- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: PĀLI PHÁP CÚ
Bài học thứ năm 12.9.2024
XXIV
Phẩm Ái
(Tanhāvagga)
XXIV. Phẩm Ái_Kệ số 11 (dhp 344)
Chánh văn:
11. Yo nibbanatho vanādhimutto
(dhp 344)
Chuyển văn:
11. Yo nibbanatho vanādhimutto vanamutto vanaṃ eva dhāvati. Etha taṃ puggalaṃ passatha mutto bandhanaṃ eva dhāvati.
Thích văn:
Yo [chủ cách, số ít, nam tính, quan hệ đại từ ya] ai, người nào.
Nibbanatho [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể nibbanatha (ni + vanatha)] lìa rừng, bỏ rừng.
Vanādhimutto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể vanādhimutta (vana + adhimutta)] có khuynh hướng rừng, thiên về sống ở rừng.
Vanamutto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ hợp thể vanamutta (vana + mutta quá khứ phân từ của động từ muñcati)] thoát khỏi rừng.
Vanameva [hợp âm vanaṃ eva].
Vanaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ vana] khu rừng.
Eva [bất biến từ nhấn mạnh]
Dhāvati [động từ hiện tại tiến hành cách, parassapada, ngôi III, số ít, “
Taṃ [đối cách, số ít, nam tính, đại từ ta] ấy, người ấy.
Puggalaṃ [đối cách, số ít, nam tính, danh từ puggala] con người, hạng người.
Etha [động từ mệnh lệnh cách, parassapada, ngôi II, số nhiều, “
Passatha [động từ mệnh lệnh cách, parassapada, ngôi II, số nhiều, “
Mutto [chủ cách, số ít, nam tính, tính từ mutta (quá khứ phân từ của động từ muñcati)] đã thoát ra, đã thoát khỏi.
Bandhanameva [hợp âm bandhanaṃ eva].
Bandhanaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ bandhama] sự trói buộc.
Việt văn:
11. Người lìa rừng hướng rừng
thoát rừng, chạy vào rừng
hãy lại xem người ấy
đã thoát, lại chui vào.
(pc 344)
11. Kẻ nào bỏ rừng hướng về khu rừng, đã thoát rừng lại chạy vào rừng. Hãy lại đây xem người ấy là người đã thoát khỏi rọ lại chui vào rọ.
Duyên sự:
Bài kệ này, đức Phật thuyết khi Ngài trú tại Veḷuvana, gần thành Rajagahavi, vì chuyện một vị tỳ kheo hoàn tục.
Vị tỳ kheo ấy là đệ tử của trưởng lão Mahākassapa, đã đắc bốn thiền. Một hôm vị ấy đi đến nhà người thợ kim hoàn là chú của mình, sau khi nhìn thấy cảnh sắc khả ái, tâm bị trói buộc trong cảnh sắc đó nên đã hoàn tục.
Thời gian sau, người ấy vì lười không chịu làm việc nên gia đình chú đuổi ra khỏi nhà. Người ấy đi lang thang kiếm sống kết hợp với bạn xấu làm nghề trộm cướp.
Một ngày kia, y bị quan binh bắt được trói hai tay quặp ra phía sau, rồi dẫn đi qua những ngã đường để bêu xấu hành vi cho dân chúng biết.
Lúc ấy Trưởng lão Mahākassapa đang đi vào thành để khất thực, Ngài trông thấy người ấy đang bị áp giải qua cổng thành hướng nam, liền khiến dây trói nới lỏng và nói với người ấy: “Ngươi hãy hướng tâm vào đề mục thiền mà ngươi đã huân tu trước đây”. Người ấy làm theo lời dạy của trưởng lão, an trú chánh niệm với án xứ thiền định, chứng đắc tứ thiền trở lại.
Người ấy đắc thiền và lạc trú nên thần thái trở nên tươi tỉnh, không có chút gì hốt hoảng sợ hãi; dù khi đến pháp trường những tên đao phủ kề gươm trên cổ anh ta.
Mọi người đứng tại đó mục kích cảnh tượng này, đồng thanh reo lên: “Thật kỳ lạ! người đàn ông này giửa nhiều người tay cầm khí giới, anh ta cũng không hốt hoảng, không run rẩy”.
Người ta báo lên nhà vua. Vua truyền lệnh dừng lại việc hành hình và đi đến bái kiến đức Phật, trình bày sự việc ấy. Đức Thế Tôn từ hương thất Veḷuvana phóng hào quang đến trước mặt kẻ tử tội ấy và Ngài thuyết lên bài kệ này: Yo nibbanatho vanādhimutto…v.v…mutto bandhanameva dhāvatī’ ti.
Dứt kệ ngôn, kẻ tử tội ấy chứng đắc đạo quả dự lưu, y dùng thần thông bay lên hư không rồi bước xuống tại Veḷuvana đảnh lễ đức Thế Tôn và xin xuất gia thọ đại giới lại. Đức Thế Tôn chấp nhận. Vị ấy chứng quả A la hán giữa hội chúng có đức Vua.
Lý giải:
Trong kệ ngôn này có ý nghĩa như sau.
Câu nói “Người bỏ rừng, hướng về rừng” (Yo nibbanatho vanādhimutto). Gọi là “bỏ rừng” (nibbanatho) tức là lìa bỏ sự quyến luyến thế tục. Gọi là “hướng về rừng” (vanādhimutto) nghĩa là có chí hướng xuất gia, hướng đến đời sống thiền định trong khu rừng khổ hạnh (tapovane). Câu đầu trong kệ ngôn có nghĩa là nói một người đã bỏ nhà sống không nhà, đã xuất gia.
Câu nói “Đã thoát rừng lại chạy vào rừng” (vanamatto vanameva dhāvati). Trong câu hai của kệ ngôn này, danh từ “rừng” (vana) có nghĩa là rừng ái (taṇhāvana), khu rừng ái nói đến sự ràng buộc của đời sống tại gia, đời sống cư sĩ. Một vị tỳ kheo đã thoát ra từ khu rừng ái là thoát khỏi sự ràng buộc đời sống cư sĩ, nay hoàn tục trở về đời sống thế tục như vậy, gọi là “lại chạy vào rừng”.
Câu nói “Hãy đến và xem người ấy” (taṃ puggalaṃ etha passatha), là câu nói chỉ hàm ý: “Các ngươi hãy biết rằng người ấy (là vị tỳ kheo hoàn tục)”, chứ không phải đức Phật kêu gọi mọi người xoi mói chuyện người khác.
Câu sau cùng “người đã khỏi rọ lại chui vào rọ” (mutto bandhamameva dhāvati). Câu này ghép với câu trước: Hãy biết rằng vị tỳ kheo hoàn tục như là người khi đã thoát khỏi sự ràng buộc thế tục còn chạy trở lại vòng ràng buộc thế tục nữa./.
Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.