Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXIV. Phẩm Ái (Tanhāvagga) _ Kệ số 5, 6, 7, 8, 9, 10 (dhp 338, 339, 340, 341, 342, 343)

Chủ nhật, 08/09/2024, 05:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học chủ nhật 8.9.2024

XXIV

Phẩm Ái

(Tanhāvagga)

XXIV. Phẩm Ái_Kệ số 5, 6, 7, 8, 9, 10 (dhp 338, 339, 340, 341, 342, 343)

Chánh văn:

5. Yathāpi mūle anupaddave daḷhe

chinno pi dukkho punareva rūhati

evampi taṇhānusaye anūhate

nibbattati dukkhamidaṃ punappunaṃ.

(dhp 338)

6. Yassa chattiṃsatī sotā

manāpassavanā bhusā

vāhā vahanti dudiṭṭhiṃ

saṅkappā rāganissitā.

(dhp 339)

7. Savanti sabbadhī sotā

latā ubbhijja tiṭṭhati

tañca disvā lataṃ jātaṃ

mūlaṃ paññāya chindatha.

(dhp 340)

8. Saritāni sinehitāni ca

somanassāni bhavanti jantuno

te sātasitā sukhesino

te ve jātijarūpagā narā.

(dhp 341)

9. Tasiṇāya purakkhatā pajā

parisappanti saso’ va bandhito

saññojanasaṅgasattakā

dukkhamupenti punappunaṃ cirāya.

(dhp 342)

10. Tasiṇāya purakkhatā pajā

parisappanti saso’ va bandhito

tasmā tasiṇaṃ vinodaye

bhikkhu ākaṅkhaṃ virāgamattano.

(dhp 343)

Chuyển văn:

5. Yathāpi anupaddave daḷhe mūle chinno api dukkho puna eva rūhati evaṃ api taṇhānusaye anūhate idaṃ dukkhaṃ punappunaṃ nibbattati.

6. Yassa chattiṃsatī sotā manāpassavanā bhusā dudiṭṭhiṃ rāganissitā saṅkappā vāhā vahanti.

7. sotā sabbadhī savanti latā ubbhijja tiṭṭhati jātaṃ taṃ lataṃ ca disvā paññāya mūlaṃ chindatha.

8. Saritāni sinehitāni somanassāni jantuno bhavanti te sātasitā sukhesino te narā ve jātijarūpagā.

9. Tasiṇāya purakkhatā pajā parisappanti saso iva bandhito saññojanasaṅgasattakā cirāya punappunaṃ dukkhaṃ upenti.

10. Tasiṇāya purakkhatā pajā parisappanti saso iva bandhito tasmā attano virāgaṃ ākaṅkhaṃ bhikkhu tasiṇaṃ vinodaye.

Thích văn:

Yathāpi (yathā api) [trạng từ] cũng như, như là.

Mūle [định sở cách, số ít, trung tính, danh từ mūla] gốc rễ, gốc cây.

Anupaddave [định sở cách, số ít, trung tính, tính từ hợp thể anupaddava (an + upaddava)] chưa tổn hại, chưa hư hao.

Daḷhe [định sở cách, số ít, trung tính, tính từ daḷha] kiên cố, vững chắc.

Chinnopi [hợp âm chinno api]

Chinno [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ chinna (quá khứ phân từ của động từ chindati)] bị chặt đứt, bị đốn.

Rukkho [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ rukkha] cây, cội cây.

Punareva [hợp âm puna eva. Xen r] vẫn trở lại, vẫn có nữa.

Rūhati [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “ruh + a + ti”] mọc lên, đâm chồi.

Evampi (evaṃ api) [trạng từ] cũng vậy, cũng như thế.

Taṇhānusaye [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể taṇhānusaya (taṇhā + anusaya)] ái tiềm miên, ái ngủ ngầm.

Anūhate [định sở cách, số ít, nam tính, tính từ anūhata (an + ūhata quá khứ phân từ của động từ ūhanati)] chưa triệt phá, chưa được diệt tận.

Nibbattatī (nibbattati) [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “nti + vat + a + ti”] sanh ra, sanh khởi.

Dukkhamidaṃ [hợp âm dukkhaṃ idaṃ]

Dukkhaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ dukkha] sự khổ, ni khổ đau.

Idaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, đại từ ima] này, cái này.

Yassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] của ai, đối với người nào.

Chattiṃsatī (chattiṃsati) [chủ cách, số ít, nữ tính, số mục tính từ chattiṃsati] số 36, ba mươi sáu.

Sotā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ sota] các dòng chảy, các dòng nước.

Manāpassavanā [chủ cách, số nhiều, trung tính, danh từ hợp thể manāpassavana (manāpa + savana)] cuốn trôi theo cảnh khả ý, trôi theo ý thích.

Bhusā [chủ cách, số nhiều, trung tính, tính từ bhusa] mạnh mẽ.

Vāhā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ vāha] dòng nước, các con nước.

Vahanti [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “vah + a + nti”] cuốn trôi, trôi giạt.

Dudduṭṭhiṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ hợp thể duddiṭṭhi (du + diṭṭhi)] kẻ ác kiến, người có quan điểm sái quấy.

Saṅkappā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ saṅkappa] những tư duy, các luồng tư tưởng.

Rāganissitā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ hợp thể rāganissita (rāga + nissitā)] nương vào ái, liên hệ với ái, lệ thuộc ái.

Savanti [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “su + a + nti”] chảy tràn.

Sabbadhī (sabbadhi) [trạng từ] khắp mọi nơi, cùng khắp.

Latā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ latā] loài dây leo.

Ubbhijja [bất biến quá khứ phân từ của động từ ubbhijjati] sau khi nứt ra, sau khi nẩy mầm.

Tiṭṭhati [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “ṭhā + a + ti”] đứng vng, tồn tại.

Tañca [hợp âm taṃ ca]

Taṃ [đối cách, số ít, nữ tính, chỉ thị đại từ ta] ấy, cái ấy.

Ca [liên từ] và.

Disvā [bất biến quá khứ phân từ của động từ passati (dis + tvā)] sau khi thấy.

Lataṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ latā] loài dây leo.

Jātaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, tính từ jāta (quá khứ phân từ của động từ janati)] sanh lên, đã sanh trưởng.

Mūlaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ mūla] gốc rễ.

Paññāya [sở dụng cách, số ít, nữ tính, danh từ paññā] với trí tuệ, bằng trí tuệ.

Chindatha [động từ mệnh lệnh cách, parassapada, ngôi II, số nhiều, “chid + ṃ_a + tha”] (các ngươi) hãy chặt đứt, hãy đn.

Saritāni [chủ cách, số nhiều, trung tính, tính từ sarita (quá khứ phân từ của động từ sarati)] cuốn theo, cuộn chảy; tơ tưởng.

Sinehitāni [chủ cách, số nhiều, trung tính, danh từ sinehita (quá khứ phân từ sineheti] các sự nịch ái, các sự quyến luyến.

Somanassāni [chủ cách, số nhiều, trung tính, danh từ somanassa] hỷ, sự vui vẻ, sự vui thích.

Bhavanti [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “bhū + a + nti”] (chúng) đang có, đang trở thành.

Jantuno [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ jantu] chúng sanh, con người.

Te [chủ cách, số nhiều, nam tính, chỉ thị đại từ ta] những người ấy, những kẻ ấy.

Sātasitā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể sātasita (sāta + sita)] bám theo khoái lạc.

Sukhesino [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể sukhesī (sukha + esī)] tầm cầu hạnh phúc, tìm kiếm an vui.

Ve [bất biến từ] chắc chắn, quả thật.

Jātijarūpagā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể jātijarūpagā ( “jāti + jarā” + upaga)] đi đến sanh già.

Narā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ nara] những con người.

Tasiṇāya [chỉ dịnh cách, số ít, nữ tính, danh từ tasiṇā] về sự khao khát, khát ái.

Purakkhatā [chủ cách, số nhiều, nữ tính, tính từ purakkhata (quá khứ phân từ của động từ purakkharoti)] bị bao trùm, vị vây khốn.

Pajā [chủ cách, số nhiều, nữ tính, danh từ pajā] chúng sanh, những con người.

Parisappanti [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “pari + sap + a + nti”] chạy loanh quanh, bò vòng quanh, vùng vẫy, hoảng loạn.

Saso’ va [hợp âm saso iva].

Saso [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ sasa] con thỏ.

Iva [bất biến từ tỷ giáo] như, ví như.

Bandhito [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ bandhita (quá khứ phân từ của động từ bandhita] bị nhốt, bị cầm tù, bị giam cầm, bị mắc by.

Saññojanasaṅgasattakā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể saññojanasaṅgasattaka (“saññojana + saṅga+ sattaka)] những kẻ vướng mắc vào kiết sử và hệ phược, bị vướng mắc bởi dây buộc và dây trói.

Dukkhamupenti [hợp âm dukkhaṃ upenti].

Dukkhaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ dukkha] khổ đau, sự đau khổ.

 Upenti [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “upa + i + nti”] đi đến.

Cirāya [trạng từ] một cách lâu dài.

Tasmā [xuất xứ cách, số ít, trung tính, đại từ ta] do đó, bởi thế.

Tasiṇaṃ [đối cách, số ít, nữ tính, danh từ tasiṇā] sự khát ái, sự khao khát.

Vinodaye [động từ khả năng cách, attanopada, ngôi III, số ít, “vi + nud + ṇaya + e”] phải tiêu hủy, nên dẹp bỏ.

Bhikkhu [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ bikkhu] vị tỳ kheo, vị tỳ khưu.

Ākaṇkhaṃ [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ Ākaṅkhanta (hiện tại phân từ của động từ ākaṅkhanta)] đang mong mỏi, đang ước muốn.

Virāgamattano [hợp âm virāgaṃ attano]

Virāgaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ virāga] vô nhiễm, ly tham (níp bàn).

Attano [chỉ định cách, số ít, nam tính, danh từ biệt ngữ atta] cho mình, bản thân.

Việt văn:

5. Như cây dù bị đốn

gốc còn nguyên chưa phá

thì vẫn mọc trở lại

cũng vậy, ái tiềm miên

chưa triệt phá tận gốc

khổ này vẫn sanh hoài.

(pc 338)

6. Với người, băm sáu ái

trôi theo cảnh khả ý,

tư duy liên hệ ái

cuốn trôi kẻ ác kiến.

(pc 339)

7. Các dòng ái chảy khắp

như dây leo mọc tràn,

thấy dây leo vừa sanh

hãy chặt gốc bằng tuệ.

(pc 340)

8. Các nịch ái hỷ lạc

cuộn chảy nơi chúng sanh.

chúng vui cầu khoái lạc,

chúng đi đến sanh già.

(pc 341)

9. Bị khát ái bao trùm

chúng sanh sợ vùng vy

như thỏ rừng mắc by,

vướng mắc bởi triền phược

đi đến sự đau khổ

tiếp tục và lâu dài.

(pc 342)

10. Bị khát ái bao trùm

chúng sanh sợ vùng vy

như thỏ rừng mắc by,

do đó, vị tỳ kheo

mong muốn mình ly tham

phải dẹp trừ luyến ái.

(pc 343)

5. Như cây dù bị chặt đốn nhưng gốc còn vững chắc chưa bị phá hủy, thì vẫn đâm chồi nữa. Cũng vậy, khi ái tiềm miên chưa triệt phá, thì khổ này vẫn sanh tiếp tục mãi.

6. Đối với ai, ba mươi sáu dòng ái mạnh m chảy theo cảnh khả ý, thì những tư tưởng liên hệ ái thành các dòng nước cuốn trôi kẻ ác kiến.

7. Các dòng ái chảy tràn khắp nơi. Loài dây leo nẩy mầm và tồn tại, sau khi thấy dây leo ấy sanh trưởng hãy chặt đứt gốc rễ bằng trí tuệ.

8. Các nịch ái và hỷ lạc cuộn chảy nơi chúng sanh. Chúng thiên về lạc, mong cầu hạnh phúc. Những con người ấy chắc đi đến sanh già.

9. Chúng sanh bị khát ái vây khốn, vùng vẫy kinh hoàng như thỏ mắc bẫy. Bị vướng mắc bởi triền phược, chúng chịu khổ tiếp tục và lâu dài.

10. Chúng sanh bị khát ái vây khốn, vùng vẫy kinh hoàng như thỏ mắc bẫy. Do đó, vị tỳ kheo mong muốn mình được ly tham, phải dẹp trừ ái luyến.

Duyên sự:

Những bài kệ này, đức Thế Tôn thuyết khi Ngài trú ở Veḷuvana, gần thành Rājagaha, do chuyện con heo nái tơ.

Một lúc nọ, đức Thế Tôn khi đang vào thành Rājagaha để khất thực Ngài thấy một con heo nái tơ, Ngài mỉm cười.

Tôn giả Ānanda bèn bạch hỏi duyên cớ chi đức Thế Tôn mỉm cười? Đức Thế Tôn bảo: “Này Ānanda, ngươi có thấy con heo nái tơ đó không?”.

_ “Dạ thấy, bạch Thế Tôn!”

_ “Này Ānanda, con heo đó, trong thời giáo pháp của đức Phật Kakusandha, nó là con gà mái sống quẩn quanh một ngôi giảng đường, nó đã nghe pháp âm của một tỳ kheo đọc tụng. Ấn tượng đó khiến nó sau khi mệnh chung được tái sanh vào hoàng tộc làm công chúa tên là Ubbarī. Có lần công chúa vào nhà xí nhìn thấy đống giòi trong phân, nàng khởi lên tưởng bất tịnh, đã đắc sơ thiền. Sống hết tuổi thọ cõi người, chết sanh lên phạm thiên giới. Từ cõi phạm thiên mệnh chung, do xáo trộn sanh thú nên nay sanh vào loài heo. Do nhân này nên ta mỉm cười”.

Chư tỳ kheo do tôn giả Ānanda dẫn đầu, được nghe đức Thế Tôn nói câu chuyện tiền thân của con heo nái tơ, thì các vị ấy tâm xúc động mạnh phát kinh cảm sự luân hồi.

Sau khi đức Thế Tôn khiến chư tỳ kheo kinh cảm luân hồi, Ngài trình bày về sự nguy hại của hu ái, Ngài đứng lại giữa đường và nói lên các bài kệ này: “Yathāpi mūle anupaddave daḷhe…v.v…bhikkhu ākaṇkhaṃ virāgaṃ attano’ ti”.

Dứt pháp thoại, có nhiều vị tỳ kheo đã đắc chứng thánh quả.

Lý giải:

Sáu kệ ngôn mà đức Phật đã thuyết trong duyên sự này Ngài nhấn mạnh về sự nguy hại của ái sanh hữu (bhavatanhā), chính ái làm cho tiếp nối sanh tử luân hồi.

Trước hết, ái được mô tả là ái tiềm miên (taṇhānusaya) tức là ái ngủ ngầm hay ái tiềm tàng, ái tiềm ẩn, khi có cơ hội sẽ bộc phát. Như trong bài kệ dhp 338 nói: khi ái tiềm miên chưa triệt phá (taṇhānusaye anūhate) thì khổ này vẫn sanh hoài hoài, như cây dù bị đốn ngã nhưng gốc rễ chưa bị phá hủy, vẫn còn chắn chắn, thì vẫn mọc chồi trở lại.

Ái được nói đến trong bài kệ dhp 339 là dòng chảy (sota) hay là ba mươi sáu ái lưu (chattiṃsati taṇhāsotā), tức là sáu ái nội xứ và sáu ái ngoại xứ thành mười hai ái, mười hai ái đó nhân ba (dục ái, hữu ái, phi hữu ái) thành ba mươi sáu ái lưu. Ba mươi sáu dòng ái ấy chảy xiết theo cảnh khả ý. Những tư tưởng liên hệ ái như là những dòng nước cuốn trôi kẻ ác kiến, là người có tri kiến hư hỏng, có ái tương ưng tà kiến.

Ở bài kệ dhp 340, ái cũng được mô tả bằng từ ngữ sota (dòng chảy), taṇhāsota (ái lưu, dòng ái), nhưng được đức Phật thuyết theo khía cạnh khác. Nói là “Các dòng ái chảy khắp” (savanti sabbadhi sotā) nghĩa là ba mươi sáu lưu này chảy tràn qua tất cả sáu môn (nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý môn) và chảy theo sáu cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp), hoặc chảy theo tất cả sanh hữu (sabbabhavesu) là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Ví như loài dây leo sanh trưởng bám vào thân cây, đan xen kín mít thân cây. Nói là “thấy dây leo vừa sanh hãy chặt đứt gốc rễ bằng trí tuệ” (tañca disvā lataṃ jātaṃ mūlaṃ paññāya chindati), nghĩa là khi chánh niệm thấy biết ái dây leo (taṇhālataṃ) đang sanh khởi nơi tâm, thì hãy cắt đứt gốc rễ ái dây leo bằng Đạo tuệ (maggapaññāya).

Ở bài kệ dhp 341, danh từ Sinehita được dùng với nghĩa ái, ái luyến, dính mắc… như chất keo dán dính các vật dụng; sự ái luyến cũng vậy. Các sự nịch ái và hỷ lạc nơi chúng sanh cuộn chảy, chúng sanh ấy sống thiên về khoái lạc và tầm cầu hạnh phúc, tuy vậy nó vẫn đi đến sanh già bệnh chết.

Ở hai bài kệ dhp 342 và dhp 343, danh từ tasiṇā cũng nói về ái: sự khao khát, khát ái. Chúng sanh bị bao vây bởi khát ái hoảng loạn vùng vẫy như thỏ bị mắc bẫy thợ săn trong khu rừng. Kệ ngôn 342 nói: bị vướng mắc bởi triền phược, chúng chịu khổ liên tục và lâu dài; Bị vướng mắc bởi mười loại triền (dasavidhena saṃyojanena) và năm loại hệ phược (pañcavidhena saṅgena) nên đi đến khổ sanh già bệnh chết tiếp tục và tri qua thời gian dài. Kệ ngôn 343 nói: Vị tỳ kheo mong muốn mình được ly tham, phải dẹp trừ ái luyến; Nghĩa là vị tỳ kheo muốn chứng níp bàn ly tham, thì trừ khử, dẹp bỏ khát ái ấy bằng A la hán đạo./.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.

Ý kiến bạn đọc