Nghiệp Không Thể Hiểu Một Cách Đơn Giản _  136. Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahākammavibhaṅga) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya  _ 2.4.2021

Nghiệp Không Thể Hiểu Một Cách Đơn Giản _ 136. Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahākammavibhaṅga) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ 2.4.2021

Thứ sáu, 02/04/2021, 11:56 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 2.4.2021

136. Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahākammavibhaṅga)

Nghiệp Không Thể Hiểu Một Cách Đơn Giản

629. Kẻ không được nghe hỏi người không được biết

Câu chuyện bắt đầu từ một du sĩ ngoại đạo tên Potaliputta nêu lên một câu hỏi với tỳ kheo Samiddhi. Người hỏi không nắm vững mình muốn hỏi gì lại mượn danh Phật. Người trả lời không có đủ khả năng phân tích nghi vấn và đã lời không đúng. (Mặc dù trong bài kinh nầy tỳ kheo Samiddhi bị Bậc Đạo Sư khiển trách là thiếu trí nhưng sau nầy do sự khai thị của Đức Phật vị nầy chứng quả A la hán):

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Samiddhi trú tại một cái cốc trong rừng. Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta tiêu dao tản bộ, tuần tự du hành, đi đến Tôn giả Samiddhi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Samiddhi những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi:

-- Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật. Và có một Thiền chứng (samāpatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì".

-- Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọng là khẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật". Và Hiền giả, có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì.

-- Ngài xuất gia đã bao lâu, thưa Hiền giả Samiddhi?

-- Không lâu, thưa Hiền giả. Có ba năm.

-- Nay ở đây chúng tôi còn hỏi các Tỷ-kheo trưởng lão làm gì khi một tân Tỷ-kheo nghĩ rằng cần phải bảo vệ vị Ðạo sư như vậy. Thưa Hiền giả Samiddhi, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy có cảm giác gì?

-- Này Hiền giả Potaliputta, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy cảm giác khổ đau.

Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta, không tán thán cũng không phản đối lời nói của Tôn giả Samiddhi. Không tán thán, không phản đối, du sĩ ngoại đạo Potaliputta từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi du sĩ ngoại đạo Potaliputta ra đi không bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ānanda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi kể lại cho Tôn giả Ānanda tất cả cuộc đàm thoại với du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Sau khi nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda nói với Tôn giả Samiddhi:

-- Này Hiền giả Samiddhi, đây là đề tài một câu chuyện cần phải yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Samiddhi, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến hãy trình bày lên Thế Tôn rõ ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta hãy như vậy thọ trì.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Samiddhi vâng đáp Tôn giả Ānanda. Rồi Tôn giả Ānanda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với du sĩ ngoại đạo Potaliputta.

Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đây xảy ra? Này Ānanda, câu hỏi đáng lý phải trả lời phân tích rõ ràng cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta, lại được kẻ ngu si Samiddhi này trả lời theo một chiều.

630. Người mê lầm biện hộ cho người lầm mê

Tỳ kheo Udāyi vốn là người hay nói, và thường nói không vụng về, đã có phát biểu bênh vực cho tỳ kheo Samiddhi:

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udāyi bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, nếu đây là ý nghĩa của Tôn giả Samiddhi nói lên, thời cảm giác gì người ấy cảm thọ là cảm giác khổ đau.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda:

-- Này Ānanda, hãy xem con đường sai lạc của kẻ ngu si Udāyi này. Này Ānanda, Ta biết rằng, nếu nay kẻ ngu si Udāyi này mở miệng ra (đề cập vấn đề gì), ông ấy sẽ mở miệng đề cập một cách không như lý (ayoniso). Này Ānanda, thật sự chỗ khởi thủy của du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi là về ba cảm thọ. Này Ānanda, nếu kẻ ngu si Samiddhi này được du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác bất khổ bất lạc thọ"; nếu trả lời như vậy, này Ānanda, kẻ ngu si Samiddhi đã trả lời một cách chơn chánh cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Và lại nữa, này Ānanda, những kẻ du sĩ ngoại đạo ngu si, kém học, họ sẽ hiểu được đại phân biệt về nghiệp của Như Lai, này Ānanda, nếu Ông nghe Như Lai phân tích đại phân biệt về nghiệp".

631. Bốn hạng chúng sanh ở đời trong cái nhìn đại loại

Người làm ác không hẳn sanh vào cảnh khổ, hay ngược lại, người làm thiện không chắc chắn sanh vào cõi an lạc sau khi chết. Mới nghe rất nghịch lý nhưng phải hiểu vấn đề sâu xa hơn.

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời; bạch Thiện Thệ nay đã đến thời, Thế Tôn hãy phân tích đại phân biệt về nghiệp! Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ānanda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Ānanda, có bốn loại người này có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Ānanda, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nhưng ở đây, này Ānanda, có người sát sanh,.. có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Ở đây, này Ānanda, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Nhưng ở đây, này Ānanda, có người từ bỏ sát sanh,.. có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Ở đây, này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh tác ý, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, nhờ thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, vị ấy thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: "Thật sự có những ác nghiệp, có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho... nói hai lưỡi... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ānanda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,... vị ấy thấy có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Thật sự không có những ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; "sau khi thân hoại mạng chung, họ đều được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ānanda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,.. vị ấy thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Thật sự có những thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí". Như vậy, điều này vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ānanda, có Sa-môn... vị ấy thấy có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: "Thật sự không có những thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh. Và Ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng".

632. Những điều chỉ có Như Lai mới có thể thấu suốt

Chỉ có Phật trí mới thấy rõ chắc chắn có nghiệp thiện ác, nghiệp ác tạo quả khổ, nghiệp thiện tạo quả vui nhưng cảnh giới tái sanh không tương ứng vẫn có thể xẩy ra vì tâm trạng giờ phút lâm chung và quan kiến chấp thủ tạo nên sai biệt (Câu kết của bài kinh: “iti kho, ānanda, atthi kammaṃ abhabbaṃ abhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ bhabbañceva bhabbābhāsañca, atthi kammaṃ bhabbaṃ abhabbābhāsan”ti. Nên hiểu là có những nghiệp không thể thấy như không thể; có những nghiệp không thể thấy như có thể; có những nghiệp có thể thấy như có thể; có những những nghiệp thấy như có thể thật là có thể).

Ở đây, này Ānanda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác nghiệp". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho... ; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục", như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ānanda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ānanda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn không có ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho... tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú Thiên giới, cõi đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ānanda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ānanda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh". Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người từụ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... tất cả sau khi thân hoại mạng chung; họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến", như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ānanda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ānanda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh ". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục"; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trước và tuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ānanda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ānanda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm lúc trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ānanda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ānanda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm từ trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại, hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ānanda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cói dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Như vậy, này Ānanda, có nghiệp vô hữu tợ vô hữu, có nghiệp vô hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ vô hữu.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 136 [tóm tắt]

Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt

(Mahākammavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 207)

Do sự trả lời sai lạc một chiều của Tôn giả Samiddhi cho du sĩ ngoại đạo khi vị này hỏi về hậu quả của ba nghiệp thân, ngữ, ý, đức Phật thuyết kinh này.

Khi một người có dụng ý làm nghiệp –thân, khẩu, ý– có khả năng đưa đến khổ thọ, nó sẽ cảm giác khổ thọ; khi nó có dụng ý làm ba nghiệp có khả năng đưa đến lạc thọ, nó sẽ cảm giác lạc thọ; khi nó dụng ý làm ba nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, nó sẽ cảm giác bất khổ bất lạc.

Ở đời có bốn hạng người:

1. Có người làm ba nghiệp ác về thân, bốn về miệng và ba về ý, khi mạng chung, sanh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục.

2. Có người cũng làm mười ác nghiệp kể trên, nhưng mạng chung lại được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

3. Có người làm mười thiện nghiệp, từ bỏ sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh, từ bỏ nói láo, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, từ bỏ tham dục, sân hận, tà kiến (mười ác nghiệp nói trên), khi mạng chung sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

4. Có người cũng làm mười thiện nghiệp như trên, mà khi mạng chung lại đọa vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Đức Phật chấp nhận rằng chắc chắn có ác nghiệp và quả báo của ác nghiệp, chắc chắn có thiện nghiệp và quả báo thiện hạnh. Nhưng không đúng khi bảo rằng chắc chắn ai làm những ác nghiệp đều sanh vào đọa xứ, ai làm thiện nghiệp đều sanh vào thiện thú. Vì có người làm ác hạnh được sanh thiện thú như hạng người thứ hai kể trên và nguyên nhân là vì một thiện nghiệp do nó làm lúc trước hoặc về sau, hay trong khi mệnh chung nó khởi lên chánh kiến. Có người làm thiện hạnh mà bị đọa vào cõi dữ là do nguyên nhân nó làm ác hạnh về trước hoặc sau này, hoặc lúc lâm chung, một tà kiến khởi lên trong nó.

Như vậy có bốn loại nghiệp: vô hữu tợ vô hữu, vô hữu tợ hữu, hữu tợ hữu, và hữu tợ vô hữu.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-


Kinh số 136 [dàn ý]

Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt

(Mahākammavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 207)

A. Duyên khởi:

Du sĩ Potaliputta hỏi Tôn giả Samiddhi 2 câu hỏi và câu trả lời của Tôn giả không làm cho du sĩ thỏa mãn. Câu chuyện được Tôn giả trình lên Thế Tôn, Thế Tôn la Tôn giả Samiddhi không biết cách trả lời và dạy nên trả lời như thế nào là đúng. Rồi Thế Tôn phân tích phân biệt đại nghiệp của Như Lai.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn phân tích có 4 hạng người ở đời:

1.Tạo 10 ác nghiệp đọa địa ngục, đọa xứ.

2.Tạo 10 ác nghiệp sanh thiện thú.

3.Tạo 10 thiện nghiệp sanh thiện thú.

4.Tạo 10 thiện nghiệp, đọa cõi dữ, ác thú.

II. Vì thấy có thực 4 hạng người trên nên có 4 tri kiến, quan điểm khởi lên:

Có ác nghiệp, có quả báo ác nghiệp. Ai tạo 10 ác nghiệp phải đọa vào đọa xứ. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.

Không có ác nghiệp, không có quả báo ác nghiệp. Ai tạo 10 ác nghiệp được sanh lên thiện thú. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.

Có thiện nghiệp, có quả báo thiện nghiệp. Ai tạo 10 thiện nghiệp sẽ được sanh lên thiện thú. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.

Không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện nghiệp. Ai tạo 10 thiện nghiệp phải đọa vào đọa xứ. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.

III. Thế Tôn phê bình 4 quan điểm trên:

Quan điểm thứ nhất: Thế Tôn chấp nhận 2 điểm, không chấp nhận 3 điểm.

Quan điểm thứ hai: Thế Tôn chấp nhận 1 điểm, không chấp nhận 4 điểm.

Quan điểm thứ ba: Thế Tôn chấp nhận 2 điểm, không chấp nhận 3 điểm.

Quan điểm thứ tư: Thế Tôn chấp nhập 1 điểm, không chấp nhận 4 điểm.

IV. Thế Tôn giải thích vì sao có 4 loại người trên, có 4 trường hợp trên:

Trường hợp thứ nhất: Làm 10 ác hạnh chịu quả báo đọa xứ.

Trường hợp thứ hai: Làm 10 ác hạnh được quả báo thiện thú.

Trường hợp thứ ba: Làm 10 thiện nghiệp được quả báo thiện thú.

Trường hợp thứ tư: Làm 10 thiện nghiệp chịu quả báo đọa xứ.

V. Thế Tôn tổng thuyết có 4 loại nghiệp.

C. Kết luận:

Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 136 [toát yếu]

Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt

(Mahākammavibhaṅga Sutta)

(M.iii, 207)

I. TOÁT YẾU

The Greater Exposition of Action.

The Buddha reveals subtle complexities in the workings of kamma that overturn simplistic dogmas and sweeping generalizations.

Trình bày rộng rãi hơn về nghiệp.

Phật hiển thị những điều vi tế trong vận hành của nghiệp, làm đảo lộn những lập thuyết ngây ngô và quy nạp bừa bãi.

II. TÓM TẮT

Du sĩ ngoại đạo Potaliputta đi đến tôn giả Samiddhi kể rằng chính ông đã được nghe Phật dạy nghiệp thân, khẩu là giả, chỉ có ý nghiệp mới thật; và có một loại thiền định nếu tu thành tựu thì sẽ không còn cảm giác gì nữa [1]. Tôn giả nói Phật không bao giờ dạy như vậy, đừng phỉ báng Ngài. Du sĩ khen tôn giả mới tu ba năm mà đã biết bảo vệ thầy mình, và hỏi tiếp: Khi cố ý làm ba nghiệp thân khẩu ý, thì sẽ có cảm giác gì? Samiddhi trả lời là sẽ có cảm giác đau khổ. Du sĩ bỏ đi không ý kiến. Sau đó tôn giả đến yết kiến Phật trình bày mọi sự.

Phật dạy, Ta chưa từng gặp Potaliputta thì do đâu có chuyện ấy. Và Ngài chê Samiddhi là kẻ ngu đã trả lời một chiều trước một vấn đề cần được phân tích. Khi ấy tôn giả Udāyi thưa: Có lẽ sư huynh Samiddhi ám chỉ một nguyên lý Ngài đã dạy "Còn cảm giác là còn đau khổ [2]". Phật dạy, câu hỏi của du sĩ cần phải được trả lời rằng nếu cố ý làm một nghiệp (thân, khẩu, ý) có khả năng đem lại đau khổ thì sẽ có cảm giác khổ. Nếu cố ý làm một nghiệp (thân, khẩu, ý) có khả năng đem lại vui thì sẽ có cảm giác vui; và nếu một nghiệp có khả năng đem lại cảm giác không khổ không vui thì kết quả sẽ là cảm giác trung tính.

Rồi Phật dạy về phân biệt đại nghiệp như sau.

Trên đời có bốn hạng người:

1. Người sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham lam, sân hận, có tà kiến (đủ mười nghiệp ác), khi chết sinh vào nẻo ác, cõi dữ, địa ngục.

2. Có người cũng phạm mười tội ác như trên, nhưng chết sinh vào cõi tốt lành như làm người làm trời.

3. Có người từ bỏ mười nghiệp ác nói trên, chết sinh vào cõi lành.

4. Có người cũng từ bỏ mười nghiệp ác, nhưng chết sinh vào cõi dữ, địa ngục.

Do vậy, có thể công bố rằng chắc chắn có quả báo của thiện nghiệp ác nghiệp, nhưng không thể công bố như sau:

Chắc chắn tất cả những người làm 10 ác đều sinh vào cõi dữ, từ bỏ 10 ác đều sinh cõi lành (vì có một số người làm ác chết sinh cõi lành và làm lành chết sinh cõi dữ).

Theo sự phân biệt đại nghiệp của Phật thì làm ác sinh cõi lành là do một nghiệp rất lành từ lâu xa về trước đến thời có kết quả, hoặc do một chánh kiến khởi lên trước khi chết, còn làm lành tái sinh cõi dữ là do một ác nghiệp từ rất lâu về trước nay đến thời gặt quả báo, hoặc do lúc gần chết khởi lên một tà kiến. Do vậy, có loại nghiệp không tác dụng mà tợ không, không tác dụng mà tợ như có, và nghiệp có tác dụng tợ có, nghiệp có tác dụng tợ không.

III. CHÚ GIẢI

1. Potaliya không đích thân trực tiếp nghe Phật dạy lời này, mà chỉ nghe đồn Phật dạy như thế. Phần đầu câu Potaliya nói nghiệp thân, khẩu là giả, chỉ có ý nghiệp mới thật là một xuyên tạc của lời Phật dạy trong kinh 56 rằng trong ba loại nghiệp, ý nghiệp là đáng trách nhất trong sự hình thành ác nghiệp. Phần sau một loại thiền định nếu tu thành tựu thì sẽ không còn cảm giác gì xuất phát từ pháp thoại của Phật về định Diệt thọ tưởng trong kinh Trường bộ số 9 nhan đề Potthapāda.

2. Lời này được Phật nói trong kinh Tương ưng số 36, ám chỉ khổ tiềm ẩn trong tất cả hành vì tính vô thường. Mặc dù Phật có dạy như thế thực, nhưng tôn giả Samiddhi dường như đã hiểu ra rằng điều ấy có nghĩa tất cả cảm thọ đều đau khổ, thì rõ ràng là sai.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Po-ta-li-put-ta

Một du sĩ ngoại đạo

Ðến bảo Sa-mid-dhi

Tỷ kheo đệ tử Phật:

Chính tôi nghe Phật nói

Nghiệp thân, khẩu là giả

Chỉ ý nghiệp là thật;

Và có một loại thiền

Tu sẽ hết cảm giác.

Tôn giả liền phản bác:

Chớ phỉ báng Thế Tôn

Ngài không dạy như vậy.

Du sĩ khen tôn giả

Chỉ mới tu ba năm

Ðã biết bảo vệ thầy.

Rồi ông hỏi tôn giả:

Cố ý làm ba nghiệp

Sẽ có cảm giác gì?

Tôn giả đáp: khổ thọ.

Du sĩ liền cáo từ

Bỏ đi không ý kiến.

Tôn giả đi đến Phật

Ðể trình bày mọi sự.

- Ta chưa gặp ông ấy

Do đâu có chuyện này?

Và ngươi thật ngu si

Khi trả lời một chiều

Vấn đề cần phân tích:

Cố tâm làm nghĩ nói

Ðiều không vui không khổ

Cảm giác không vui khổ.

Rồi Thế Tôn bàn rộng

Nghiệp quả bốn hạng người:

Hạng suốt đời làm ác

Chết đọa vào cõi dữ.

Hạng suốt đời làm ác
Chết sinh vào cõi lành.

Hạng suốt đời làm lành

Chết sinh lên thiên giới.

Hạng suốt đời làm lành

Chết sinh vào cõi ác.

Sự tình là như vậy,

Nên có thể công bố

Chắc chắn có quả báo

Của nghiệp lành nghiệp dữ;

Nhưng không thể công bố:

Mọi kẻ làm mười ác

Ðều sinh vào cõi dữ,

Ai từ bỏ mười ác

Ðều sinh đến cõi lành.

Theo các nghiệp phân biệt

Sở dĩ kẻ làm ác

Mà được sinh cõi lành

Là do nghiệp rất lành

Từ lâu xa về trước

Ðến thời có kết quả,

Hoặc do lúc lâm chung

Khởi lên một chánh kiến.

Kẻ suốt đời làm lành

Mà tái sinh cõi dữ

Là do một ác nghiệp

Từ rất lâu về trước

Nay đến thời gặt quả,

Hoặc do lúc gần chết

Khởi lên một tà kiến.

Do vậy, có loại nghiệp

Không tác dụng tợ không,

Không tác dụng tợ có,

Có tác dụng tợ có,

Có tác dụng tợ không.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

136. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ [Mūla]

298. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā samiddhi araññakuṭikāyaṃ viharati. Atha kho potaliputto paribbājako jaṅghāvihāraṃ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yenāyasmā samiddhi tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmatā samiddhinā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho potaliputto paribbājako āyasmantaṃ samiddhiṃ etadavoca : ''sammukhā metaṃ, āvuso samiddhi, samaṇassa gotamassa sutaṃ, sammukhā paṭiggahitaṃ : 'moghaṃ kāyakammaṃ moghaṃ vacīkammaṃ, manokammameva saccanti. Atthi ca sā [atthi cesā (sī. ka.)] samāpatti yaṃ samāpattiṃ samāpanno na kiñci vediyatīti? ''mā hevaṃ, āvuso potaliputta, avaca (mā hevaṃ, āvuso potaliputta, avaca) [( ) syā. kaṃ. potthakesu natthi] mā bhagavantaṃ abbhācikkhi. Na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ. Na hi Bhagavā evaṃ vadeyya : 'moghaṃ kāyakammaṃ moghaṃ vacīkammaṃ, manokammameva saccanti. Atthi ca kho [atthi ceva kho (sī. ka.)] sā, āvuso, samāpatti yaṃ samāpattiṃ samāpanno na kiñci vediyatīti. ''Kīvaciraṃ pabbajitosi, āvuso samiddhīti? ''na ciraṃ, āvuso! tīṇi vassānīti. ''Ettha dāni mayaṃ there bhikkhū kiṃ vakkhāma, yatra hi nāma evaṃnavo bhikkhu [navakena bhikkhunā (ka.)] satthāraṃ parirakkhitabbaṃ maññissati. Sañcetanikaṃ, āvuso samiddhi, kammaṃ katvā kāyena vācāya manasā kiṃ so vediyatīti? ''sañcetanikaṃ, āvuso potaliputta, kammaṃ katvā kāyena vācāya manasā dukkhaṃ so vediyatīti. Atha kho potaliputto paribbājako āyasmato samiddhissa bhāsitaṃ neva abhinandi nappaṭikkosi anabhinanditvā appaṭikkositvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

299. Atha kho āyasmā samiddhi acirapakkante potaliputte paribbājake yenāyasmā ānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā samiddhi yāvatako ahosi potaliputtena paribbājakena saddhiṃ kathāsallāpo taṃ sabbaṃ āyasmato ānandassa ārocesi.

Evaṃ vutte, āyasmā ānando āyasmantaṃ samiddhiṃ etadavoca : ''atthi kho idaṃ, āvuso samiddhi, kathāpābhataṃ bhagavantaṃ dassanāya. Āyāmāvuso samiddhi, yena Bhagavā tenupasaṅkamissāma upasaṅkamitvā etamatthaṃ bhagavato ārocessāma. Yathā no Bhagavā byākarissati tathā naṃ dhāressāmāti. ''Evamāvusoti kho āyasmā samiddhi āyasmato ānandassa paccassosi.

Atha kho āyasmā ca ānando āyasmā ca samiddhi yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā ānando yāvatako ahosi āyasmato samiddhissa potaliputtena paribbājakena saddhiṃ kathāsallāpo taṃ sabbaṃ bhagavato ārocesi. Evaṃ vutte, Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''dassanampi kho ahaṃ, ānanda, potaliputtassa paribbājakassa nābhijānāmi, kuto panevarūpaṃ kathāsallāpaṃ? iminā ca, ānanda, samiddhinā moghapurisena potaliputtassa paribbājakassa vibhajjabyākaraṇīyo pañho ekaṃsena byākatoti. Evaṃ vutte, āyasmā udāyī bhagavantaṃ etadavoca : ''sace pana [kiṃ pana (ka.)], bhante, āyasmatā samiddhinā idaṃ sandhāya bhāsitaṃ : yaṃ kiñci vedayitaṃ taṃ dukkhasminti.

300. Atha kho [evaṃ vutte (syā. kaṃ.)] Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''passasi no tvaṃ, ānanda, imassa udāyissa moghapurisassa ummaṅgaṃ [ummaggaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.), umaṅgaṃ (ka.)]? aññāsiṃ kho ahaṃ, ānanda : 'idānevāyaṃ udāyī moghapuriso ummujjamāno ayoniso ummujjissatīti. Ādiṃyeva [ādisova (sī. pī.), ādiyeva (ka.)], ānanda, potaliputtena paribbājakena tisso vedanā pucchitā. Sacāyaṃ, ānanda, samiddhi moghapuriso potaliputtassa paribbājakassa evaṃ puṭṭho evaṃ byākareyya : 'sañcetanikaṃ, āvuso potaliputta, kammaṃ katvā kāyena vācāya manasā sukhavedanīyaṃ sukhaṃ so vedayati sañcetanikaṃ, āvuso potaliputta, kammaṃ katvā kāyena vācāya manasā dukkhavedanīyaṃ dukkhaṃ so vedayati sañcetanikaṃ, āvuso potaliputta, kammaṃ katvā kāyena vācāya manasā adukkhamasukhavedanīyaṃ adukkhamasukhaṃ so vedayatīti. Evaṃ byākaramāno kho, ānanda, samiddhi moghapuriso potaliputtassa paribbājakassa sammā (byākaramāno) [( ) natthi (sī. syā. kaṃ. pī.)] byākareyya. Api ca, ānanda, ke ca [keci (ka.)] aññatitthiyā paribbājakā bālā abyattā ke ca tathāgatassa mahākammavibhaṅgaṃ jānissanti? sace tumhe, ānanda, suṇeyyātha tathāgatassa mahākammavibhaṅgaṃ vibhajantassāti. ''Etassa, Bhagavā, kālo, etassa, sugata, kālo yaṃ Bhagavā mahākammavibhaṅgaṃ vibhajeyya . Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantīti. ''Tena hānanda, suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā ānando bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca : ''cattārome, ānanda, puggalā santo saṃvijjamānā lokasmiṃ. Katame cattāro? idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. ''Idha panānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. ''Idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. ''Idha panānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati.

301. ''Idhānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṃ puggalaṃ passati : idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ kāmesumicchācāriṃ musāvādiṃ pisuṇavācaṃ pharusavācaṃ samphappalāpiṃ abhijjhāluṃ byāpannacittaṃ micchādiṭṭhiṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passati apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannaṃ. So evamāha : 'atthi kira, bho, pāpakāni kammāni, atthi duccaritassa vipāko. Amāhaṃ [apāhaṃ (sī. pī. ka.) amuṃ + ahaṃ amāhaṃ-iti padavibhāgo] puggalaṃ addasaṃ idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ - pe - micchādiṭṭhiṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannanti. So evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. Ye evaṃ jānanti, te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti [micchā te sañjānanti (ka.)]. Iti so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā [parāmassa (sī. pī.)] abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti.

''Idha panānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṃ puggalaṃ passati : idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ - pe - micchādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passati sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannaṃ. So evamāha : 'natthi kira, bho, pāpakāni kammāni, natthi duccaritassa vipāko. Amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ - pe - micchādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannanti. So evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. Ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti. Iti so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti. ''Idhānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṃ puggalaṃ passati : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ adinnādānā paṭivirataṃ kāmesumicchācārā paṭivirataṃ musāvādā paṭivirataṃ pisuṇāya vācāya paṭivirataṃ pharusāya vācāya paṭivirataṃ samphappalāpā paṭivirataṃ anabhijjhāluṃ abyāpannacittaṃ sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passati sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannaṃ. So evamāha : 'atthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, atthi sucaritassa vipāko. Amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ adinnādānā paṭivirataṃ - pe - sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannanti. So evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. Ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti. Iti so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti.

''Idha panānanda, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati yathāsamāhite citte dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena amuṃ puggalaṃ passati : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ - pe - sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passati apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannaṃ. So evamāha : 'natthi kira, bho kalyāṇāni kammāni, natthi sucaritassa vipāko. Amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ adinnādānā paṭivirataṃ - pe - sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannanti. So evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. Ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti. Iti so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti.

302. ''Tatrānanda, yvāyaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha : 'atthi kira, bho, pāpakāni kammāni, atthi duccaritassa vipākoti idamassa anujānāmi yampi so evamāha : 'amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ - pe - micchādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannanti idampissa anujānāmi yañca kho so evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjatīti idamassa nānujānāmi yampi so evamāha : 'ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti idampissa nānujānāmi yampi so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti idampissa nānujānāmi. Taṃ kissa hetu? aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṃ hoti. ''Tatrānanda, yvāyaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha : 'natthi kira, bho, pāpakāni kammāni, natthi duccaritassa vipākoti idamassa nānujānāmi yañca kho so evamāha : 'amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātiṃ adinnādāyiṃ - pe - micchādiṭṭhiṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannanti idamassa anujānāmi yañca kho so evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjatīti idamassa nānujānāmi yampi so evamāha : 'ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti idampissa nānujānāmi yampi so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti idampissa nānujānāmi. Taṃ kissa hetu? aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṃ hoti. ''Tatrānanda, yvāyaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha : 'atthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, atthi sucaritassa vipākoti idamassa anujānāmi yampi so evamāha : 'amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ adinnādānā paṭivirataṃ - pe - sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannanti idampissa anujānāmi yañca kho so evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjatīti idamassa nānujānāmi yampi so evamāha : 'ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti idampissa nānujānāmi yampi so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti idampissa nānujānāmi. Taṃ kissa hetu? aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṃ hoti.

''Tatrānanda, yvāyaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā evamāha : 'natthi kira, bho, kalyāṇāni kammāni, natthi sucaritassa vipākoti idamassa nānujānāmi yañca kho so evamāha : 'amāhaṃ puggalaṃ addasaṃ : idha pāṇātipātā paṭivirataṃ adinnādānā paṭivirataṃ - pe - sammādiṭṭhiṃ, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā passāmi apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannanti idamassa anujānāmi yañca kho so evamāha : 'yo kira, bho, pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi, sabbo so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjatīti idamassa nānujānāmi yañca kho so evamāha : 'ye evaṃ jānanti te sammā jānanti ye aññathā jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti idampissa nānujānāmi yampi so yadeva tassa sāmaṃ ñātaṃ sāmaṃ diṭṭhaṃ sāmaṃ viditaṃ tadeva tattha thāmasā parāmāsā abhinivissa voharati : 'idameva saccaṃ, moghamaññanti idampissa nānujānāmi. Taṃ kissa hetu? aññathā hi, ānanda, tathāgatassa mahākammavibhaṅge ñāṇaṃ hoti.

303. ''Tatrānanda, yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, pubbe vāssa taṃ kataṃ hoti pāpakammaṃ dukkhavedanīyaṃ, pacchā vāssa taṃ kataṃ hoti pāpakammaṃ dukkhavedanīyaṃ, maraṇakāle vāssa hoti micchādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātī hoti adinnādāyī hoti - pe - micchādiṭṭhi hoti tassa diṭṭheva dhamme vipākaṃ paṭisaṃvedeti upapajja vā [upapajjaṃ vā (sī. pī.), upapajja vā (syā. kaṃ. ka.) upapajjitvāti saṃvaṇṇanāya saṃsandetabbā] apare vā pariyāye.

''Tatrānanda, yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātī adinnādāyī - pe - micchādiṭṭhi kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, pubbe vāssa taṃ kataṃ hoti kalyāṇakammaṃ sukhavedanīyaṃ, pacchā vāssa taṃ kataṃ hoti kalyāṇakammaṃ sukhavedanīyaṃ, maraṇakāle vāssa hoti sammādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātī hoti adinnādāyī hoti - pe - micchādiṭṭhi hoti tassa diṭṭheva dhamme vipākaṃ paṭisaṃvedeti upapajja vā apare vā pariyāye. ''Tatrānanda , yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati, pubbe vāssa taṃ kataṃ hoti kalyāṇakammaṃ sukhavedanīyaṃ, pacchā vāssa taṃ kataṃ hoti kalyāṇakammaṃ sukhavedanīyaṃ, maraṇakāle vāssa hoti sammādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātā paṭivirato hoti adinnādānā paṭivirato hoti - pe - sammādiṭṭhi hoti, tassa diṭṭheva dhamme vipākaṃ paṭisaṃvedeti upapajja vā apare vā pariyāye. ''Tatrānanda , yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato adinnādānā paṭivirato - pe - sammādiṭṭhi, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati, pubbe vāssa taṃ kataṃ hoti pāpakammaṃ dukkhavedanīyaṃ, pacchā vāssa taṃ kataṃ hoti pāpakammaṃ dukkhavedanīyaṃ, maraṇakāle vāssa hoti micchādiṭṭhi samattā samādinnā. Tena so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjati. Yañca kho so idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti - pe - sammādiṭṭhi hoti, tassa diṭṭheva dhamme vipākaṃ paṭisaṃvedeti upapajja vā apare vā pariyāye. ''Iti kho, ānanda, atthi kammaṃ abhabbaṃ abhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ, atthi kammaṃ bhabbañceva bhabbābhāsañca, atthi kammaṃ bhabbaṃ abhabbābhāsanti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Mahākammavibhaṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

136. Mahākammavibhaṅgasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

298. Evaṃ me sutanti mahākammavibhaṅgasuttaṃ. Tattha moghanti tucchaṃ aphalaṃ. Saccanti tathaṃ bhūtaṃ. Idañca etena na sammukhā sutaṃ, upālisutte (ma. ni. 2.56) pana – ‘‘manokammaṃ mahāsāvajjataraṃ paññapemi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā kāyakammaṃ no tathā vacīkamma’’nti bhagavatā vuttaṃ atthi, sā kathā titthiyānaṃ antare pākaṭā jātā, taṃ gahetvā esa vadati. Atthi ca sā samāpattīti idaṃ – ‘‘kathaṃ nu kho, bho, abhisaññānirodho hotī’’ti poṭṭhapādasutte (dī. ni. 1.406 ādayo) uppannaṃ abhisaññānirodhakathaṃ sandhāya vadati. Na kiñci vediyatīti ekavedanampi na vediyati. Atthi ca khoti thero nirodhasamāpattiṃ sandhāya anujānāti. Parirakkhitabbanti garahato mocanena rakkhitabbaṃ. Sañcetanā assa atthīti sañcetanikaṃ, sābhisandhikaṃ sañcetanikakammaṃ katvāti attho. Dukkhaṃ soti thero ‘‘akusalameva sandhāya paribbājako pucchatī’’ti saññāya evaṃ vadati.

Dassanampi kho ahanti bhagavā caturaṅgepi andhakāre samantā yojanaṭṭhāne tilamattampi saṅkhāraṃ maṃsacakkhunāva passati, ayañca paribbājako na dūre gāvutamattabbhantare vasati, kasmā bhagavā evamāhāti? Samāgamadassanaṃ sandhāyevamāha.

299. Udāyīti lāludāyī. Taṃ dukkhasminti sabbaṃ taṃ dukkhameva. Iti imaṃ vaṭṭadukkhaṃ kilesadukkhaṃ saṅkhāradukkhaṃ sandhāya ‘‘sace bhāsitaṃ bhaveyya bhagavā’’ti pucchati.

300. Ummaṅganti pañhāummaṅgaṃ. Ummujjamānoti sīsaṃ nīharamāno. Ayoniso ummujjissatīti anupāyena sīsaṃ nīharissati. Idañca pana bhagavā jānanto neva dibbacakkhunā na cetopariyañāṇena na sabbaññutañāṇena jāni, adhippāyeneva pana aññāsi. Kathentassa hi adhippāyo nāma suvijāno hoti, kathetukāmo gīvaṃ paggaṇhāti, hanukaṃ cāleti, mukhamassa phandati, sannisīdituṃ na sakkoti. Bhagavā tassa taṃ ākāraṃ disvā ‘‘ayaṃ udāyī sannisīdituṃ na sakkoti, yaṃ abhūtaṃ, tadeva kathessatī’’ti oloketvāva aññāsi. Ādiṃ yevātiādimhiyeva. Tisso vedanāti ‘‘kiṃ so vediyatī’’ti? Pucchantena ‘‘tisso vedanā pucchāmī’’ti evaṃ vavatthapetvāva tisso vedanā pucchitā. Sukhavedaniyanti sukhavedanāya paccayabhūtaṃ. Sesesupi eseva nayo.

Ettha ca kāmāvacarakusalato somanassasahagatacittasampayuttā catasso cetanā, heṭṭhā tikajjhānacetanāti evaṃ paṭisandhipavattesu sukhavedanāya jananato sukhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Kāmāvacarañcettha paṭisandhiyaṃyeva ekantena sukhaṃ janeti, pavatte iṭṭhamajjhattārammaṇe adukkhamasukhampi.

Akusalacetanā paṭisandhipavattesu dukkhasseva jananato dukkhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Kāyadvāre pavatteyeva cetaṃ ekantena dukkhaṃ janeti, aññattha adukkhamasukhampi, sā pana vedanā aniṭṭhāniṭṭhamajjhattesuyeva ārammaṇesu uppajjanato dukkhātveva saṅkhaṃ gatā.

Kāmāvacarakusalato pana upekkhāsahagatacittasampayuttā catasso cetanā, rūpāvacarakusalato catutthajjhānacetanāti evaṃ paṭisandhipavattesu tatiyavedanāya jananato adukkhamasukhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Ettha ca kāmāvacaraṃ paṭisandhiyaṃyeva ekantena adukkhamasukhaṃ janeti, pavatte iṭṭhārammaṇe sukhampi. Apica sukhavedaniyakammaṃ paṭisandhipavattivasena vaṭṭati, tathā adukkhamasukhavedaniyaṃ, dukkhavedaniyaṃ pavattivaseneva vaṭṭati. Etassa pana vasena sabbaṃ pavattivaseneva vaṭṭati.

Etassa bhagavāti thero tathāgatena mahākammavibhaṅgakathanatthaṃ ālayo dassito, tathāgataṃ yācitvā mahākammavibhaṅgañāṇaṃ bhikkhusaṅghassa pākaṭaṃ karissāmīti cintetvā anusandhikusalatāya evamāha. Tattha mahākammavibhaṅganti mahākammavibhajanaṃ. Katame cattāro…pe… idhānanda, ekacco puggalo…pe… nirayaṃ upapajjatīti idaṃ na mahākammavibhaṅgañāṇabhājanaṃ, mahākammavibhaṅgañāṇabhājanatthāya pana mātikāṭṭhapanaṃ.

301. Idhānanda, ekacco samaṇo vāti pāṭiyekko anusandhi. Idañhi bhagavā – ‘‘dibbacakkhukā samaṇabrāhmaṇā idaṃ ārammaṇaṃ katvā imaṃ paccayaṃ labhitvā idaṃ dassanaṃ gaṇhantī’’ti pakāsanatthaṃ ārabhi. Tattha ātappantiādīni pañcapi vīriyasseva nāmāni. Cetosamādhinti dibbacakkhusamādhiṃ. Passatīti ‘‘so satto kuhiṃ nibbatto’’ti olokento passati. Ye aññathāti ye ‘‘dasannaṃ kusalānaṃ kammapathānaṃ pūritattā nirayaṃ upapajjatī’’ti jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti vadati. Iminā nayena sabbavāresu attho veditabbo. Viditanti pākaṭaṃ. Thāmasāti diṭṭhithāmena. Parāmāsāti diṭṭhiparāmāsena. Abhinivissa voharatīti adhiṭṭhahitvā ādiyitvā voharati.

302. Tatrānandāti idampi na mahākammavibhaṅgañāṇassa bhājanaṃ, atha khvāssa mātikāṭṭhapanameva. Ettha pana etesaṃ dibbacakkhukānaṃ vacane ettakā anuññātā, ettakā ananuññātāti idaṃ dassitaṃ. Tattha tatrāti tesu catūsu samaṇabrāhmaṇesu. Idamassāti idaṃ vacanaṃ assa. Aññathāti aññenākārena. Iti imesaṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ vāde dvīsu ṭhānesu anuññātā, tīsu ananuññātāti evaṃ sabbattha anuññā nānuññā veditabbā.

303. Evaṃ dibbacakkhukānaṃ vacane anuññā ca ananuññā ca dassetvā idāni mahākammavibhaṅgañāṇaṃ vibhajanto tatrānanda, yvāyaṃ puggalotiādimāha.

Pubbe vāssa taṃ kataṃ hotīti yaṃ iminā dibbacakkhukena kammaṃ karonto diṭṭho, tato pubbe kataṃ. Pubbe katenapi hi niraye nibbattati, pacchā katenapi nibbattati, maraṇakāle vā pana – ‘‘khando seṭṭho sivo seṭṭho, pitāmaho seṭṭho, issarādīhi vā loko visaṭṭho’’tiādinā micchādassanenapi nibbattateva. Diṭṭheva dhammeti yaṃ tattha diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, tassa diṭṭheva dhamme, yaṃ upapajjavedanīyaṃ, tassa upapajjitvā, yaṃ aparāpariyavedanīyaṃ, tassa aparasmiṃ pariyāye vipākaṃ paṭisaṃvedeti.

Iti ayaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā ekaṃ kammarāsiṃ ekañca vipākarāsiṃ addasa, sammāsambuddho iminā adiṭṭhe tayo kammarāsī, dve ca vipākarāsī addasa. Iminā pana diṭṭhe adiṭṭhe ca cattāro kammarāsī tayo ca vipākarāsī addasa. Imāni satta ṭhānāni jānanañāṇaṃ tathāgatassa mahākammavibhaṅgañāṇaṃ nāma. Dutiyavāre dibbacakkhukena kiñci na diṭṭhaṃ, tathāgatena pana tayo kammarāsī, dve ca vipākarāsī diṭṭhāti. Imānipi pañca paccattaṭṭhānāni jānanañāṇaṃ tathāgatassa mahākammavibhaṅgañāṇaṃ nāma. Sesavāradvayepi eseva nayo.

Abhabbanti bhūtavirahitaṃ akusalaṃ. Abhabbābhāsanti abhabbaṃ ābhāsati abhibhavati paṭibāhatīti attho. Bahukasmiñhi akusalakamme āyūhite balavakammaṃ dubbalakammassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti idaṃ abhabbañceva abhabbābhāsañca. Kusalaṃ pana āyūhitvā āsanne akusalaṃ kataṃ hoti, taṃ kusalassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ. Bahumhi kusale āyūhitepi balavakammaṃ dubbalakammassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ bhabbañceva bhabbābhāsañca. Akusalaṃ pana āyūhitvā āsanne kusalaṃ kataṃ hoti, taṃ akusalassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ bhabbaṃ abhabbābhāsaṃ.

Apica upaṭṭhānākārenapettha attho veditabbo. Idañhi vuttaṃ hoti, abhabbato ābhāsati upaṭṭhātīti abhabbābhāsaṃ. Tattha ‘‘yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātī’’tiādinā nayena cattāro puggalā vuttā, tesu paṭhamassa kammaṃ abhabbaṃ abhabbābhāsaṃ, tañhi akusalattā abhabbaṃ, tassa ca niraye nibbattattā tattha nibbattikāraṇabhūtaṃ akusalaṃ hutvā upaṭṭhāti. Dutiyassa kammaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ, tañhi akusalattā abhabbaṃ. Tassa pana sagge nibbattattā aññatitthiyānaṃ sagge nibbattikāraṇabhūtaṃ kusalaṃ hutvā upaṭṭhāti. Itarasmimpi kammadvaye eseva nayo. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahākammavibhaṅgasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc