Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXIV. Phẩm Ái (Tanhāvagga) _ Kệ số 14 (dhp 347)

Thứ năm, 19/09/2024, 05:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học thứ năm 19.9.2024

XXIV

Phẩm Ái

(Tanhāvagga)

XXIV. Phẩm Ái_Kệ số 14 (dhp 347)

Chánh văn:

14. Ye rāgarattānupatanti sotaṃ

sayaṃ kataṃ makkaṭako’ va jālaṃ

etampi chetvāna vajanti dhīrā

anapekkhino sabbadukkhaṃ pahāya.

(dhp 347)

Chuyển văn:

14. Rāgarattā ye sotaṃ anupatanti sayaṃ kataṃ jālaṃ makkaṭako iva anapekkhino dhīrā etaṃ api chetvāna sabbadukkhaṃ pahāya vajanti.

Thích văn:

Ye [chủ cách, số nhiều, nam tính, quan hệ đại từ ya] những ai, những người nào.

Rāgarattānupatanti [hợp âm rāgarattā anupatanti].

Rāgarattā [chủ cách, số nhiều, nam tính, tính từ hợp thể rāgaratta (rāga + ratta)] đắm say trong tham ái, bị say đắm bởi ái.

Anupatanti [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “anu + pat + a + nti”] rơi vào, ngả theo.

Sotaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ sota] dòng chảy.

Sayaṃ [trạng từ] do tự mình, của chính mình.

Kataṃ [đối cách, số ít, trung tính, tính từ kata (quá khứ phân từ của động từ karoti)] đã được làm, đã tạo ra.

Makkaṭako’ va [hợp âm makkaṭako iva]

Makkaṭako [chủ cách, số ít, nam tính, danh từ makkaṭako] con nhện, nhền nhện.

Iva [bất biến từ tỷ giảo] ví như.

Jālaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ jāla] lưới giăng, mng lưới.

Vajanti [động từ hiện tại, tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số nhiều, “vaj + a + nti”] ra đi.

Sabbadukkhaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ hợp thể sabbadukkha (sabba + dukkha)] mọi khổ đau, tất cả sự khổ.

Việt văn:

14. Người đắm say ái luyến

tự rơi vào dòng chảy

như nhện sa lưới dệt.

bậc trí đi, không màng

sau khi cắt đoạn ái

từ bỏ mọi khổ đau.

(pc 347)

14. Những ai say đắm tham ái chúng tự rơi vào dòng chảy, như con nhện sa vào lưới do chính nó tạo. Các bậc trí không mong đợi, sau khi cắt đoạn lưới ái, từ bỏ mọi khổ đau và ra đi.

Duyên sự:

Bài kệ này, đức Phật thuyết ở thành Rājagaha, khi Ngài trú tại Veḷuvana (Trúc Lâm), do chuyện Hoàng hậu Khemā của vua Bimbisāra.

Hoàng hậu Khemā rất xinh đẹp, khả ái và hoàng hậu ưa chuộng sắc đẹp của mình.

Rājagaha, có khu rừng tre (Veluvana) là nơi tĩnh mịch mà vua Bimbisāra đã hiến cúng để làm nơi dừng chân của đức Phật và chư Tăng mỗi khi đức Thế Tôn ghé về hoằng pháp ở Rājagaha. Đức vua Bimbisāra là vị thánh đệ tử của đức Phật, nên vua luôn khuyến khích hoàng tộc đi đến Trúc lâm đảnh lễ đức Phật và nghe pháp. Chỉ riêng hoàng hậu Khemā là không muốn đi nghe đức Phật thuyết pháp vì nàng nghe mọi người nói: Bậc đạo sư thường thuyết về sự ô uế của sắc thân.

Nhà vua biết hoàng hậu ưa chuộng nhan sắc nên không muốn nghe ai chỉ trích sắc thân. Nên nhà vua đã sai người sáng tác những bài ca liên hệ đến cảnh đẹp của rừng trúc Veḷuvana, rồi giao cho các nhạc công, vũ nữ biểu din trước mặt hoàng hậu.

Hoàng hậu Khemā nghe những khúc nhạc ấy tâm bồi hồi xúc động như chưa từng nghe khúc nhạc hay, như chưa từng thấy cảnh đẹp ấy. Hoàng hậu hỏi những người ca vũ cảnh trí nên thơ này ở đâu vậy? Họ trả lời đó là cảnh trí Veḷuvana (rừng tre). Hoàng hậu Khemā muốn đi đến tham quan cảnh rừng tre Veḷuvana, liền xin đức vua cho phép đi.

Nhà vua truyền xa giá đưa Hoàng hậu đến Trúc lâm. Đức Thế Tôn biết căn lành của Hoàng hậu Khemā đã chín muồi, nên khi Ngài đang ngi thuyết pháp gia hội chúng, lúc Hoàng hậu đến, Ngài đã hóa hiện ra một thiếu nữ trẻ trung với dung sắc kiều dim đang đứng bên cạnh, cầm quạt, quạt hầu Ngài. Hoàng hậu vừa vào gần đức Phật đã nhìn thấy thiếu nữ quạt hầu đức Phật (hình ảnh thiếu nữ quạt hầu là do thần thông của đức Phật hóa hiện và chỉ có Hoàng Hậu Khemā nhìn thấy thôi). Hoàng hậu khởi lên ý nghĩ: “Trước đây mọi người nói đức Phật thường thuyết sắc thân uế trược; Họ đã nói ngoa về đức Phật, vì ta thấy có người phụ nữ đang đứng quạt hầu Ngài kia mà! Nhan sắc của thiếu nữ này ta chưa từng thấy, ta đẹp không bằng một phần của thiếu nữ này”. Mãi đứng nhìn người phụ nữ ấy, hoàng hậu không lắng nghe pháp âm của đức Phật. Đức Thế Tôn khi hiểu rõ tâm hoàng hậu đang so đo nhan sắc ấy, Ngài biến hiện nhan sắc ấy đang từ độ tuổi thiếu nữ, tàn đến tuổi trung niên, rồi đến tuổi lão niên… cuối cùng ngã ra chết, thối rửa đến thành bộ xương. Hoàng hậu Khema chứng kiên cảnh tượng ấy, đã suy tư: “Nhan sắc ấy mới đẹp là như vậy, phút chốc đã bị biến hoại. Ôi! Không có thực thể trong sắc thân này”.

Bậc Đạo sự quán xét tâm tư của hoàng hậu, Ngài dạy: “Này Khemā, ngươi nghĩ là có thực thể trong sắc thân này ư? Hãy nhìn xem, nay tình trạng không thực thể của thân này!”. Rồi Ngài đã nói lên bài kệ “Này Khemā, hãy nhìn xem thân thể bệnh hoạn, bất tịnh, hôi thối, đang tiết ra, đang rò rỉ, đối với những kẻ ngu mới hứng thú”.

Dứt kệ ngôn ấy, Hoàng hậu Khemā trú vào quả dự lưu. Bậc Đạo sư lại nói tiếp: “Này Khemā, các chúng sanh này đắm nhim bởi tham, nóng ny bởi sân, mê muội bởi si nên không thể vượt qua ái lưu của chính mình, chúng mắc vào đấy”. Sau khi nói xong, Ngài thuyết pháp và thuyết lên bài kệ này: Ye rāgarattānupatanti sotaṃ…v.v…anapekkhino sabbadukkhaṃ pahāyā’ ti.

Khi chấm dứt pháp thoại, Hoàng hậu Khemā đã an trú vào quả vị a la hán.

Đức Thế Tôn nói với vua Bimbisāra: “Thưa đại vương, nên để hoàng hậu Khemā xuất gia hay để nàng viên tịch?”_ “Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy cho nàng xuất gia, đừng để viên tịch”.

Hoàng hậu Khemā đã xuất gia tỳ kheo ni và trở thành Thượng thủ nữ thinh văn (aggasāsikā) đệ nhất trí tuệ (Etadaggamahāpaññā).

Lý giải:

Trong bài kệ này đức Phật đưa ra một ví dụ “Con nhện giăng tơ”. Loài nhện tự nó nhả tơ làm mạng lưới để bắt côn trùng, nó nằm gia mạng lưới chờ những con côn trùng bay ngang mắc vào lưới, con nhện sẽ chạy nhanh ra chổ con mồi rồi giết ăn. Cả đời nó không ra khỏi mạng lưới mà chính nó đã làm ra. Thí dụ này để nói về các chúng sanh đắm say trong tham ái, rơi vào ái lưu (taṇhāsotaṃ) do chính mình tạo, chúng không thể vượt qua dòng ái ấy.

Hai câu sau trong bài kệ: Etampi chetvāna vajanti dhīrā anapekkhino sabbadukkhaṃ pahāya. Có ý nghĩa, các bậc trí tuệ sau khi cắt đứt lưới trói buộc đó, không còn vương vấn luyến tiếc, bằng đạo lộ A la hán các vị đã dứt bỏ mọi sự khổ đau và ra đi, tức là viên tịch níp bàn.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.

Ý kiến bạn đọc