Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 65 - Chương VIII - PHẦN I: ĐỊNH LÝ DUYÊN HỆ (Paṭṭhānanayo) “tiếp theo”

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 65 - Chương VIII - PHẦN I: ĐỊNH LÝ DUYÊN HỆ (Paṭṭhānanayo) “tiếp theo”

Chủ nhật, 06/03/2022, 15:14 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 6.3.2022


Bài 65.

Chương VIII. TOÁT YẾU DUYÊN TRỢ (Paccayasaṅgaha)

PHẦN I: ĐỊNH LÝ DUYÊN HỆ (Paṭṭhānanayo) “tiếp theo”

17. Thiền na duyên (Jhānapaccaya)

Những pháp như tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), nhất hành (ekaggatā), thọ hỷ (somanassa), thọ ưu (domanassa) và thọ xả (upekkhā), những pháp này có đặc tính thiêu hủy pháp đối lập (paccanikajhāpanaṃ) gọi là thiền na hay chi thiền (jhānaṅga).

Chánh tạng giải thích:

Jhānapaccayo’ti jhānaṅgāni jhānasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ jhānapaccayena paccayo.

Gọi là thiền duyên, tức là những chi thiền trợ các pháp tương ưng thiền và các sắc tâm bằng thiền na duyên.

Chú giải:

Bảy chi thiền đây thuộc pháp hổn hợp (missakasaṅgaha) phối hợp cả tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký nên thiền na duyên có cả chi thiền thiện trợ tâm thiện với tâm sở tương ưng và sắc tâm thiện; chi thiền bất thiện trợ tâm bất thiện với tâm sở tương ưng, và sắc tâm bất thiện; chi thiền vô ký trợ tâm vô ký với tâm sở tương ưng và các sắc tâm vô ký, sắc nghiệp tái tục.

Tâm sở thọ và tâm sở nhất hành trong 10 thức tâm không thành chi thiền và không có mãnh lực trợ pháp đồng sanh bằng thiền na duyên.

*

18. Đồ đạo duyên (Maggapaccayo)

Những pháp như cần (viriya), nhất hành (ekaggata), tầm (vitakka), niệm (sati), chánh ngữ (sammāvācā), chánh nghiệp (sammākammanta), chánh mạng (sammā ājīvo), trí tuệ (paññā), và tà kiến (diṭṭhigata), những pháp này có đặc tính dẫn lối đưa đường, gọi là đồ đạo (magga) hay chi đạo (maggaṅga).

Chánh tạng giải thích:

Maggapaccayo’ti - Maggaṅgāni maggasampayuttakānaṃ dhammānaṃ taṃsamuṭṭhānānañca rūpānaṃ maggapaccayena paccayo.

Gọi là đồ đạo duyên, tức là những chi đạo trợ các pháp tương ưng đạo và các sắc tâm bằng đồ đạo duyên.

Chú giải:

Chín chi đạo đây thuộc pháp hổn hợp (missakasaṅgaha) phối hợp cả tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký nên đồ đạo duyên có cả chi đạo thiện trợ tâm thiện với tâm sở tương ưng, và sắc tâm thiện; Chi đạo bất thiện trợ tâm bất thiện với tâm sở tương ưng, và sắc tâm bất thiện; Chi đạo vô ký trợ tâm vô ký với tâm sở tương ưng, và sắc tâm vô ký, sắc nghiệp tái tục.

Tâm sở nhất hành trong tâm vô nhân không thành chi đạo và không có mãnh lực trợ pháp đồng sanh bằng đồ đạo duyên. Tâm sở tầm và tâm sở cần trong tâm ý giới và ý thức giới vô nhân cũng không thành chi đạo và không có mãnh lực đồ đạo duyên.

*

19. Tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo)

Tương ưng duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách hòa quyện với nhau, như ly trà sữa có vị của trà, có vị của sữa, vị ngọt của đường và nước nóng hòa quyện lẫn nhau tạo nên món trà sữa thơm ngon. Chỉ có danh uẩn với danh uẩn mới tương ưng duyên với nhau thôi.

Chánh tạng giải thích:

Sampayuttapaccayo’yi cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ sampayuttapaccayena paccayo.

Gọi là tương ưng duyên, tức là bốn uẩn phi sắc trợ giúp lẫn nhau bằng tương ưng duyên.

Chú giải:

Bốn uẩn phi sắc đây là bốn danh uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn).

Bốn danh uẩn này, thức uẩn là tâm, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn là tâm sở. Tâm và tâm sở đồng sanh, đồng diệt, đồng nương vật, đồng biết một cảnh nên chúng trợ lẫn nhau bằng cách tương ưng duyên.

*

20. Bất tương ưng duyên (Vippayuttapaccayo)

Bất tương ưng duyên là sự trợ giúp nhau nhưng không hòa quyện nhau, tức là danh trợ sắc, sắc trợ danh, danh sắc trợ nhau mà không tương ưng. Như món đồ trang sức bằng vàng nạm đá quí, vàng làm nổi bậc viên đá quí, các viên đá quí làm vàng óng ánh, nhưng vàng và đá quí không hòa tan với nhau được.

Chánh tạng giải thích:

Vippayuttapaccayo’ti – Rūpino dhammā arūpīnaṃ dhammānaṃ vippayuttapaccayena paccayo – Arūpino dhammā rūpīnaṃ dhammānaṃ vippayuttapaccayena paccayo.

Gọi là bất tương ưng duyên, tức là các pháp sắc trợ các pháp phi sắc bằng bất tương ưng duyên – Các pháp phi sắc trợ các pháp sắc bằng bất tương ưng duyên.

Chú giải:

Các pháp sắc (rūpino dhammā) là 28 sắc pháp.

Các pháp phi sắc (arūpino dhammā) là danh pháp – tâm và tâm sở.

Sắc pháp trợ danh pháp bằng bất tương ưng duyên, nói theo chi pháp thì bằng ba duyên là:

a. Câu sanh bất tương ưng duyên (Sahajātavippayuttapaccaya) – vào sát na tái tục, sắc nghiệp ý vật tái tục trợ tâm quả tái tục, gọi là sắc trợ danh bằng câu sanh bất tương ưng duyên.

b. Vật tiền sanh bất tương ưng duyên (Vatthupurejātavippayuttapaccaya) – Nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật, thân vật và ý vật sanh trước đủ mạnh trợ cho tâm và tâm sở nương sanh, đó gọi là sắc trợ danh bằng vật tiền sanh bất tương ưng duyên.

c. Vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên (Vatthārammaṇapurejātavippayuttapaccaya) – Sắc ý vật cận tử sanh lần cuối trước tâm tử 17 sát na, sắc ý vậy ấy trợ 41 tâm và 44 tâm sở trong lộ ý môn cận tử, bắt sắc ý vật làm cảnh, đây gọi là sắc trợ danh bằng vật cảnh tiền sanh bất tương ưng duyên.

Danh pháp trợ sắc pháp bằng bất tương ưng duyên, nói theo chi pháp thì bằng hai duyên là:

a. Câu sanh bất tương ưng duyên (Sahajātavippayuttapaccaya) – Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký (trừ ngũ song thức và 4 quả vô sắc), cùng 52 tâm sở hợp tâm trợ 17 sắc tâm bình nhật, đây gọi là danh trợ sắc bằng câu sanh bất tương ưng duyên; Vào sát na tái tục, tâm quả tái tục và 35 tâm sở hợp tâm quả trợ sắc ý vật tái tục, đây cũng là danh trợ sắc bằng câu sanh bất tương ưng duyên.

b. Hậu sanh bất tương ưng duyên (Pacchājātavippayuttapaccaya) – Trong thời bình nhật cõi ngũ uẩn, 117 tâm và 52 tâm sở trợ 4 loại sắc (sắc nghiệp, sắc tâm, sắc quí tiết, sắc vật thực), đây gọi là danh trợ sắc bằng hậu sanh bất tương ưng duyên.

*

21. Hiện hữu duyên (Atthipaccayo)

Hiện hữu duyên là mãnh lực trợ giúp bằng sự có mặt đồng thời. Như phù sa giúp cho đất mầu mỡ, chất phù sa theo nước làm tràn ngập đất vườn và lắng đọng mới làm cho đất tốt được. Cũng thế, hiện hữu duyên là năng trợ giúp sở phải đồng thời năng sở cùng hiện hữu.

Chánh tạng giải thích:

Atthipaccayo’ti.

Cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ atthipaccayena paccayo - Cattāro mahābhūtā aññamaññaṃ atthipaccayena paccayo - Okkantikkhaṇe nāmarūpaṃ aññamaññaṃ atthipaccayena paccayo - Cittacetasikā dhammā cittasamuṭṭhānānaṃ rūpānaṃ atthipaccayena paccayo - Mahābhūtā upādārūpānaṃ atthipaccayena paccayo

Cakkhāyatanaṃ cakkhuviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Sotāyatanaṃ sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Ghānāyatanaṃ ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Jivhāyatanaṃ jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Kāyāyatanaṃ kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Yaṃ rūpaṃ nissāya manodhātu ca manoviññāṇadhātu ca vattanti, taṃ rūpaṃ manodhātuyā ca manoviññāṇadhātuyā ca taṃ sampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo.

Rūpāyatanaṃ cakkhuviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Saddāyatanaṃ sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Gandhā’yatanaṃ ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Rasāyatanaṃ jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Phoṭṭhabbāyatanaṃ kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo - Rūpāyatanaṃ saddāyatanaṃ gandhāyatanaṃ rasāyatanaṃ phoṭṭhabbāyatanaṃ manodhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ atthipaccayena paccayo.

Gọi là hiện hữu duyên, như bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên – Bốn sắc đại hiển trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên – Vào sát na tục sinh, danh sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên – Các pháp tâm và tâm sở trợ các sắc tâm sanh bằng hiện hữu duyên – Sắc đại hiển trợ các sắc y sinh bằng hiện hữu duyên.

Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên - Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Tỷ xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Thân xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Ý giới và ý thức giới sinh diễn nương sắc nào sắc ấy trợ ý giới, ý thức giới, và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Sắc xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên - Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên Khí xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Vị xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên Xúc xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên – Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Chú giải:

Theo chi pháp chánh tạng thì hiện hữu duyên phân rộng có 7 duyên:

a. Câu sanh hiện hữu duyên (Sahajātatthipaccaya), như bốn danh uẩn trợ giúp lẫn nhau; Bốn sắc đại hiển trợ giúp lẫn nhau; vào sát na tục sinh, uẩn quả tái tục trợ sắc ý vật tái tục, sắc ý vật tái tục trợ uẩn quả tái tục; Tâm và tâm sở trợ sắc tâm đồng sanh; Bốn sắc đại hiển trợ các sắc y sinh đồng bọn. Những trường hợp đó gọi là câu sanh hiện hữu duyên.

b. Vật tiền sanh hiện hữu duyên (Vatthupurejātatthipaccaya), như nhãn vật trợ tâm nhãn thức và tâm sở hợp; Nhĩ vật trợ tâm nhĩ thức và tâm sở hợp; Tỷ vật trợ tâm tỷ thức và tâm sở hợp; Thiệt vật trợ tâm thiệt thức và tâm sở hợp; Thân vật trợ tâm thân thức và tâm sở hợp; Sắc ý vật trợ 3 tâm ý giới, 104 ý thức giới và các tâm sở hợp. Sáu vật sanh trước đến trung thọ trợ tâm nương sanh, đó gọi là vật tiền sanh hiện hữu duyên.

c. Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên (Ārammaṇapurejātatthipaccaya), như cảnh sắc trợ nhãn thức và tâm sở tương ưng; Cảnh thinh trợ nhĩ thức và tâm sở tương ưng; cảnh khí trợ tỷ thức và tâm sở tương ưng; Cảnh vị trợ thiệt thức và tâm sở tương ưng; cảnh xúc trợ thân thức và tâm sở tương ưng; Năm cảnh sắc thinh khí vị xúc trợ ba ý giới và các tâm sở tương ưng. Năm ngoại cảnh này có trước và tồn tại đến lúc trợ cho tâm và tâm sở sanh, gọi là cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.

d. Vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên (Vatthārammaṇapurejātatthipaccaya). Trong chi pháp vật tiền sanh hiện hữu duyên, có trường hợp sắc ý vật trợ ý thức giới, nếu là sắc ý vật cận tử làm cảnh cho lộ tâm ý môn cận tử thì gọi là vật cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.

Trong chánh tạng giải thích chi pháp hiện hữu duyên không thấy trường hợp Hậu sanh hiện hữu duyên, Vật thực hiện hữu duyên, Quyền hiện hữu duyên. Nhưng trong luận giải paṭṭhāna có nói thêm 3 duyên năng trợ sở bằng cách hiện hữu:

e. Hậu sanh hiện hữu duyên (Pacchājātatthipaccaya), như là sắc pháp sanh trước và tồn tại được do nhờ tâm pháp sanh sau trợ giúp, và ở một thời điểm tâm ấy và sắc ấy cùng có mặt, như vậy gọi là hậu sanh hiện hữu duyên.

f. Vật thực hiện hữu duyên (Āhāratthipaccaya), như là sắc vật thực trợ các sắc pháp đồng bọn bằng cách vật thực hiện hữu duyên.

g. Quyền hiện hữu duyên (Indriyatthipaccaya), tức là sắc mạng quyền trợ các sắc nghiệp đồng bọn bằng cách quyền hiện hữu duyên.

22. Vô hữu duyên (Natthipaccayo)

Vô hữu duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách không hiện hữu, vắng mặt. Như sự vắng mặt của mặt trời làm điều kiện cho sự xuất hiện của mặt trăng; Sự băng hà của Phụ Vương là điều kiện cho sự lên ngôi của Thái tử.

Chánh tạng giải thích:

Natthipaccayo’ti samanantaraniruddhā cittacetasikā dhammā paṭuppannānaṃ cittacetasikānaṃ dhammānaṃ natthipaccayena paccayo.

Gọi là Vô hữu duyên, như các pháp tâm và tâm sở vừa mới diệt trợ cho các pháp tâm và tâm sở sanh liền tức thì bằng vô hữu duyên.

Chú giải:

Trong lộ trình danh pháp, sát na tâm và tâm sở kế trước vừa diệt có mãnh lực trợ sanh sát na tâm và tâm sở kế sau không gián đoạn bằng vô gián duyên, cũng gọi là vô hữu duyên vì năng không có mặt nhưng có mãnh lực trợ sở sanh khởi.

23. Ly khứ duyên (Vigatapaccayo)

Ly khứ duyên là sự trợ giúp bằng cách lìa khỏi, vắng mặt. Ly khứ duyên (Vigatapaccaya) đồng nghĩa với Vô hữu duyên (Natthipaccaya).

Chánh tạng giải thích:

Vigatapaccayoti samanantaravigatā cittacetasikā dhammā paṭuppannānaṃ citta cetasikānaṃ dhammānaṃ vigatapaccayena paccayo.

Gọi là ly khứ duyên, như các pháp tâm và tâm sở vừa mất trợ cho các pháp tâm và tâm sở sanh tiếp nối tức thì bằng ly khứ duyên.

Chú giải:

Ly khứ duyên và vô hữu duyên đều đồng nghĩa với vô gián duyên (Anantarapaccaya).

Ly khứ duyên và vô hữu duyên chỉ áp dụng cho danh pháp. Trong danh pháp, sát na tâm sau khi sanh khởi khi sát na tâm trước diệt mất.

24. Bất ly duyên (Avigatapaccayo)

Bất ly duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách không lìa mất, nghĩa là năng duyên đang có mặt trợ sở duyên cùng đồng nghĩa với hiện hữu duyên (Atthipaccaya).

Chánh tạng giải thích:

Avigatapaccayo’ti.

Cattāro khandhā arūpino aññamaññaṃ avigatapaccayena paccayo - Cattāro mahābhūtā aññamaññaṃ avigatapaccayena paccayo - Okkantikkhaṇe nāmarūpaṃ aññamaññaṃ avigatapaccayena paccayo - Cittacetasikā dhammā cittasamuṭṭhānānaṃ rūpānaṃ avigata paccayena paccayo - Mahābhūtā upādārūpānaṃ avigatapaccayena paccayo

Cakkhāyatanaṃ cakkhuviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Sotāyatanaṃ sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Ghānāyatanaṃ ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Jivhāyatanaṃ jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Kāyāyatanaṃ kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo – Yaṃ rūpaṃ nissāya manodhātu ca manoviññāṇadhātu ca vattanti, taṃ rūpaṃ manodhātuyā ca manoviññāṇadhātuyā ca taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo.

Rūpāyatanaṃ cakkhuviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Saddāyatanaṃ sotaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Gandhāyatanaṃ ghānaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Rasāyatanaṃ jivhāviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Phoṭṭhabbāyatanaṃ kāyaviññāṇadhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo - Rūpāyatanaṃ saddāyatanaṃ gandhāyatanaṃ rasāyatanaṃ phoṭṭhabbāyatanaṃ manodhātuyā taṃsampayuttakānañca dhammānaṃ avigatapaccayena paccayo.

Gọi là bất ly duyên, như bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng bất ly duyên – Bốn sắc đại hiển trợ lẫn nhau bằng bất ly duyên – Vào sát na tái tục danh sắc trợ lẫn nhau bằng bất ly duyên – Các pháp tâm và tâm sở trợ các sắc tâm bằng bất ly duyên – Sắc đại hiển trợ các sắc y sinh bằng bất ly duyên.

Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Tỷ xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Thân xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Ý giới và ý thức giới sinh diễn nương sắc nào thì sắc ấy trợ ý giới, ý thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên.

Sắc xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Khí xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Vị xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Xúc xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên – Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và các pháp tương ưng bằng bất ly duyên.

Chú giải:

Bất ly (avigata) là hiện hữu (atthi), nên bất ly duyên cũng có nghĩa như hiện hữu duyên.

Hiện hữu duyên phân theo chi pháp, nói rộng có 7 duyên như thế nào thì bất ly duyên cũng nói rộng có 7 duyên như thế, chỉ khác danh từ gọi mà thôi.

Bảy duyên rộng của bất ly duyên là:

a. Câu sanh bất ly duyên (Sahajātāvigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Câu sanh hiện hữu duyên.

b. Vật tiền sanh bất ly duyên (Vatthupurejātāvigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Vật tiền sanh hiện hữu duyên.

c. Cảnh tiền sanh bất ly duyên (Ārammaṇapurevigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Cảnh tiền sanh hiện hữu duyên.

d. Vật cảnh tiền sanh bất ly duyên (Vatthārammaṇapurejātāvigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như vật cảnh Tiền sanh hiện hữu duyên.

e. Hậu sanh bất ly duyên (Pacchājātāvigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Hậu sanh hiện hữu duyên.

f. Vật thực bất ly duyên (Āhāravigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Vật thực hiện hữu duyên.

g. Quyền bất ly duyên (Indriyāvigatapaccaya) có chi pháp và ý nghĩa như Quyền hiện hữu duyên.

Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Tuệ Siêu

Ý kiến bạn đọc