NGHE PHÁP BẰNG VẤN ĐÁP VÀ TRÙNG TUYÊN _ 146. Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 9.6.2021

NGHE PHÁP BẰNG VẤN ĐÁP VÀ TRÙNG TUYÊN _ 146. Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 9.6.2021

Thứ tư, 09/06/2021, 15:15 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 9.6.2021


NGHE PHÁP BẰNG VẤN ĐÁP VÀ TRÙNG TUYÊN

146. Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovāda Sutta)

Tựa đề bài kinh nầy cần được hiểu là “Những lời dạy TỪ Tôn giả Nandaka” chứ không phải “Những lời dạy CHO Tôn giả Nandaka”. Đây là vị thánh đệ tử Phật được xem là đệ nhất về sự thuyết pháp khai thị cho chư vị tỳ kheo ni. Trong một lần được chư tăng thỉnh cử đi thuyết pháp cho ni chúng Ngài đã từ chối vì quán xét thấy rằng hội chúng tỳ kheo ni đó trong rất nhiều kiếp là những người vợ tiền thân (…). Đức Thế Tôn hiểu rõ sự việc đã đích thân yêu cầu Tôn giả giáo huấn ni chúng đó. Tôn giả vâng lời Phật và đã giảng pháp bằng hình thức vấn đáp. Tất cả chư tỳ kheo ni nghe pháp xong nhập vào dòng thánh vức. Sau đó Đức Điều Ngự đã yêu cầu Tôn giả Nandaka trở lại ni viện giảng dạy lần thứ hai. Sau lần nầy đa số ni chúng thành tựu viên mãn đạo quả A la hán. Pháp thoại của Tôn giả mang nội dung về quán chiếu thực tánh vô thường, khổ, vô ngã và thất giác chi.

674. Từ chối huấn thị ni chúng vì có lý do riêng.

Tôn giả Nandaka được chư tăng thỉnh cử đi thuyết pháp định kỳ cho ni chúng nhưng vì xét thấy có vấn đề tế nhị (…) nên từ chối. Cho đến khi Đức Phật lên tiếng chỉ định thì Tôn giả y giáo phụng hành:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Mahāpajāpatī Gotamī cùng với khoảng năm trăm Tỷ-kheo-ni đi đến bên Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho Tỷ-kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giảng dạy cho Tỷ- kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni!

Lúc bấy giờ, các Thượng tọa (Trưởng lão) Tỷ-kheo thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Nhưng Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Ānanda và nói:

-- Này Ānanda, hôm nay đến phiên ai giáo giới Tỷ-kheo-ni?

-- Bạch Thế Tôn, chính là phiên của Nandaka thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni.

Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Nandaka:

-- Này Nandaka, hãy giáo giới Tỷ-kheo-ni! Này Nandaka, hãy giảng dạy Tỷ-kheo-ni! Này Bà-la-môn, hãy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni!

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Nandaka ấy vâng đáp Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi khất thực ở Sāvatthī xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, không có người thứ hai cùng đi, đi đến Rājakārāma (Vương Tự). Các Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi đến, sau khi thấy liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân.

675. Đôi khi cách nói quan trọng như những gì được nói

Thay vì giảng dạy bằng một bài pháp dài, Tôn giả đã nêu lên những câu hỏi dẫn dụ để thính chúng trả lời và từ đó chánh pháp được thắp sáng:

Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân.

Các Tỷ-kheo-ni ấy sau khi đảnh lễ Tôn giả Nandaka, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni đang ngồi một bên:

-- Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận giải bằng cách vấn đáp. Ở đây, những ai biết, hãy trả lời: "Tôi biết". Những ai không biết, hãy trả lời: "Tôi không biết". Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? Ý nghĩa việc này là gì?"

-- Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa mãn với Tôn giả Nandaka, vì rằng Tôn giả đã mời chúng con (dự phần đối thoại).

Nhận thức vô thường, khổ, vô ngã qua sự quan sát sáu giác quan

-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?... Ý là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu nội xứ này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?... Hương là thường hay vô thường?... Vị là thường hay vô thường?... Xúc là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu ngoại xứ này là vô thường".

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".?

-- Thưa không vậy, Tôn giả.

-- Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Tỷ thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Thân thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Ý thức là thường hay vô thường?

-- Thưa Tôn giả, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Thưa Tôn giả là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu thức thân này là vô thường".

Bởi vì pháp hữu vị cấu thành do nhiều nhân nhiều duyên nên vô thường và vô ngã luôn đi chung.

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại. Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng: "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại",; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không?

-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

Cảm thọ tuỳ thuộc vào căn, cảnh, thức nên cảm thọ cũng vô thường, khổ, vô ngã.

-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thể này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!

Một khi đã thấy rõ sự tập hợp của các thành tố thì không thể có ảo giác về một bản ngã hằng hữu

-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không? "

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.

-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược.

Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là bảy? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán:

-- Chư Hiền tỷ, hãy đi về, giờ đã đến rồi.

676. Trong sự thực tu, thực chứng sự lập lại những điều đã hướng dẫn thường rất cần thiết.

Bậc Đạo Sư đã làm một việc ít khi làm đó là yêu cầu Tôn giả Nandaka trở lại huấn thị cho chư tỳ kheo ni với pháp thoại giống như đã thuyết (trong bản dịch thiếu điểm nhấn nầy vì Đức Phật đã yêu cầu nói lại bài pháp giống y hệt như đã giảng - “tena hi tvaṃ, nandaka, svepi tā bhikkhuniyo tenevovādena ovadeyyāsī”ti).

Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên:

-- Này các Tỷ-kheo-ni, hãy đi. Giờ đã đến rồi.

Rồi các Tỷ-kheo-ni ấy, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Rồi Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, gọi các vị Tỷ-kheo và nói:

-- Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày mười bốn, quần chúng không có nghi ngờ hay nghi hoặc rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn vì khi ấy mặt trăng chưa tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu cho các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Nandaka, nhưng tâm trí của họ chưa được thỏa mãn.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Nandaka:

-- Vậy này Nandaka, ngày mai, Ông sẽ giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni ấy với bài giáo giới.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Nandaka vâng đáp Thế Tôn.

Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī (Xá-vệ) để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, tự thân một mình đi đến Rājakārāma. Các vị Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi lại; sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân. Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân. Các vị Tỷ-kheo-ni ấy đảnh lễ Tôn giả Nandaka rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang ngồi một bên:

-- Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết, hãy trả lời: "Tôi biết". Những ai không biết, hãy trả lời: "Tôi không biết". Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? Ý nghĩa việc này là gì?" …..(bài pháp được lập lại giống như trên) ….… Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói:

-- Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày rằm, quần chúng không có nghi ngờ hay phân vân rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn, vì khi ấy mặt trăng đã tròn; cũng vậy, này các Tỷ- kheo, các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Tôn giả Anandaka, và tâm tư của họ được thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, trong năm trăm Tỷ-kheo-ni ấy, Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng dược Dự lưu, không còn bị đọa lạc, và chắc chắn đạt đến chánh giác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 146 [tóm tắt]

Kinh Giáo Giới Nandaka

(Nandakovāda Sutta)

(M.iii, 270)

Thừa lệnh Thế Tôn, Tôn giả Nandaka đi giáo hóa cho chúng Tỷ-kheo-ni. Tôn giả lần lượt khai thị chúng Tỷ- kheo-ni bằng lối vấn đáp các vấn đề sau:

1/ Sáu ngoại xứ (sắc, thanh,.) là vô thường; vì vô thường nên khổ; vì khổ nên không hợp lý để gọi “cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Cũng vậy, với các pháp....

2/ Sáu nội xứ (mắt, tai... ý)

3/ Sáu thức thân (nhãn thức... ý thức)

4/ Cảm thọ (lạc, khổ, bất khổ bất lạc) do duyên sáu nội xứ cũng vô thường, ví như ánh sáng của ngọn lửa do duyên dầu và bấc (đều chịu sự biến hoại).

5/ Cảm thọ do duyên sáu ngoại xứ cũng vô thường, ví như cái bóng của cây (có rễ, lá và thân chịu sự biến hoại).

6/ Thấy được như trên với chánh trí tuệ, vị Tỷ-kheo cắt đứt, đoạn diệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược như người đồ tể với dao cắt đoạn thịt (dụ sáu nội xứ), da (sáu ngoại xứ) và các dây gân, dây khớp xương phía trong (hỷ và tham) của con bò.

7/ Có bảy giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả), vị Tỷ-kheo tu tập làm cho sung mãn để đoạn tận các lậu hoặc, an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 146 [dàn ý]

Kinh Giáo Giới Nandaka

(Nandakovāda Sutta)

(M.iii, 270)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Nandaka ngần ngại đi đến giáo giới các Tỷ-kheo-ni, sau vâng theo lời dạy Thế Tôn, Tôn giả đi đến giáo giới các Tỷ-kheo-ni.

B. Chánh kinh:

I. Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân là vô thường, khổ, vô ngã.

II. Tôn giả dùng 3 ví dụ để chứng minh 6 nội xứ, 6 ngoại xứ là vô thường, và dùng dao trí tuệ để cắt đoạn các phiền não.

III. Tôn giả dạy tu tập 7 giác chi để đoạn tận các lậu hoặc.

IV. Vì các Tỷ-kheo-ni chưa được thỏa mãn nên Tôn giả Nandaka vâng theo lời khuyên Thế Tôn đến giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni một lần nữa và lần này các Tỷ-kheo-ni được thỏa mãn và Thế Tôn ấn chứng vị Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng được quả Dự lưu.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 146 [toát yếu]

Kinh Giáo Giới Nandaka

(Nandakovāda Sutta)

(M.iii, 270)

I. TOÁT YẾU

Advice from Nandaka.

The venerable Nandaka gives the nuns a discourse on impermanence.

Lời khuyên dạy của tôn giả Nandaka.

Tôn giả giảng cho ni chúng một bài pháp về vô thường.

II. TÓM TẮT

Bà di mẫu đến nơi Phật để cầu giáo thọ. Phật hỏi tôn giả A-nan nay là phiên ai đi giáo giới cho tỷ kheo ni. Tôn giả A-nan đáp, là phiên của tôn giả Nandaka nhưng tôn giả không chịu đi. Phật cho gọi tôn giả buộc phải đi giáo giới cho ni. Tôn giả vâng lời.

Sau khi khất thực về, ăn xong, Ngài đến trú xứ của ni chúng. Ngài dặn trước thủ tục nói Pháp là vấn đáp và cho phép đặt câu hỏi. Ni chúng tán đồng với đề nghị ấy.

Rồi tôn giả hỏi: Con mắt là thường hay vô thường? Cái gì là vô thường thì khổ hay vui? Cái gì đã vô thường, khổ, bị biến hoại, thì có nên xem đấy là tôi và tự ngã của tôi không? Hỏi như vậy về 6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức. Các tỷ kheo ni đều đáp là vô thường, khổ, không nên xem là tôi và của tôi. Tôn giả bảo, như vậy là cái thấy đúng với chánh trí tuệ của thánh đệ tử.

Rồi Ngài lấy ví dụ một ngọn đèn dầu cháy với dầu, bấc, ngọn lửa, ánh sáng đều vô thường, biến hoại. Nếu có ai bảo ánh sáng ngọn đèn ấy là thường trú thì có đúng không? Các ni đáp không, bởi vì ánh sáng ấy xuất phát từ những thứ vô thường là dầu, bấc, ngọn lửa. Tôn giả dạy: Cũng vậy, cảm thọ do duyên sáu nội xứ, mà 6 nội xứ đã vô thường, biến hoại nên cảm thọ cũng không thường hằng.

Ví dụ 2: Cây cổ thụ với rễ, thân, cành đều vô thường.

Nếu ai bảo tuy vậy cái bóng cây thì thường, nói vậy có đúng không? Không đúng. Cũng vậy, sáu ngoại xứ là vô thường, nên ai nói các cảm thọ duyên sáu ngoại xứ là thường thì không đúng.

Ví dụ 3: Như một con bò đã bị cắt mọi dây gân, khớp bên trong, da bị lột và phủ trùm lại trên thân nó. Có thể bảo con bò còn nguyên vẹn được chăng? Không được. Tôn giả bảo: Thịt ám chỉ 6 nội xứ, da chỉ 6 ngoại xứ. Dây thịt dây gân và khớp bên trong là hỷ và tham. Con dao đồ tể là thánh trí tuệ. Với thánh trí tuệ này có thể cắt đứt phiền não, nội kết.

Rồi tôn giả dạy tu bảy giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả) hướng đến ly tham, đoạn tận. Khi sung mãn bảy giác chi thì sẽ tự chứng vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Sau thời pháp, chúng ni đảnh lễ tôn giả xong, đi đến yết kiến Phật. Phật biết tâm họ chưa thỏa mãn nên sai tôn giả Nandaka đến giáo giới lần thứ hai. Sau lần thứ hai, họ đến lễ Phật, và Phật biết tất cả họ đều đã đắc quả, người tối thiểu cũng đắc quả Dự lưu không còn bị đọa lạc, và chắc chắn sẽ được giải thoát.

III. CHÚ GIẢI

Kinh này dạy hai cách quán vô ngã:

- Một là nêu lên tính vô thường của mọi sự, nhất là năm uẩn thân tâm; rồi đặt câu hỏi vô thường là khổ hay vui; một cái gì đã vô thường, khổ thì có nên xem là ta hay của ta không? Ðương nhiên là không nên.

- Cách thứ hai là phân tích sáu nội xứ (mắt tai mũi lưỡi thân ý), sáu ngoại xứ (sắc thanh hương vị xúc pháp) và sáu thức liên hệ, tất cả đều vô thường, nên cảm thọ hay cái tôi phát sinh từ đấy cũng không thể là thường. Như từ ngọn đèn mà dầu, bấc, ngọn lửa đều vô thường thì ánh sáng cũng vô thường. Thấy như vậy là thấy với chánh trí để đoạn tận khổ đau.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Bà di mẫu bạch Phật

Ðể thỉnh cầu giáo thọ.

Phật hỏi phiên vị nào

Ði giáo giới cho ni.

Tôn giả A-nan thưa,

Phiên tôn giả Nanda

Nhưng vị ấy từ khước.

Phật cho gọi tôn giả

Dạy hãy đi giáo giới.

Tôn giả phải vâng lời

Ðến trú xứ ni chúng

Dùng cách thức hỏi đáp

Ðể trình bày diệu pháp

Và cho đặt câu hỏi

Ni chúng rất tán đồng.

Trước hỏi về sáu căn:

Con mắt thường, vô thường?

Cái gì đã vô thường

Vậy là khổ hay vui?

Cái gì vô thường, khổ,

Bị biến hoại, hủy diệt

Có nên xem của tôi

Là tôi, tự ngã tôi?

(Tai, mũi, lưỡi, thân,

ý Sáu ngoại xứ, sáu thức

Cũng hỏi đáp như vậy.)

Các tỷ kheo ni đáp

Tất cả mười tám thứ

Ðều vô thường, khổ, không

Chẳng nên xem của tôi

Là tôi, tự ngã tôi.

Các chị thấy như vậy

Là thấy đúng chánh trí

Của bậc thánh đệ tử.

Rồi tôn giả ví dụ

Ngọn đèn cháy với dầu,

Bấc, ngọn lửa, ánh sáng

Ðều vô thường, biến hoại.

Nếu có ai bảo rằng

Ánh sáng đèn là thường

Thì có đúng hay không?

Thưa không, ánh sáng ấy

Xuất phát từ vô thường

Là dầu, bấc, ngọn lửa.

Cũng vậy, các cảm thọ

Do duyên sáu nội xứ,

Luôn thay đổi biến hoại

Nên thọ cũng không thường

Hoặc như cây cổ thụ

Với rễ, thân, cành lá

Ðều luôn luôn thay đổi

Nếu ai bảo tuy vậy

Cái bóng cây là thường,

Nói vậy có đúng không?

Ni đáp là không đúng.

Cũng vậy, sáu ngoại xứ

Sắc thanh... vốn vô thường

Thọ từ đấy sinh ra

Làm sao thường hằng được?

Như đồ tể mổ bò

Trong cắt hết gân khớp

Ngoài lột hết bộ da

Trùm lại trên thân nó

Còn nguyên chăng thân bò?

Ni chúng đáp rằng không.

Thịt chỉ sáu nội xứ,

Da là sáu ngoại xứ.

Gân và khớp bên trong

Dụ cho hỷ và tham.

Con dao của đồ tể

Ví như thánh trí tuệ

Cắt đứt các phiền não

Những trói buộc trong tâm.

Các chị hãy tu tập

Niệm, trạch pháp, tinh tấn,

Hỷ, khinh an, định, xả

Bảy chi phần giác ngộ

Hướng ly tham, đoạn diệt.

Bảy giác chi sung mãn

Sẽ tự chứng vô lậu

Tâm và tuệ giải thoát.

Thể theo lời Phật dạy

Tôn giả Nandaka

Giáo giới ni hai lần

Ai nghe đều đắc quả,

Tối thiểu là Dự lưu

Không còn bị đọa lạc,

Chắc chắn sẽ giải thoát.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

146. Nandakovādasuttaṃ [Mūla]

398. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho mahāpajāpatigotamī pañcamattehi bhikkhunisatehi saddhiṃ yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho mahāpajāpatigotamī bhagavantaṃ etadavoca : ''ovadatu, bhante, Bhagavā bhikkhuniyo anusāsatu, bhante, Bhagavā bhikkhuniyo karotu, bhante, Bhagavā bhikkhunīnaṃ dhammiṃ kathanti [dhammikathanti (syā. kaṃ. ka.)]. Tena kho pana samayena therā bhikkhū bhikkhuniyo ovadanti pariyāyena. Āyasmā nandako na icchati bhikkhuniyo ovadituṃ pariyāyena. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''kassa nu kho, ānanda, ajja pariyāyo bhikkhuniyo ovadituṃ pariyāyenāti? ''sabbeheva, bhante, kato [nandakassa bhante (sī. pī.)] pariyāyo bhikkhuniyo ovadituṃ pariyāyena. Ayaṃ, bhante, āyasmā nandako na icchati bhikkhuniyo ovadituṃ pariyāyenāti. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ nandakaṃ āmantesi : ''ovada, nandaka, bhikkhuniyo anusāsa, nandaka, bhikkhuniyo karohi tvaṃ, brāhmaṇa, bhikkhunīnaṃ dhammiṃ kathanti. ''Evaṃ, bhanteti kho āyasmā nandako bhagavato paṭissutvā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto attadutiyo yena rājakārāmo tenupasaṅkami. Addasaṃsu kho tā bhikkhuniyo āyasmantaṃ nandakaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna āsanaṃ paññāpesuṃ, udakañca pādānaṃ upaṭṭhapesuṃ. Nisīdi kho āyasmā nandako paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Tāpi kho bhikkhuniyo āyasmantaṃ nandakaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho tā bhikkhuniyo āyasmā nandako etadavoca : ''paṭipucchakathā kho, bhaginiyo, bhavissati. Tattha ājānantīhi : 'ājānāmā tissa vacanīyaṃ, na ājānantīhi : 'na ājānāmā tissa vacanīyaṃ. Yassā vā panassa kaṅkhā vā vimati vā ahameva tattha paṭipucchitabbo : 'idaṃ, bhante, kathaṃ imassa kvatthoti? ''ettakenapi mayaṃ, bhante, ayyassa nandakassa attamanā abhiraddhā [abhinandāma (syā. kaṃ.)] yaṃ no ayyo nandako pavāretīti.

399. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ , bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, sotaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - ghānaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... ''jivhā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante... ''kāyo nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante... ''mano nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ , kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha ajjhattikā āyatanā aniccāti. ''Sādhu, sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

400. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, rūpā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, saddā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante - pe - gandhā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante... ''rasā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante... ''phoṭṭhabbā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā , bhante... ''dhammā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha bāhirā āyatanā aniccāti . ''Sādhu, sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

401. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, cakkhuviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, sotaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - ghānaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... ''jivhāviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... ''kāyaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... ''manoviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha viññāṇakāyā aniccāti. ''Sādhu, sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

402. ''Seyyathāpi , bhaginiyo, telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā, ābhāpi aniccā vipariṇāmadhammā. Yo nu kho, bhaginiyo, evaṃ vadeyya : 'amussa telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā yā ca khvāssa ābhā sā niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammāti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amussa hi, bhante, telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā pagevassa ābhā aniccā vipariṇāmadhammāti. ''Evameva kho, bhaginiyo, yo nu kho evaṃ vadeyya : 'cha khome ajjhattikā āyatanā aniccā [aniccā vipariṇāmadhammā (?)] yañca kho cha ajjhattike āyatane paṭicca paṭisaṃvedeti sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā taṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammanti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''tajjaṃ tajjaṃ, bhante, paccayaṃ paṭicca tajjā tajjā vedanā uppajjanti. Tajjass tajjassa paccayassa nirodhā tajjā tajjā vedanā nirujjhantīti. ''Sādhu, sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

403. ''Seyyathāpi, bhaginiyo, mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, chāyāpi aniccā vipariṇāmadhammā. Yo nu kho, bhaginiyo, evaṃ vadeyya : 'amussa mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, yā ca khvāssa chāyā sā niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammāti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amussa hi, bhante, mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ pagevassa chāyā aniccā vipariṇāmadhammāti. ''Evameva kho, bhaginiyo, yo nu kho evaṃ vadeyya : 'cha khome bāhirā āyatanā aniccā [aniccā vipariṇāmadhammā (sī. pī.)]. Yañca kho cha bāhire āyatane paṭicca paṭisaṃvedeti sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā taṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammanti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''tajjaṃ tajjaṃ, bhante, paccayaṃ paṭicca tajjā tajjā vedanā uppajjanti. Tajjassa tajjassa paccayassa nirodhā tajjā tajjā vedanā nirujjhantīti. ''Sādhu, sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

404. ''Seyyathāpi, bhaginiyo, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā tiṇhena govikantanena gāviṃ saṅkanteyya anupahacca antaraṃ maṃsakāyaṃ anupahacca bāhiraṃ cammakāyaṃ. Yaṃ yadeva tattha antarā vilimaṃsaṃ [vilimaṃ (sī. pī. ka.)] antarā nhāru antarā bandhanaṃ taṃ tadeva tiṇhena govikantanena sañchindeyya saṅkanteyya sampakanteyya samparikanteyya. Sañchinditvā saṅkantitvā sampakantitvā samparikantitvā vidhunitvā bāhiraṃ cammakāyaṃ teneva cammena taṃ gāviṃ paṭicchādetvā evaṃ vadeyya : 'tathevāyaṃ gāvī saṃyuttā imināva cammenāti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amu hi, bhante, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā tiṇhena govikantanena gāviṃ saṅkanteyya anupahacca antaraṃ maṃsakāyaṃ anupahacca bāhiraṃ cammakāyaṃ. Yaṃ yadeva tattha antarā vilimaṃsaṃ antarā nhāru antarā bandhanaṃ taṃ tadeva tiṇhena govikantanena sañchindeyya saṅkanteyya sampakanteyya samparikanteyya. Sañchinditvā saṅkantitvā sampakantitvā samparikantitvā vidhunitvā bāhiraṃ cammakāyaṃ teneva cammena taṃ gāviṃ paṭicchādetvā kiñcāpi so evaṃ vadeyya : 'tathevāyaṃ gāvī saṃyuttā imināva cammenāti atha kho sā gāvī visaṃyuttā teneva cammenāti. ''Upamā kho me ayaṃ, bhaginiyo, katā atthassa viññāpanāya. Ayamevettha attho 'antarā maṃsakāyoti kho, bhaginiyo, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ 'bāhiro cammakāyoti kho bhaginiyo, channetaṃ bāhirānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ 'antarā vilimaṃsaṃ, antarā nhāru, antarā bandhananti kho, bhaginiyo, nandīrāgassetaṃ adhivacanaṃ 'tiṇhaṃ govikantananti kho, bhaginiyo, ariyāyetaṃ paññāya adhivacanaṃ yāyaṃ ariyā paññā antarā kilesaṃ antarā saṃyojanaṃ antarā bandhanaṃ sañchindati saṅkantati sampakantati samparikantati.

405. ''Satta kho panime, bhaginiyo, bojjhaṅgā, yesaṃ bhāvitattā bahulīkatattā bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Katame satta? idha, bhaginiyo, bhikkhu satisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ, dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti - pe - vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti... pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti... passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ. Ime kho, bhaginiyo, satta bojjhaṅgā, yesaṃ bhāvitattā bahulīkatattā bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatīti.

406. Atha kho āyasmā nandako tā bhikkhuniyo iminā ovādena ovaditvā uyyojesi : ''gacchatha, bhaginiyo kāloti. Atha kho tā bhikkhuniyo āyasmato nandakassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā āyasmantaṃ nandakaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho tā bhikkhuniyo Bhagavā etadavoca : ''gacchatha, bhikkhuniyo kāloti. Atha kho tā bhikkhuniyo bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkamiṃsu. Atha kho Bhagavā acirapakkantīsu tāsu bhikkhunīsu bhikkhū āmantesi : ''seyyathāpi, bhikkhave, tadahuposathe cātuddase na hoti bahunojanassa kaṅkhā vā vimati vā : 'ūno nu kho cando, puṇṇo nu kho candoti, atha kho ūno candotveva hoti. Evameva kho, bhikkhave, tā bhikkhuniyo nandakassa dhammadesanāya attamanā honti no ca kho paripuṇṇasaṅkappāti.

407. Atha kho Bhagavā āyasmantaṃ nandakaṃ āmantesi : ''tena hi tvaṃ, nandaka, svepi tā bhikkhuniyo tenevovādena ovadeyyāsīti. ''Evaṃ , bhanteti kho āyasmā nandako bhagavato paccassosi. Atha kho āyasmā nandako tassā rattiyā accayena pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto attadutiyo yena rājakārāmo tenupasaṅkami. Addasaṃsu kho tā bhikkhuniyo āyasmantaṃ nandakaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna āsanaṃ paññāpesuṃ, udakañca pādānaṃ upaṭṭhapesuṃ. Nisīdi kho āyasmā nandako paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Tāpi kho bhikkhuniyo āyasmantaṃ nandakaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho tā bhikkhuniyo āyasmā nandako etadavoca : ''paṭipucchakathā kho, bhaginiyo, bhavissati. Tattha ājānantīhi 'ājānāmā tissa vacanīyaṃ, na ājānantīhi 'na ājānāmā tissa vacanīyaṃ. Yassā vā panassa kaṅkhā vā vimati vā, ahameva tattha paṭipucchitabbo : 'idaṃ, bhante, kathaṃ imassa kvatthoti. ''Ettakenapi mayaṃ, bhante, ayyassa nandakassa attamanā abhiraddhā yaṃ no ayyo nandako pavāretīti.

408. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, cakkhu niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ , bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, sotaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - ghānaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... jivhā... kāyo... mano nicco vā anicco vāti? ''anicco, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha ajjhattikā āyatanā aniccāti. ''Sādhu sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakass yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

409. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, rūpā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, saddā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante - pe - gandhā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante... rasā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante... phoṭṭhabbā niccā vā aniccā vāti ? ''aniccā, bhante... dhammā niccā vā aniccā vāti? ''aniccā, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha bāhirā āyatanā aniccāti. ''Sādhu sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.


410. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhaginiyo, cakkhuviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante - pe - sotaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... ghānaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... jivhāviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... kāyaviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante... manoviññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''pubbeva no etaṃ, bhante, yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ : 'itipime cha viññāṇakāyā aniccāti. ''Sādhu sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

411. ''Seyyathāpi, bhaginiyo, telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā, ābhāpi aniccā vipariṇāmadhammā. Yo nu kho, bhaginiyo, evaṃ vadeyya : 'amussa telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā yā ca khvāssa ābhā sā niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammāti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amussa hi, bhante, telappadīpassa jhāyato telampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, vaṭṭipi aniccā vipariṇāmadhammā, accipi aniccā vipariṇāmadhammā pagevassa ābhā aniccā vipariṇāmadhammāti. ''Evameva kho, bhaginiyo, yo nu kho evaṃ vadeyya : 'cha khome ajjhattikā āyatanā aniccā. Yañca kho cha ajjhattike āyatane paṭicca paṭisaṃvedeti sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā taṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammanti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''tajjaṃ tajjaṃ, bhante, paccayaṃ paṭicca tajjā tajjā vedanā uppajjanti. Tajjassa tajjassa paccayassa nirodhā tajjā tajjā vedanā nirujjhantīti. ''Sādhu sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

412. ''Seyyathāpi, bhaginiyo, mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, chāyāpi aniccā vipariṇāmadhammā. Yo nu kho, bhaginiyo, evaṃ vadeyya : 'amussa mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ yā ca khvāssa chāyā sā niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammāti sammā nu kho so bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amussa hi, bhante, mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato mūlampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ, khandhopi anicco vipariṇāmadhammo, sākhāpalāsampi aniccaṃ vipariṇāmadhammaṃ pagevassa chāyā aniccā vipariṇāmadhammāti. ''Evameva kho, bhaginiyo, yo nu kho evaṃ vadeyya : 'cha khome bāhirā āyatanā aniccā. Yañca kho bāhire āyatane paṭicca paṭisaṃvedeti sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā taṃ niccaṃ dhuvaṃ sassataṃ avipariṇāmadhammanti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''tajjaṃ tajjaṃ, bhante, paccayaṃ paṭicca tajjā tajjā vedanā uppajjanti. Tajjassa tajjassa paccayassa nirodhā tajjā tajjā vedanā nirujjhantīti. ''Sādhu sādhu, bhaginiyo! evañhetaṃ, bhaginiyo, hoti ariyasāvakassa yathābhūtaṃ sammappaññāya passato.

413. ''Seyyathāpi, bhaginiyo, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā tiṇhena govikantanena gāviṃ saṅkanteyya anupahacca antaraṃ maṃsakāyaṃ anupahacca bāhiraṃ cammakāyaṃ. Yaṃ yadeva tattha antarā vilimaṃsaṃ antarā nhāru antarā bandhanaṃ taṃ tadeva tiṇhena govikantanena sañchindeyya saṅkanteyya sampakanteyya samparikanteyya. Sañchinditvā saṅkantitvā sampakantitvā samparikantitvā vidhunitvā bāhiraṃ cammakāyaṃ teneva cammena taṃ gāviṃ paṭicchādetvā evaṃ vadeyya : 'tathevāyaṃ gāvī saṃyuttā imināva cammenāti sammā nu kho so, bhaginiyo, vadamāno vadeyyāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''amu hi, bhante, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā tiṇhena govikantanena gāviṃ saṅkanteyya anupahacca antaraṃ maṃsakāyaṃ anupahacca bāhiraṃ cammakāyaṃ. Yaṃ yadeva tattha antarā vilimaṃsaṃ antarā nhāru antarā bandhanaṃ taṃ tadeva tiṇhena govikantanena sañchindeyya saṅkanteyya sampakanteyya samparikanteyya. Sañchinditvā saṅkantitvā sampakantitvā samparikantitvā vidhunitvā bāhiraṃ cammakāyaṃ teneva cammena taṃ gāviṃ paṭicchādetvā kiñcāpi so evaṃ vadeyya : 'tathevāyaṃ gāvī saṃyuttā imināva cammenāti atha kho sā gāvī visaṃyuttā teneva cammenāti.

''Upamā kho me ayaṃ, bhaginiyo, katā atthassa viññāpanāya ayamevettha attho. 'Antarā maṃsakāyoti kho, bhaginiyo, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ 'bāhiro cammakāyoti kho, bhaginiyo, channetaṃ bāhirānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ 'antarā vilimaṃsaṃ antarā nhāru antarā bandhananti kho, bhaginiyo, nandīrāgassetaṃ adhivacanaṃ 'tiṇhaṃ govikantananti kho, bhaginiyo, ariyāyetaṃ paññāya adhivacanaṃ yāyaṃ ariyā paññā antarā kilesaṃ antarā saṃyojanaṃ antarā bandhanaṃ sañchindati saṅkantati sampakantati samparikantati.

414. ''Satta kho panime, bhaginiyo, bojjhaṅgā, yesaṃ bhāvitattā bahulīkatattā bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Katame satta? idha, bhaginiyo, bhikkhu satisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ. Dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti - pe - vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti... pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti... passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ. Ime kho, bhaginiyo, satta bojjhaṅgā yesaṃ bhāvitattā bahulīkatattā bhikkhu āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatīti.

415. Atha kho āyasmā nandako tā bhikkhuniyo iminā ovādena ovaditvā uyyojesi : ''gacchatha, bhaginiyo kāloti. Atha kho tā bhikkhuniyo āyasmato nandakassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā āyasmantaṃ nandakaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho tā bhikkhuniyo Bhagavā etadavoca :''gacchatha, bhikkhuniyo kāloti. Atha kho tā bhikkhuniyo bhagavantaṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkamiṃsu. Atha kho Bhagavā acirapakkantīsu tāsu bhikkhunīsu bhikkhū āmantesi : ''seyyathāpi, bhikkhave, tadahuposathe pannarase na hoti bahuno janassa kaṅkhā vā vimati vā : 'ūno nu kho cando, puṇṇo nu kho candoti, atha kho puṇṇo candotveva hoti evameva kho, bhikkhave, tā bhikkhuniyo nandakassa dhammadesanāya attamanā ceva paripuṇṇasaṅkappā ca. Tāsaṃ, bhikkhave, pañcannaṃ bhikkhunisatānaṃ yā pacchimitā bhikkhunī sā [yā pacchimā bhikkhunī, sā (sī. syā. kaṃ. pī.), yā pacchimikā, tā bhikkhuniyo (ka.)] sotāpannā avinipātadhammā niyatā sambodhiparāyanāti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Nandakovādasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.

146. Nandakovādasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

398. Evaṃ me sutanti nandakovādasuttaṃ. Tattha tena kho pana samayenāti bhagavā mahāpajāpatiyā yācito bhikkhunisaṅghaṃ uyyojetvā bhikkhusaṅghaṃ sannipātetvā – ‘‘therā bhikkhū vārena bhikkhuniyo ovadantū’’ti saṅghassa bhāraṃ akāsi. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Tattha pariyāyenāti vārena. Na icchatīti attano vāre sampatte dūraṃ gāmaṃ vā gantvā sūcikammādīni vā ārabhitvā ‘‘ayaṃ nāmassa papañco’’ti vadāpesi. Imaṃ pana pariyāyena ovādaṃ bhagavā nandakattherasseva kāraṇā akāsi. Kasmā? Imāsañhi bhikkhunīnaṃ theraṃ disvā cittaṃ ekaggaṃ hoti pasīdati. Tena tā tassa ovādaṃ sampaṭicchitukāmā, dhammakathaṃ sotukāmā. Tasmā bhagavā – ‘‘nandako attano vāre sampatte ovādaṃ dassati, dhammakathaṃ kathessatī’’ti vārena ovādaṃ akāsi. Thero pana attano vāraṃ na karoti, kasmāti ce? Tā kira bhikkhuniyo pubbe therassa jambudīpe rajjaṃ kārentassa orodhā ahesuṃ. Thero pubbenivāsañāṇena taṃ kāraṇaṃ ñatvā cintesi – ‘‘maṃ imassa bhikkhunisaṅghassa majjhe nisinnaṃ upamāyo ca kāraṇāni ca āharitvā dhammaṃ kathayamānaṃ disvā añño pubbenivāsañāṇalābhī bhikkhu imaṃ kāraṇaṃ oloketvā ‘āyasmā nandako yāvajjadivasā orodhe na vissajjeti, sobhatāyamāyasmā orodhaparivuto’ti vattabbaṃ maññeyyā’’ti. Etamatthaṃ sampassamāno thero attano vāraṃ na karoti. Imāsañca kira bhikkhunīnaṃ therasseva desanā sappāyā bhavissatīti ñatvā atha kho bhagavā āyasmantaṃ nandakaṃ āmantesi.

Tāsaṃ bhikkhunīnaṃ pubbe tassa orodhabhāvajānanatthaṃ idaṃ vatthuṃ – pubbe kira bārāṇasiyaṃ pañca dāsasatāni pañca dāsisatāni cāti jaṅghasahassaṃ ekatova kammaṃ katvā ekasmiṃ ṭhāne vasi. Ayaṃ nandakatthero tasmiṃ kāle jeṭṭhakadāso hoti, gotamī jeṭṭhakadāsī. Sā jeṭṭhakadāsassa pādaparicārikā ahosi paṇḍitā byattā. Jaṅghasahassampi puññakammaṃ karontaṃ ekato karoti. Atha vassūpanāyikasamaye pañca paccekabuddhā nandamūlakapabbhārato isipatane otaritvā nagare piṇḍāya caritvā isipatanameva gantvā – ‘‘vassūpanāyikakuṭiyā atthāya hatthakammaṃ yācissāmā’’ti cīvaraṃ pārupitvā sāyanhasamaye nagaraṃ pavisitvā seṭṭhissa gharadvāre aṭṭhaṃsu. Jeṭṭhakadāsī kuṭaṃ gahetvā udakatitthaṃ gacchantī paccekabuddhe nagaraṃ pavisante addasa. Seṭṭhi tesaṃ āgatakāraṇaṃ sutvā ‘‘amhākaṃ okāso natthi, gacchantū’’ti āha.

Atha te nagarā nikkhamante jeṭṭhakadāsī kuṭaṃ gahetvā pavisantī disvā kuṭaṃ otāretvā vanditvā onamitvā mukhaṃ pidhāya – ‘‘ayyā nagaraṃ paviṭṭhamattāva nikkhantā, kiṃ nu kho’’ti pucchi. Vassūpanāyikakuṭiyā hatthakammaṃ yācituṃ āgamimhāti. Laddhaṃ, bhanteti. Na laddhaṃ upāsiketi? Kiṃ panesā kuṭi issareheva kātabbā, duggatehipi sakkā kātunti. Yena kenaci sakkāti? Sādhu, bhante, mayaṃ karissāma. Sve mayhaṃ bhikkhaṃ gaṇhathāti nimantetvā udakaṃ netvā puna kuṭaṃ gahetvā āgamma titthamagge ṭhatvā āgatā avasesadāsiyo ‘‘ettheva hothā’’ti vatvā sabbāsaṃ āgatakāle āha – ‘‘amma kiṃ niccameva parassa dāsakammaṃ karissatha, udāhu dāsabhāvato muccituṃ icchathā’’ti? Ajjeva muccitumicchāma ayyeti. Yadi evaṃ mayā pañca paccekabuddhā hatthakammaṃ alabhantā svātanāya nimantitā, tumhākaṃ sāmikehi ekadivasaṃ hatthakammaṃ dāpethāti. Tā sādhūti sampaṭicchitvā sāyaṃ aṭavito āgatakāle sāmikānaṃ ārocesuṃ. Te sādhūti jeṭṭhakadāsassa gehadvāre sannipatiṃsu.

Atha ne jeṭṭhakadāsī sve tātā paccekabuddhānaṃ hatthakammaṃ dethāti ānisaṃsaṃ ācikkhitvā yepi na kātukāmā, te gāḷhena ovādena tajjetvā paṭicchāpesi. Sā punadivase paccekabuddhānaṃ bhattaṃ datvā sabbesaṃ dāsaputtānaṃ saññaṃ adāsi. Te tāvadeva araññaṃ pavisitvā dabbasambhāre samodhānetvā sataṃ sataṃ hutvā ekekakuṭiṃ ekekacaṅkamanādiparivāraṃ katvā mañcapīṭhapānīyaparibhojanīyabhājanādīni ṭhapetvā paccekabuddhe temāsaṃ tattha vasanatthāya paṭiññaṃ kāretvā vārabhikkhaṃ paṭṭhapesuṃ. Yo attano vāradivase na sakkoti. Tassa jeṭṭhakadāsī sakagehato āharitvā deti. Evaṃ temāsaṃ jaggitvā jeṭṭhakadāsī ekekaṃ dāsaṃ ekekaṃ sāṭakaṃ vissajjāpesi. Pañca thūlasāṭakasatāni ahesuṃ. Tāni parivattāpetvā pañcannaṃ paccekabuddhānaṃ ticīvarāni katvā adāsi. Paccekabuddhā yathāphāsukaṃ agamaṃsu. Tampi jaṅghasahassaṃ ekato kusalaṃ katvā kāyassa bhedā devaloke nibbatti. Tāni pañca mātugāmasatāni kālena kālaṃ tesaṃ pañcannaṃ purisasatānaṃ gehe honti, kālena kālaṃ sabbāpi jeṭṭhakadāsaputtasseva gehe honti. Atha ekasmiṃ kāle jeṭṭhakadāsaputto devalokato cavitvā rājakule nibbatto. Tāpi pañcasatā devakaññā mahābhogakulesu nibbattitvā tassa rajje ṭhitassa gehaṃ agamaṃsu. Etena niyāmena saṃsarantiyo amhākaṃ bhagavato kāle koliyanagare devadahanagare ca khattiyakulesu nibbattā.

Nandakattheropi pabbajitvā arahattaṃ patto, jeṭṭhakadāsidhītā vayaṃ āgamma suddhodanamahārājassa aggamahesiṭṭhāne ṭhitā, itarāpi tesaṃ tesaṃ rājaputtānaṃyeva gharaṃ gatā. Tāsaṃ sāmikā pañcasatā rājakumārā udakacumbaṭakalahe satthu dhammadesanaṃ sutvā pabbajitā, rājadhītaro tesaṃ ukkaṇṭhanatthaṃ sāsanaṃ pesesuṃ. Te ukkaṇṭhite bhagavā kuṇāladahaṃ netvā sotāpattiphale patiṭṭhapetvā mahāsamayadivase arahatte patiṭṭhāpesi. Tāpi pañcasatā rājadhītaro nikkhamitvā mahāpajāpatiyā santike pabbajiṃsu. Ayamāyasmā nandako ettāva tā bhikkhuniyoti evametaṃ vatthu dīpetabbaṃ.

Rājakārāmoti pasenadinā kārito nagarassa dakkhiṇadisābhāge thūpārāmasadise ṭhāne vihāro.

399. Sammappaññāya sudiṭṭhanti hetunā kāraṇena vipassanāpaññāya yāthāvasarasato diṭṭhaṃ.

401. Tajjaṃ tajjanti taṃsabhāvaṃ taṃsabhāvaṃ, atthato pana taṃ taṃ paccayaṃ paṭicca tā tā vedanā uppajjantīti vuttaṃ hoti.

402. Pagevassa chāyāti mūlādīni nissāya nibbattā chāyā paṭhamataraṃyeva aniccā.

403. Anupahaccāti anupahanitvā. Tattha maṃsaṃ piṇḍaṃ piṇḍaṃ katvā cammaṃ alliyāpento maṃsakāyaṃ upahanati nāma. Cammaṃ baddhaṃ baddhaṃ katvā maṃse alliyāpento maṃsakāyaṃ upahanati nāma. Evaṃ akatvā. Vilimaṃsaṃ nhārubandhananti sabbacamme laggavilīpanamaṃsameva. Antarākilesasaṃyojanabandhananti sabbaṃ antarakilesameva sandhāya vuttaṃ.

405. Satta kho panimeti kasmā āhāti? Yā hi esā paññā kilese chindatīti vuttā, sā na ekikāva attano dhammatāya chindituṃ sakkoti. Yathā pana kuṭhārī na attano dhammatāya chejjaṃ chindati, purisassa tajjaṃ vāyāmaṃ paṭicceva chindati, evaṃ na vinā chahi bojjhaṅgehi paññā kilese chindituṃ sakkoti. Tasmā evamāha. Tena hīti yena kāraṇena tayā cha ajjhattikāni āyatanāni, cha bāhirāni, cha viññāṇakāye, dīpopamaṃ, rukkhopamaṃ, gāvūpamañca dassetvā sattahi bojjhaṅgehi āsavakkhayena desanā niṭṭhapitā, tena kāraṇena tvaṃ svepi tā bhikkhuniyo teneva ovādena ovadeyyāsīti.

406. Sā sotāpannāti yā sā guṇehi sabbapacchimikā, sā sotāpannā. Sesā pana sakadāgāmianāgāminiyo ca khīṇāsavā ca. Yadi evaṃ kathaṃ paripuṇṇasaṅkappāti. Ajjhāsayapāripūriyā. Yassā hi bhikkhuniyā evamahosi – ‘‘kadā nu kho ahaṃ ayyassa nandakassa dhammadesanaṃ suṇantī tasmiṃyeva āsane sotāpattiphalaṃ sacchikareyya’’nti, sā sotāpattiphalaṃ sacchākāsi. Yassā ahosi ‘‘sakadāgāmiphalaṃ anāgāmiphalaṃ arahatta’’nti, sā arahattaṃ sacchākāsi. Tenāha bhagavā ‘‘attamanā ceva paripuṇṇasaṅkappā cā’’ti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Nandakovādasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc