Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXVI. Phẩm Bà La Môn (Brahmaṇavagga) _ Kệ số 34 (dhp 416)

Thứ sáu, 04/04/2025, 00:04 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

 Bài học thứ năm 3.4.2025

XXVI

Phẩm Bà La Môn

(Brāhmaṇavagga)

XXVI. Phẩm Bà La Môn_Kệ số 34 (dhp 416)

A painting of a person sitting on a platform with a person in a robe

AI-generated content may be incorrect.

Chánh văn:

34. Yo’ dha taṇhaṃ pahatvāna

anāgāro paribbaje

taṃhābhavaparikkhīṇaṃ

tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.

(dhp 416)

Thích văn:

Taṇhaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] tham, ái, tham ái.

Taṇhābhavaparikkhīṇaṃ [đối cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể Taṇhābhavaparikkhīṇa (taṇhā + bhava + parikkhīṇa)] có ái hữu đã được đoạn tận.

Việt văn:

34. Ai ở đời bỏ ái

du phương sống không nhà

ái hữu được đoạn tận

ta gọi ấy phạm chí.

(pc 416)

Chuyển văn:

34. Idha yo anāgāro taṇhaṃ pahatvāna paribbaje taṇhābhavaparikkhīṇaṃ taṃ ahaṃ brāhmaṇaṃ brūmi.

Ở đời, người nào xuất gia từ bỏ tham ái sống du phương, ái hữu đã được đoạn tận, ta gọi người ấy là vị bà la môn.

Duyên sự:

Bài kệ pháp cú 416 (dhp 416) đức Phật thuyết trong hai duyên sự đều ở Veḷuvana.

Duyên sự thứ nhất, đức Phật thuyết bài kệ này do câu chuyện tôn giả Jaṭila, người ở tại thành Takkasilā.

Ngài Jaṭila khi chưa xuất gia, là một trưởng giả trong thành Takkasilā, sanh ba người con trai, đứa con út cũng là người đại phước như cha, vì quá khứ có cộng nghiệp thiện cúng dường tháp vàng tôn trí xá lợi đức Chánh Đẳng Giác Kassapa. Bởi thế trưởng giả Jaṭila đã giao lại cho con trai út bảo quản tài sản để ông đi xuất gia, ông cũng dạy hai đứa con lớn hãy cùng sống với đứa con út chung hưng gia tài. Dạy các con xong, trưởng giả Jaṭila tìm đến bậc Đạo sư và xin tu. Xuất gia được vài ngày, Jaṭila đã chứng đắc quả vị A la hán.

Đức Thế Tôn trú ở Takkasilā cùng với năm trăm tỳ kheo. Vào ngày kia, Ngài dẫn chư tăng đi khất thực đến nhà của các người con trai tôn giả Jaṭila. Họ đã cúng dường trai phạn đến hội chúng tỳ kheo có đức Phật chủ tọa na tháng.

Sau đó, đức Thế Tôn cùng chư tỳ kheo tùy tùng tuần tự du hành đến thành Rājagaha. Tại đấy, Ngài trú tại chùa Veḷuvana do vua Bimbisāra dâng cúng.

Chư tỳ kheo biết rõ gia thế của tôn giả Jaṭila, nên khi về đến Veḷuvana nhân lúc tụ tập đã hỏi tôn giả Jaṭila: “này hiền giả, lúc đi với bậc Đạo sư về nhà thọ trai, hiền giả có ái luyến các con và gia sản không?”. Tôn giả đáp: “Chư hiền, đối với con cái và gia sản đó, tôi không có ái luyến nữa”.

Các tỳ kheo phàm nhân nghĩ rằng: Trưởng lão Jaṭila đã nói không thật, khoe pháp thượng nhân. Các vị đã bạch trình lên bậc Đạo sư. Đức Phật nghe họ nói, bèn phán rằng: “Này các tỳ kheo, quả thật con trai ta không có ái luyến hay kiêu hãnh về những thứ đó”. Rồi Ngài đã thuyết lên bài kệ: Yo’ dha taṇhaṃ pahatvāna…v.v…tamahaṃ brūmi brāhmaṇan’ ti.

Duyên sự thứ hai, đức Phật thuyết bài kệ cũng giống vậy, do câu chuyện của Tôn giả Jotika, người ở kinh thành Rājagaha.

Khi chưa xuất gia, tôn giả Jotika là vị đại trưởng giả có tòa lâu đài bảy báu được bao quanh bởi tường rào kiên cố, bốn góc tường phát sanh bốn hầm châu ngọc, chính do thiện nghiệp tiền kiếp đã tạo. Ở tại cổng chính có dạ xoa trấn gi. Phu nhân của trưởng giả là người Bắc câu lưu châu (uttarakurudīpa), đã từng cộng thiện nghiệp với trưởng giả Jotika, chính chư thiên đã mang nàng về từ Bắc câu lưu châu và đặt nàng vào phòng ngủ của trưởng giả Jotika.

Vua Bimbisāra ban cho chiếc lng, sắc phong địa vị trưởng giả cho công tử Jotika nên từ đó mới gọi là Trưởng giả Jotika.

Lúc đương thời, đức vua Bimbisāsa đã từng dẫn thái tử Ajātasattu đến chiêm ngưỡng lâu đài bảy báu của trưởng giả Jotika. Khi ấy thái tử Ajātasattu suy nghĩ: Tại sao phụ vương ta lại để một thần dân giàu có đến thế, hơn cả vua? Nếu sau này ta làm vua sẽ chiếm tòa lâu đài bảy báu này”.

Sau khi vua Bimbisāra băng hà, Thái tử Ajātasattu lên ngôi vua. Việc đầu tiên là vua Ajāsattu đem quân đến để chiếm lấy tòa lâu đài của trưởng giả Jotika. Nhà vua không biết rằng trưởng giả Jotika đã có lời nguyện trước mặt đức Phật Vipassī quá khứ: “Tài sản nào của con, xin đừng bị lửa thiêu rụi, xin đừng bị nước cuốn trôi, xin đừng bị ai cướp đi được”. Chính vì thế lâu đài bảy báu của trưởng gi Jotika luôn luôn có dạ xoa trấn giữ.

Vua Ajātasattu xua quân đến bao vây nhà của trưởng giả Jotika, thì đoàn quân dạ xoa hiện ra ứng chiến và đã đánh bại đoàn quân của nhà vua.

Vua Ajātasattu hoảng sợ chạy vào chùa Veḷuvana thì gặp trưởng giả đang ngồi nghe đức Phật thuyết pháp. Chờ cho trưởng lão Jotika nghe pháp xong, vua hỏi: “Tại sao khanh tụ tập binh mã đánh lại trẫm?” Trưởng giả nói: “Thần không có chuẩn bị binh mã chống lại vua. Đó là do uy lực phước của hạ thần nên không ai có thể cướp lấy tài sản được nếu hạ thần không cho lấy”.

Vua muốn biết đó là sự thật bèn nắm bàn tay đeo nhẫn ngọc của trưởng giả mà tuột những chiếc nhẫn ngọc ra, thế nhưng dù gắng sức cũng không lấy ra được. Chỉ đến khi trưởng giả Jotika cho vua thì lấy ra dễ dàng. Chừng đó nhà vua mới tin là sự thật.

Trưởng giả Jotika thấy hành động của vua Ajātasattu muốn cướp đoạt tài sản của thần dân, nên sanh tâm ngao ngán đời sống tại gia. Trưởng giả xin phép vua cho mình đi xuất gia.

Trưởng giả Jotika được xuất gia với bậc Đạo sư, không bao lâu sau đó đã chứng đắc quả vị A la hán. Ngay khi tôn giả Jotika thành tựu chánh trí thì tài sản của vị ấy gồm tòa lâu đài bảy báu, bốn hầm châu ngọc… tự nhiên biến mất, còn người vợ của vị ấy, nàng Satulakāyi cũng đã được chư thiên mang về Bắc câu lưu châu.

 Các vị tỳ kheo biết chuyện, bèn hỏi tôn giả Jotika: “Này hiền giả Jotika, hiền giả có luyến tiếc với vợ và tòa lâu đài bảy báu đó không? Tôn giả đáp: “Không, tôi không có luyến tiếc”.

Các vị tỳ kheo nghĩ rằng vị tỳ kheo ấy khoe pháp thượng nhân nên đã bạch trình với bậc Đạo sư. Đức Phật phán: “Này chư tỳ kheo, là bậc Lậu Tận tất nhiên không có luyến ái những thứ đó rồi”. Nói xong Ngài thuyết lên bài kệ: “Yo’ dha taṇhaṃ pahatvāna…v.v…tamahaṃ brūmi brāhmaṇan’ ti.

Dứt kệ ngôn, nhiều vị tỳ kheo đã đắc chứng thánh quả.

Lý giải:

Hai duyên sự, chuyện của tôn giả Jaṭila và chuyện của tôn giả Jotika; đức Phật đã thuyết cùng một bài kệ pháp cú 416.

Ai ở đời bỏ ái (Yo idha taṇhaṃ pahatvāna), là trong thế gian này, người nào đã dứt bỏ được ái tham luyến tiếc tài sản, vợ con.

Du phương sống không nhà (anāgāro paribbaje), là người xuất gia thành kẻ không gia cư, bỏ đời sống thế tục.

Ái hữu được đoạn tận (taṇhābhavaparikkhīṇaṃ) là người mà tham ái và sanh hữu đã được đoạn trừ, dứt tuyệt ái luyến và sự tái sanh luân hồi.

Người ấy, ta gọi là bà la môn (taṃ ahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ), đức Phật gọi người ấy, tức là người mà ái và hữu đã được đoạn tận, đó là bậc phạm chí, một vị A la hán.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.

Ý kiến bạn đọc