- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Trụ Trì: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Web: chuaphapluan.com
- Xem bản đồ
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya
Bài học ngày 16.3.2021
124. Kinh Bạc-Câu-La (Bakkula Sutta)
HIẾM CÓ KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ
Bakkula có nghĩa là “hai gia đình” nên cũng có thể gọi kinh nầy là “Kinh Nhị Gia Tôn Giả” vì đề cập đến một vị trưởng lão đệ tử Phật khi còn ấu nhi được cứu từ bụng cá. Gia đình cha mẹ ruột đồng ý để người cứu con mình nuôi dưỡng đứa con bị nạn nên Ngài lớn lên trong sự quan tâm thương yêu cả hai bên. Cả hai gia đình đều là quý tộc giàu có. Những điều kỳ lạ về vị nầy không phải chỉ có vậy. Ngài sống đời cư sĩ tám mươi năm với sức khoẻ khang kiện trọng bối cảnh sung túc. Rồi đi xuất gia theo Phật làm tỳ kheo tám mươi năm nữa. Đức Phật xác chứng Ngài là bậc thinh văn đệ nhất về khang kiện thể lực. Sống lâu đến mức mà câu chuyện về đời vị tôn giả, bài kinh nầy, được ghi rõ là đưa vào Tam Tạng vào lần Trùng Tuyên Giáo Điển lần II tại Vesālī.
596. Một cuộc đời với nhiều chuyện hy hữu
Ngoài thân thế đặc biệt, Ngài có có những điểm được ghi nhận là “vô cùng hiếm có” của một vị thánh đệ tử Phật. Những điều nầy không nhất thiết là mẫu mực tiêu biểu của một tỳ kheo nhưng lại là những điều hãn hữu. Bài kinh nầy cũng đặc biệt hơn các bài kinh khác là có những chú thích trực tiếp của chư vị a xà lê kết tập được ghi thẳng vào chánh văn.
Như vầy tôi nghe:
Một thời Tôn giả Bakkula trú ở Rājagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các loài sóc (Kalandakanivāpa). Rồi lõa thể Kassapa, một người bạn trước kia của Tôn giả Bakkula khi còn là cư sĩ, đi đến Tôn giả Bakkula, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Bakkula những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, lõa thể Kassapa nói với Tôn giả Bakkula:
-- Này Hiền giả Bakkula, Bạn xuất gia đã bao lâu?
-- Ðã được tám mươi năm, này Hiền giả, từ khi tôi xuất gia.
-- Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả hành dâm dục?
-- Hiền giả Kassapa, chớ có hỏi tôi như vậy: "Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiều lần Hiền giả hành dâm dục!" Hiền giả Kassapa, hãy hỏi tôi như sau: "Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần Hiền giả khởi lên dục tưởng?"
-- Hiền giả Bakkula, trong tám mươi năm ấy, đã bao nhiêu lần, Hiền giả khởi lên dục tưởng?
-- Hiền giả Kassapa, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy, có dục tưởng khởi lên.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có dục tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có sân tưởng, có hại tưởng khởi lên.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có sân tưởng, có hại tưởng khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy dục tầm nào khởi lên.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thây sân tầm, hại tầm, nào khởi lên.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có thâu nhận y của cư sĩ.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có cắt y với con dao.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y với cây kim.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm trừ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có nhuộm y với thuốc nhuộm
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y kathina.
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có may y cho các vị đồng Phạm hạnh... có nhận lời mời ăn... có khởi lên tâm như sau: "Mong rằng có người mời tôi ăn".
-- (Vì rằng Tôn giả... một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không nhận thấy có ngồi trong nhà.. có ngồi ăn trong nhà... có ghi nhận chi tiết các tướng đặc biệt của nữ nhân... có thuyết pháp cho nữ nhân cho đến câu kệ bốn câu... có đi đến trú phòng Tỷ-kheo-ni... có thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni.... Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho học pháp nữ... Tôi không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula trong tám mươi năm không nhận thấy có thuyết pháp cho Sa-di-ni, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Này Hiền giả, trong tám mươi năm từ khi tôi xuất gia, tôi không bao giờ nhận thấy có xuất gia (cho ai).. có thọ đại giới (cho ai).. có nhận làm y chỉ (cho ai)... tôi không bao giờ nhận thấy có Sa-di hầu hạ... có tắm trong nhà tắm... có tắm thoa bột Cunna.. có nhờ đồng Phạm hạnh xoa bóp chân tay.. tôi không bao giờ nhận thấy có bệnh khởi lên, dầu cho một chốc lát.. có mang theo y dược cho đến một miếng nhỏ từ cây a-li-lặc vàng (harītakīkhaṇḍa)... nằm dựa vào tấm gỗ dựa... nằm dài xuống ngủ... đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula, trong tám mươi năm không nhận thấy có đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
-- Vừa đúng trong bảy ngày, này Hiền giả, còn uế nhiễm, tôi đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám, chánh trí khởi lên.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula vừa đúng trong bảy ngày, còn uế nhiễm, đã ăn đồ ăn của nội địa, rồi đến ngày thứ tám chánh trí khởi lên, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula. Thưa Hiền giả Bakkula, hãy cho tôi xuất gia trong pháp luật này, hãy cho tôi thọ đại giới).
Rồi lõa thể Kassapa được xuất gia trong pháp và luật này, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa, an trú độc cư, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu với thượng trí tự mình chứng ngộ, chứng đắc và an trú ngay trong hiện tại vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích ấy các Thiện nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Vị ấy biết "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì cần làm sẽ làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". Và Tôn giả Kassapa trở thành một A-la-hán nữa.
Rồi Tôn giả Bakkula, sau một thời gian, cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau:
-- Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula cầm chìa khóa, đi từ trú xứ này đến trú xứ khác và nói như sau: "Chư Tôn giả hãy đi ra! Chư Tôn giả hãy đi ra! Hôm nay tôi sẽ nhập Niết-bàn"; chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
Rồi Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn.
-- (Vì rằng Tôn giả Bakkula ngồi giữa chúng Tỷ-kheo nhập Niết-bàn, chúng tôi thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula).
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 124 [tóm tắt]
Kinh Bạc-Câu-La
(Bakkula Sutta)
(M.iii, 124)
Kinh này đề cập mười lăm điều hy hữu của Tôn giả Bạc-câu-la, do những vị kết tập kinh điển ghi nhận từ cuộc đối thoại giữa Tôn giả Bakkula và Loã thể Kassapa.
1. Trong 80 năm xuất gia, Tôn giả Bakkula không bao giờ khởi lên dục tưởng.
2. Không bao giờ khởi lên sân tưởng, hại tưởng. 3. Không bao giờ khởi dục tầm.
3. Không bao giờ khởi lên sân tầm, hại tầm.
4. Không bao giờ thâu nhận y của cư sĩ cúng.
5. Không bao giờ cắt y với con dao.
6. Không may với kim.
7. Không nhuộm y với thuốc nhuộm.
8. Không may y Kathina.
9. Không may y cho các vị đồng Phạm hạnh, không nhận lời mời ăn, không khởi tâm mong mỏi được mời.
10.Không bao giờ ngồi ăn trong nhà, không chú ý các chi tiết về phụ nữ, không thuyết pháp cho phụ nữ, hay đến chỗ ở Tỷ-kheo-ni, thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni, cho chánh học nữ, sa-di-ni.
11.Không bao giờ xuất gia, thọ đại giới, nhận làm y chỉ cho ai. Không bao giờ có sa di hầu hạ, không tắm trong nhà tắm, thoa bột cunna, nhờ bạn thoa bóp, không bao giờ có bệnh, không mang theo y dược, không bao giờ nằm dựa vào tấm gỗ dựa hay nằm dài xuống ngủ, không an cư gần làng mạc.
12.Trong bảy ngày còn uế nhiễm, ăn đồ tín thí, đến ngày thứ 8, vị ấy đạt chánh trí.
13.Khi nghe mươi ba điều vị tằng hữu này, Lõa thể Kassapa xin được xuất gia thọ đại giới, và không bao lâu trở thành một vị A-la-hán.
14.Sau một thời gian, Tôn giả Bakkula cầm chìa khóa đi từ chỗ này tới chỗ khác báo tin Tôn giả sắp nhập diệt.
15.Rồi Tôn giả ngồi giữa chúng Tỷ-kheo, nhập định hỏa giới (tepodhātu) mà nhập
16.Niết-bàn, lửa phát ra tự thiêu thân Tôn giả.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 124 [dàn ý]
Kinh Bạc-Câu-La
(Bakkula Sutta)
(M.iii, 124)
A. Duyên khởi:
Lõa thể Kassapa đi đến gặp Tôn giả Bakkula và cuộc nói chuyện này khởi lên.
B. Chánh kinh:
Mười bốn pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula:
1. Trong 80 năm Tôn giả không khởi lên dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, dục tầm, sân tầm, hại tầm (1-4).
2. Trong 80 năm từ khi xuất gia, Tôn giả không có nhận y và làm một sự việc gì liên hệ đến y (5-9).
3. Trong 80 năm từ khi xuất gia, Tôn giả không có nhận lời ngồi ăn, ở trong nhà (10-11), ghi nhận các tướng đặc biệt của nữ nhân, thuyết pháp cho nữ nhân, đi đến thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni, chánh học nữ, sa-di nữ (11-12).
4. Trong 80 năm từ khi xuất gia Tôn giả không có xuất gia thọ đại giới làm y chỉ cho ai, không có sa-di hầu hạ, không có bệnh và không mang theo y dược, không nằm dựa tấm ván, không nằm dài xuống ngủ, không an cư mùa mưa gần làng.
5. Tôn giả trong 7 ngày, 6 ngày đầu còn uế nhiễm, ngày thứ 7 chứng quả A-la-hán.
C. Kết luận:
Lõa thể Kassapa xin xuất gia, được thọ đại giới và không bao lâu chứng quả.
Tôn giả Bakkula nhập diệt, ngồi giữa chúng nhập Niết-bàn.
(Bakkula được Đức Phật xem là 1 vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất. Theo bản Sớ giải Trường bộ (DA. ii,413), Ngài sống đến 160 tuổi. Ngài được xem là vị tu khổ hạnh nhưng không có giảng về khổ hạnh.
Sanh trong gia đình vị cố vấn ở Kosambỵ, khi tắm bị rơi xuống sông Galluna, bị con cá nuốt nhưng không chết. Con cá bị một người đánh cá bắt được, bán cho người vợ ông cố vấn ở Ba-la-nại, khi mổ bụng cá ra Ngài vẫn còn sống. Sau vua cho phép cả hai gia đình xem Bakkula là con của mình. Do vậy có tên là Bakkula. Có thuyết cho Bakkula xuất gia lúc 80 tuổi và sau 8 ngày thì chứng quả).
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 124 [toát yếu]
KINH BẠC-CÂU-LA
(Bakkula Sutta)
(M.iii, 124)
I. TOÁT YẾU
The elder disciple Bakkula enumerates his austere practices during his eighty years in the Sangha and exhibits a remarkable death.
Tôn giả Bạc câu la kể ra những khổ hạnh của Ngài suốt 80 năm sống giữa tăng và hiển bày một cái chết đặc biệt.
II. TÓM TẮT
Acela Kassapa bạn cũ của tôn giả Bakkula lúc còn tại gia, đến thăm Ngài và cuộc vấn đáp xảy ra. Theo sự trả lời của tôn giả, người bạn xác nhận Ngài có những điều kỳ diệu như sau. Một là trong tám mươi năm xuất gia [1], không bao giờ trong tâm Ngài khởi lên dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Hai là không nhận hoặc cắt may y phục trong thời may y Ca-thi-na (Kathina) [2]. Ba không nhận lời mời ăn, cũng không ngồi ăn dưới một mái nhà. Bốn, không bao giờ để ý tướng chung hay tướng riêng của một phụ nữ, hoặc giảng pháp cho họ dù chỉ bốn câu, hoặc đi đến khu vực của ni chúng, hoặc giảng pháp cho ni hay nữ cư sĩ. Năm là Ngài không từng truyền giới cho ai, là y chỉ sư cho ai, để ai hầu hạ. Sáu, Ngài không bao giờ tắm trong nhà tắm với bột tắm (xà phòng), không để ai chà xát thân thể, không bao giờ ốm đau dùng thuốc, không nằm giường, không an cư mùa mưa dưới một mái nhà trong thôn xóm. Bảy là, Ngài chỉ mắc nợ thí chủ trong bảy ngày đầu sau khi xuất gia, đến ngày thứ tám Ngài được thắng trí [3]. Sau khi xác nhận đấy là những điều kỳ diệu nơi tôn giả Bakkula, Acela Kassapa cũng xin xuất gia thọ đại giới [4] và không lâu sau đó ông cũng chứng quả A-la- hán như Ngài. Ðiều kỳ diệu cuối cùng là tôn giả Bakkula báo tin trước [5], rồi ngồi kiết già giữa đại chúng mà nhập Niết-bàn [6].
III. CHÚ GIẢI
1. MA: Tôn giả Bạc câu la đi tu năm tám mươi tuổi, tức vào lúc Phật nói kinh này thì Ngài đã 160 tuổi. Ngài được Phật xem là đệ tử có sức khỏe tốt nhất.
2. Ðoạn này và những đoạn kế tiếp chứng tỏ tôn giả Bạc câu la là người tu khổ hạnh. Thời may y Ca thi na là thời gian sau mùa an cư khi chúng tỷ kheo dùng những vải vóc họ đã nhận được để may thành y phục.
3. MA: Sau khi xuất gia, trong bảy ngày đầu Ngài vẫn còn là người bình thường, nhưng vào ngày thứ tám Ngài đắc quả A-la-hán cùng với các trí biện tài.
4. MA: Vì đang tu khổ hạnh, tôn giả Bạc câu la không truyền giới xuất gia cho người khác, mà chỉ sắp xếp cho các vị khác truyền giới.
5. MA: Tôn giả Bạc-câu-la xét rằng suốt đời Ngài đã không làm gánh nặng cho tỷ kheo khác, và cũng không muốn nhục thân trở thành gánh nặng sau khi chết, nên đã nhập thiền quán nội hỏa (lửa tam muội) để nhập Niết-bàn, bằng cách khiến cho toàn thân bốc cháy, chỉ còn lại xá lợi.
6. MA: Kinh này được tụng đọc tại kỳ đệ nhị Kết tập xảy ra khoảng một trăm năm sau Phật Niết-bàn.
IV. PHÁP SỐ
(không có)
V. KỆ TỤNG
‘A-chê-la Ca-diếp
Bạn cũ Bạc-câu-la
Ðến thăm tôn giả này
Thấy những điều kỳ diệu:
‘Trong vòng tám mươi năm
Không bao giờ trong tâm
Ngài khởi lên dục tưởng,
Sân tưởng và hại tưởng
‘Ngài không nhận y phục
Hoặc cắt may quần áo
Trong thời gian may y.
Không nhận lời mời ăn
Không ngồi ăn trong nhà.
Không bao giờ để ý
Dáng dấp của phụ nữ
Hoặc giảng pháp cho họ
Dù chỉ nói vài câu,
Không bao giờ lai vãng
Các nơi ni cư trú
Hoặc giảng pháp cho ni
Không truyền giới cho người,
Hoặc làm y chỉ sư
Hoặc để người hầu hạ.
Không tắm trong nhà tắm
Với bột tắm (xà phòng)
Không để ai chà xát
Không bao giờ ốm đau
Nên không từng dùng thuốc
Không nằm ngủ trên giường
Không an cư mùa mưa
Dưới mái nhà thôn xóm.
Ngài chỉ nợ thí chủ
Bảy ngày đầu xuất gia
Ngày thứ tám đắc quả
Với thắng trí thần thông.
‘Sau khi đã thấy được
Những điều vi diệu ấy
Nơi Ngài Bạc-câu-la
A chê-la Ca-diếp
Xuất gia thọ đại giới
Không bao lâu chứng quả
Thành vị A-la-hán.
‘Ðiều kỳ diệu cuối cùng
Mọi người được chiêm ngưỡng
Tôn giả Bạc-câu-la
Báo trước cho đại chúng
Ngồi kiết già giữa chúng
Nhập vô dư Niết-bàn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
124. Bākulasuttaṃ [Mūla]
209. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ āyasmā bākulo [bakkulo (sī. syā. kaṃ. pī.)] rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho acelakassapo āyasmato bākulassa purāṇagihisahāyo yenāyasmā bākulo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmatā bākulena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho acelakassapo āyasmantaṃ bākulaṃ etadavoca : ''kīvaciraṃ pabbajitosi, āvuso bākulāti? ''asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassāti. ''Imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṃ methuno dhammo paṭisevitoti? ''na kho maṃ, āvuso kassapa, evaṃ pucchitabbaṃ : 'imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṃ methuno dhammo paṭisevitoti. Evañca kho maṃ, āvuso kassapa, pucchitabbaṃ : 'imehi pana te, āvuso bākula, asītiyā vassehi katikkhattuṃ kāmasaññā uppannapubbāti? ( ) [(imehi pana te āvuso bakkula asītiyo vassehi katikkhattuṃ kāmasaññā uppannapubbāti.) (Sī0 pī.)]
210. ''Asīti me, āvuso , vassāni pabbajitassa nābhijānāmi kāmasaññaṃ uppannapubbaṃ. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti kāmasaññaṃ uppannapubbaṃ idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema. ''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi byāpādasaññaṃ - pe - vihiṃsāsaññaṃ uppannapubbaṃ. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti vihiṃsāsaññaṃ uppannapubbaṃ, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema. ''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi kāmavitakkaṃ uppannapubbaṃ. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti kāmavitakkaṃ uppannapubbaṃ, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema.
''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi byāpādavitakkaṃ - pe - vihiṃsāvitakkaṃ uppannapubbaṃ. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti vihiṃsāvitakkaṃ uppannapubbaṃ, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema.
211. ''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi gahapaticīvaraṃ sāditā. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti gahapaticīvaraṃ sāditā, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema. ''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi satthena cīvaraṃ chinditā. Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti satthena cīvaraṃ chinditā - pe - dhārema.
''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi sūciyā cīvaraṃ sibbitā - pe - nābhijānāmi rajanena cīvaraṃ rajitā... nābhijānāmi kathine [kaṭhine (sī. syā. kaṃ. pī.)] cīvaraṃ sibbitā... nābhijānāmi sabrahmacārīnaṃ cīvarakamme vicāritā [sabrahmacārī cīvarakamme byāpāritā (sī. pī.)] ... nābhijānāmi nimantanaṃ sāditā... nābhijānāmi evarūpaṃ cittaṃ uppannapubbaṃ : 'aho vata maṃ koci nimanteyyāti... nābhijānāmi antaraghare nisīditā... nābhijānāmi antaraghare bhuñjitā... nābhijānāmi mātugāmassa anubyañjanaso nimittaṃ gahetā... nābhijānāmi mātugāmassa dhammaṃ desitā antamaso catuppadampi gāthaṃ... nābhijānāmi bhikkhunupassayaṃ upasaṅkamitā... nābhijānāmi bhikkhuniyā dhammaṃ desitā... nābhijānāmi sikkhamānāya dhammaṃ desitā... nābhijānāmi sāmaṇeriyā dhammaṃ desitā... nābhijānāmi pabbājetā... nābhijānāmi upasampādetā... nābhijānāmi nissayaṃ dātā... nābhijānāmi sāmaṇeraṃ upaṭṭhāpetā... nābhijānāmi jantāghare nhāyitā... nābhijānāmi cuṇṇena nhāyitā... nābhijānāmi sabrahmacārīgattaparikamme vicāritā [byāpāritā (sī. pī.)] ... nābhijānāmi ābādhaṃ uppannapubbaṃ, antamaso gaddūhanamattampi... nābhijānāmi bhesajjaṃ upaharitā, antamaso haritakikhaṇḍampi... nābhijānāmi apassenakaṃ apassayitā... nābhijānāmi seyyaṃ kappetā. Yaṃpāyasmā - pe - dhārema. ''Asīti me, āvuso, vassāni pabbajitassa nābhijānāmi gāmantasenāsane vassaṃ upagantā . Yaṃpāyasmā bākulo asītiyā vassehi nābhijānāti gāmantasenāsane vassaṃ upagantā, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema. ''Sattāhameva kho ahaṃ, āvuso, saraṇo raṭṭhapiṇḍaṃ bhuñjiṃ atha aṭṭhamiyaṃ aññā udapādi. Yaṃpāyasmā bākulo sattāhameva saraṇo raṭṭhapiṇḍaṃ bhuñji atha aṭṭhamiyaṃ aññā udapādi idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema.
212. ''Labheyyāhaṃ, āvuso bākula, imasmiṃ dhammavinaye pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadanti. Alattha kho acelakassapo imasmiṃ dhammavinaye pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno panāyasmā kassapo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva : yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ : brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. 'Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā kassapo arahataṃ ahosi. Atha kho āyasmā bākulo aparena samayena avāpuraṇaṃ [apāpuraṇaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] ādāya vihārena vihāraṃ upasaṅkamitvā evamāha : ''abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto. Ajja me parinibbānaṃ bhavissatīti. ''Yaṃpāyasmā bākulo avāpuraṇaṃ ādāya vihārena vihāraṃ upasaṅkamitvā evamāha : 'abhikkamathāyasmanto, abhikkamathāyasmanto ajja me parinibbānaṃ bhavissatīti, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhārema. Āyasmā bākulo majjhe bhikkhusaṅghassa nisinnakova parinibbāyi. ''Yaṃpāyasmā bākulo majjhe bhikkhusaṅghassa nisinnakova parinibbāyi, idampi mayaṃ āyasmato bākulassa acchariyaṃ abbhutadhammaṃ dhāremāti.
Bākulasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.
124. Bākulasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
209. Evaṃ me sutanti bākulasuttaṃ. Tattha bākuloti yathā dvāvīsati dvattiṃsātiādimhi vattabbe bāvīsati bāttiṃsātiādīni vuccanti, evameva dvikuloti vattabbe bākuloti vuttaṃ. Tassa hi therassa dve kulāni ahesuṃ. So kira devaloko cavitvā kosambinagare nāma mahāseṭṭhikule nibbatto, tamenaṃ pañcame divase sīsaṃ nhāpetvā gaṅgākīḷaṃ akaṃsu. Dhātiyā dārakaṃ udake nimujjanummujjanavasena kīḷāpentiyā eko maccho dārakaṃ disvā ‘‘bhakkho me aya’’nti maññamāno mukhaṃ vivaritvā upagato. Dhātī dārakaṃ chaḍḍetvā palātā. Maccho taṃ gili. Puññavā satto dukkhaṃ na pāpuṇi, sayanagabbhaṃ pavisitvā nipanno viya ahosi. Maccho dārakassa tejena tattakapallaṃ gilitvā dayhamāno viya vegena tiṃsayojanamaggaṃ gantvā bārāṇasinagaravāsino macchabandhassa jālaṃ pāvisi, mahāmacchā nāma jālabaddhā pahariyamānā maranti. Ayaṃ pana dārakassa tejena jālato nīhaṭamattova mato. Macchabandhā ca mahantaṃ macchaṃ labhitvā phāletvā vikkiṇanti. Taṃ pana dārakassa ānubhāvena aphāletvā sakalameva kājena haritvā sahassena demāti vadantā nagare vicariṃsu. Koci na gaṇhāti.
Tasmiṃ pana nagare aputtakaṃ asītikoṭivibhavaṃ seṭṭhikulaṃ atthi, tassa dvāramūlaṃ patvā ‘‘kiṃ gahetvā dethā’’ti vuttā kahāpaṇanti āhaṃsu. Tehi kahāpaṇaṃ datvā gahito. Seṭṭhibhariyāpi aññesu divasesu macche na kelāyati, taṃ divasaṃ pana macchaṃ phalake ṭhapetvā sayameva phālesi. Macchañca nāma kucchito phālenti, sā pana piṭṭhito phālentī macchakucchiyaṃ suvaṇṇavaṇṇaṃ dārakaṃ disvā – ‘‘macchakucchiyaṃ me putto laddho’’ti nādaṃ naditvā dārakaṃ ādāya sāmikassa santikaṃ agamāsi. Seṭṭhi tāvadeva bheriṃ carāpetvā dārakaṃ ādāya rañño santikaṃ gantvā – ‘‘macchakucchiyaṃ me deva dārako laddho, kiṃ karomī’’ti āha. Puññavā esa, yo macchakucchiyaṃ arogo vasi, posehi nanti.
Assosi kho itaraṃ kulaṃ – ‘‘bārāṇasiyaṃ kira ekaṃ seṭṭhikulaṃ macchakucchiyaṃ dārakaṃ labhatī’’ti, te tattha agamaṃsu. Athassa mātā dārakaṃ alaṅkaritvā kīḷāpiyamānaṃ disvāva ‘‘manāpo vatāyaṃ dārako’’ti gantvā pavatiṃ ācikkhi. Itarā mayhaṃ puttotiādimāha. Kahaṃ te laddhoti? Macchakucchiyanti. No tuyhaṃ putto, mayhaṃ puttoti. Kahaṃ te laddhoti? Mayā dasamāse kucchiyā dhārito, atha naṃ nadiyā kīḷāpiyamānaṃ maccho gilīti. Tuyhaṃ putto aññena macchena gilito bhavissati, ayaṃ pana mayā macchakucchiyaṃ laddhoti, ubhopi rājakulaṃ agamaṃsu. Rājā āha – ‘‘ayaṃ dasa māse kucchiyā dhāritattā amātā kātuṃ na sakkā, macchaṃ gaṇhantāpi vakkayakanādīni bahi katvā gaṇhantā nāma natthīti macchakucchiyaṃ laddhattā ayampi amātā kātuṃ na sakkā, dārako ubhinnampi kulānaṃ dāyādo hotu, ubhopi naṃ jaggathā’’ti ubhopi jaggiṃsu.
Viññutaṃ pattassa dvīsupi nagaresu pāsādaṃ kāretvā nāṭakāni paccupaṭṭhāpesuṃ. Ekekasmiṃ nagare cattāro cattāro māse vasati, ekasmiṃ nagare cattāro māse vuṭṭhassa saṅghāṭanāvāya maṇḍapaṃ kāretvā tattha naṃ saddhiṃ nāṭakāhi āropenti. So sampattiṃ anubhavamāno itaraṃ nagaraṃ gacchati. Taṃnagaravāsino nāṭakāni upaḍḍhamaggaṃ agamaṃsu. Te paccuggantvā taṃ parivāretvā attano pāsādaṃ nayanti. Itarāni nāṭakāni nivattitvā attano nagarameva gacchanti. Tattha cattāro māse vasitvā teneva niyāmena puna itaraṃ nagaraṃ gacchati. Evamassa sampattiṃ anubhavantassa asīti vassāni paripuṇṇāni.
Atha bhagavā cārikaṃ caramāno bārāṇasiṃ patto. So bhagavato santike dhammaṃ sutvā paṭiladdhasaddho pabbajito. Pabbajitvā sattāhameva puthujjano ahosi, aṭṭhame pana so saha paṭisambhidāhi arahattaṃ pāpuṇīti evamassa dve kulāni ahesuṃ. Tasmā bākuloti saṅkhaṃ agamāsīti.
Purāṇagihisahāyoti pubbe gihikāle sahāyo. Ayampi dīghāyukova theraṃ pabbajitaṃ passituṃ gacchanto asītime vasse gato. Methuno dhammoti bālo naggasamaṇako bālapucchaṃ pucchati, na sāsanavacanaṃ, idāni therena dinnanaye ṭhito imehi pana teti pucchi.
210. Yaṃpāyasmātiādīni padāni sabbavāresu dhammasaṅgāhakattherehi niyametvā ṭhapitāni. Tattha saññā uppannamattāva, vitakko kammapathabhedakoti. Thero panāha – ‘‘kasmā visuṃ karotha, ubhayampetaṃ kammapathabhedakamevā’’ti.
211. Gahapaticīvaranti vassāvāsikaṃ cīvaraṃ. Satthenāti pipphalakena. Sūciyāti sūciṃ gahetvā sibbitabhāvaṃ na sarāmīti attho. Kathine cīvaranti kathinacīvaraṃ, kathinacīvarampi hi vassāvāsikagatikameva. Tasmā tattha ‘‘sibbitā nābhijānāmī’’ti āha.
Ettakaṃ panassa kālaṃ gahapaticīvaraṃ asādiyantassa chindanasibbanādīni akarontassa kuto cīvaraṃ uppajjatīti. Dvīhi nagarehi. Thero hi mahāyasassī, tassa puttadhītaro nattapanattakā sukhumasāṭakehi cīvarāni kāretvā rajāpetvā samugge pakkhipitvā pahiṇanti. Therassa nhānakāle nhānakoṭṭhake ṭhapenti. Thero tāni nivāseti ceva pārupati ca, purāṇacīvarāni sampattapabbajitānaṃ deti. Thero tāni nivāsetvā ca pārupitvā ca navakammaṃ na karoti, kiñci āyūhanakammaṃ natthi. Phalasamāpattiṃ appetvā appetvā nisīdati. Catūsu māsesu pattesu lomakiliṭṭhāni honti, athassa puna teneva niyāmena pahiṇitvā denti. Aḍḍhamāse aḍḍhamāse parivattatītipi vadantiyeva.
Anacchariyañcetaṃ therassa mahāpuññassa mahābhiññassa satasahassakappe pūritapāramissa, asokadhammarañño kulūpako nigrodhatthero divasassa nikkhattuṃ cīvaraṃ parivattesi. Tassa hi ticīvaraṃ hatthikkhandhe ṭhapetvā pañcahi ca gandhasamuggasatehi pañcahi ca mālāsamuggasatehi saddhiṃ pātova āhariyittha, tathā divā ceva sāyañca. Rājā kira divasassa nikkhattuṃ sāṭake parivattento ‘‘therassa cīvaraṃ nīta’’nti pucchitvā ‘‘āma nīta’’nti sutvāva parivattesi. Theropi na bhaṇḍikaṃ bandhitvā ṭhapesi, sampattasabrahmacārīnaṃ adāsi. Tadā kira jambudīpe bhikkhusaṅghassa yebhuyyena nigrodhasseva santakaṃ cīvaraṃ ahosi.
Aho vata maṃ koci nimanteyyāti kiṃ pana cittassa anuppādanaṃ bhāriyaṃ, uppannassa pahānanti. Cittaṃ nāma lahukaparivattaṃ, tasmā anuppādanaṃ bhāriyaṃ, uppannassa pahānampi bhāriyameva. Antaraghareti mahāsakuludāyisutte (ma. ni. 2.237) indakhīlato paṭṭhāya antaragharaṃ nāma idha nimbodakapatanaṭṭhānaṃ adhippetaṃ. Kuto panassa bhikkhā uppajjitthāti. Thero dvīsu nagaresu abhiññāto, gehadvāraṃ āgatassevassa pattaṃ gahetvā nānārasabhojanassa pūretvā denti. So laddhaṭṭhānato nivattati, bhattakiccakaraṇaṭṭhānaṃ panassa nibaddhameva ahosi. Anubyañjanasoti therena kira rūpe nimittaṃ gahetvā mātugāmo na olokitapubbo. Mātugāmassa dhammanti mātugāmassa chappañcavācāhi dhammaṃ desetuṃ vaṭṭati, pañhaṃ puṭṭhena gāthāsahassampi vattuṃ vaṭṭatiyeva. Thero pana kappiyameva na akāsi. Yebhuyyena hi kulūpakatherānametaṃ kammaṃ hoti. Bhikkhunupassayanti bhikkhuniupassayaṃ. Taṃ pana gilānapucchakena gantuṃ vaṭṭati, thero pana kappiyameva na akāsi. Esa nayo sabbattha. Cuṇṇenāti kosambacuṇṇādinā. Gattaparikammeti sarīrasambāhanakamme. Vicāritāti payojayitā. Gaddūhanamattanti gāviṃ thane gahetvā ekaṃ khīrabinduṃ dūhanakālamattampi.
Kena pana kāraṇena thero nirābādho ahosi. Padumuttare kira bhagavati satasahassabhikkhuparivāre cārikaṃ caramāne himavati visarukkhā pupphiṃsu. Bhikkhusatasahassānampi tiṇapupphakarogo uppajjati. Thero tasmiṃ samaye iddhimā tāpaso hoti, so ākāsena gacchanto bhikkhusaṅghaṃ disvā otaritvā rogaṃ pucchitvā himavantato osadhaṃ āharitvā adāsi. Upasiṅghanamatteneva rogo vūpasami. Kassapasammāsambuddhakālepi paṭhamavappadivase vappaṃ ṭhapetvā bhikkhusaṅghassa paribhogaṃ aggisālañceva vaccakuṭiñca kāretvā bhikkhusaṅghassa bhesajjavattaṃ nibandhi, iminā kammena nirābādho ahosi. Ukkaṭṭhanesajjiko panesa ukkaṭṭhāraññako ca tasmā ‘‘nābhijānāmi apassenakaṃ apassayitā’’tiādimāha.
Saraṇoti sakileso. Aññā udapādīti anupasampannassa aññaṃ byākātuṃ na vaṭṭati. Thero kasmā byākāsi? Na thero ahaṃ arahāti āha, aññā udapādīti panāha. Apica thero arahāti pākaṭo, tasmā evamāha.
212. Pabbajjanti thero sayaṃ neva pabbājesi, na upasampādesi aññehi pana bhikkhūhi evaṃ kārāpesi. Avāpuraṇaṃ ādāyāti kuñcikaṃ gahetvā.
Nisinnakova parinibbāyīti ahaṃ dharamānopi na aññassa bhikkhussa bhāro ahosiṃ, parinibbutassāpi me sarīraṃ bhikkhusaṅghassa palibodho mā ahosīti tejodhātuṃ samāpajjitvā parinibbāyi. Sarīrato jālā uṭṭhahi, chavimaṃsalohitaṃ sappi viya jhāyamānaṃ parikkhayaṃ gataṃ, sumanamakulasadisā dhātuyova avasesiṃsu. Sesaṃ sabbattha pākaṭameva. Idaṃ pana suttaṃ dutiyasaṅgahe saṅgītanti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Bākulasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.