- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 26.9.2024
XXIV
Phẩm Ái
(Tanhāvagga)
XXIV. Phẩm Ái_Kệ số 16 & 17 (dhp 349 & 350)
Chánh văn:
16. Vitakkamathitassa jantuno
tibbarāgassa subhānupassino
bhiyyo taṇhā pavaḍḍhati
esa kho daḷhaṃ karoti bandhaṃ.
(dhp 349)
17. Vitakkhūpasame ca yo rato
asubhaṃ bhāvayate sadā sato
esa kho byantikāhiti
esa checchati mārabandhanaṃ.
(dhp 350)
Chuyển văn:
16. Vitakkamathitassa tibbarāgassa subhānupassino jantuno bhiyyo taṇhā pavaḍḍhati eso kho bandhanaṃ daḷhaṃ karoti.
17. Yo vitakkūpasame rato ca sadā rato asubhaṃ bhāvayate eso kho byantikāhiti eso mārabandhanaṃ checchati.
Thích văn:
Vitakkamathitassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể vitakkamathita (vitakka + mathita)] bị khuấy động bởi tâm tư, bị tư duy khuấy động.
Jantuno [sở thuộc cách, số ít, nam tính, danh từ jantu] con người, chúng sanh.
Tibbarāgassa [sở thuộc cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể tibbarāga (tibba + rāga)] có ái sắc bén, có ái mảnh liệt, có ái sâu đậm.
Subhānupassino [sở thuộc cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể subhānupassī (subha + anupassī)] thấy cái đẹp, nhìn tịnh tướng.
Bhiyyo [trạng từ] càng hơn, càng nhiều.
Taṇhā [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ taṇhā] ái, tham ái, ái tham.
Pavaḍḍhati [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “pa +
Esa (eso) [chủ cách, số ít, nam tính, đại từ eta] cái đó, người đó.
Daḷhaṃ [trạng từ] kiên cố, vững chắc, bền chặt.
Karoti [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “
Vitakkhūpasame [định sở cách, số ít, nam tính, danh từ hợp thể vitakkūpasama (vitakka + upasama)] trong sự lắng đọng tâm tư, trong sự tĩnh lặng, sự tĩnh lặng tư duy.
Yo [chủ cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào.
Rato [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ rata (quá khứ phân từ của động từ ramati)] vui thích, thỏa thích.
Asubhaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ asubha] sự không đẹp, đề mục bất mỹ, đề mục tử thi.
Bhāvayate [động từ hiện tại, tiến hành cách, attanopada, ngôi III, số ít, “
Sadā [trạng từ] luôn luôn.
Sato [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ sata (quá khứ phân từ của động từ sarati)] niệm, ức niệm, ghi nhớ.
Byantikāhiti [động từ vị lai, tương lai cách, parassapada, ngôi III, số ít, “vi + anta + i = vyanti và byanti; byanti + karoti = byantikaroti; hình thức vị lai “byantikarissati hoặc byantikāhiti”] (nó) sẽ làm chấm dứt, sẽ làm tận cùng, sẽ làm dứt điểm, sẽ kết thúc.
Checchati [động từ vị lai, tương lai cách, parassapada, ngôi III, số ít, “
Mārabandhanaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ hợp thể mārabandhana (māra + bandhana)] dây trói của ác ma, ma thằng.
Việt văn:
16. Bị tà ý quấy rối,
ái lậm, nhìn tịnh tướng.
tham ái càng tăng trưởng
tạo dây trói chặt thêm.
(pc 349)
17. Ai vui lắng tâm tư
quán bất tịnh, thường niệm
người đó diệt tận ái
sẽ cắt đứt ma thằng.
(pc 350)
16. Đối với chúng sanh bị tà tâm quấy rối, ái tham sâu đậm, sống nhìn cái đẹp, thì ái càng tăng tưởng.
17. Người nào thỏa thích trong sự tĩnh lặng tầm tư, thường có chánh niệm, tu quán bất tịnh người đó sẽ diệt tận (ái), sẽ cắt đứt dây trói của Ma.
Duyên sự:
Hai bài kệ này, đức Phật thuyết ở Sāvatthi, khi Ngài trú tại Jetavanavihāra, vì chuyện vị tỳ kheo trẻ tương tư một nữ nhân (trong chú giải duyên sự hai bài kệ này, thì tựa đề là Cūladhanuggahapaṇḍitavatthu do lấy chuyện bổn sanh hiền trí Cung thủ, tiền thân vị tỳ kheo trẻ ấy).
Thuở ấy, có một vị tỳ kheo trẻ đi khất thực trong thành Sāvatthi, khi khát nước đã ghé vào nhà nọ xin uống nước. Một cô gái trong nhà ấy dâng nước cho vị tỳ kheo ấy, thấy vị tỳ kheo thì sanh lòng thương mến nên đã thỉnh cầu nếu khi nào cần nước hãy ghé lại nhà.
Kể từ đó hể đi khất thực, vị tỳ kheo trẻ ghé vào nhà xin nước uống, có khi cô ta dâng cháo, có khi dâng thức ăn cho vị tỳ kheo, rồi trò chuyện. Lâu dần vị tỳ kheo nảy sinh tình cảm với cô gái.
Trở về chùa, vị tỳ kheo ấy chán nản đời sống phạm hạnh, không thiết tha tu tập nữa, bỏ ăn bỏ uống, lúc nào cũng nghĩ đến cô gái dễ thương ấy. Thân thể héo mòn, vàng vọt.
Các vị tỳ kheo ở gần thấy vậy liền hỏi nguyên nhân. Tỳ kheo trẻ thú thật mình đã thương yêu cô gái và chán nản cuộc tu.
Chư tỳ kheo báo lên cho thầy tế độ biết. Thầy tế độ và thầy giáo thọ đã dẫn vị tỳ kheo trẻ đến Bậc Đạo sư. Đức Thế Tôn hỏi vị ấy: “Có thật sự ngươi bất mãn với đời sống phạm hạnh vì tương tư cô gái?” _ “Thưa, thật vậy, bạch Thế Tôn”.
“Này tỳ kheo, nếu ngươi biết người phụ nữ ấy trong quá khứ đã phản bội giết chết ngươi, để chạy theo người đàn ông khác thì ngươi sẽ không còn quyến luyến nàng nữa”.
Rồi chư tỳ kheo thỉnh cầu đức Phật kể câu chuyện tiền thân của vị tỳ kheo trẻ.
Đức Thế Tôn theo lời thỉnh cầu Ngài đã kể lại chuyện Cūḷadhanuggahapaṇḍita:
Trong thời quá khứ, có chàng thành niên ở thành Bārāṇasī đi đến thành Takkasilā học tài nghệ với vị thầy nổi tiếng. Anh ta thành tài với môn xạ thủ cung tên, nên người ta gọi chàng là Cūḷadhanuggaha. Thầy của anh ta rất hài lòng với người học trò thông minh nên đã gả con gái cho anh ta.
Sau khi học xong tài nghệ và cưới vợ rồi, Cūḷadhanuggaha dẫn vợ trở về kinh thành Bāraṇasī. Khi đi ngang qua bìa rừng bị năm mươi tên cướp chặn đường, Cūḷadhanuggaha bắn tên hạ được bốn mươi chín tên cướp và túm lấy tên đầu đảng quật ngả xuống đất, anh ta gọi vợ lấy gươm cho anh ta để giết chết tên đầu đảng. Nào ngờ cô vợ đã thay lòng đổi dạ từ khi thấy mặt tên đầu đảng, nên cô vợ thay vì đưa cán gươm cho chồng lại hướng cán gươm về tay tên tướng cướp, hắn nhanh chóng chụp lấy và chém chết chồng nàng.
Sau khi chồng chết rồi, nàng vợ vui vẻ đi theo tên tướng cướp. Tên tướng cướp suy nghĩ: “Ả này mới gặp ta đã phản bội chồng để theo ta, chắc hẳn sau này sẽ giết ta để theo người khác. Ta không nên lấy ả”. Vừa khi đến con sông, tên tướng cướp bảo nàng ấy cởi tư trang gói lại để hắn lội qua sông trước rồi trở lại cỏng nàng qua sau.
Cô nàng làm theo lời, nhưng qua bờ kia sông hắn nói với cô là ta không thể để một người phụ nữ phản bội chồng đi theo ta. Rồi hắn ta để mặc cô ta đứng kêu gào than khóc bên bờ này.
Cô gái ấy tủi hổ và đau khổ vì mất chồng và mất cả tình nhân.
Kể xong câu chuyện quá khứ, đức Phật nhận diện bổ sanh: Cô gái phản bội chồng nay là cô gái mà tỳ kheo tương tư; còn người chồng bạc mệnh Dhanuggaha nay chính là vị tỳ kheo trẻ này.
Rồi đức Phật giáo giới vị tỳ kheo trẻ ấy: “Người phụ nữ này vừa mới thấy người đàn ông khác đã luyến ái và đoạt mạng sống của chồng; Này tỳ kheo, hãy cắt đứt ái luyến đối với người phụ nữ ấy đi!”, Ngài thuyết lên hai bài kệ này Vitakkamathitassa jantuno…v.v…Esa checchati mārabandhanan’ ti.
Dứt pháp thoại, vị tỳ kheo ấy đã trú trong quả Dự lưu.
Lý giải:
Gọi là: “bị tà ý quấy rối” (vitakkamathitassa) nghĩa là bị quấy rối bởi ba tà tư duy tức dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy hay ba bất thiện tầm (akusalavitakka) tức là dục tầm, sân tầm và hại tầm.
Gọi là “Ái lậm” (tibbarāgassa), nghĩa là ái nhiễm sâu đậm, thấm sâu.
Gọi là “nhìn tịnh tướng” (subhānupassino) nghĩa là thấy cái gì cũng đẹp, cũng hấp dẫn, nhìn cuộc đời đáng yêu.
Gọi là “Tham ái càng tăng trưởng” (bhiyyo taṇhā pavaḍḍhati), nghĩa là người lúc nào cũng suy tầm cảnh dục, tham luyến sâu đậm, nhìn đời cho là đẹp là hấp dẫn, thì ái nơi người ấy càng ngày càng tăng thịnh, nhiều thêm, mạnh thêm.
Gọi là “tạo dây trói chặt thêm” (esa kho daḷhaṃ karoti bandhanaṃ), nghĩa là người có tham ái nặng sẽ khiến cho dây trói buộc kiên cố hơn, bền chặt hơn.
Câu nói “Ai vui lắng tầm tư” (vitakkūpasame ca yo rato), nghĩa là người nào thỏa thích với sự vắng lặng những tà tư duy như dục tầm…v.v…Một nghĩa khác là người nào đạt được trạng thái hỷ lạc do ly dục, ly bất thiện pháp có tầm có tứ, tức là chứng sơ thiền có chi Tầm vắng lặng dục tầm.
Câu nói “Quán bất tịnh, thường niệm” (Asubhaṃ bhāvayate sadā sato), nghĩa là luôn luôn chánh niệm tu tiến đề mục bất tịnh hay bất mỹ (asubhaṃ) tức là mười đề mục quán tử thi. Sở dĩ trong kệ ngôn này đức Phật nhấn mạnh sự tu tiến với đề mục quán tử thi, vì thuyết cho vị tỳ kheo trẻ ái luyến một nữ nhân, đức Phật dạy vị ấy quán niệm đề mục tử thi để đoạn tận ái luyến thân xác.
Câu nói: “Người đó diệt tận ái” (esa checchati mārabandhanaṃ), nghĩa là khi diệt tận ái sẽ cắt dây trói cột của ác ma, tức là dây cột luân hồi trong ba cõi (tebhūmakavaṭṭasaṅkhātaṃ mārabandhanaṃ)./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.