KHÔNG PHẢI SỰ KẾT LIỄU MẠNG SỐNG NÀO CŨNG GIỐNG NHAU _ 144. Kinh Giáo Giới Channa  (Channovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya  Bài học ngày 19.5.2021

KHÔNG PHẢI SỰ KẾT LIỄU MẠNG SỐNG NÀO CŨNG GIỐNG NHAU _ 144. Kinh Giáo Giới Channa (Channovāda Sutta) _ Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya Bài học ngày 19.5.2021

Thứ ba, 18/05/2021, 20:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 19.5.2021

KHÔNG PHẢI SỰ KẾT LIỄU MẠNG SỐNG NÀO CŨNG GIỐNG NHAU

144. Kinh Giáo Giới Channa

(Channovāda Sutta)

Tôn giả Channa xuất thân từ xứ Pubbajira xứ Vajji (không phải là là Tôn giả Channa nguyên là tín bộc đánh xe cho Đức Đại Bồ Tát khi sống trong hoàng cung). Vị nầy bị bệnh nặng với thân đau đớn tột độ và muốn tự kết liễu mạng sống. Bấy giờ Tôn giả Sāriputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahācunda (Ðại Chu-na) đến thăm và có những lời khuyên nhắc. Sau nầy Tôn giả Channa vẫn tự sát nhưng được Đức Thế Tôn cho biết vị nầy đã từ bỏ thân sanh tử sau cùng. Bài kinh nói lên pháp quán tưởng khi lâm khổ bệnh và cũng hàm chứa một số ý nghĩa của Phật Pháp đối với sự tự tử.

667. Thăm viếng pháp lữ đang lâm trọng bệnh

Tỳ kheo Channa đang bị thân bệnh hành hạ có ý định tự sát. Vị nầy được Tôn giả Sāriputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahācunda (Ðại Chu-na) thăm viếng:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc-lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivāpa). Lúc bấy giờ Tôn giả Sāriputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahācunda (Ðại Chu-na) và Tôn giả Channa (Xiển-đà) cùng trú ở Gijjhakūṭa (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Tôn giả Channa bị bệnh, đau khổ, bị trọng bệnh. Rồi Tôn giả Sāriputta, vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahācunda, sau khi đến, nói với Tôn giả Mahācunda:

-- Chúng ta hãy đi, này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Tôn giả Channa để hỏi thăm bệnh trạng.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Mahācunda vâng đáp Tôn giả Sariputta. Rồi Tôn giả Sāriputta cùng với Tôn giả Mahācunda đi đến Tôn giả Channa; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Channa những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Channa:

-- Này Hiền giả Channa, mong rằng Hiền giả có thể kham nhẫn! Mong rằng Hiền giả có thể chịu đựng! Mong rằng khổ thọ được giảm thiểu không có gia tăng, và sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng!

-- Thưa Hiền giả Sāriputta, tôi không có thể kham nhẫn, tôi không có thể chịu đựng. Sự thống khổ của tôi gia tăng không có giảm thiểu, và sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Hiền giả Sāriputta, tôi sẽ đem dao (cho tôi). Tôi không còn muốn sống.

668. Lời khuyên can đối với người tuyệt vọng

Giá trị của sự sống nên được trân trọng:

-- Tôn giả Channa, chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa, hãy tiếp tục sống! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống. Nếu Tôn giả Channa không có các món ăn tốt lành, tôi sẽ đi tìm các món ăn tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có các dược phẩm tốt lành, tôi sẽ đi tìm các dược phẩm tốt lành cho Tôn giả Channa. Nếu Tôn giả Channa không có người thị giả thích đáng, tôi sẽ hầu hạ Tôn giả Channa. Tôn giả Channa chớ có đem lại con dao! Tôn giả Channa hãy tiếp tục sống! Chúng tôi muốn Tôn giả Channa tiếp tục sống.

-- Thưa Hiền giả Sāriputta, không phải tôi không có các món ăn tốt lành, cũng không phải tôi không có các dược phẩm tốt lành. Cũng không phải tôi không có thị giả thích đáng. Thưa Hiền giả Sāriputta, trong một thời gian dài, tôi đã hầu hạ bậc Ðạo Sư, làm cho (bậc Ðạo sư) được đẹp lòng, không phải không được đẹp lòng. Thưa Hiền giả Sāriputta, thật là thích đáng cho người đệ tử hầu hạ bậc Ðạo Sư, làm cho (bậc Ðạo Sư) được đẹp lòng, không phải không được đẹp lòng. Tỷ-kheo Channa đem lại con dao không có phạm tội. Thưa Hiền giả Sāriputta, hãy thọ trì như vậy!

669. Giọt nước cành dương

Khi thấy tất cả những gì ở tâm và cảnh chỉ là hiện tượng là lãnh hội được lý vô ngã:

-- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Channa về một vấn đề đặc biệt, nếu Tôn giả Channa cho chúng tôi được phép đặt câu hỏi.

-- Hãy bỏ đi, Hiền giả Sāriputta; sau khi nghe, tôi sẽ biết (nói như thế nào).

-- Hiền giả Channa, Hiền giả có xem con mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi? " Hiền giả Channa, Hiền giả có xem tai, nhĩ thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem thân, thân thức... Hiền giả Channa, Hiền giả có xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi?"

-- Hiền giả Sāriputta, tôi xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Hiền giả Sāriputta, tôi xem tai, nhĩ thức.. Hiền giả Sāriputta, tôi xem mũi, tỷ thức... Hiền giả Sāriputta, tôi xem cái lưỡi, thiệt thức... Hiền giả Sariputta, tôi xem thân, thân thức... Hiền giả Sāriputta, tôi xem ý, ý thức, các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

-- Này Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp được mắt nhận thức mà Hiền giả xem mắt, nhãn thức và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi?" Hiền giả Channa, Hiền giả đã thấy cái gì, đã chứng tri cái gì trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức... trong thân, trong thân thức... trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý nhận thức mà Hiền giả xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi "?

-- Thưa Hiền giả Sāriputta, chính vì tôi thấy sự diệt (nirodha), chứng tri sự diệt trong mắt, trong nhãn thức, trong các pháp do mắt nhận thức, mà tôi xem mắt, nhãn thức, và các pháp do mắt nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Thưa Hiền giả Sāriputta, chính vì tôi thấy sự diệt, chứng tri sự diệt trong tai, trong nhĩ thức... trong mũi, trong tỷ thức... trong lưỡi, trong thiệt thức... trong thân, trong thân thức... trong ý, trong ý thức, trong các pháp do ý nhận thức mà tôi xem ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Mahācunda nói với Tôn giả Channa:

-- Do vậy, này Hiền giả Channa, lời dạy này của Thế Tôn phải được thường trực tác ý: "Ai có chấp trước là có dao động. Ai không chấp trước không có dao động. Không có dao động, thời có khinh an; có khinh an thời không có hy cầu (nati); không có hy cầu thời không có khứ lai; không có khứ lai thời không có tử sanh; không có tử sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có giữa hai đời. Như vậy là sự đoạn tận đau khổ".

670. Sự việc tinh tế chỉ có Đức Phật mới biết rõ.

Tôn giả Channa không chịu nỗi sự thống khổ của thân bệnh đã tự sát. Trong giây phú ngắn ngủi trước cái chết đã thấy được bản chất thật của năm uẩn và tuệ giác bừng sáng. Sự giải thoát đó chí có Đức Thế Gian Giải mới có thể thấy và xác định:

Rồi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahācunda sau khi giáo giới cho Tôn giả Channa, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tôn giả Channa, sau khi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Mahācunda ra đi không bao lâu, đem dao lại (cho mình). Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đã đem dao lại (cho mình), sanh xứ của Tôn giả ấy là gì? Ðời sống tương lai là gì?

-- Này Sāriputta, có phải trước mặt Ông Tỷ-kheo Channa đã tuyên bố sự không phạm tội?

-- Bạch Thế Tôn, có một ngôi làng của dòng họ Vajjī (Bạt-kỳ) tên là Pubbajira). Tại đấy, có những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tôn giả Channa, những gia đình cần được viếng thăm.

-- Này Sāriputta, có những gia đình ấy là những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tỷ-kheo Channa, những gia đình cần được viếng thăm. Này Sāriputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sāriputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sāriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 144 [tóm tắt]

Kinh Giáo Giới Channa

(Channovāda Sutta)

(M.iii, 263)

Tôn giả Channa bị trọng bệnh, được hai Tôn giả Sāriputta và Mahācunda đến thăm và giáo giới.

Tôn giả Channa ngỏ ý muốn tự sát bằng con dao vì không thể kham nhẫn sự thống khổ. Tôn giả Sāriputta khuyên can, song Tôn giả Channa nói rằng, Ngài đã hết lòng hầu hạ đấng Đạo sư, làm đẹp lòng đấng Đạo sư, cho nên Ngài không phạm tội nếu tự sát. Khi ấy Tôn giả Sāriputta đặt vài câu hỏi để trắc nghiệm trình độ tu chứng của Channa:

Hỏi: Hiền giả Channa, hiền giả có xem con mắt, nhãn thức và sắc pháp là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, là tự ngã của tôi”? Hiền giả có xem tai, nhĩ thức cho đến ý, ý thức và các pháp: “Cái này là của tôi...”?

Đáp: Tôi xem đều không phải là tôi, của tôi hay tự ngã của tôi. Hỏi: Do thấy gì mà hiền giả nói như vậy?

Đáp: Do tôi thấy sự diệt vong trong tất cả các pháp ấy nên nói như vậy.

Khi Tôn giả Mahācunda nhắc lại cho Tôn giả Channa một lời dạy của Thế Tôn: “Ai không chấp trước thì không dao động, không dao động thì có khinh an, có khinh an thì không hy cầu, không hy cầu thì không có khứ lai, không khứ lai thì không sanh tử, không sanh tử thì không có đời này, đời sau, không có đời giữa. Như vậy là sự đoạn tận khổ đau”.

Sau khi giáo giới Channa, Sāriputta và Mahācunda trở về. Tôn giả Channa dùng dao tự sát.

Khi hỏi đức Phật về sanh thú (chỗ tái sanh) của Channa, đức Phật dạy Tôn giả Channa không có tội vì đã không quăng bỏ thân này để chấp thủ thân khác.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 144 [dàn ý]

Kinh Giáo Giới Channa

(Channovāda Sutta)

(M.iii, 263)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Cunda đi đến thăm Tôn giả Channa đang bị bệnh và cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Channa bắt đầu.

B. Chánh kinh:

I. Cuộc hội thoại giữa Tôn giả Sāriputta, Tôn giả Channa và Tôn giả Cunda:

1. Tôn giả Channa cho biết bệnh trạng nguy kịch của mình và nói lên ý muốn đem lại con dao. Tôn giả Sāriputta khuyên chớ nên làm vậy. Tôn giả Channa vẫn nói lên quyết chí của mình muốn đem lại con dao.

2. Tôn giả Sāriputta hỏi Tôn giả Channa về chứng đắc lý vô ngã và Tôn giả Cunda giáo giới Tôn giả Channa.

II. Sau khi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Cunda giáo giới xong ra về, Tôn giả Channa đem lại con dao.

III. Tôn giả Sāriputta đến hỏi Thế Tôn sanh xứ của Tôn giả Channa. Thế Tôn xác nhận Tôn giả Channa đem lại con dao không có phạm tội vì không có chấp thủ thân khác.

C. Kết luận:

Tôn giả Sāriputta hoan hỷ thọ trì lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 144 [toát yếu]

Kinh Giáo Giới Channa

(Channovāda Sutta)

(M.iii, 263)

I. TOÁT YẾU

Advice to Channa.

The venerable Channa, gravely ill, takes his own life despite the attempts of two brother-monks to dissuade him.

Lời khuyên Channa.

Tôn giả Channa ốm nặng, đã tự kết liễu mạng sống mặc dù hai vị tỷ kheo huynh đệ đã cố can ngăn.

II. TÓM TẮT

Tôn giả Channa bị bệnh nặng, hai tôn giả Sāriputta và Mahācunda đến thăm. Channa bày tỏ ý định sẽ tự đâm cổ vì quá đau đớn không muốn sống nữa. Tôn giả Sāriputta khuyên can, hứa cung cấp thực phẩm, dược phẩm và người hầu hạ nhưng Channa không cần vì chỉ muốn chết, viện cớ rằng mình đã sống đời tu hành một cách trọn vẹn, đã hầu hạ đức Thế Tôn, làm Ngài đẹp lòng, nên chết sẽ không phạm tội.

Khi ấy tôn giả Sāriputta hỏi thái độ của Channa đối với mắt, nhãn thức, các pháp được mắt nhận thức... cho đến ý, ý thức và các pháp do ý nhận thức (18 giới: sáu căn sáu trần sáu thức). Channa đáp tất cả tôi đều xem không phải là tôi, của tôi hay tự ngã của tôi; do vì đã thấy đã chứng tri sự diệt trong các pháp ấy.

Khi nghe vậy, tôn giả Mahācunda nhắc tôn giả Channa nên thường tác ý lời dạy của Thế Tôn rằng: Ai có chấp trước là có giao động, không chấp trước thì có khinh an. Có khinh an thì không hi cầu; không hi cầu thì không khứ lai; không khứ lai thì không sống chết; không sống chết thì không có đời này, đời sau và đời chặng giữa, và như vậy là đoạn tận khổ đau.

Sau khi hai tôn giả thăm bệnh ra về, Channa tự sát bằng con dao. Sāriputta bèn hỏi Phật về chỗ tái sanh của vị ấy.

Phật hỏi có phải tỷ kheo Channa tuyên bố trước Sāriputta rằng mình đã không phạm tội hay không? Sāriputta tỏ vẻ hoài nghi, bạch Phật rằng lúc sinh thời, Channa thường lui tới những gia đình đáng chê trách trong làng Pubbajira của dòng họ Vajjī. Phật dạy việc đó không khiến ông ta phạm tội. Ai quăng bỏ thân này chấp thủ thân khác mới là có phạm tội. Tỷ kheo Channa không vậy, nên dù có tự sát cũng không sao.

III. CHÚ GIẢI

Kinh này là một kinh hiếm có nhất cho ta thấy quan niệm của Phật về tự sát. Phật có lên án việc tự sát hay không? Ðiều này không thể trả lời dứt khoát mà cần phân tích. Cái nhìn của Phật ở đây rất rộng rãi, đầy trí tuệ. Vị tỷ kheo Channa vì quá đau đớn không chịu nổi, đã tự sát với con dao. Khi Xá-lợi-phất hỏi Phật việc làm ấy có phạm tội không, Phật cho biết vì ông ta trước khi chết không ham có một cái thân khác, nên không phạm. Khi dùng con dao là ông ấy muốn chấm dứt cái khổ hiện tại là cơn đau, vì ông đã chấm dứt khổ vĩnh viễn luân hồi sinh tử, không hướng đến một đời sống khác. Và ai tự sát kiểu ấy thì vô tội. Ða số người tự sát là vì ham sống một đời sống tốt đẹp hơn nhưng chưa thỏa mãn, nên họ tự sát trong tâm trạng ấm ức và đương nhiên không thoát khỏi nhập thai trở lại, vì tái sinh là để thỏa mãn những mong cầu ham muốn chưa được thỏa mãn.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Channa lâm trọng bệnh

Xá-lợi-phất, Thuần Ðà

Hai tôn giả đến thăm.

Vì đau không chịu nổi

Không còn ham muốn sống

Ông bày tỏ ý định

Tự sát bằng dao đâm

Hai tôn giả khuyên can

Hứa đem lại đồ ăn

Dược phẩm và người hầu

Nhưng Channa thoái thác:

Tôn đã chọn đường tu

Ðã hầu hạ đức Phật,

Làm Thế Tôn đẹp lòng

Nên tự sát không lỗi.

Tôn giả Xá-lợi-phất

Hỏi tỷ kheo Channa

Về con mắt, nhãn thức,

Các pháp mắt nhận thức

Cho đến ý, ý thức

Những gì ý nhận thức

(tức là mười tám giới

thuộc căn trần và thức)

Ông thấy như thế nào?

Tôn giả Channa đáp

Chúng không phải của tôi,

Cũng không phải là tôi

Hay tự ngã của tôi.

Do đâu mà thấy thế

Do vì đã chứng tri

Sự diệt ở trong đấy.

Khi nghe nói như vậy

Tôn giả Ðại Thuần-đà

Bèn nhắc nhở Channa

Nên thường xuyên tác ý

Lời dạy của Thế Tôn:

Ai còn có chấp trước

Là còn có giao động

Không chấp có khinh an.

Có khinh an, không cầu;

Không cầu, hết khứ lai,

Và không còn sống chết,

Khi không còn sống chết

Thì không có đời này,

Ðời sau, đời chặng giữa,

Như vậy dứt khổ đau.

Hai tôn giả ra về,

Channa liền tự sát

Xá-lợi-phất hỏi Phật

Vị ấy sinh về đâu?

Phật hỏi Xá-lợi-phất

Phải chăng là Channa

Ðã tuyên bố với ông

Rằng mình không phạm tội?

Xá-lợi-phất bạch Phật:

Ông ấy thường giao du

Với tục gia cư sĩ

Thuộc giòng họ Bạt-kỳ.

Phật dạy không hề gì

Không phải vì việc đó

Khiến ông ta phạm tội.

Ai quăng bỏ thân này

Và chấp thủ thân khác

Mới là có phạm tội.

Channa không như vậy,

Nên dù có tự sát

Cũng không phạm tội gì.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

144. Channovādasuttaṃ [Mūla]

389. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmā ca channo gijjhakūṭe pabbate viharanti. Tena kho pana samayena āyasmā channo ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahācundo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahācundaṃ etadavoca : ''āyāmāvuso cunda, yenāyasmā channo tenupasaṅkamissāma gilānapucchakāti. ''Evamāvusoti kho āyasmā mahācundo āyasmato sāriputtassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo yenāyasmā channo tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā āyasmatā channena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ channaṃ etadavoca : ''kacci te, āvuso channa, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ? kacci te dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti paṭikkamosānaṃ paññāyati, no abhikkamoti? ''na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi , āvuso sāriputta, balavā puriso tiṇhena sikharena muddhani abhimattheyya evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā vātā muddhani ūhananti. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, balavā puriso daḷhena varattakkhaṇḍena sīse sīsaveṭhaṃ dadeyya evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā sīse sīsavedanā. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā tiṇhena govikantanena kucchiṃ parikanteyya evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimattā vātā kucchiṃ parikantanti. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, dve balavanto purisā dubbalataraṃ purisaṃ nānābāhāsu gahetvā aṅgārakāsuyā santāpeyyuṃ samparitāpeyyuṃ evameva kho me, āvuso sāriputta, adhimatto kāyasmiṃ ḍāho. Na me, āvuso sāriputta, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo. Satthaṃ, āvuso sāriputta, āharissāmi, nāvakaṅkhāmi jīvitanti.

390. ''Māyasmā channo satthaṃ āharesi. Yāpetāyasmā channo. Yāpentaṃ mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ icchāma. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhojanāni, ahaṃ āyasmato channassa sappāyāni bhojanāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi sappāyāni bhesajjāni, ahaṃ āyasmato channassa sappāyāni bhesajjāni pariyesissāmi. Sace āyasmato channassa natthi patirūpā upaṭṭhākā, ahaṃ āyasmantaṃ channaṃ upaṭṭhahissāmi. Māyasmā channo satthaṃ āharesi. Yāpetāyasmā channo. Yāpentaṃ mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ icchāmāti. ''Napi me, āvuso sāriputta, natthi sappāyāni bhojanāni napi me natthi sappāyāni bhesajjāni napi me natthi patirūpā upaṭṭhākā api cāvuso sāriputta , pariciṇṇo me satthā dīgharattaṃ manāpeneva no amanāpena. Etañhi, āvuso sāriputta, sāvakassa patirūpaṃ yaṃ satthāraṃ paricareyya manāpeneva no amanāpena. 'Anupavajjaṃ channo bhikkhu satthaṃ āharissatīti evametaṃ [evameva kho tvaṃ (ka.)], āvuso sāriputta, dhārehīti. ''Puccheyyāma mayaṃ āyasmantaṃ channaṃ kañcideva desaṃ, sace āyasmā channo okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyāti. ''Pucchāvuso sāriputta, sutvā vedissāmīti.

391. ''Cakkhuṃ, āvuso channa, cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassasi? sotaṃ, āvuso channa, sotaviññāṇaṃ - pe - ghānaṃ, āvuso channa, ghānaviññāṇaṃ... jivhaṃ, āvuso channa, jivhāviññāṇaṃ ... kāyaṃ, āvuso channa, kāyaviññāṇaṃ... manaṃ, āvuso channa, manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupassasīti? ''cakkhuṃ, āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassāmi. Sotaṃ, āvuso sāriputta - pe - ghānaṃ, āvuso sāriputta... jivhaṃ, āvuso sāriputta... kāyaṃ, āvuso sāriputta... manaṃ, āvuso sāriputta, manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassāmīti.

392. ''Cakkhusmiṃ, āvuso channa, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṃ disvā kiṃ abhiññāya cakkhuṃ cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassasi? sotasmiṃ, āvuso channa, sotaviññāṇe ... ghānasmiṃ, āvuso channa, ghānaviññāṇe... jivhāya, āvuso channa, jivhāviññāṇe... kāyasmiṃ, āvuso channa, kāyaviññāṇe... manasmiṃ, āvuso channa, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu kiṃ disvā kiṃ abhiññāya manaṃ manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassasīti? ''cakkhusmiṃ , āvuso sāriputta, cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṃ disvā nirodhaṃ abhiññāya cakkhuṃ cakkhuviññāṇaṃ cakkhuviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassāmi. Sotasmiṃ, āvuso sāriputta, sotaviññāṇe... ghānasmiṃ, āvuso sāriputta, ghānaviññāṇe... jivhāya, āvuso sāriputta, jivhāviññāṇe... kāyasmiṃ, āvuso sāriputta, kāyaviññāṇe... manasmiṃ, āvuso sāriputta, manoviññāṇe manoviññāṇaviññātabbesu dhammesu nirodhaṃ disvā nirodhaṃ abhiññā manaṃ manoviññāṇaṃ manoviññāṇaviññātabbe dhamme 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti samanupassāmīti.

393. Evaṃ vutte, āyasmā mahācundo āyasmantaṃ channaṃ etadavoca : ''tasmātiha, āvuso channa, idampi tassa bhagavato sāsanaṃ [vacanaṃ (sī.)], niccakappaṃ manasi kātabbaṃ : 'nissitassa calitaṃ, anissitassa calitaṃ natthi. Calite asati passaddhi, passaddhiyā sati nati na hoti. Natiyā asati āgatigati na hoti. Āgatigatiyā asati cutūpapāto na hoti. Cutūpapāte asati nevidha na huraṃ na ubhayamantarena. Esevanto dukkhassāti. Atha kho āyasmā ca sāriputto āyasmā ca mahācundo āyasmantaṃ channaṃ iminā ovādena ovaditvā uṭṭhāyāsanā pakkamiṃsu.

394. Atha kho āyasmā channo acirapakkante āyasmante ca sāriputte āyasmante ca mahācunde satthaṃ āharesi. Atha kho āyasmā sāriputto yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca : ''āyasmatā, bhante, channena satthaṃ āharitaṃ. Tassa kā gati, ko abhisamparāyoti? ''nanu te, sāriputta, channena bhikkhunā sammukhāyeva anupavajjatā byākatāti? ''atthi, bhante, pubbajiraṃ [pappajitañhitaṃ (ka.), upavajjitaṃ (ka.), pubbavijjanaṃ, pubbavijjhanaṃ, pubbaviciraṃ (saṃyuttake)] nāma vajjigāmo. Tatthāyasmato channassa mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulānīti. ''Honti [posanti (ka.)] hete, sāriputta, channassa bhikkhuno mittakulāni suhajjakulāni upavajjakulāni. Nāhaṃ, sāriputta, ettāvatā 'saupavajjoti vadāmi. Yo kho, sāriputta, imañca kāyaṃ nikkhipati aññañca kāyaṃ upādiyati tamahaṃ 'saupavajjoti vadāmi. Taṃ channassa bhikkhuno natthi. 'Anupavajjo channo bhikkhu satthaṃ āharesīti evametaṃ, sāriputta, dhārehīti. Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā sāriputto bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Channovādasuttaṃ niṭṭhitaṃ dutiyaṃ.

144. Channovādasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

389. Evaṃ me sutanti channovādasuttaṃ. Tattha channoti evaṃnāmako thero, na abhinikkhamanaṃ nikkhantatthero. Paṭisallānāti phalasamāpattito. Gilānapucchakāti gilānupaṭṭhānaṃ nāma buddhavaṇṇitaṃ, tasmā evamāha. Satthanti jīvitahārakasatthaṃ. Nāvakaṅkhāmīti icchāmi.

390. Anupavajjanti anuppattikaṃ appaṭisandhikaṃ.

391. Etaṃ mamātiādīni taṇhāmānadiṭṭhigāhavasena vuttāni. Nirodhaṃ disvāti khayavayaṃ ñatvā. Netaṃ mama nesohamasmi na meso attāti samanupassāmīti aniccaṃ dukkhaṃ anattāti samanupassāmi.

393. Tasmāti yasmā māraṇantikavedanaṃ adhivāsetuṃ asakkonto satthaṃ āharāmīti vadati, tasmā. Puthujjano āyasmā, tena idampi manasi karohīti dīpeti. Niccakappanti niccakālaṃ. Nissitassāti taṇhādiṭṭhīhi nissitassa. Calitanti vipphanditaṃ hoti. Passaddhīti kāyacittapassaddhi, kilesapassaddhi nāma hotīti attho. Natīti taṇhānati. Natiyā asatīti bhavatthāya ālayanikantipariyuṭṭhānesu asati. Āgatigati na hotīti paṭisandhivasena āgati nāma na hoti, cutivasena gamanaṃ nāma na hoti. Cutūpapātoti cavanavasena cuti, upapajjanavasena upapāto. Nevidha na huraṃ na ubhayamantarenāti nayidha loke, na paraloke, na ubhayattha hoti. Esevanto dukkhassāti vaṭṭadukkhakilesadukkhassa ayameva anto ayaṃ paricchedo parivaṭumabhāvo hoti. Ayameva hi ettha attho. Ye pana ‘‘na ubhayamantarenā’’ti vacanaṃ gahetvā antarābhavaṃ icchanti, tesaṃ uttaraṃ heṭṭhā vuttameva.

394. Satthaṃ āharesīti jīvitahārakaṃ satthaṃ āhari, kaṇṭhanāḷiṃ chindi. Athassa tasmiṃ khaṇe maraṇabhayaṃ okkami, gatinimittaṃ upaṭṭhāsi. So attano puthujjanabhāvaṃ ñatvā saṃviggo vipassanaṃ paṭṭhapetvā saṅkhāre pariggaṇhanto arahattaṃ patvā samasīsī hutvā parinibbāyi. Sammukhāyeva anupavajjatā byākatāti kiñcāpi idaṃ therassa puthujjanakāle byākaraṇaṃ hoti, etena pana byākaraṇena anantarāyamassa parinibbānaṃ ahosi. Tasmā bhagavā tameva byākaraṇaṃ gahetvā kathesi. Upavajjakulānīti upasaṅkamitabbakulāni. Iminā thero, – ‘‘bhante, evaṃ upaṭṭhākesu ca upaṭṭhāyikāsu ca vijjamānāsu so bhikkhu tumhākaṃ sāsane parinibbāyissatī’’ti pucchati. Athassa bhagavā kulesu saṃsaggābhāvaṃ dīpento honti hete sāriputtātiādimāha. Imasmiṃ kira ṭhāne therassa kulesu asaṃsaṭṭhabhāvo pākaṭo ahosi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Channovādasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc