế là thoả đáng và Ngài dạy thêm một số thí dụ để thấy rõ vấn đề.
600. Câu hỏi về nguyện lực
Khi được hỏi sự ước nguyện có quyết định được khả năng thành tựu cứu cánh phạm hạnh thì câu trả lời có thể làm ngạc nhiên nhiều người:
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
Rồi Tôn giả Bhūmija (Phù-di) vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi vương tử Jayasena đi đến Tôn giả Bhūmija, sau khi đến nói lên với Tôn giả Bhumija những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vương tử Jayasena thưa với Tôn giả Bhūmija:
-- Thưa Tôn giả Bhūmija, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị nếu không có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị". Ở đây, bậc Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija có nói gì, và có lập luận gì?
-- Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Và sự việc này xảy ra, Thế Tôn có giải thích như sau: "Nếu có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng (ayoniso), thời không đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh không chánh đáng, thời không đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh không chánh đáng thời không đạt được quả vị. Còn nếu có ước nguyện hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có ước nguyện hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu có và không có ước nguyện hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị; nếu không có và không không có ước nguyện hành Phạm hạnh một cách chánh đáng, thời đạt được quả vị". Thưa Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn được nghe như vậy, được ghi nhớ như vậy. Sự việc xảy ra, Thế Tôn có giải thích như vậy.
-- Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija thuyết lý như vậy, lập luận như vậy, thời tôi nghĩ rằng chắc chắn vị Ðạo sư của Tôn giả Bhumija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường.
Rồi vương tử Jayasena mời Tôn giả Bhūmija, dùng với bát ăn (thālipāka) của mình.
601. Lời xác chứng của Bậc Đạo Sư
Khi nghe thuật lại cuộc đối thoại, Đức Phật xác nhận Tôn giả Bhūmija đã trả lời đúng với những gì Ngài dạy:
Rồi Tôn giả Bhūmija, sau bữa ăn khất thực trở về đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhumija bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, vào buổi sáng con đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của vương tử Jayasena, sau khi đến con ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena đến chỗ con, sau khi đến nói lên với con những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, vương tử Jayasena nói với con như sau: "Thưa Tôn giả Bhūmija, một số Sa-môn, Bà-la-môn, .... bậc Ðạo sư của Tôn giả có nói gì, có lập luận gì?" Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con có nói với vương tử Jayasena, như sau: "Này Vương tử, tôi không tận mặt Thế Tôn, được nghe như sau, được ghi nhớ như sau:... ". -- "Nếu Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija... Tôi nghĩ rằng chắc chắn Ðạo sư của Tôn giả Bhūmija, đứng cao hơn trên đầu tất cả Sa-môn, Bà-la-môn tầm thường". Bạch Thế Tôn, không hiểu hỏi như vậy, trả lời như vậy, con có nói đúng lời Thế Tôn nói, con không xuyên tạc lời Thế Tôn với điều không đúng sự thực, nhưng con đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp sẽ không có lý do để chỉ trích?
-- Thật vậy, này Bhūmija, được hỏi vậy, được trả lời vậy, Ông nói đúng lời Thế Tôn nói, Ông không xuyên tạc Thế Tôn với điều không đúng sự thực, Ông đã giải thích đúng pháp, tùy pháp, và một vị đồng Phạm hạnh nói đúng pháp, tùy pháp không có lý do gì để chỉ trích.
602. Bốn thí dụ về bát tà đạo và bát chánh đạo
Ý muốn không đủ mà phải làm đúng cách mới có kết quả:
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ có và không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời không đạt được quả vị; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh thời không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, tìm cầu dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu. Sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu). Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy có và không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ cát vào thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cát cho ra dầu), người ấy không lấy được dầu. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được dầu. Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy... tà định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không ước nguyện... có và không có ước nguyện... không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa. Nếu người ấy có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, người ấy không lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện... Nếu người ấy có và không có ước nguyện... Nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, nắm sừng con bò cái trẻ để vắt sữa, nó không lấy được sữa. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sữa. Cũng vậy, này Bhūmija, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn, có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia để tìm cầu sanh tô, sau khi đổ nước vào một cái ghè, rồi lấy que khuấy đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đổ nước vào một cái ghè, lấy que khuấy đánh, người ấy không lấy được sanh tô. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để lấy sanh tô. Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định, nếu họ có ước nguyện hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, thời họ không đạt được quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa. Người ấy đem phần phía trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa; nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện, nếu người ấy không có và không có ước nguyện đem phần trên đồ quay lửa, rồi cọ xát với một khúc que ướt và có nhựa, thời người ấy không lấy được lửa. Vì sao vậy? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để lấy được lửa. Cũng vậy, này Bhūmija, có những Sa-môn, hay Bà-la-môn có tà kiến... có tà định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ không đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, thời họ không thể đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây không phải là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Ðây là phương pháp, này Bhūmija, để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần dầu, cầu tìm dầu, đi chỗ này chỗ kia để tìm dầu, sau khi đổ những hột giống dầu vào cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu). Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ những giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, sau khi đổ những hột giống dầu vào trong cái thùng, tiếp tục rưới nước rồi ép (cho ra dầu), thời người ấy lấy được dầu. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được dầu. Cũng vậy, này Bhūmija những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện, nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp có thể đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sữa, tìm cầu sữa, đi chỗ này chỗ kia để tìm sữa. Và người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ. Nếu người ấy có ước nguyện, vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, người ấy vắt sữa từ nơi vú con bò cái còn trẻ, thời người ấy lấy được sữa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sữa. Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định, nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, một người cần sanh tô, tìm cầu sanh tô, đi chỗ này chỗ kia tìm cầu sanh tô; sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh. Nếu người ấy có ước nguyện, sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy cây que khuấy, đánh, thời người ấy lấy được sanh tô. Nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, thời sau khi đổ lạc (dadhi) vào trong một cái ghè, rồi lấy que khuấy, đánh, người ấy lấy được sanh tô. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được sanh tô. Cũng vậy, này Bhūmija, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... có chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Nếu họ không có ước nguyện; nếu họ có và không có ước nguyện; nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví như, này Bhūmija, có một người cần lửa, tìm cầu lửa, đi chỗ này chỗ kia để tìm lửa, sau khi mang phần trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa. Nếu người ấy có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Nếu người ấy không có ước nguyện; nếu người ấy có và không có ước nguyện; nếu người ấy không có và không không có ước nguyện, đem phần phía trên đồ quay lửa rồi cọ xát với một khúc cây khô không có nhựa, thời người ấy lấy được lửa. Vì cớ sao? Này Bhūmija, đây là phương pháp để lấy được lửa. Cũng vậy, này Bhūmija, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến... chánh định. Nếu họ có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt được quả vị; nếu họ không có ước nguyện; có và không có ước nguyện, nếu họ không có và không không có ước nguyện, hành Phạm hạnh, thời họ đạt kết quả vị. Vì sao vậy? Này Bhūmija, đây là phương pháp đưa đến quả vị.
Nếu bốn ví dụ này, này Bhūmija, khởi đến từ nơi Ông cho vương tử Jayasena, thời vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông, và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
-- Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, bốn ví dụ này khởi đến từ nơi con cho vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Bhūmja hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 126 [tóm tắt]
Kinh Phù-Di
(Bhūmija Sutta)
(M.iii, 138)
Vương tử Jayasena hỏi Tôn giả Bhūmija về quan điểm của một số Sa-môn, Bà-la-môn như sau: “Nếu có nguyện vọng hành Phạm hạnh thời không đạt quả vị, không có nguyện vọng hành Phạm hạnh, không đạt quả vị, có và không (khi muốn thế này, khi muốn khác) nguyện vọng, không được quả vị, không có, không không có nguyện vọng, cũng không đạt quả vị”. Vương tử muốn biết Thế Tôn có ý kiến gì về quan điểm ấy. Bhūmija trả lời, có nghe đức Thế Tôn nói: “Nếu có nguyện vọng hành Phạm hạnh không chánh đáng, không đạt quả vị, không có nguyện vọng, cũng có cũng không, không có không không nguyện vọng, mà hành Phạm hạnh không chánh đáng thời không đạt quả vị. Còn nếu hành Phạm hạnh chánh đáng thì dù có... không không nguyện vọng, đều đạt được quả vị”.
Đức Phật ấn khả cho sự trả lời ấy là đúng, không xuyên tạc Ngài và giải thích thêm thế nào là Phạm hạnh chánh đáng và không chánh đáng. Không chánh đáng là hành Phạm hạnh mà có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Còn hành Phạm hạnh chánh đáng là có chánh kiến, chánh tư duy... chánh định. Thế Tôn nêu lên bốn ví dụ, như người ép cát thì dù muốn hay không, vừa muốn vừa không, không muốn cũng không không muốn có dầu, người ấy cũng vẫn không có dầu. Như người vắt sữa từ sừng bò, thì dù muốn hay không... cũng không có sữa. Như người khuấy nước lã, thì có muốn, không muốn hay vừa có vừa không, không có cũng không không có muốn lấy sanh tô, cũng không có sanh tô. Như người cọ xát hai que củi ướt có nhựa để lấy lửa, thì có cầu, không cầu, vừa có vừa không... cũng không có lửa. Bốn ví dụ này là tỷ dụ cho trường hợp Phạm hạnh không chánh đáng, sẽ không đắc quả, dù muốn hay không muốn đắc. Vì đó không phải là phương pháp đạt quả vị.
Ngược lại, hành Phạm hạnh chánh đáng, được ví với người ép hột dầu để lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy lạc thành sanh tô, cọ xát hai thanh củi khô để lấy lửa. Dù có ước, không ước, vừa có vừa không, không có cũng không không có ước nguyện, vị ấy vẫn được lửa. Vì đó chính là phương pháp đạt quả vị.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Bhūmija hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 126 [dàn ý]
Kinh Phù-Di
(Bhūmija Sutta)
(M.iii, 138)
A. DUYÊN KHỞI:
Vương tử Jayasena trình bày với Tôn giả Bhūmija rằng theo lý thuyết của một số Sa-môn, Bà-la-môn có nguyện vọng hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh đều không có kết quả. Tôn giả Bhūmija trả lời, theo Thế Tôn dạy, có nguyện vọng hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh không có chánh đáng không đạt được quả vị. Dù có hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh có chánh đáng đạt được quả vị. Tôn giả Bhūmija tường trình sự việc lên Thế Tôn, hỏi Thế Tôn câu trả lời của mình có đúng pháp hay không, và Thế Tôn trả lời với bài kinh này.
B. CHÁNH KINH:
Thế Tôn xác nhận câu trả lời của Tôn giả Bhūmija là đúng pháp.
Thế Tôn xác nhận, Sa-môn, Bà-la-môn nào có tà kiến cho đến có tà định, dù có nguyện vọng hay không, đều không đạt được quả vị, vì đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
Ví dụ dẫn chứng thứ nhất: Người đi tìm dầu bỏ cát vào thùng và tưới nước, dù có ước nguyện hay không có ước nguyện, người ấy không lấy được dầu.
Ví dụ dẫn chứng thứ hai: Một người cần sữa nắm sừng con bò để vắt sữa, dù có ước nguyện hay không, nó không lấy được sữa.
Ví dụ dẫn chứng thứ ba: Một người cần sanh tô, đổ nước vào ghè, lấy que khuấy đánh, dù có ước nguyện hay không ước nguyện, nó không lấy được sanh tô.
Ví dụ dẫn chứng thứ tư: Một người đem phần trên đồ quay lửa cọ xát với khúc que ướt và có nhựa, dù có ước nguyện hay không ước nguyện, nó không lấy được lửa.
Thế Tôn xác nhận, Sa-môn, Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh định, dù có ước nguyện hay không có ước nguyện, đều đạt được quả vị, vì đây là phương pháp đạt được quả vị.
Thế Tôn dùng 4 ví dụ để xác chứng.
C. KẾT LUẬN:
Tôn giả Bhūmija hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 126 [toát yếu]
Kinh Phù-Di
(Bhūmija Sutta)
(M.iii, 138)
I. TOÁT YẾU
The Buddha brings forward a series of similes to illustrate the natural fruitfulness of the Noble Eightfold Path.
Phật đưa ra một loạt ví dụ để hiển thị hiệu quả tự nhiên của đạo Bát chánh.
II. TÓM TẮT
Vương tử Jayasena hỏi tôn giả Bhūmija lập trường của Phật giáo về việc tu phạm hạnh, vì ông nghe các ngoại đạo cho rằng tu phạm hạnh không đem lại kết quả, dù người tu có ước nguyện hay không [2], hoặc vừa có vừa không, hay không có không không. Tôn giả đáp vấn đề là ở chỗ tu phạm hạnh cách nào, chứ không phải do có ước nguyện hay không ước nguyện. Nếu tu phạm hạnh theo tám tà là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định, thì phạm hạnh không kết quả. Ngược lại, nếu tu theo tám chánh đạo thì phạm hạnh có kết quả, dù ước nguyện hay không. Vương tử khen lập trường Phật giáo là chính đáng hơn cả, và cúng dường cho tôn giả Bhūmija. Sau đó tôn giả đến thỉnh vấn Phật.
Phật xác nhận ông đã khéo trả lời, không xuyên tạc giáo lý của Ngài, và bổ túc với bốn ví dụ về chánh đạo và tà đạo. Theo tám tà là phương pháp sai, thì phạm hạnh không có kết quả, như ép cát để tìm dầu, vắt sừng bò để lấy sữa, khuấy nước lã để làm bơ, và dùng cây tươi để lấy lửa. Theo tám chính, phương pháp đúng, thì tu phạm hạnh có kết quả. Như ép hột có dầu để tìm dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa để làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa. Tôn giả Bhāmija rất sung sướng với bốn ví dụ vừa được nghe lần đầu.
III. CHÚ GIẢI
1. MA: tôn giả Phù-di là cháu của thái tử Jayasena.
2. Asaṃ karitvā: Nếu người ta làm một ước nguyện, khởi lên một mong mỏi, chờ đợi. Những sa môn bà-la-môn có quan điểm này chắc phải là những người theo thuyết hoài nghi hoặc đoạn diệt luận.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
‘Vương tử Jayasena
Hỏi tôn giả Phù-di
Lập trường của Phật giáo
Về việc tu phạm hạnh.
Có ngoại đạo cho rằng
Tu phạm hạnh vô ích
Không có kết quả gì
Dù có nguyện hay không
Hoặc vừa có vừa không
Hoặc không có không không.
‘Tôn giả trả lời ông:
Vấn đề là ở chỗ
Tu phạm hạnh cách nào
Chứ không do mong ước.
Nếu tu phạm hạnh sai
Nghĩa là theo tám tà
Tà kiến, tà tư duy
Tà ngữ, tà nghiệp, mạng
Tà tinh tấn, niệm, định
Phạm hạnh không ích gì.
Ngược lại theo tám chính
Thì phạm hạnh kết quả
Dù ước nguyện hay không.
‘Vương tử rất hài lòng:
Nếu đây lời Phật dạy
Thì Ngài vượt hơn hết
Các sa môn hiện nay.
‘Tôn giả thỉnh vấn
Phật Cuộc đối đáp vừa rồi
Phật khen khéo trả lời
Không xuyên tạc giáo lý
Và Thế Tôn bổ túc
Với bốn mẩu ví dụ
Hiển thị tà, chánh đạo
Tám tà phương pháp sai
Phạm hạnh không kết quả
Như ép cát tìm dầu
Vắt sừng bò lấy sữa
Khuấy nước lã làm bơ
Dùng cây tươi nhóm lửa.
Tám chính, phương pháp đúng
Phạm hạnh sẽ trổ bông:
Ép hột dầu tìm dầu
Vắt vú bò lấy sữa
Khuấy sữa để làm bơ
Dùng cây khô nhóm lửa.
Tôn giả Bhū-mi-ja
Vui mừng với ví dụ
Vừa được nghe lần đầu.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
126. Bhūmijasuttaṃ [Mūla]
223. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā bhūmijo pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena jayasenassa rājakumārassa nivesanaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Atha kho jayaseno rājakumāro yenāyasmā bhūmijo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmatā bhūmijena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho jayaseno rājakumāro āyasmantaṃ bhūmijaṃ etadavoca : ''santi, bho bhūmija, eke samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino : 'āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā [carati, abhabbo (sī. pī.) evamuparipi ekavacaneneva dissati] phalassa adhigamāya anāsañcepi [āsañca anāsañca cepi (aṭṭha0)] karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāyāti. Idha bhoto bhūmijassa satthā kiṃvādī [kiṃvādī kiṃdiṭṭhī (syā. kaṃ. ka.)] kimakkhāyīti? ''na kho metaṃ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ. Ṭhānañca kho etaṃ vijjati yaṃ Bhagavā evaṃ byākareyya : 'āsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Āsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāyāti. Na kho me taṃ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ. Ṭhānañca kho etaṃ vijjati yaṃ Bhagavā evaṃ byākareyyāti. ''Sace kho bhoto bhūmijassa satthā evaṃvādī [evaṃvādī evaṃdiṭṭhī (syā. kaṃ. ka.)] evamakkhāyī, addhā bhoto bhūmijassa satthā sabbesaṃyeva puthusamaṇabrāhmaṇānaṃ muddhānaṃ [buddhānaṃ (ka.) muddhānantimuddhaṃ, matthakanti attho] maññe āhacca tiṭṭhatīti . Atha kho jayaseno rājakumāro āyasmantaṃ bhūmijaṃ sakeneva thālipākena parivisi.
224. Atha kho āyasmā bhūmijo pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā bhūmijo bhagavantaṃ etadavoca : ''idhāhaṃ, bhante, pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena jayasenassa rājakumārassa nivesanaṃ tenupasaṅkamiṃ upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdiṃ. Atha kho, bhante, jayaseno rājakumāro yenāhaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā mayā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho, bhante, jayaseno rājakumāro maṃ etadavoca : 'santi, bho bhūmija, eke samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino : āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāyāti. 'Idha bhoto bhūmijassa satthā kiṃvādī kimakkhāyīti? evaṃ vutte ahaṃ, bhante, jayasenaṃ rājakumāraṃ etadavocaṃ : 'na kho me taṃ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ. Ṭhānañca kho etaṃ vijjati yaṃ Bhagavā evaṃ byākareyya : āsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā ayoniso brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Āsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā yoniso brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāyāti. Na kho me taṃ, rājakumāra, bhagavato sammukhā sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ. Ṭhānañca kho etaṃ vijjati yaṃ Bhagavā evaṃ byākareyyāti. 'Sace bhoto bhūmijassa satthā evaṃvādī evamakkhāyī, addhā bhoto bhūmijassa satthā sabbesaṃyeva puthusamaṇabrāhmaṇānaṃ muddhānaṃ maññe āhacca tiṭṭhatīti. 'Kaccāhaṃ, bhante, evaṃ puṭṭho evaṃ byākaramāno vuttavādī ceva bhagavato homi, na ca bhagavantaṃ abhūtena abbhācikkhāmi, dhammassa cānudhammaṃ byākaromi, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchatīti? ''taggha tvaṃ, bhūmija, evaṃ puṭṭho evaṃ byākaramāno vuttavādī ceva me hosi, na ca maṃ abhūtena abbhācikkhasi, dhammassa cānudhammaṃ byākarosi, na ca koci sahadhammiko vādānuvādo gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchati. Ye hi keci, bhūmija, samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino micchāsaṅkappā micchāvācā micchākammantā micchāājīvā micchāvāyāmā micchāsatī micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
225. ''Seyyathāpi, bhūmija, puriso telatthiko telagavesī telapariyesanaṃ caramāno vālikaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya. Āsañcepi karitvā vālikaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya anāsañcepi karitvā vālikaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā vālikaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā vālikaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, abhabbo telassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, telassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino micchāsaṅkappā micchāvācā micchākammantā micchāājīvā micchāvāyāmā micchāsatī micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya. ''Seyyathāpi , bhūmija, puriso khīratthiko khīragavesī khīrapariyesanaṃ caramāno gāviṃ taruṇavacchaṃ visāṇato āviñcheyya [āviñjeyya (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Āsañcepi karitvā gāviṃ taruṇavacchaṃ visāṇato āviñcheyya, abhabbo khīrassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā gāviṃ taruṇavacchaṃ visāṇato āviñcheyya, abhabbo khīrassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, khīrassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino - pe - micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
226. ''Seyyathāpi, bhūmija, puriso navanītatthiko navanītagavesī navanītapariyesanaṃ caramāno udakaṃ kalase āsiñcitvā matthena [manthena (sī.), mattena (ka.)] āviñcheyya. Āsañcepi karitvā udakaṃ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, abhabbo navanītassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā udakaṃ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, abhabbo navanītassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, navanītassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino - pe - micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
''Seyyathāpi, bhūmija, puriso aggitthiko [aggatthiko (sī.)] aggigavesī aggipariyesanaṃ caramāno allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimantheyya [abhimattheyya (syā. kaṃ. pī. ka.)]. Āsañcepi karitvā allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimantheyya, abhabbo aggissa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā allaṃ kaṭṭhaṃ sasnehaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimantheyya, abhabbo aggissa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, aggissa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā micchādiṭṭhino - pe - micchāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, abhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? ayoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya. Ye hi keci, bhūmija, samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino sammāsaṅkappā sammāvācā sammākammantā sammāājīvā sammāvāyāmā sammāsatī sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
227. ''Seyyathāpi, bhūmija, puriso telatthiko telagavesī telapariyesanaṃ caramāno tilapiṭṭhaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya. Āsañcepi karitvā tilapiṭṭhaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, bhabbo telassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā tilapiṭṭhaṃ doṇiyā ākiritvā udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ pīḷeyya, bhabbo telassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, telassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino - pe - sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
''Seyyathāpi, bhūmija, puriso khīratthiko khīragavesī khīrapariyesanaṃ caramāno gāviṃ taruṇavacchaṃ thanato āviñcheyya. Āsañcepi karitvā gāviṃ taruṇavacchaṃ thanato āviñcheyya, bhabbo khīrassa adhigamāya anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā gāviṃ taruṇavacchaṃ thanato āviñcheyya, bhabbo khīrassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, khīrassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino - pe - sammāsamādhino te āsañcepi karitvā - pe - anāsañcepi karitvā - pe - āsañca anāsañcepi karitvā - pe - nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya.
228. ''Seyyathāpi, bhūmija, puriso navanītatthiko navanītagavesī navanītapariyesanaṃ caramāno dadhiṃ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya. Āsañcepi karitvā dadhiṃ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, bhabbo navanītassa adhigamāya anāsañcepi karitvā... āsañca anāsañcepi karitvā... nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā dadhiṃ kalase āsiñcitvā matthena āviñcheyya, bhabbo navanītassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, navanītassa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino - pe - sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā... āsañca anāsañcepi karitvā ... nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya. ''Seyyathāpi, bhūmija, puriso aggitthiko aggigavesī aggipariyesanaṃ caramāno sukkhaṃ kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimantheyya ( ) [(bhabbo aggissa adhigamāya) (sabbattha)] āsañcepi karitvā... anāsañcepi karitvā.. āsañca anāsañcepi karitvā... nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā sukkha kaṭṭhaṃ koḷāpaṃ uttarāraṇiṃ ādāya abhimantheyya, bhabbo aggissa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, aggissa adhigamāya. Evameva kho, bhūmija, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā sammādiṭṭhino - pe - sammāsamādhino te āsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya āsañca anāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya nevāsaṃ nānāsañcepi karitvā brahmacariyaṃ caranti, bhabbā phalassa adhigamāya. Taṃ kissa hetu? yoni hesā, bhūmija, phalassa adhigamāya. ''Sace kho taṃ, bhūmija, jayasenassa rājakumārassa imā catasso upamā paṭibhāyeyyuṃ anacchariyaṃ te jayaseno rājakumāro pasīdeyya, pasanno ca te pasannākāraṃ kareyyāti. ''Kuto pana maṃ, bhante, jayasenassa rājakumārassa imā catasso upamā paṭibhāyissanti anacchariyā pubbe assutapubbā, seyyathāpi bhagavantanti? idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā bhūmijo bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.
Bhūmijasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.
126. Bhūmijasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
223. Evaṃ me sutanti bhūmijasuttaṃ. Tattha bhūmijoti ayaṃ thero jayasenarājakumārassa mātulo. Āsañca anāsañcāti kālena āsaṃ kālena anāsaṃ. Sakena thālipākenāti pakatipavattāya bhikkhāya attano niṭṭhitabhattatopi bhattena parivisi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Bhūmijasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.