Môn học: PĀLI PHÁP CÚ | XXI. Phẩm Tạp Lục (Pakiṇṇakavagga) _ Kệ số 3, 4 (dhp 292, 293)

Chủ nhật, 02/06/2024, 06:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: PĀLI PHÁP CÚ

Bài học chủ nhật 2.6.2024

XXI

Phẩm Tạp Lục

(Pakiṇṇakavagga)

XXI. Phẩm Tạp Lục_Kệ số 3 & 4 (dhp 292, 293)

Chánh văn:

3. Yaṃ hi kiccaṃ tadapavidhaṃ

akiccaṃ pana kayirati

unnaḷānaṃ pamattānaṃ

tesaṃ vaḍḍhanti āsavā.

(dhp 292)

4. Yesañca susamāraddhā

niccaṃ kāyagatā sati

akiccaṃ te na sevanti

kicce sātaccakārino.

satānaṃ sampajānānaṃ

atthaṃ gacchanti āsavā.

(dhp 293)

Chuyển văn:

3. Yaṃ hi kiccaṃ taṃ apavidhaṃ akiccaṃ pana kayirati unnaḷānaṃ pamattānaṃ tesaṃ āsavā vaḍḍhanti.

4. Yesaṃ ca kāyagatā sati niccaṃ susamāraddhā kicce sātaccakārino te akiccaṃ na sevanti satānaṃ sampajānānaṃ āsavā atthaṃ gacchanti.

Thích văn:

Yaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, quan hệ đại từ ya] nào, cái nào, cái gì mà.

Hi [bất biến từ] bởi vì, bởi l.

Kiccaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, danh từ kicca] việc phải làm, phận sự.

Tadapaviddhaṃ [hợp âm taṃ apaviddhaṃ]

Taṃ [đối cách, số ít, trung tính, chỉ thị đại từ ta] ấy, cái ấy, điều ấy.

Apaviddhaṃ [chủ cách, số ít, trung tính, tính từ apaviddha (quá khứ phân từ của động từ apavijjhati)] bị bỏ đi, bị vất đi.

Akiccaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ akicca (a + kicca)] việc không đáng làm, việc không nên làm.

Pana [bất biến từ] nhưng lại, ngược lại.

Kayirati [động từ hiện tại_tiến hành cách, ngôi III, số ít, “kar + yira + ti”] làm, tạo tác, hành động.

Unnaḷānaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, danh tính từ unnaḷa] của những kẻ ngạo mạn, đối với những người kiêu ngạo.

Pamattānaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, tính từ pamatta (quá khứ phân từ của động từ pamajjati)] của những kẻ dễ duôi, đối với những người giải đãi.

Tesaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, chỉ thị đại từ ta] của những kẻ ấy, của những người ấy.

Vaḍḍhanti [động từ hiện tại_tiến hành cách, ngôi III, số nhiều, “vaḍḍh + a + nti”] tăng thịnh, tăng trưởng, phát triển.

Āsavā [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ āsava] các lậu hoặc, những pháp ô nhiễm.

Yesañca [hợp âm yesaṃ ca].

Yesaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, quan hệ đại từ ya] của những ai, đối với những người nào.

Susamāraddhā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể susamāraddha (su + samāraddha quá khư phân từ của động từ samārabhati)] được khéo nổ lực, được khéo chuyên tu.

Niccaṃ [trạng từ] thường xuyên, luôn luôn.

Kāyagatā [chủ cách, số ít, nữ tính, tính từ hợp thể kāyagata (kāya + gata)] thân hành, liên quan đến thân, có nơi thân.

Sati [chủ cách, số ít, nữ tính, danh từ sati] niệm, niệm tưởng, suy niệm.

Akiccaṃ [đối cách, số ít, trung tính, danh từ akicca (a + kicca)] việc không đáng làm, việc không nên làm.

Te [chủ cách, số nhiều, nam tính, chỉ thị đại từ ta] họ, những người ấy.

Sevanti [động từ hiện tại_tiến hành cách, ngôi III, số nhiều, “sev + a + nti”] áp dụng, thực hiện, thực hành, làm.

Kicce [định sở cách, số ít, trung tính, danh từ kicca] đối với việc nên làm.

Sātaccakārino [chủ cách, số nhiều, nam tính, danh từ hợp thể sātaccakārī (sātacca + kārī)] những người tận tụy, những người cần mẫn, những người làm chăm chỉ.

Satānaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, tính từ sata (quá khứ phân từ của động từ sarati)] đối với những người ức niệm, những người nhớ biết.

Sampajānānaṃ [sở thuộc cách, số nhiều, nam tính, tính từ sampajāna] đối với những người giác tnh, những người ý thức.

Atthaṃ gacchanti [thành ngữ động từ, ngôi III, số nhiều] tiêu trừ, tận diệt, biến mất.

Việt văn:

3. Việc nên thì bỏ qua

việc không nên, lại làm

người ngạo mạn, giải đãi

lậu hoặc người ấy tăng.

(pc 292)

4. Ở người, thân hành niệm

thường xuyên được chuyên tu,

không hành việc không đáng,

cần mẫn việc nên làm,

người tư niệm, giác tỉnh

lậu hoặc được tiêu trừ.

(pc 293)

3. Việc gì cần làm thì bỏ qua, việc không đáng làm, lại làm. Đối với người ngạo mạn và buông lung ấy, lậu hoặc của họ sẽ tăng trưởng.

4. Đối với những ai, thân hành niệm thường được khéo huân tu, họ không hành việc không đáng hành, tận lực làm điều đáng làm; lậu hoặc của những người ức niệm tỉnh giác ấy sẽ chấm dứt.

Duyên sự:

Hai bài kệ này, đức Phật thuyết khi Ngài trú ở gần thành Bhaddiya, trong khu rừng Jātiyā, vì chuyện các tỳ kheo kheo tại Bhaddiya.

Chuyện có ghi trong Luật tạng, chương nói về vật dụng da thuộc (Cammakhandhaka) đoạn 251. Vào thời ấy, đức Thế Tôn chuẩn hành việc mang dép, bởi tôn giả Soṇa Koḷivisa thân thể mảnh khảnh thư sinh, đi chân không bị dọp phồng khi tinh tấn kinh hành thiền định, sau khi được bậc Đạo sư giáo giới, tôn giả Soṇa Koḷivisa đã chứng quả Lậu tận.

Đức Phật cho phép tôn giả Soṇa mang dép, nhưng tôn giả đã nói nếu Thế Tôn cho phép chư tăng mang dép thì mình mới mang.

Đức Phật nhân đó đã chuẩn hành việc mang dép. Các vị tỳ kheo ở Bhaddiya từ khi nghe đức Phật cho phép mang dép, họ đã xao lãng phận sự pháp học pháp hành, chỉ bận rộn việc làm dép, tự mình làm hoặc sai người khác làm, làm dép cỏ hoặc làm dép rơm hoặc làm dép lá cây hoặc làm dép vỏ cây các tỳ kheo ấy bỏ bê việc đọc tụng pháp, vấn pháp, tu tập tăng thượng giới, tu tập tăng thượng tâm, tu tập tăng thượng tuệ.

Chư tỳ khưu đức hạnh biết được sự việc này, đã hiềm trách và trình bạch lên bậc Đạo sư.

Đức Thế Tôn cho gọi các tỳ kheo thành Bhaddiya đến hỏi xác nhận sự việc. Rồi đức Thế Tôn khiển trách họ:

“Này các tỳ kheo, các ngươi đến đây với phận sự khác mà lại làm việc khác”.

Nói xong, Ngài đã thuyết lên hai bài kệ: Yaṃ hi kiccaṃ apaviddhaṃ…v.v…atthaṃ gacchanti āsavā’ ti.

Dứt pháp thoại, các tỳ kheo Bhaddiya ấy đã trú vào quả vị A la hán.

Lý giải:

Hai bài kệ này, đức Phật thuyết cho các vị tỳ kheo xứ Bhaddiya, là các vị xuất gia.

Đối với bậc xuất gia, gọi là việc không đáng làm (akicca), tức là những việc như là trang trí phòng ốc, trang trí chiếc lọng che, trang trí giày dép, trang trí dây thắt lưng, trang trí dây đeo bình bát vốn không phải là phận sự của bậc xuất gia. Gọi là phận sự hay việc cần phải làm (kicca) của vị tỳ kheo là thu thúc giới, sống ở rừng, thọ trì hạnh đầu đà, chuyên tâm tu tập chỉ quán

Nếu vị tỳ kheo xao lãng phận sự tu hành, mãi mê làm những việc không phải phận sự, rồi hãnh diện với cái phòng đẹp, đôi dép đẹp, cái quạt đẹp, cái lọng che đẹp đó gọi là ngạo mạn và dễ duôi, thì phiền não dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu nơi vị ấy càng tăng lên chứ không gim thiểu.

Còn những vị xuất gia nào không thực hành những việc không phải phận sự của bậc xuất gia, chỉ chuyên tâm làm phận sự như gi giới, trì đầu đà, hành thiền chỉ và thiền quán những vị ấy gọi là bậc chánh niệm tỉnh giác, phiền não lậu hoặc của những vị ấy được tiêu trừ./.

Tỳ kheo Tuệ Siêu biên soạn.

Ý kiến bạn đọc