- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 12.12.2024
XXVI
Phẩm Bà La Môn
(Brahmaṇavagga)
XXVI. Phẩm Bà La Môn_Kệ số 3 (dhp 385)
Chánh văn:
3. Yassa pāraṃ apāraṃ vā
pārāpāraṃ na vijjati
vītaddaraṃ visaṃyuttaṃ
tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
(dhp 385)
Thích văn:
Yassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] của người nào, đối với người nào.
Pāraṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ pāra] bờ kia, bờ bên kia.
Apāraṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ apāra] bờ này, không phải bờ kia.
Vā [liên từ] hay là, hoặc là.
Pārāpāraṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ hợp thể pārāpāra (pāra + apāra)] bờ kia và bờ này, cả hai bờ.
Na [phủ định] không, chẳng.
Vijjati [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “
Vītaddaraṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể vītaddara (vīta + dara)] người ly sầu ưu, người đã lìa khổ sầu.
Visaṃyuttaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ visaṃyutta (vi + saṃyutta quá khứ phân từ của động từ saṃyuñjati)] người không ràng buộc, ly ách phược.
Tamahaṃ [hợp âm taṃ ahaṃ].
Taṃ [đối cách, số ít, nam tính, chỉ thị đại từ ta] người ấy, vị ấy.
Brūmi [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapda, ngôi I, số ít, “
Brāhmaṇaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ brahmaṇa] vị phạm chí, vị bà la môn.
Việt văn:
3. Người không có hai bờ
bờ này hoặc bờ kia
ly sầu, ly triền phược,
ta gọi ấy phạm chí.
(pc 385)
Chuyển văn:
3. Yassa pāraṃ apāraṃ vā pārāpāraṃ na vijjati vītaddaraṃ visaṃyuttaṃ ahaṃ brāhmaṇaṃ taṃ brūmi.
Đối với ai không có bờ này, hoặc bờ kia hoặc cả hai bờ, ta gọi người ấy là vị bà la môn không sầu muộn, không ràng buộc.
Duyên sự:
Bài kệ này, đức Phật thuyết khi Ngài trú tại Jetavanavihāra, gần thành Sāvatthi, do chuyện Ác ma.
Vào một ngày kia, Ác ma hóa thân thành một người đàn ông nọ đến viếng thăm đức Phật và hỏi: “Thưa Ngài, được gọi là “bờ kia, bờ kia”. Cái gì gọi là bờ kia ?”
Đức Thế Tôn biết: “Đây là ác ma” nên Ngài nói: “Này kẻ tội lỗi, có lợi gì cho ngươi với bờ kia? Bởi bờ ấy, chỉ đạt đến với những vị ly tham thôi”
Nói xong đức Phật thuyết lên bài kệ này: Yassa pāraṃ apāraṃ vā…v.v…taṃ ahaṃ brūmi brāhmaṇan’ ti.
Dứt pháp thoại có nhiều vị tỳ kheo đắc chứng thánh quả.
Lý giải:
Trong bài kệ này, danh từ ‘pāraṃ_bờ kia’, không phải ám chỉ bờ giải thoát (níp bàn) như pāragū (người đến bờ kia, người đắc níp bàn). Mà ở đây ‘pāraṃ_bờ kia’ và ‘Apāraṃ_bờ này’ là ám chỉ sáu nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và sáu ngoại xứ (sắc, thinh, khí, vị, xúc, cảnh pháp).
Câu nói: “Người không có cả hai bờ” (yassa pārāparaṃ na vijjati), nghĩa là không chấp thủ nội xứ và ngoại xứ là “ta” hay “của ta”. Khi mắt thấy cảnh sắc, vị ấy quán triệt “mắt là vô ngã”, “cảnh sắc là vô ngã”; cũng vậy, khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi mùi… khi lưỡi nếm vị… khi thân xúc chạm… khi ý suy nghĩ, vị quán triệt “ý là vô ngã”, “cảnh pháp là vô ngã”.
Do không chấp ngã, ngã sở đối với nội xứ, ngoại xứ, nội ngoại xứ nên vị ấy không có sự sầu muộn khi nội ngoại xứ bị vô thường chi phối, gọi là người ly sầu (vītaddaraṃ); Do không chấp thủ ngã và ngã sở nên vị ấy không bị ràng buộc trong sanh tử luân hồi, gọi là người ly triền phược (visaṃyuttaṃ).
Câu nói: “Ta gọi người ấy là phạm chí hay bà la môn” (taṃ ahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ), nghĩa là người đã ly sầu, ly triền phược, đức Phật Ngài gọi người ấy là A la hán./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.