Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma _ BÀI 48. TOÁT YẾU GIÁC PHẦN (Bodhipakkhiyasaṅgaha) _ Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ý Túc

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma _ BÀI 48. TOÁT YẾU GIÁC PHẦN (Bodhipakkhiyasaṅgaha) _ Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ý Túc

Chủ nhật, 26/12/2021, 15:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 26.12.2021


Chương VI. TOÁT YẾU TƯƠNG TẬP (Samuccayasaṅgaha)

BÀI 48. TOÁT YẾU GIÁC PHẦN (Bodhipakkhiyasaṅgaha)

Tứ Chánh Cần (cattāri sammappadhānāni)

Tứ Như Ý Túc (cattāro iddhipādā)

Phần toát yếu về giác phần đề cập những năng lực nội tâm được tu tập một cách có phương pháp để dẫn đến sự thành tựu tuệ giác tối hậu. Giá trị của những pháp nầy không dễ dàng để phân biệt vì rất tinh tế.

Tứ chánh cần là bốn nỗ lực của hành giả do ý thức rõ sự tai hại của pháp bất thiện và sự lợi ích của pháp thiện. Hơn thế nữa, ngoài sự phân biệt còn thấy được cái gì cấp thiết phải làm. Khi tứ chánh cần sung mãn thì hành giả cần rất ít sự khích lệ từ bên ngoài mà tự mình vươn tới cánh cửa giác ngộ giải thoát.

Tứ như ý túc là bốn lợi thế giúp hành giả đạt được mục đích giống như điểm tựa đối với đòn bẩy. Những pháp nầy nếu biết khai dụng sẽ khiến hành giả thoải mái hơn, mạnh mẽ hơn và có sức bật to lớn hơn trong sự chuyển hoá nội tại để thành tựu những gì hướng tới.


2. Tứ chánh cần, danh từ sammappadhāna có hai từ tố “sammā” (chân chánh đúng đắn) và “padhāna” (siêng năng, gắng sức, tính tấn). Sammappadhāna _ chánh cần, nghĩa là sự gắng sức có mục đích đúng đắn , một sự nỗ lực để thành tựu cứu cánh tu tập, chứ không phải là siêng năng hoạt động bình thường. Có bốn chánh cần:

1/ Thận cần (saṃvarapadhāna), là tinh tấn phòng ngăn không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh (anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya padahati), đó là ý nghĩa tổng quát. Nếu nói ý nghĩa đặc biệt trong ý nghĩa giác phần thì thận cần (saṃvarapadhāna) là phòng hộ sáu căn khi thấy, nghe …v.v… (cakkhundriyādīsu saṃvaraṃ āpajjati) A.II, 16.

2/ Trừ cần (pahānapadhāna), là sự tinh tấn đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh (uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya padahati). Hoặc ý nghĩa đặc biệt thì trừ cần (pahānapadhāna) là từ bỏ dục tầm đã sanh, từ bỏ sân tầm đã sanh, từ bỏ hại tầm đã sanh (uppannaṃ kāmavitakkaṃ pajahati uppannaṃ byāpādavitakkaṃ pajahati uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ pajahati) A II, 17.

3/ Tu cần (bhāvanāpadhāna), là sự tinh tấn làm cho sanh khởi những thiện pháp chưa sanh (anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ upādāya padahati). Hoặc có ý nghĩa đặc biệt, tu cần là nỗ lực tu tập bảy giác chi như niệm giác chi …v.v… (satta satisambojjhaṅgādayo bhāveti) A II, 17.

4/ Bảo cần (anurakkhaṇāpadhāna), là sự tinh tấn duy trì và phát triển lớn mạnh những thiện pháp đã sanh (uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā bhiyyobhāvāya padahati). Hoặc có ý nghĩa đặc biệt, bảo cần là gìn giữ ấn chứng định tốt đẹp đã sanh khởi (uppannaṃ bhaddakaṃ samādhinimittaṃ anurakkhati) A II, 17.

Chi pháp bốn chánh cần nầy là tâm sở cần trong tâm đại thiện khi tiến hành thiền định.


3. Tứ Như ý túc, danh từ iddhipāda gồm hai từ tố: “iddhi” (sự thành tựu, thành đạt, thành công) và “pāda” (bàn chân; nền tảng, yếu tố). Iddhipāda _ Như ý túc, nghĩa là yếu tố thành tựu, nền tảng cho thành công. Có bốn như ý túc:

1/ Dục như ý túc (chandiddhipāda), sự ước muốn hay hoài bảo là yếu tố thành tựu việc làm. Một người thành công hay thành đạt có thể do người ấy nuôi hoài bảo, nhờ vậy làm động lực cho anh ta thực hiện; Một hành giả tu tập cũng vậy, nhờ ước muốn đắc thiền, thông, đạo quả, ước muốn mạnh mẽ (dục làm trưởng) nên nỗ lực phấn đấu đễ rồi thành tựu. Đó gọi là dục như ý túc. Chi pháp dục như ý túc là tâm sở dục hợp tâm thiện dục giới.

2/ Cần như ý túc (viriyiddhipāda), sự siêng năng, tinh tấn là yếu tố thành tựu. Nếu không có ước muốn mạnh mẽ thì sự cần mẫn cố gắng làm hoài cũng không thành công; Một hành giả tu tập nếu nỗ lực hành trì không lui sụt (lấy cần làm trưởng) cũng sẽ thành tựu thiền thông, đạo quả. Đó gọi là cần như ý túc. Chi pháp cần như ý túc là tâm sở cần hợp tâm thiện dục giới.

3/ Tâm Như ý túc (cittiddhipāda), tâm mạnh mẽ, sự chú tâm, quyết tâm, là nền tảng cho thành tựu, là yếu tố giúp thành công. Hành giả nếu không nhờ dục trưởng, cần trưởng thì do nhờ tâm làm trưởng cũng sẽ đạt đến mục đích, đây gọi là tâm như ý túc. Chi pháp tâm như ý túc là tâm thiện dục giới đang tu tập.

4/ Thẩm như ý túc (vimaṃsiddhipāda), là sự thẩm sát, suy xét chu đáo, hiểu biết tường tận, thẩm trưởng nầy cũng là yếu tố thành công. Hành giả có thể nhờ trí tuệ quán triệt làm nền tảng thành tựu mục đích tu tập, đây gọi là thẩm như ý túc. Chi pháp thẩm như ý túc là tâm sở trí tuệ trong tâm thiện dục giới.

Bốn pháp Như ý túc là dục, cần, tâm, thẩm cũng giống như bốn pháp Trưởng (adhipati), nhưng khác ở điểm, bốn trưởng gồm cả bất thiện, thiện và vô ký, còn bốn Như ý túc thì chỉ là thiện.


Bài đã học: Bài 47. TOÁT YẾU GIÁC PHẦN (Bodhipakkhiyasaṅgaha)

Tứ Niệm Xứ

Bài học tiếp theo: Bài 49. TOÁT YẾU GIÁC PHẦN (Bodhipakkhiyasaṅgaha)

Ngũ Quyền và Ngũ Lực


Biên soạn giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet