- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 12.3.2021
122. Kinh Ðại Không (Mahāsuññata Sutta)
Khi Những Cái Có Trở Thành Vô Nghĩa
Như đã đề cập trong bài kinh trước, tên của bài kinh nầy nên được dịch là Đại Kinh Về Không Tánh. Mặc dù cũng nói về “không -suññata” nhưng những gì được nói tới rất khác với bài kinh trước. Đây là pháp thoại được Bậc Đạo Sư giảng dạy khi nhìn thấy sàng toạ của chư tỳ kheo được sắp xếp với quy mô lớn tại một tu viện. Nhân sự việc nầy Đức Phật muốn giảng dạy về sự viễn ly tu tập đối ngược với ưa thích quần tụ. Chỉ có nếp sống viễn ly mới thích hợp cho sự khai triển chỉ và quán, mà qua đó, sự quán sát nội không và ngoại không được mỹ mãn. Đức Phật cũng nhấn mạnh về sự liên hệ giữa Bậc Đạo Sư và hàng đệ tử. Những lời dạy của bậc Đạo Sư là tiếng nói sấm sét làm làm rung chuyển tất cả những quan niệm về sự thành tựu đời sống Phạm hạnh thiêng liêng không phải là hội chúng đông đảo, hay danh tiếng cao trọng hoặc sở chứng để tự hào mà chính là khả năng buông xả tất cả. Người thụ huấn cần hiểu rõ và chấp nhận nghiêm huấn để thành tựu mục đích cao cả của đời sống phạm hạnh bởi vì “Cái gì là cốt lõi thì cái đó sẽ tồn tại - yo sāro so ṭhassati”
588. Hội chúng đông đảo, dù tổ chức rất khéo, không hẳn là điều Đức Thế Tôn tán thán
Nhìn thấy nhiều sàng toạ tại phước xá trong tu viện Nigrodha (phước xá nầy trước kia do hoàng thân Kalakhemaka xây cất để nghĩ mát trong ngự viên Nigrodha. Về sau nầy Vua Tịnh Phạn cúng dường nơi nầy làm tịnh xá cho Đức Phật và chư tăng). Theo sớ giải thì Đức Phật biết rõ chư tăng đang tập hợp đông đảo để may y nhưng Ngài muốn nhân đó nhấn mạnh về đời sống viễn ly đối ngược với sự quần tụ đông đảo:
Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kāḷakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ- kheo ở không?"
Lúc bấy giờ Tôn giả Ānanda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (cīvarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghaṭāya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích- ca Ghaṭāya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:
-- Này Ānanda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?
-- Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.
-- Này Ānanda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người. Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.
Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ānanda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng sẽ chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ và thoái mái, hay không có hạn kỳ và bất động; sự kiện như vậy có xảy ra.
589. Đức Thế Tôn sống giữa đám đông chỉ vì lòng bi mẫn.
Mặc dù nhấn mạnh về đời sống độc cư viễn ly tu tập nhưng Đức Phật vẫn sống giữa chư tỳ kheo và tiếp xúc với nhiều người vì đại bi tâm:
Này Ānanda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Nhưng sự (an) trú này, này Ānanda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ānanda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ānanda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.
590. Chỉ quán và không quán
Con đường chỉ quản huân tu định và niệm nhưng chính không quán giúp hành giả vượt thoát và đạt đến cứu cánh tối hậu:
Do vậy, này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: "Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú", vị Tỷ-kheo ấy, này Ānanda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ānanda, như thế nào Tỷ- kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?
Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.
Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samādhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, vị Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ấy đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đi kinh hành, vị ấy đi kinh hành (caṅkamati), và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang đi kinh hành, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo đang an trú trong an trú này, tâm vị ấy hướng đến đứng lại, vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang đứng lại thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang ngồi, tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta sẽ không nói những câu chuyên hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn tiệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn, như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ānanda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ nói các luận như vậy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: "Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Nhưng này Ānanda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
591. Đương đầu với những chi phối ngoại cảnh
Trong sự tu tập nội tại không thể không có bản lãnh hoá giải chi phối của ngoại cảnh:
Này Ānanda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ānanda, có năm dục trưởng dưỡng này.
Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (āyatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng". Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng... ". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục ái (chandarāga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ānanda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng...". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Này Ānanda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.
Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmiṃmāno) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.
592. Một người thụ huấn cần được nghiêm huấn
Trong sự tương quan thầy trò hay giữa những pháp lữ đồng phạm hạnh luôn có các hệ luỵ. Vấn đề là trong sự hướng dẫn hay trợ duyên tu tập có lúc phải “mạnh tay”. Người học tu phải chấp nhận những thử thách và phải hiểu “Cái gì là cốt lõi thì cái đó sẽ tồn tại - yo sāro so ṭhassati”
-- Này Ānanda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?
-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này.
Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
-- Này Ānanda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ānanda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ānanda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.
Sự kiện là như vậy, này Ānanda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.
Và này Ānanda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư? Ở đây, này Ānanda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senāsanaṃ) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la- môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.
Này Ānanda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này Ānanda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của đệ tử.
Và này Ānanda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này Ānanda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này Ānanda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo (hạnh) viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ānanda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ānanda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ānanda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.
Do vậy, này Ānanda, hãy đối xử với Ta, với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này Ānanda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (aññan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư. Như vậy, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.
Và như thế nào, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này Ānanda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ānanda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ānanda, hãy đối xử với Ta, với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.
Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 122 [tóm tắt]
Kinh Đại Không
(Mahāsuññata Sutta)
(M.iii, 109)
Khi Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kāḷakhemaka, Ngài thấy ở đó có nhiều sàng tọa (chỗ nằm), sau khi biết có rất đông Tỷ-kheo ở chỗ ấy, Ngài dạy Ānanda về lợi ích của sự độc cư trong mọi ý nghĩa của danh từ này.
Một vị Tỷ-kheo thích thú trong hội chúng của mình hoặc của người thì rất khó chứng đắc xuất ly, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc. Nhưng nếu vị ấy sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc dễ dàng những pháp lạc ấy. Vị ấy có hy vọng chứng đắc và an trú với tâm giải thoát có hạn kỳ (bốn sắc giới thiên và bốn vô sắc giới thiên, vì còn bị thời gian chi phối nên gọi là có hạn kỳ), hay không hạn kỳ và bất động (bốn đạo và bốn quả).
Nhưng có sự an trú đã được Như Lai chứng ngộ và an trú nội không, trong khi an trú này, thì dù ở giữa đám đông, Như Lai vẫn tưởng đến viễn ly, độc cư, hoan hỷ trong ly dục, đoạn tận các pháp làm chỗ y cứ cho các lậu hoặc. Như vậy, nên vị Tỷ-kheo muốn chứng trú nội không, cần phải chuyên nhất và an tịnh nội tâm như sau.
Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, Nhị thiền cho đến Tứ thiền. Như vậy, vị ấy chuyên nhất, an định nội tâm. Vị ấy tác ý nội không, trong khi tác ý, vị ấy không hân hoan, không an trú, không giải thoát đốinvới nội không, và biết rõ như vậy. Vị ấy bèn tác ý ngoại không, nội ngoại không, bất động. Vị ấy biết trong khi tác ý bất động, tâm không hân hoan, không an trú, không giải thoát đối với bất động, ý thức rõ ràng như vậy. Vị ấy lại tác ý nội không, lần này tâm vị ấy thích thú, an trú giải thoát đối với nội không và biết như vậy, vị ấy tác ý ngoại không, nội ngoại không, bất động. Trong khi tác ý bất động, vị ấy hân hoan, an trú, giải thoát đối với bất động, và ý thức rõ như vậy.
Khi an trú trong chỉ và quán này, nếu tâm vị ấy hướng về kinh hành, thì vị ấy đi kinh hành với ý nghĩ: “Trong khi ta đi kinh hành, tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào”. Nếu muốn đứng lại, vị ấy cũng đứng lại với ý nghĩ ấy. Ngồi, nằm, cũng vậy. Khi muốn nói, vị ấy sẽ nghĩ: “Ta sẽ không nói những chuyện hạ liệt, phàm phu, không liên hệ mục đích, không hướng đến ly dục, yểm ly, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”. Khi tâm vị ấy hướng đến suy tầm, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ không suy tầm các loại suy tầm không đưa đến yểm ly... Niết- bàn, như là dục tâm, sân tầm, hại tầm. Ngược lại, vị ấy chỉ nghĩ đến ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm, ý thức rõ ràng như vậy.
Vị ấy thường quán sát tự tâm để biết ham muốn của mình đối với năm dục trưởng dưỡng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc được đoạn trừ đến mức nào. Vị ấy quán năm thủ uẩn, tập khởi và đoạn diệt của chúng để đoạn tận ngã mạn khởi lên đối với năm thủ uẩn.
Mặc dù độc cư là cần thiết để dễ chứng đắc những gì cần chứng, một vị Đạo sư ngoại đạo và những vị đệ tử trong khi độc cư núi rừng, có mối nguy là do hạnh tu của mình được nhiều vua quan, cư sĩ đoanh vây ngưỡng mộ, đâm ra nhiễm trước, phải trở lui đời sống thế tục. Hơn nữa, ở một mình thì mất lợi lạc đối với mười pháp này là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Do đó, một đệ tử thanh văn cần phải theo sát vị Đạo sư dù có bị xua đuổi. Vị ấy nên đối xử với bậc Đạo sư với tâm thân hữu, không thù nghịch, nghĩa là chịu nghe theo, không chú tâm vào hướng khác, không đi ngược lại, đi xa lời dạy của bậc Đạo sư.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 122[dàn ý]
Kinh Đại Không
(Mahāsuññata Sutta)
(M.iii, 109)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn thấy tại trú xứ của Thích tử Kāḷakhemaka có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt nghĩa là có rất nhiều Tỷ-kheo tụ hội nên mới nói kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Tỷ-kheo nào hoan hỷ, thích thú trong hội chúng của mình, hội chúng của người; không thể chói sáng trong chánh pháp, không thể chứng đắc viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, không thể chứng đắc và an trú tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái hay không có hạn kỳ và bất động. Thế Tôn thấy bất kỳ sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, có hoan lạc đều chịu sự biến dịch và khởi lên sầu khổ.
II. Thế Tôn không có tác ý tất cả tưởng, an trú nội không, do vậy khi tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng, Thế Tôn chỉ nói lên những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ. Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo nên chứng đạt và an trú nội không, và muốn vậy cần phải an định nội tâm.
III. Tỷ-kheo an định nội tâm tức là chứng đắc 4 thiền.
IV. Tỷ-kheo đang an trú với an trú này, nếu có đi, đứng, nằm, ngồi, nói, suy tầm, vị ấy ý thức rõ ràng là trong khi làm các cử chỉ như vậy các ác bất thiện không có chảy vào, các thiện pháp được thành tựu.
V. Đối với 5 dục công đức, nếu khởi lên tâm hành gì, có dục ái hay không dục ái, vị Tỷ-kheo đều ý thức rõ ràng.
VI. Đối với 5 uẩn khi tùy quán sự sanh diệt, nếu có ngã mạn khởi lên được đoạn tận, Tỷ-kheo ý thức rõ ràng như vậy.
VII. Vì lý do gì một thanh văn đệ tử tự nghĩ là xứng đáng để đi theo một bậc Đạo sư dẫu cho bị hất hủi.
VIII. Sự phiền lụy cho bậc đạo sư, cho đệ tử, cho các vị đồng tu phạm hạnh.
IX. Thế Tôn dạy hãy đối xử với Ngài, với tâm thân hữu không với tâm thù nghịch.
C. Kết luận:
Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 122 [toát yếu]
Kinh Đại Không
(Mahāsuññata Sutta)
(M.iii, 109)
I. TOÁT YẾU
The Greater Discourse on Voidness.
Upon finding that the bhikkhus have grown fond of socialising, the Buddha stresses the need for seclusion in order to abide in voidness.
Đại kinh về tánh Không.
Thấy chư tỷ kheo khởi sự ưa tụ hội, Phật nhấn mạnh nhu yếu độc cư để an trú tánh Không.
II. TÓM TẮT
Nhân thấy trú xứ của tỷ kheo Kāḷakhemaka [2] có nhiều chỗ nằm, Phật hỏi phải chăng ở đây đang có nhiều tỷ kheo cư trú [3]. Tôn giả A-nan thưa vì đấy là thời gian may y nên họ mới quy tụ để may y [4]. Phật nhân đấy dạy về pháp tu Chỉ và Quán nhờ sống viễn ly. Một tỷ kheo ưa quần tụ thì không thể thưởng thức lạc viễn ly, độc cư, an tịnh, chính giác [5]; không thể chứng tâm giải thoát có hạn kỳ hay tâm giải thoát Bất động [6]. Không một sắc (thân) nào bị biến hoại mà không gây sầu bi khổ ưu não cho người ham thích nó. Nhưng Phật đã tìm ra một sự an trú, đó là trú Nội Không nhờ không tác ý tất cả tướng [7]. Trong lúc an trú nội không, dù đông đảo hạng người đến với Ngài, tâm Phật vẫn hướng đến viễn ly độc cư, và vì không còn dính gì đến các việc làm căn bản cho hữu lậu pháp, Ngài luôn luôn dạy họ những lời thuần túy liên hệ đến viễn ly. Rồi Phật dạy A-nan cách trú Nội Không [8], và kết quả của nó.
Trước hết phải an chỉ nội tâm nhờ căn bản là một trong bốn thiền (tu Chỉ). Kế tiếp sau khi đã đắc một thiền làm căn bản (từ thiền thứ nhất cho đến thiền thứ tư), vị tỷ kheo tác ý đến Nội không hoặc tác ý Ngoại không hoặc tác ý Bất động [9]. Nếu không có sự hân hoan thích thú đối với nội không, ngoại không hay bất động, vị ấy cần phải ý thức rõ như vậy, và nhập lại thiền căn bản [10] để quán trở lại cho đến khi biết tâm đã thích thú, hân hoan, giải thoát nhờ quán nội không, ngoại không, nội ngoại không và bất động. Một người đã an trú trong chỉ và quán như vậy,
1. Khi tâm hướng về đi hoặc đứng, nằm, ngồi, vị ấy sẽ đi đứng ngồi nằm với ý thức rõ biết không có tham ưu và các bất thiện pháp ám ảnh tâm trí.
2. Lúc tâm hướng đến nói chuyện, vị ấy nghĩ mình sẽ chỉ nói chuyện liên hệ đến mười đề mục là thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, tinh cần, giới định tuệ giải thoát vân vân, tránh tất cả chuyện khác.
3.Lúc suy tầm, vị ấy ý thức rõ mình sẽ suy tư ly dục,vô sân, bất hại, không suy tư những gì không liên hệ viễn ly, ly tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
4. Ðối với năm dục công đức [11] là sắc thanh hương vị xúc, vị ấy phải thường quán sát tự tâm có còn dục ái đối với chung hay đã đoạn tận, ý thức rõ ràng như vậy.
5. Ðối với năm thủ uẩn [12] vị ấy luôn quán sự sinh diệt của chúng, và rõ biết tâm kiêu mạn tôi là y cứ trên năm thủ uẩn này đã được từ bỏ. Phật dạy một Thanh văn đệ tử nên sống gần bậc thầy dù có bị xua đuổi, khi được nghe những lời dạy khắc khổ đưa đến ly tham, tịch diệt, như dạy thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, tinh cần, giới định tuệ giải thoát và giải thoát tri kiến. (Do vì không tu học chỉ và quán như trên mà) cả thầy lẫn trò của ngoại đạo trong lúc tu khổ hạnh cuối cùng đều gặp phiền lụy [13] khi được nổi tiếng, đông đồ đệ; họ khởi lên nhiễm tâm, trở lui đời sống thế tục, bị các bất thiện tấn công và không thoát khỏi già chết trong tương lai. Một số đệ tử Phật tu phạm hạnh cũng rơi vào mối nguy tương tự, bị phiền lụy khi bắt chước Phật sống viễn ly (mà chưa chuẩn bị chu đáo.) Nhưng sự phiền lụy của các vị tu phạm hạnh này kết quả còn bi thảm hơn phiền lụy của thầy trò ngoại đạo [14]. Và Phật khuyên các đệ tử hãy đối xử với Ngài bằng tâm thân hữu, không thù nghịch. Thân hữu là không đi ngược lại lời dạy của đấng Ðạo sư đã vì lòng từ mẫn mà thuyết pháp đem lại hạnh phúc an lạc cho mình. Nhưng Ngài không đối xử nhẹ tay với đệ tử như thợ gốm đối xử với đồ gốm [15]. Cái gì là lõi cây thì sẽ đứng vững.
III. CHÚ GIẢI
1. Kinh này cùng với luận giải đã được Ñaṇamoli dịch và ấn hành với nhan đề Ðại kinh nói về Không.
2. MA: Trú xứ này được Kalakhemaka dòng Thích ca xây cất trong vườn Ni câu luật. Giường chiếu ghế và
thảm được trang bị san sát đến nỗi nó trông như chỗ ở của một hội chúng tỷ kheo.
3. MA giải thích đây chỉ là một câu hỏi gặn, vì với thần thông chư Phật có thể biết những gì các Ngài muốn biết. Phật hỏi câu này với ý nghĩ: Khi chúng tỷ kheo này tụ hội thành đoàn thể và ưa thích tụ hội, chúng sẽ hành xử phi pháp. Vậy ta sẽ giảng Pháp tu vĩ đại về Không, đấy sẽ trở thành giống như một học giới [cấm ưa quần tụ].
4. MA: Tôn giả Ānanda định nói: Các tỷ kheo này sống quần tụ như thế không chỉ vì ưa lăng xăng rộn ràng, mà vì may y.
5. Viễn ly là lìa dục vọng, độc cư là xa đám đông, an tịnh là đoạn tham sân si, chính giác là đạo và quả.
6. Giải thoát đầu là giải thoát nhờ chứng bốn thiền và bốn không (vô sắc), giải thoát sau là nhờ đạo và quả siêu thế. Xem thêm Trung bộ 29 và chú thích 348.
7. MA: Phật mở đầu đoạn này để tránh chỉ trích rằng trong khi Ngài khuyên các đệ tử sống độc cư, thì bản thân Ngài lại thường được nhiều đồ chúng quây quần. Không tánh đây là quả chứng về Không, xem chú thích số 1, kinh Trung bộ 121.
8. MA giải thích nội không là cái không liên hệ đến năm uẩn của tự thân, ngoại không là cái không liên hệ đến năm uẩn của kẻ khác. Vậy tánh không đề cập ở đây phải là tâm giải thoát tạm thời nhờ tuệ quán vô ngã, như kinh 43 giải thích. Khi tuệ về vô ngã được nâng lên ngang tầm của đạo lộ thì sẽ đưa đến sự chứng quả Niết-bàn theo khía cạnh Không của nó.
9. MA: Vị ấy tác ý đến một thiền chứng vô sắc bất động.
10. MA: Ðây nói về thiền được dùng làm căn bản cho tuệ giác. Nếu sau khi xuất khỏi thiền căn bản, tâm vị ấy không đi vào Không bằng tuệ quán về năm uẩn của tự thân hay của người, và cũng không thể đạt đến vô sắc bất động, thì vị ấy nên trở về thiền căn bản mà mình đã phát triển được và tác ý đến nó nhiều lần.
11. Theo MA, cho đến điểm này, Phật đã hiển thị sự tu tập để đắc hai đạo lộ đầu tiên là Dự lưu và Nhất lai. Ðoạn này làđể nêu rõ tuệ quán cần thiếtđể đạt đến Bất hoàn đạo mà tột đỉnh là từ bỏ ham muốn dục lạc.
12. Ðoạn này hiển thị tuệ giác cần có để đạt đến A-la- hán đạo, mà tột đỉnh là từ bỏ ngã mạn tôi là.
13. Upaddava cũng có thể dịch là tai họa. MA giải thích rằng Phật dạy đoạn kinh này để nêu lên sự nguy hiểm của độc cư khi người ta chưa hoàn thành mục tiêu của sự sống độc cư. Ðạo sư ở đây là thầy ngoại đạo.
14. MA: Sự xuất gia theo ngoại đạo không đem lại lợi ích bao nhiêu, nên người nào thối thất thì bất quá chỉ mất lợi lạc thuộc thế gian; họ không có đau khổ gì lớn lắm, cũng như người cỡi lừa té thì chỉ bị lấm bụi. Nhưng xuất gia trong Pháp Phật đem lại lợi ích lớn là đạo, quả và Niết- bàn. Bởi thế người nào thối thất trong giáo lý này gặp phải khổ đau lớn, như người té xuống từ lưng voi.
15. Tương phản trong ví dụ này là giữa cái cách người thợ gốm nắm cục đất sét còn ẩm và cách ông nắm đồ gốm đã được nặn từ đất sét ấy. MA giải rộng câu này như sau: Sau khi đã giáo giới rồi thì ta sẽ không im lặng; ta sẽ khuyến cáo, dạy bảo bằng cách liên tục quở trách các ông. Như thợ gốm thử đồ đã nung, đặt sang một bên những cái bị nứt nẻ, có lỗi, và chỉ giữ lại những đồ gốm đã vượt qua cuộc thử thách, cũng vậy ta sẽ giáo giới và khuyến cáo bằng cách thử nghiệm các ông. Người nào trong đây đã đạt đến đạo và quả, thì sẽ chịu đựng được cơn thử thách. MA thêm rằng những thiện đức thế gian cũng được xem là tiêu chuẩn của sự lành mạnh.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
‘Tỷ kheo ưa quần tụ
Khó nếm lạc viễn ly
Lạc độc cư, an tịnh
Khó nếm lạc chính giác.
‘Cũng không thể chứng được
Giải thoát có hạn kỳ
Và giải thoát bất động.
Không một sắc pháp nào
Bị vô thường biến hoại
Mà không gây đau khổ
Cho người ham thích nó.
‘Phật an trú nội không
Không tác ý tướng ngoài
Giữa đồ chúng đủ hạng
Tâm Phật vẫn như nhiên.
Hướng viễn ly độc cư
Xa lìa pháp hữu lậu
Và giảng dạy những lời
Thuần đưa đến viễn ly.
‘Muốn an trú nội không
Trước phải ổn định tâm
Ðắc một thiền căn bản
Từ sơ đến tứ thiền
Rồi tác ý nội không
Hoặc tác ý Ngoại không
Hoặc tác ý Bất động
Nếu trong khi tác ý
Tâm không thấy thích thú
Trong nội không, ngoại không
Cần biết rõ như vậy
Nhập lại thiền căn bản
Rồi lại quán nội không
(Ngoại không, và Bất động)
Cho đến khi thích thú
Hân hoan trong pháp này
Và tâm được giải thoát.
‘Một người đã an trú
Trong chỉ và quán này
Thì trong bốn uy nghi
Tâm không khởi bất thiện
Cũng không có tham ưu.
‘Câu chuyện vị ấy nói
Chỉ liên hệ thiểu dục
Tri túc và viễn ly
Ðộc cư và tinh cần
Giới, định, tuệ, giải thoát
Và giải thoát tri kiến
Tránh những chuyện ngoài đề
‘Lúc vị ấy suy tầm
Chỉ suy tư ly dục
Vô sân và bất hại
Gạt bỏ ra ngoài tâm
Những gì không liên hệ
Ðến viễn ly, ly tham
Tịch diệt và thắng trí
Giác ngộ với Niết-bàn.
‘Ðối năm dục công đức
Sắc thanh hương vị xúc
Vị ấy thường quán sát
Tâm đoạn dục hay chưa.
‘Ðối với năm thủ uẩn
Thường quán sát sinh diệt
Ðể biết mạn tùy miên
Ðã hoàn toàn từ bỏ
Một Thanh văn đệ tử
Nên sống gần bậc thầy
Dù có bị xua đuổi
Ðể được nghe dạy
Pháp Liên hệ đến viễn ly
Ly tham và giải thoát.
‘Vì không tu chỉ quán
Các thầy trò ngoại đạo
Dù có sống độc cư
Cuối cùng gặp phiền lụy
Bởi đồ đệ đoanh vây
Bởi dục tham chi phối
Bị bất thiện tấn công
Trong thời gian vị lai
Không thoát khỏi già chết
Một số tu phạm hạnh
Theo gương đức Thế Tôn
Cũng gặp nguy tương tự
Vì không tu chỉ quán.
‘Chưa an trú nội không
Phiền lụy của vị này
Kết quả bi thảm hơn
Các thầy trò ngoại đạo.
Phật khuyên các tỷ kheo
Ðừng đối xử với Ngài
Với tâm lý thù nghịch
Không theo lời chỉ giáo
Hãy đối xử với Ngài
Bằng tâm lý thân thiện
Nương theo Pháp tu hành
Ðể an lạc dài lâu.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
122. Mahāsuññatasuttaṃ [Mūla]
185. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho Bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kapilavatthuṃ piṇḍāya pāvisi. Kapilavatthusmiṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena kāḷakhemakassa sakkassa vihāro tenupasaṅkami divāvihārāya. Tena kho pana samayena kāḷakhemakassa sakkassa vihāre sambahulāni senāsanāni paññattāni honti. Addasā kho Bhagavā kāḷakhemakassa sakkassa vihāre sambahulāni senāsanāni paññattāni. Disvāna bhagavato etadahosi : ''sambahulāni kho kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni. Sambahulā nu kho idha bhikkhū viharantīti.
186. Tena kho pana samayena āyasmā ānando sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ ghaṭāya sakkassa vihāre cīvarakammaṃ karoti. Atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena ghaṭāya sakkassa vihāro tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho Bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi : ''sambahulāni kho, ānanda, kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni. Sambahulā nu kho ettha bhikkhū viharantīti? ''sambahulāni, bhante, kāḷakhemakassa sakkassa vihāre senāsanāni paññattāni. Sambahulā bhikkhū ettha viharanti. Cīvarakārasamayo no, bhante, vattatīti. ''Na kho, ānanda, bhikkhu sobhati saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṃ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito. So vatānanda, bhikkhu saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṃ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito yaṃ taṃ nekkhammasukhaṃ pavivekasukhaṃ upasamasukhaṃ sambodhisukhaṃ [sambodhasukhaṃ (sī. pī.), sambodhasukhaṃ cittekaggatāsukhaṃ (ka.) upari araṇavibhaṅgasutte pana sambodhisukhantveva dissati] tassa sukhassa nikāmalābhī bhavissati akicchalābhī akasiralābhīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yo ca kho so, ānanda, bhikkhu eko gaṇasmā vūpakaṭṭho viharati tassetaṃ bhikkhuno pāṭikaṅkhaṃ yaṃ taṃ nekkhammasukhaṃ pavivekasukhaṃ upasamasukhaṃ sambodhisukhaṃ tassa sukhassa nikāmalābhī bhavissati akicchalābhī akasiralābhīti : ṭhānametaṃ vijjati. ''So vatānanda, bhikkhu saṅgaṇikārāmo saṅgaṇikarato saṅgaṇikārāmataṃ anuyutto gaṇārāmo gaṇarato gaṇasammudito sāmāyikaṃ vā kantaṃ cetovimuttiṃ upasampajja viharissati asāmāyikaṃ vā akuppanti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Yo ca kho so, ānanda, bhikkhu eko gaṇasmā vūpakaṭṭho viharati tassetaṃ bhikkhuno pāṭikaṅkhaṃ sāmāyikaṃ vā kantaṃ cetovimuttiṃ upasampajja viharissati asāmāyikaṃ vā akuppanti : ṭhānametaṃ vijjati. ''Nāhaṃ, ānanda, ekaṃ rūpampi [ekarūpampi (sī.)] samanupassāmi yattha rattassa yathābhiratassa rūpassa vipariṇāmaññathābhāvā na uppajjeyyuṃ sokaparidevadukkhadomanassūpāyāsā.
187. ''Ayaṃ kho panānanda, vihāro tathāgatena abhisambuddho yadidaṃ : sabbanimittānaṃ amanasikārā ajjhattaṃ suññataṃ upasampajja viharituṃ [viharataṃ (ka. sī.), viharati (syā. kaṃ. ka.)]. Tatra ce, ānanda, tathāgataṃ iminā vihārena viharantaṃ bhavanti [bhagavantaṃ (sī. syā. kaṃ. ka.)] upasaṅkamitāro bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo rājāno rājamahāmattā titthiyā titthiyasāvakā. Tatrānanda, tathāgato vivekaninneneva cittena vivekapoṇena vivekapabbhārena vūpakaṭṭhena nekkhammābhiratena byantībhūtena sabbaso āsavaṭṭhānīyehi dhammehi aññadatthu uyyojanikapaṭisaṃyuttaṃyeva kathaṃ kattā hoti. Tasmātihānanda, bhikkhu cepi ākaṅkheyya : 'ajjhattaṃ suññataṃ upasampajja vihareyyanti, tenānanda, bhikkhunā ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapetabbaṃ sannisādetabbaṃ ekodi kātabbaṃ samādahātabbaṃ.
188. ''Kathañcānanda, bhikkhu ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapeti sannisādeti ekodiṃ karoti [ekodikaroti (sī. syā. kaṃ. pī.)] samādahati? idhānanda, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi - pe - paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati - pe - dutiyaṃ jhānaṃ... tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Evaṃ kho, ānanda, bhikkhu ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapeti sannisādeti ekodiṃ karoti samādahati. So ajjhattaṃ suññataṃ manasi karoti. Tassa ajjhattaṃ suññataṃ manasikaroto suññatāya cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccati . Evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'ajjhattaṃ suññataṃ kho me manasikaroto ajjhattaṃ suññatāya cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṃ manasi karoti - pe - so ajjhattabahiddhā suññataṃ manasi karoti - pe - so āneñjaṃ manasi karoti. Tassa āneñjaṃ manasikaroto āneñjāya cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. Evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'āneñjaṃ kho me manasikaroto āneñjāya cittaṃ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. ''Tenānanda, bhikkhunā tasmiṃyeva purimasmiṃ samādhinimitte ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapetabbaṃ sannisādetabbaṃ ekodi kātabbaṃ samādahātabbaṃ. So ajjhattaṃ suññataṃ manasi karoti. Tassa ajjhattaṃ suññataṃ manasikaroto ajjhattaṃ suññatāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. Evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'ajjhattaṃ suññataṃ kho me manasikaroto ajjhattaṃ suññatāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṃ manasi karoti - pe - so ajjhattabahiddhā suññataṃ manasi karoti - pe - so āneñjaṃ manasi karoti. Tassa āneñjaṃ manasikaroto āneñjāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. Evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'āneñjaṃ kho me manasikaroto āneñjāya cittaṃ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti.
189. ''Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato caṅkamāya cittaṃ namati, so caṅkamati : 'evaṃ maṃ caṅkamantaṃ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantīti . Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato ṭhānāya cittaṃ namati, so tiṭṭhati : 'evaṃ maṃ ṭhitaṃ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantīti. Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato nisajjāya cittaṃ namati, so nisīdati : 'evaṃ maṃ nisinnaṃ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantīti. Itiha tattha sampajāno hoti. Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato sayanāya cittaṃ namati , so sayati : 'evaṃ maṃ sayantaṃ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantīti. Itiha tattha sampajāno hoti. ''Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato kathāya [bhassāya (sī.), bhāsāya (syā. kaṃ. pī.)] cittaṃ namati, so : 'yāyaṃ kathā hīnā gammā pothujjanikā anariyā anatthasaṃhitā na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṃvattati, seyyathidaṃ : rājakathā corakathā mahāmattakathā senākathā bhayakathā yuddhakathā annakathā pānakathā vatthakathā sayanakathā mālākathā gandhakathā ñātikathā yānakathā gāmakathā nigamakathā nagarakathā janapadakathā itthikathā surākathā visikhākathā kumbhaṭṭhānakathā pubbapetakathā nānattakathā lokakkhāyikā samuddakkhāyikā itibhavābhavakathā iti vā iti : evarūpiṃ kathaṃ na kathessāmīti. Itiha tattha sampajāno hoti. Yā ca kho ayaṃ, ānanda, kathā abhisallekhikā cetovinīvaraṇasappāyā [cetovicāraṇasappāyā (sī. syā. kaṃ.), cetovivaraṇasappāyā (pī.)] ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati, seyyathidaṃ : appicchakathā santuṭṭhikathā pavivekakathā asaṃsaggakathā vīriyārambhakathā sīlakathā samādhikathā paññākathā vimuttikathā vimuttiñāṇadassanakathā iti : 'evarūpiṃ kathaṃ kathessāmīti. Itiha tattha sampajāno hoti. ''Tassa ce, ānanda, bhikkhuno iminā vihārena viharato vitakkāya cittaṃ namati, so : 'ye te vitakkā hīnā gammā pothujjanikā anariyā anatthasaṃhitā na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṃvattanti, seyyathidaṃ : kāmavitakko byāpādavitakko vihiṃsāvitakko iti evarūpe vitakke [evarūpena vitakkena (sī. syā. kaṃ. ka.)] na vitakkessāmīti. Itiha tattha sampajāno hoti. Ye ca kho ime, ānanda, vitakkā ariyā niyyānikā niyyanti takkarassa sammādukkhakkhayāya, seyyathidaṃ : nekkhammavitakko abyāpādavitakko avihiṃsāvitakko iti : 'evarūpe vitakke [evarūpena vitakkena (ka.)] vitakkessāmīti. Itiha tattha sampajāno hoti.
190. ''Pañca kho ime, ānanda, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā... ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, ānanda, pañca kāmaguṇā yattha bhikkhunā abhikkhaṇaṃ sakaṃ cittaṃ paccavekkhitabbaṃ : 'atthi nu kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṃ vā aññatarasmiṃ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāroti? sace, ānanda, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ pajānāti : 'atthi kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṃ vā aññatarasmiṃ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāroti, evaṃ santametaṃ [evaṃ santaṃ (aṭṭha0)], ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'yo kho imesu pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo so me nappahīnoti. Itiha tattha sampajāno hoti. Sace panānanda, bhikkhu paccavekkhamāno evaṃ pajānāti : 'natthi kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṃ vā aññatarasmiṃ vā āyatane uppajjati cetaso samudācāroti, evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'yo kho imesu pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo so me pahīnoti. Itiha tattha sampajāno hoti.
191. ''Pañca kho ime, ānanda, upādānakkhandhā yattha bhikkhunā udayabbayānupassinā vihātabbaṃ : 'iti rūpaṃ iti rūpassa samudayo iti rūpassa atthaṅgamo, iti vedanā... iti saññā... iti saṅkhārā... iti viññāṇaṃ iti viññāṇassa samudayo iti viññāṇassa atthaṅgamoti. Tassa imesu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassino viharato yo pañcasu upādānakkhandhesu asmimāno so pahīyati. Evaṃ santametaṃ, ānanda, bhikkhu evaṃ pajānāti : 'yo kho imesu pañcasu upādānakkhandhesu asmimāno so me pahīnoti. Itiha tattha sampajāno hoti. Ime kho te, ānanda, dhammā ekantakusalā kusalāyātikā [dhammā ekantakusalāyatikā (sabbattha) aṭṭhakathāṭīkā oloketabbā] ariyā lokuttarā anavakkantā pāpimatā. Taṃ kiṃ maññasi, ānanda, kaṃ atthavasaṃ sampassamāno arahati sāvako satthāraṃ anubandhituṃ api paṇujjamānoti [api panujjamānopīti (ka. sī.), api payujjamānoti (syā. kaṃ. pī.)]? ''bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā . Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantīti.
192. ''Na kho, ānanda, arahati sāvako satthāraṃ anubandhituṃ, yadidaṃ suttaṃ geyyaṃ veyyākaraṇaṃ tassa hetu [veyyākaraṇassa hetu (ka.)]. Taṃ kissa hetu? dīgharattassa [dīgharattaṃ + assāti padacchedo] hi te, ānanda, dhammā sutā dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. Yā ca kho ayaṃ, ānanda, kathā abhisallekhikā cetovinīvaraṇasappāyā ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati, seyyathidaṃ : appicchakathā santuṭṭhikathā pavivekakathā asaṃsaggakathā vīriyārambhakathā sīlakathā samādhikathā paññākathā vimuttikathā vimuttiñāṇadassanakathā : evarūpiyā kho, ānanda, kathāya hetu arahati sāvako satthāraṃ anubandhituṃ api paṇujjamāno. ''Evaṃ sante kho, ānanda, ācariyūpaddavo hoti, evaṃ sante antevāsūpaddavo hoti, evaṃ sante brahmacārūpaddavo hoti.
193. ''Kathañcānanda, ācariyūpaddavo hoti? idhānanda, ekacco satthā vivittaṃ senāsanaṃ bhajati araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanapatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti [anvāvaṭṭanti (sī. syā. kaṃ. pī.)] brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca mucchaṃ nikāmayati [mucchati kāmayati (sī. pī.) aṭṭhakathāyaṃ pana na tathā dissati], gedhaṃ āpajjati, āvattati bāhullāya. Ayaṃ vuccatānanda, upaddavo [upadduto (sī. pī.)] ācariyo. Ācariyūpaddavena avadhiṃsu naṃ pāpakā akusalā dhammā saṃkilesikā ponobbhavikā [ponobhavikā (sī. pī.)] sadarā dukkhavipākā āyatiṃ jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, ānanda, ācariyūpaddavo hoti.
194. ''Kathañcānanda, antevāsūpaddavo hoti? tasseva kho panānanda, satthu sāvako tassa satthu vivekamanubrūhayamāno vivittaṃ senāsanaṃ bhajati araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanapatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ. Tassa tathāvūpakaṭṭhassa viharato anvāvattanti brāhmaṇagahapatikā negamā ceva jānapadā ca. So anvāvattantesu brāhmaṇagahapatikesu negamesu ceva jānapadesu ca mucchaṃ nikāmayati, gedhaṃ āpajjati, āvattati bāhullāya. Ayaṃ vuccatānanda, upaddavo antevās
122. Mahāsuññatasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
185. Evaṃ me sutanti mahāsuññatasuttaṃ. Tattha kāḷakhemakassāti chavivaṇṇena so kāḷo, khemakoti panassa nāmaṃ. Vihāroti tasmiṃyeva nigrodhārāme ekasmiṃ padese pākārena parikkhipitvā dvārakoṭṭhakaṃ māpetvā haṃsavaṭṭakādisenāsanāni ceva maṇḍalamāḷabhojanasālādīni ca patiṭṭhapetvā kato vihāro. Sambahulāni senāsanānīti mañco pīṭhaṃ bhisibimbohanaṃ taṭṭikā cammakhaṇḍo tiṇasanthāro paṇṇasanthāro palālasanthārotiādīni paññattāni honti, mañcena mañcaṃ…pe… palālasanthāreneva palālasanthāraṃ āhacca ṭhapitāni, gaṇabhikkhūnaṃ vasanaṭṭhānasadisaṃ ahosi.
Sambahulā nu khoti bhagavato bodhipallaṅkeyeva sabbakilesānaṃ samugghāṭitattā saṃsayo nāma natthi, vitakkapubbabhāgā pucchā, vitakkapubbabhāge cāyaṃ nukāro nipātamatto. Pāṭimatthakaṃ gacchante avinicchito nāma na hoti. Ito kira pubbe bhagavatā dasa dvādasa bhikkhū ekaṭṭhāne vasantā na diṭṭhapubbā.
Athassa etadahosi – gaṇavāso nāmāyaṃ vaṭṭe āciṇṇasamāciṇṇo nadīotiṇṇaudakasadiso, nirayatiracchānayonipettivisayāsurakāyesupi, manussaloka-devalokabrahmalokesupi gaṇavāsova āciṇṇo. Dasayojanasahasso hi nirayo tipucuṇṇabharitā nāḷi viya sattehi nirantaro, pañcavidhabandhanakammakāraṇakaraṇaṭṭhāne sattānaṃ pamāṇaṃ vā paricchedo vā natthi, tathā vāsīhi tacchanādiṭhānesu, iti gaṇabhūtāva paccanti. Tiracchānayoniyaṃ ekasmiṃ vammike upasikānaṃ pamāṇaṃ vā paricchedo vā natthi, tathā ekekabilādīsupi kipillikādīnaṃ. Tiracchānayoniyampi gaṇavāsova. Petanagarāni ca gāvutikāni aḍḍhayojanikānipi petabharitāni honti. Evaṃ pettivisayepi gaṇavāsova. Asurabhavanaṃ dasayojanasahassaṃ kaṇṇe pakkhittasūciyā kaṇṇabilaṃ viya hoti. Iti asurakāyepi gaṇavāsova. Manussaloke sāvatthiyaṃ sattapaṇṇāsa kulasatasahassāni, rājagahe anto ca bahi ca aṭṭhārasa manussakoṭiyo vasiṃsu. Evaṃ aññesupi ṭhānesūti manussalokepi gaṇavāsova. Bhummadevatā ādiṃ katvā devalokabrahmalokesupi gaṇavāsova. Ekekassa hi devaputtassa aḍḍhatiyā nāṭakakoṭiyo honti, navapi koṭiyo honti, ekaṭṭhāne dasasahassāpi brahmāno vasanti.
Tato cintesi – ‘‘mayā satasahassakappādhikāni cattāri asaṅkhyeyyāni gaṇavāsaviddhaṃsanatthaṃ dasa pāramiyo pūritā, ime ca bhikkhū ito paṭṭhāyeva gaṇaṃ bandhitvā gaṇābhiratā jātā ananucchavikaṃ karontī’’ti. So dhammasaṃvegaṃ uppādetvā puna cintesi – ‘‘sace ‘ekaṭṭhāne dvīhi bhikkhūhi na vasitabba’nti sakkā bhaveyya sikkhāpadaṃ paññapetuṃ, sikkhāpadaṃ paññāpeyyaṃ, na kho panetaṃ sakkā. Handāhaṃ mahāsuññatāpaṭipattiṃ nāma suttantaṃ desemi, yaṃ sikkhākāmānaṃ kulaputtānaṃ sikkhāpadapaññatti viya nagaradvāre nikkhittasabbakāyikaādāso viya ca bhavissati. Tato yathā nāmekasmiṃ ādāse khattiyādayo attano vajjaṃ disvā taṃ pahāya anavajjā honti, evamevaṃ mayi parinibbutepi pañcavassasahassāni imaṃ suttaṃ āvajjitvā gaṇaṃ vinodetvā ekībhāvābhiratā kulaputtā vaṭṭadukkhassa antaṃ karissantī’’ti. Bhagavato ca manorathaṃ pūrentā viya imaṃ suttaṃ āvajjitvā gaṇaṃ vinodetvā vaṭṭadukkhaṃ khepetvā parinibbutā kulaputtā gaṇanapathaṃ vītivattā. Vālikapiṭṭhivihārepi hi ābhidhammikaabhayatthero nāma vassūpanāyikasamaye sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ imaṃ suttaṃ sañjhāyitvā ‘‘sammāsambuddho evaṃ kāreti, mayaṃ kiṃ karomā’’ti āha. Te sabbepi antovasse gaṇaṃ vinodetvā ekībhāvābhiratā arahattaṃ pāpuṇiṃsu. Gaṇabhedanaṃ nāma idaṃ suttanti.
186. Ghaṭāyāti evaṃnāmakassa sakkassa. Vihāreti ayampi vihāro nigrodhārāmasseva ekadese kāḷakhemakassa vihāro viya katoti veditabbo. Cīvarakammanti jiṇṇamalinānaṃ aggaḷaṭṭhānuppādanadhovanādīhi kataparibhaṇḍampi, cīvaratthāya uppannavatthānaṃ vicāraṇasibbanādīhi akataṃ saṃvidhānampi vaṭṭati, idha pana akataṃ saṃvidhānaṃ adhippetaṃ. Manussā hi ānandattherassa cīvarasāṭake adaṃsu. Tasmā thero sambahule bhikkhū gahetvā tattha cīvarakammaṃ akāsi. Tepi bhikkhū pātova sūcipāsakassa paññāyanakālato paṭṭhāya nisinnā apaññāyanakāle uṭṭhahanti. Sūcikamme niṭṭhiteyeva senāsanāni saṃvidahissāmāti na saṃvidahiṃsu. Cīvarakārasamayo noti thero kira cintesi – ‘‘addhā etehi bhikkhūhi na paṭisāmitāni senāsanāni, bhagavatā ca diṭṭhāni bhavissanti. Iti anattamano satthā suṭṭhu niggahetukāmo, imesaṃ bhikkhūnaṃ upatthambho bhavissāmī’’ti; tasmā evamāha. Ayaṃ panettha adhippāyo – ‘‘na, bhante, ime bhikkhū kammārāmā eva, cīvarakiccavasena pana evaṃ vasantī’’ti.
Na kho, ānandāti, ānanda, kammasamayo vā hotu akammasamayo vā, cīvarakārasamayo vā hotu acīvarakārasamayo vā, atha kho saṅgaṇikārāmo bhikkhu na sobhatiyeva. Mā tvaṃ anupatthambhaṭṭhāne upatthambho ahosīti. Tattha saṅgaṇikāti sakaparisasamodhānaṃ. Gaṇoti nānājanasamodhānaṃ. Iti saṅgaṇikārāmo vā hotu gaṇārāmo vā, sabbathāpi gaṇabāhullābhirato gaṇabandhanabaddho bhikkhu na sobhati. Pacchābhatte pana divāṭṭhānaṃ sammajjitvā sudhotahatthapādo mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā ekārāmatamanuyutto bhikkhu buddhasāsane sobhati. Nekkhammasukhanti kāmato nikkhantassa sukhaṃ. Pavivekasukhampi kāmapavivekasukhameva. Rāgādīnaṃ pana vūpasamatthāya saṃvattatīti upasamasukhaṃ. Maggasambodhatthāya saṃvattatīti sambodhisukhaṃ. Nikāmalābhīti kāmalābhī icchitalābhī. Akicchalābhīti adukkhalābhī. Akasiralābhīti vipulalābhī.
Sāmāyikanti appitappitasamaye kilesehi vimuttaṃ. Kantanti manāpaṃ. Cetovimuttinti rūpārūpāvacaracittavimuttiṃ. Vuttañhetaṃ – ‘‘cattāri ca jhānāni catasso ca arūpasamāpattiyo, ayaṃ sāmāyiko vimokkho’’ti (paṭi. ma. 1.213). Asāmāyikanti na samayavasena kilesehi vimuttaṃ, atha kho accantavimuttaṃ lokuttaraṃ vuttaṃ. Vuttañhetaṃ – ‘‘cattāro ca ariyamaggā cattāri ca sāmaññaphalāni, ayaṃ asāmāyiko vimokkho’’ti. Akuppanti kilesehi akopetabbaṃ.
Ettāvatā kiṃ kathitaṃ hoti? Saṅgaṇikārāmo bhikkhu gaṇabandhanabaddho neva lokiyaguṇaṃ, na ca lokuttaraguṇaṃ nibbattetuṃ sakkoti, gaṇaṃ vinodetvā pana ekābhirato sakkoti. Tathā hi vipassī bodhisatto caturāsītiyā pabbajitasahassehi parivuto satta vassāni vicaranto sabbaññuguṇaṃ nibbattetuṃ nāsakkhi, gaṇaṃ vinodetvā sattadivase ekībhāvābhirato bodhimaṇḍaṃ āruyha sabbaññuguṇaṃ nibbattesi. Amhākaṃ bodhisatto pañcavaggiyehi saddhiṃ chabbassāni vicaranto sabbaññuguṇaṃ nibbattetuṃ nāsakkhi, tesu pakkantesu ekībhāvābhirato bodhimaṇḍaṃ āruyha sabbaññuguṇaṃ nibbattesi.
Evaṃ saṅgaṇikārāmassa guṇādhigamābhāvaṃ dassetvā idāni dosuppattiṃ dassento nāhaṃ ānandātiādimāha. Tattha rūpanti sarīraṃ. Yattha rattassāti yasmiṃ rūpe rāgavasena rattassa. Na uppajjeyyunti yasmiṃ rūpe rattassa na uppajjeyyuṃ, taṃ rūpaṃ na samanupassāmi, atha kho sāriputtamoggallānānaṃ dasabalasāvakattupagamanasaṅkhātena aññathābhāvena sañcayassa viya, upāligahapatino aññathābhāvena nāṭaputtassa viya, piyajātikasutte seṭṭhiādīnaṃ viya ca uppajjantiyeva.
187. Ayaṃ kho panānandāti ko anusandhi? Sace hi koci dubbuddhī navapabbajito vadeyya – ‘‘sammāsambuddho khettaṃ paviṭṭhā gāviyo viya amheyeva gaṇato nīharati, ekībhāve niyojeti, sayaṃ pana rājarājamahāmattādīhi parivuto viharatī’’ti, tassa vacanokāsupacchedanatthaṃ – ‘‘cakkavāḷapariyantāya parisāya majjhe nisinnopi tathāgato ekakovā’’ti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Tattha sabbanimittānanti rūpādīnaṃ saṅkhanimittānaṃ. Ajjhattanti visayajjhattaṃ. Suññatanti suññataphalasamāpattiṃ. Tatra ceti upayogatthe bhummaṃ, taṃ ceti vuttaṃ hoti. Puna tatrāti tasmiṃ parisamajjhe ṭhito. Vivekaninnenāti nibbānaninnena. Byantībhūtenāti āsavaṭṭhānīyadhammehi vigatantena nissaṭena visaṃyuttena. Uyyojanikapaṭisaṃyuttanti gacchatha tumheti evaṃ uyyojanikena vacanena paṭisaṃyuttaṃ.
Kāya pana velāya bhagavā evaṃ katheti? Pacchābhattakiccavelāya, vā purimayāmakiccavelāya vā. Bhagavā hi pacchābhatte gandhakuṭiyaṃ sīhaseyyaṃ kappetvā vuṭṭhāya phalasamāpattiṃ appetvā nisīdati. Tasmiṃ samaye dhammassavanatthāya parisā sannipatanti. Atha bhagavā kālaṃ viditvā gandhakuṭito nikkhamitvā buddhāsanavaragato dhammaṃ desetvā bhesajjatelapākaṃ gaṇhanto viya kālaṃ anatikkamitvā vivekaninnena cittena parisaṃ uyyojeti. Purimayāmepi ‘‘abhikkantā kho vāseṭṭhā ratti, yassa dāni kālaṃ maññathā’’ti (dī. ni. 3.299) evaṃ uyyojeti. Buddhānañhi bodhipattito paṭṭhāya dve pañcaviññāṇānipi nibbānaninnāneva. Tasmātihānandāti yasmā suññatāvihāro santo paṇīto, tasmā.
188. Ajjhattamevāti gocarajjhattameva. Ajjhattaṃ suññatanti idha niyakajjhattaṃ, attano pañcasu khandhesu nissitanti attho. Sampajāno hotīti kammaṭṭhānassa asampajjanabhāvajānanena sampajāno. Bahiddhāti parassa pañcasu khandhesu. Ajjhattabahiddhāti kālena ajjhattaṃ kālena bahiddhā. Āneñjanti ubhatobhāgavimutto bhavissāmāti āneñjaṃ arūpasamāpattiṃ manasi karoti.
Tasmiṃyeva purimasminti pādakajjhānaṃ sandhāya vuttaṃ. Apaguṇapādakajjhānato vuṭṭhitassa hi ajjhattaṃ suññataṃ manasikaroto tattha cittaṃ na pakkhandati. Tato ‘‘parassa santāne nu kho katha’’nti bahiddhā manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. Tato – ‘‘kālena attano santāne, kālena parassa santāne nu kho katha’’nti ajjhattabahiddhā manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. Tato ubhatobhāgavimutto hotukāmo ‘‘arūpasamāpattiyaṃ nu kho katha’’nti āneñjaṃ manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. Idāni – ‘‘na me cittaṃ pakkhandatīti vissaṭṭhavīriyena upaṭṭhākādīnaṃ pacchato na caritabbaṃ, pādakajjhānameva pana sādhukaṃ punappunaṃ manasikātabbaṃ. Evamassa rukkhe chindato pharasumhi avahante puna nisitaṃ kāretvā chindantassa chijjesu pharasu viya kammaṭṭhāne manasikāro vahatī’’ti dassetuṃ tasmiṃyevātiādimāha. Idānissa evaṃ paṭipannassa yaṃ yaṃ manasi karoti, tattha tattha manasikāro sampajjatīti dassento pakkhandatīti āha.
189. Iminā vihārenāti iminā samathavipassanāvihārena. Itiha tattha sampajānoti iti caṅkamantopi tasmiṃ kammaṭṭhāne sampajjamāne ‘‘sampajjati me kammaṭṭhāna’’nti jānanena sampajāno hoti. Sayatīti nipajjati. Ettha kañci kālaṃ caṅkamitvā – ‘‘idāni ettakaṃ kālaṃ caṅkamituṃ sakkhissāmī’’ti ñatvā iriyāpathaṃ ahāpetvā ṭhātabbaṃ. Esa nayo sabbavāresu. Na kathessāmīti, itiha tatthāti evaṃ na kathessāmīti jānanena tattha sampajānakārī hoti.
Puna dutiyavāre evarūpiṃ kathaṃ kathessāmīti jānanena sampajānakārī hoti, imassa bhikkhuno samathavipassanā taruṇāva, tāsaṃ anurakkhaṇatthaṃ –
‘‘Āvāso gocaro bhassaṃ, puggalo atha bhojanaṃ;
Utu iriyāpatho ceva, sappāyo sevitabbako’’ti.
Satta sappāyāni icchitabbāni. Tesaṃ dassanatthamidaṃ vuttaṃ. Vitakkavāresu avitakkanassa ca vitakkanassa ca jānanena sampajānatā veditabbā.
190. Iti vitakkapahānena dve magge kathetvā idāni tatiyamaggassa vipassanaṃ ācikkhanto pañca kho ime, ānanda, kāmaguṇātiādimāha. Āyataneti tesuyeva kāmaguṇesu kismiñcideva kilesuppattikāraṇe. Samudācāroti samudācaraṇato appahīnakileso. Evaṃ santanti evaṃ vijjamānameva. Sampajānoti kammaṭṭhānassa asampattijānanena sampajāno. Dutiyavāre evaṃ santametanti evaṃ sante etaṃ. Sampajānoti kammaṭṭhānasampattijānanena sampajāno. Ayañhi ‘‘pahīno nu kho me pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo no’’ti paccavekkhamāno apahīnabhāvaṃ ñatvā vīriyaṃ paggahetvā taṃ anāgāmimaggena samugghāṭeti, tato maggānantaraṃ phalaṃ, phalato vuṭṭhāya paccavekkhamāno pahīnabhāvaṃ jānāti, tassa jānanena ‘‘sampajāno hotī’’ti vuttaṃ.
191. Idāni arahattamaggassa vipassanaṃ ācikkhanto pañca kho ime, ānanda, upādānakkhandhātiādimāha. Tattha so pahīyatīti rūpe asmīti māno asmīti chando asmīti anusayo pahīyati. Tathā vedanādīsu sampajānatā vuttanāyeneva veditabbā.
Ime kho te, ānanda, dhammāti heṭṭhā kathite samathavipassanāmaggaphaladhamme sandhāyāha. Kusalāyatikāti kusalato āgatā. Kusalā hi kusalāpi honti kusalāyatikāpi, seyyathidaṃ, paṭhamajjhānaṃ kusalaṃ, dutiyajjhānaṃ kusalañceva kusalāyatikañca…pe… ākiñcaññāyatanaṃ kusalaṃ, nevasaññānāsaññāyatanaṃ kusalañceva kusalāyatikañca, nevasaññānāsaññāyatanaṃ kusalaṃ, sotāpattimaggo kusalo ceva kusalāyatiko ca…pe… anāgāmimaggo kusalo, arahattamaggo kusalo ceva kusalāyatiko ca. Tathā paṭhamajjhānaṃ kusalaṃ, taṃsampayuttakā dhammā kusalā ceva kusalāyatikā ca…pe… arahattamaggo kusalo, taṃsampayuttakā dhammā kusalā ceva kusalāyatikā ca.
Ariyāti nikkilesā visuddhā. Lokuttarāti loke uttarā visiṭṭhā. Anavakkantā pāpimatāti pāpimantena mārena anokkantā. Vipassanāpādakā aṭṭha samāpattiyo appetvā nisinnassa hi bhikkhuno cittaṃ māro na passati, ‘‘idaṃ nāma ārammaṇaṃ nissāya saṃvattatī’’ti jātituṃ na sakkoti. Tasmā ‘‘anavakkantā’’ti vuttaṃ.
Taṃ kiṃ maññasīti idaṃ kasmā āha? Gaṇepi eko ānisaṃso atthi, taṃ dassetuṃ idamāha. Anubandhitunti anugacchituṃ paricarituṃ.
Na kho, ānandāti ettha kiñcāpi bhagavatā – ‘‘sutāvudho, bhikkhave, ariyasāvako akusalaṃ pajahati, kusalaṃ bhāveti, sāvajjaṃ pajahati, anavajjaṃ bhāveti, suddhaṃ attānaṃ pariharatī’’ti (a. ni. 7.67) bahussuto pañcāvudhasampanno yodho viya kato. Yasmā pana so sutapariyattiṃ uggahetvāpi tadanucchavikaṃ anulomapaṭipadaṃ na paṭipajjati, na tassa taṃ āvudhaṃ hoti. Yo paṭipajjati, tasseva hoti. Tasmā etadatthaṃ anubandhituṃ nārahatīti dassento na kho, ānandāti āha.
Idāni yadatthaṃ anubandhitabbo, taṃ dassetuṃ yā ca khotiādimāha. Iti imasmiṃ sutte tīsu ṭhānesu dasa kathāvatthūni āgatāni. ‘‘Iti evarūpaṃ kathaṃ kathessāmī’’ti sappāyāsappāyavasena āgatāni, ‘‘yadidaṃ suttaṃ geyya’’nti ettha sutapariyattivasena āgatāni, imasmiṃ ṭhāne paripūraṇavasena āgatāni. Tasmā imasmiṃ sutte dasa kathāvatthūni kathentena imasmiṃ ṭhāne ṭhatvā kathetabbāni.
Idāni yasmā ekaccassa ekakassa viharatopi attho na sampajjati, tasmā taṃ sandhāya ekībhāve ādīnavaṃ dassento evaṃ sante kho, ānandātiādimāha. Tattha evaṃ santeti evaṃ ekībhāve sante.
193. Satthāti bāhirako titthakarasatthā. Anvāvattantīti anuāvattanti upasaṅkamanti. Mucchaṃ kāmayatīti mucchanataṇhaṃ pattheti, pavattetīti attho. Ācariyūpaddavenāti abbhantare uppannena kilesūpaddavena ācariyassupaddavo. Sesupaddavesupi eseva nayo. Avadhiṃsu nanti mārayiṃsu naṃ. Etena hi guṇamaraṇaṃ kathitaṃ.
Vinipātāyāti suṭṭhu nipatanāya. Kasmā pana brahmacārupaddavova – ‘‘dukkhavipākataro ca kaṭukavipākataro ca vinipātāya ca saṃvattatī’’ti vuttoti. Bāhirapabbajjā hi appalābhā, tattha mahanto nibbattetabbaguṇo natthi, aṭṭhasamāpattipañcābhiññāmattakameva hoti. Iti yathā gadrabhapiṭṭhito patitassa mahantaṃ dukkhaṃ na hoti, sarīrassa paṃsumakkhanamattameva hoti, evaṃ bāhirasamaye lokiyaguṇamattatova parihāyati, tena purimaṃ upaddavadvayaṃ na evaṃ vuttaṃ. Sāsane pana pabbajjā mahālābhā, tattha cattāro maggā cattāri phalāni nibbānanti mahantā adhigantabbaguṇā. Iti yathā ubhato sujāto khattiyakumāro hatthikkhandhavaragato nagaraṃ anusañcaranto hatthikkhandhato patito mahādukkhaṃ nigacchati, evaṃ sāsanato parihāyamāno navahi lokuttaraguṇehi parihāyati. Tenāyaṃ brahmacārupaddavo evaṃ vutto.
196. Tasmāti yasmā sesupaddavehi brahmacārupaddavo dukkhavipākataro, yasmā vā sapattapaṭipattiṃ vītikkamanto dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya saṃvattati, mittapaṭipatti hitāya, tasmā. Evaṃ uparimenapi heṭṭhimenapi atthena yojetabbaṃ. Mittavatāyāti mittapaṭipattiyā. Sapattavatāyāti verapaṭipattiyā.
Vokkamma ca satthusāsanāti dukkaṭadubbhāsitamattampi hi sañcicca vītikkamanto vokkamma vattati nāma. Tadeva avītikkamanto na vokkamma vattati nāma.
Na vo ahaṃ, ānanda, tathā parakkamissāmīti ahaṃ tumhesu tathā na paṭipajjissāmi. Āmaketi apakke. Āmakamatteti āmake nātisukkhe bhājane. Kumbhakāro hi āmakaṃ nātisukkhaṃ apakkaṃ ubhohi hatthehi saṇhikaṃ gaṇhāti ‘‘mā bhijjatū’’ti. Iti yathā kumbhakāro tattha paṭipajjati, nāhaṃ tumhesu tathā paṭipajjissāmi. Niggayha niggayhāti sakiṃ ovaditvā tuṇhī na bhavissāmi, niggaṇhitvā niggaṇhitvā punappunaṃ ovadissāmi anusāsissāmi. Pavayha pavayhāti dose pavāhetvā pavāhetvā. Yathā pakkabhājanesu kumbhakāro bhinnachinnajajjarāni pavāhetvā ekato katvā supakkāneva ākoṭetvā ākoṭetvā gaṇhāti, evameva ahampi pavāhetvā pavāhetvā punappunaṃ ovadissāmi anusāsissāmi. Yo sāro so ṭhassatīti evaṃ vo mayā ovadiyamānānaṃ yo maggaphalasāro, so ṭhassati. Apica lokiyaguṇāpi idha sārotveva adhippetā. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Mahāsuññatasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.