- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: Phật Pháp Cơ Bản
Bài học ngày 20.6.2022
Phần II: Phật Pháp
Đạo Đế
Đạo đế nói một cách ngắn gọn là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Kinh văn nêu rõ:
Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathīdaṃ: sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammā’ājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
Nầy các Tỳ khưu, đây là diệu đế về con đường dẫn đến diệt khổ: chính là thánh đạo tám chi phần tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
[Nội dung đã học: https://chuaphapluan.com/vn/mon-hoc-phat-phap-co-ban-phan-ii-phat-phap-dao-de-phan-chanh-ngu-.html]
[Nội dung bài học ngày 20.6.2022]
Chánh nghiệp là hành động chơn chánh. Chữ nghiệp dịch từ kammanta cần được định nghĩa và hiểu trong khuôn khổ của bát chánh đạo vì từ vựng nầy được hiểu với nhiều phạm trù khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh.
a. Chánh nghiệp ở đây là những tạo tác ngoài ngôn ngữ và sự mưu sinh. Chính xác hơn là thân nghiệp hiền thiện. Trong lúc ở những trường hợp khác thì nghiệp bao gồm cả khẩu nghiệp và sự nuôi mạng.
b. Một cách đơn cử cụ thể thì chánh nghiệp là không sát hại sinh vật, không lấy của không cho, không tà hạnh trong dâm dục.
c. Người tu tập cũng cần hiểu rộng thêm là có những điều không đơn cử nhưng liên quan tới thân nghiệp bất thiện cũng cần được tránh như dù không sát hại nhưng hành động đánh đập, gây tổn thương cho chúng sanh khác thì cũng nên tránh.
d. Một số các vị thiền sư cũng dạy về chánh nghiệp bao gồm hành vi tốt đẹp trong sinh hoạt hằng ngày nhưng không khuấy động ồn ào khi đại chúng tu tập, không huỷ hoại môi trường sinh thái một các vô ý thức, hay tạo ra những bất ổn cho người chung quanh bằng sinh hoạt cá nhân ..v.v..
Bên cạnh chánh ngữ là ngôn ngữ hiền thiền thì chánh nghiệp hàm ý những gì tạo tác nên đi cùng với ý thức không hại cho mình, không hại cho người hoặc vô hại cho cả hai.
(còn tiếp)
Biên soạn: Tỳ khưu Giác Đẳng