Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 19.2.2021 _ 111. Kinh Bất Ðoạn (Anupada Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 19.2.2021 _ 111. Kinh Bất Ðoạn (Anupada Sutta)

Thứ sáu, 19/02/2021, 15:43 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 19.2.2021

111. Kinh Bất Ðoạn (Anupada Sutta)

Chữ anupada có nghĩa là “từng bước một” đây là từ mà Đức Phật dùng để nói về sự hành trình giác ngộ giải thoát của tôn giả Sāriputta, vị thượng thủ thinh văn đệ nhất về trí tuệ. Trong quá trình tu chứng nầy tôn giả đã quán chiếu từng bước một bằng tuệ giác, một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chỉ và quán để cuối cùng đạt đến chỗ viên mãn giác ngộ với chánh trí tuyệt luân.

534. Lời ngợi khen cao tột của Bậc Đạo Sư

Tôn giả Sāriputta là bậc thượng thủ thinh văn đệ nhất trí tuệ của Đức Phật. Với những ngôn từ mỹ diệu, cao tột Đức Phật tán thán trí tuệ của người đệ tử nầy:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ- kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Sāriputta (Xá-lợi-phất) là bậc Hiền trí; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Ðại tuệ; này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Quảng tuệ; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Hỷ tuệ (Hāsupaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Tiệp tuệ (javanapaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Lợi tuệ (tikkhapanna); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Quyết trạch tuệ (nībbedhikapaññā).

535. Tuệ giác quán chiếu từng bước chân đi tới

Thiền định từ sắc giới đến vô sắc giới và cuối cùng là diệt thọ tưởng định được Tôn giả Sāriputta khéo tu tập và chứng đắc. Chẳng những vậy mà ở mỗi thiền chứng Ngài đã dùng thắp sáng tuệ giác bằng sự quán chiếu để nhận ra bản chất vô thường vô ngã của các hành. Đây là sự kết hợp tuyệt đỉnh của hai pháp chỉ và quán:

Này các Tỷ-kheo, cho đến nửa tháng, Sāriputta quán bất đoạn pháp quán. Này các Tỷ-kheo, đây là do bất đoạn pháp quán của Sāriputta:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như xả, bất khổ bất lạc thọ, thọ (passivedanā?), vô quán niệm tâm (Cetaso anābhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Không vô biên xứ như hư không, vô biên xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Thức vô biên xứ như Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.

Và những pháp thuộc về Vô sở hữu xứ, như Vô sở hữu xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với những pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.

Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận.

536. Bậc trưởng tử ưu tú của Đức Điều Ngự

Tôn giả Sāriputta chẳng những là bậc thượng trí trong hàng đệ tử ưu việt của Đúc Phật mà còn được xem là người hoàn toàn có tư cách thay mặt Đức Phật quảng diễn chánh pháp:

Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy, trước không có nơi ta, sau có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với các pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế. Sāriputta biết: "Không có sự giải thoát nào vô thượng hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, không có việc phải làm nhiều hơn thế nữa".

Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát. Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: " Sāriputta được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát".

Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất". Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: "(Sāriputta) là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất".

Sāriputta, này các Tỷ-kheo, chơn chánh chuyển Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 111 [tóm tắt]

Kinh Bất Đoạn

(Anupada Sutta)

(M.Iii, 25)

Đức Thế Tôn tán thán Sāriputta là bậc hiền trí, bậc Đại tuệ, bậc Quảng tuệ, bậc Hỷ tuệ, bậc Tiệp tuệ, bậc Lợi tuệ, bậc Quyết trạch tuệ. Ngài kể lại quá trình tu chứng A-la-hán quả của Tôn giả Sāriputta trong nửa tháng bằng pháp “Bất đoạn pháp quán”.

Sāriputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền. Những pháp thuộc Sơ thiền như: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, lạc, ý, được Sāriputta biết đến khi khởi, trú và diệt. Đối với những pháp ấy, Sāriputta không thích thú, không hệ lụy, được giải thoát và biết rằng còn nhiều việc phải làm. Tuần tự, Sāriputta chứng và trú Nhị thiền, xả Nhị thiền chứng và trú Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Tôn giả chứng và trú diệt thọ tưởng định và với chánh niệm, xuất khỏi định ấy. Sāriputta đối với các pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, an trú với tâm không hạn chế, biết rằng: “Không có sự giải thoát nào vô thượng hơn nữa!” Đối với Sāriputta không còn gì phải làm!

Rồi Thế Tôn kết luận, Sāriputta là con chánh tông của Thế Tôn, từ miệng Phật sanh, từ Pháp hóa sanh, thừa tự Chánh pháp. Sāriputta chuyển pháp luân của Như Lai.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh Số 111 [dàn ý]

Kinh Bất Đoạn

(Anupada Sutta)

(M.iii, 25)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo rồi thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn tán thán trí tuệ Tôn giả Sāriputta.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về sơ thiền.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp của Tôn giả Sāriputta về thiền thứ hai.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về thiền thứ ba.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về thiền thứ tư.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về Không vô biên xứ.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về Thức vô biên xứ.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về Vô sở hữu xứ.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sāriputta về Diệt thọ tưởng định.

Thế Tôn tán thán Tôn giả Sriputta là cứu cánh trong Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ, là con chánh tông của Thế Tôn, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất và chơn chánh chuyển Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận.


C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh Số 111 [toát yếu]

Kinh Bất Đoạn

(Anupada Sutta)

(M.iii, 25)

I. TOÁT YẾU

Anupada Sutta - One by One as They Occurred.

The Buddha describes the venerable Sāriputta’s development of insight when he was training for the attainment of arahantship.

Từng pháp một, ngay khi chúng khởi lên.

Phật mô tả sự phát triển tuệ giác của tôn giả Xá-lợi-phất lúc ngài tu để đắc quả A-la-hán.

II. TÓM TẮT

Phật ở Xá vệ, gọi các tỷ kheo mà ca tụng Sāriputta là bậc nhiều trí tuệ, vị quán pháp bất đoạn [1] trong nửa tháng.

Vị ấy an trú không gián đọan các pháp sơ thiền gồm có tầm, tứ, hỷ lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục thắng giải, tấn, niệm, xả, tác ý [2] biết rõ lúc chúng khởi lên, trú và diệt; an trú với tâm không luyến ái, không chống đối, vô hạn [3] vì biết còn có giải thoát cao hơn nữa [4], còn nhiều việc phải làm. Vị ấy diệt tầm, tứ, an trú nhị thiền, với các pháp thuộc nhị thiền (nội tĩnh, hỷ, lạc, nhất tâm, xúc, thọ, tưởng, tư tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý) cho đến các pháp thuộc tứ thiền bất khổ bất lạc, với xả niệm thanh tịnh [5] (và các pháp khác như trên) cũng biết rõ chúng khởi, trú, và diệt, biết còn có những pháp cao hơn. Vị ấy chứng đắc và quán sát tương tự như thế cho đến Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất khởi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy quán sát các pháp từ không thành có, và sau khi xuất hiện đã biến mất [6], đối với chúng vị ấy không luyến ái, không chống đối, an trú với tâm không hạn lượng vì biết còn thứ giải thoát cao hơn. Vị ấy vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng trú định Diệt thọ tưởng, lậu hoặc được tận trừ nhờ thấy với trí tuệ [7]. Với chánh niệm, vị ấy xuất khởi Diệt thọ tưởng định, cũng quán sát như trên, các pháp [8] từ không thành có và sau khi xuất hiện đã biến mất, đối với chúng tâm không luyến ái, không chống đối, an trú với tâm vô hạn lượng. Vị ấy biết không còn sự giải thoát nào cao hơn [9] thế nữa, không còn việc gì phải làm.

Và Phật kết luận: Tôn giả Xá-lợi-phất đã thành tựu viên mãn [10] Giới uẩn, Ðịnh uẩn, Tuệ uẩn và Giải thoát uẩn của bậc thánh, là con chánh tông của Phật, từ Pháp hóa sinh, kẻ thừa tự Pháp không thừa tự tài vật, chân chính chuyển Pháp luân vô thượng mà Như Lai đã chuyển.

III. CHÚ GIẢI

1. Anupadadhammavipassanā. MA (Chú giải Trung bộ) giải thích vị ấy phát triển tuệ quán tuần tự đi sâu vào các pháp nhờ các thiền chứng và thiền chi, như sẽ mô tả. Nửa tháng nói ở đây là kể từ lúc tôn giả Xá-lợi-phất xuất gia theo Phật cho đến lúc ngài chứng quả A-la-hán trong khi nghe Phật giảng cho Dīghanakha về cảm thọ. (xem kinh Trung bộ 75, đoạn 14.)

2. Năm pháp đầu trong bảng kê này là các thiền chi thuộc sơ thiền; các pháp sau đó là những thành phần thêm vào mỗi thứ làm một nhiệm vụ riêng trong thiền định [DG. Theo duy thức học, gọi là năm biến hành và năm biệt cảnh tâm sở]. Sự phân tích tỉ mỉ này về các tâm pháp báo trước phương pháp luận của Luận tạng, bởi thế không phải là sự tình cờ khi tên tuổi của Sāriputta được gắn liền với sự ra đời của văn học Luận tạng.

3. Tất cả những danh từ này có nghĩa là sự tạm thời dằn dẹp các nhiễm ô nhờ năng lực thiền định chứ không phải sự hoàn toàn giải thoát ô nhiễm do đoạn tận chúng bằng A-la-hán đạo, điều mà tôn giả Sāriputta còn phải chứng đạt.

4. Sự vượt xa hơn nữa ở đây là thiền chứng kế tiếp, tức nhị thiền.

5. Theo ấn bản BBS (Đại tạng Miến Điện) là passaddhattā cetaso anābhogo, mà Kinh sớ giải là tâm còn có lạc ở tam thiền bây giờ được xem là vẫn còn thô, và khi lạc ấy lắng xuống thì tâm có sự an tịnh nhờ xả. Ấn bản hội PTS là passivedanā, rõ ràng sai.

6. Cần phải sử dụng phương pháp nội quán gián tiếp này để quán sát Phi tưởng phi phi tưởng, thiền vô sắc thứ tư vì nó vô cùng vi tế, các thánh đệ tử không thể trực tiếp tra tầm được, mà chỉ có chư Phật toàn giác mới có thể trực tiếp quán sát nó.

7. Kinh sớ đưa ra giải thích sau về đoạn kinh này, do các trưởng lão của xứ Ấn truyền lại: Trưởng lão Xá-lợi-phất tu chỉ quán song hành và đã chứng quả Bất hoàn. Rồi ngài nhập định Diệt thọ tưởng và sau khi xuất định này, đã chứng quả A-la-hán.

8. Vì trong định Diệt thọ tưởng không còn thiền chi nào cả, nên Kinh sớ nói các pháp này chắc phải ám chỉ các sắc pháp sinh trong khi tôn giả chứng diệt định, hoặc ám chỉ các tâm pháp thuộc định chứng vô sắc thứ tư trước đấy.

9. Hãy chú ý sự thực chứng rằng không còn giải thoát nào cao hơn sự chứng đắc A-la-hán quả.

10. Vasippatto pāramipatta, tối thắng rốt ráo (ba la mật).

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật gọi chúng tỷ kheo

Ngợi khen Xá-lợi-phất

Bậc trí tuệ siêu phàm

An trú bất đoạn quán.

Vị ấy chứng sơ thiền

An trú không gián đoạn

Các pháp thuộc sơ thiền:

Tầm tứ hỷ lạc định

Xúc (tác) ý thọ tưởng tư

Dục thắng giải niệm xả

Rõ biết sinh trú diệt

Không tham luyến chống đối

An trú tâm vô hạn

Biết còn pháp cao hơn

Còn có việc phải làm.

Vị ấy chứng nhị thiền

Cho đến Phi phi tưởng

Cũng thái độ như trên:

Giải thoát không chấp thủ.

Xuất khởi Phi phi tưởng

Chứng Diệt thọ tưởng định

Khi xuất khởi Diệt định

Quán sát các pháp này

Từ không mà ra có

Có lại trở về không

An trú tuệ giải thoát

Không còn việc phải làm.

Tôn giả Xá-lợi-phất

Con chính tông của Phật

Thừa tự Pháp Như Lai

Chuyển pháp luân vô thượng.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

111. Anupadasuttaṃ [Mūla]

93. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''paṇḍito, bhikkhave, sāriputto mahāpañño, bhikkhave, sāriputto puthupañño, bhikkhave, sāriputto hāsapañño [hāsupañño (sī. pī.)], bhikkhave, sāriputto javanapañño, bhikkhave, sāriputto tikkhapañño, bhikkhave, sāriputto nibbedhikapañño, bhikkhave, sāriputto sāriputto, bhikkhave, aḍḍhamāsaṃ anupadadhammavipassanaṃ vipassati. Tatridaṃ, bhikkhave, sāriputtassa anupadadhammavipassanāya hoti.

94. ''Idha, bhikkhave, sāriputto vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ye ca paṭhame jhāne [paṭhamajjhāne (ka. sī. pī. ka.)] dhammā vitakko ca vicāro ca pīti ca sukhañca cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho [appaṭibandho (ka.)] vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa [atthitevassa (sī. pī.)] hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ye ca dutiye jhāne dhammā : ajjhattaṃ sampasādo ca pīti ca sukhañca cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti. Yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ye ca tatiye jhāne dhammā : sukhañca sati ca sampajaññañc cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti, tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti.

''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ye ca catutthe jhāne dhammā : upekkhā adukkhamasukhā vedanā passaddhattā cetaso anābhogo satipārisuddhi cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyāe anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ye ca ākāsānañcāyatane dhammā : ākāsānañcāyatanasaññā ca cittekaggatā ca phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ye ca viññāṇañcāyatane dhammā : viññāṇañcāyatanasaññā ca cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma 'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ye ca ākiñcaññāyatane dhammā : ākiñcaññāyatanasaññā ca cittekaggatā ca, phasso vedanā saññā cetanā cittaṃ chando adhimokkho vīriyaṃ sati upekkhā manasikāro : tyāssa dhammā anupadavavatthitā honti. Tyāssa dhammā viditā uppajjanti, viditā upaṭṭhahanti, viditā abbhatthaṃ gacchanti. So evaṃ pajānāti : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti.

95. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahitvā ye dhammā [ye te dhammā (sī.)] atītā niruddhā vipariṇatā te dhamme samanupassati : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'atthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā atthitvevassa hoti.

96. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, sāriputto sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati. Paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahati. So tāya samāpattiyā sato vuṭṭhahitvā ye dhammā atītā niruddhā vipariṇatā te dhamme samanupassati : 'evaṃ kirame dhammā ahutvā sambhonti, hutvā paṭiventīti. So tesu dhammesu anupāyo anapāyo anissito appaṭibaddho vippamutto visaṃyutto vimariyādīkatena cetasā viharati. So 'natthi uttari nissaraṇanti pajānāti. Tabbahulīkārā natthitvevassa hoti.

97. ''Yaṃ kho taṃ, bhikkhave, sammā vadamāno vadeyya : 'vasippatto pāramippatto ariyasmiṃ sīlasmiṃ, vasippatto pāramippatto ariyasmiṃ samādhismiṃ, vasippatto pāramippatto ariyāya paññāya , vasippatto pāramippatto ariyāya vimuttiyāti, sāriputtameva taṃ sammā vadamāno vadeyya : 'vasippatto pāramippatto ariyasmiṃ sīlasmiṃ, vasippatto pāramippatto ariyasmiṃ samādhismiṃ, vasippatto pāramippatto ariyāya paññāya, vasippatto pāramippatto ariyāya vimuttiyāti. Yaṃ kho taṃ, bhikkhave , sammā vadamāno vadeyya : 'bhagavato putto oraso mukhato jāto dhammajo dhammanimmito dhammadāyādo no āmisadāyādoti, sāriputtameva taṃ sammā vadamāno vadeyya : 'bhagavato putto oraso mukhato jāto dhammajo dhammanimmito dhammadāyādo no āmisadāyādoti. Sāriputto, bhikkhave, tathāgatena anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ sammadeva anuppavattetīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Anupadasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.

111. Anupadasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

93. Evaṃ me sutanti anupadasuttaṃ. Tattha etadavocāti etaṃ (paṭi. ma. 3.4) ‘‘paṇḍito’’tiādinā nayena dhammasenāpatisāriputtattherassa guṇakathaṃ avoca. Kasmā? Avasesattheresu hi mahāmoggallānattherassa iddhimāti guṇo pākaṭo, mahākassapassa dhutavādoti, anuruddhattherassa dibbacakkhukoti, upālittherassa vinayadharoti, revatattherassa jhāyī jhānābhiratoti, ānandattherassa bahussutoti. Evaṃ tesaṃ tesaṃ therānaṃ te te guṇā pākaṭā, sāriputtattherassa pana apākaṭā. Kasmā? Paññavato hi guṇā na sakkā akathitā jānituṃ. Iti bhagavā ‘‘sāriputtassa guṇe kathessāmī’’ti sabhāgaparisāya sannipātaṃ āgamesi. Visabhāgapuggalānañhi santike vaṇṇaṃ kathetuṃ na vaṭṭati, te vaṇṇe kathiyamāne avaṇṇameva kathenti. Imasmiṃ pana divase therassa sabhāgaparisā sannipati, tassā sannipatitabhāvaṃ disvā satthā vaṇṇaṃ kathento imaṃ desanaṃ ārabhi.

Tattha paṇḍitoti dhātukusalatā āyatanakusalatā paṭiccasamuppādakusalatā ṭhānāṭṭhānakusalatāti imehi catūhi kāraṇehi paṇḍito. Mahāpaññotiādīsu mahāpaññādīhi samannāgatoti attho.

Tatridaṃ mahāpaññādīnaṃ nānattaṃ – tattha katamā mahāpaññā? Mahante sīlakkhandhe pariggaṇhātīti mahāpaññā, mahante samādhikkhandhe, paññākkhandhe, vimuttikkhandhe, vimuttiñāṇadassanakkhandhe pariggaṇhātīti mahāpaññā, mahantāni ṭhānāṭṭhānāni, mahantā vihārasamāpattiyo, mahantāni ariyasaccāni, mahante satipaṭṭhāne, sammappadhāne, iddhipāde, mahantāni indriyāni, balāni, bojjhaṅgāni, mahante ariyamagge, mahantāni sāmaññaphalāni, mahantā abhiññāyo, mahantaṃ paramatthaṃ nibbānaṃ pariggaṇhātīti mahāpaññā.

Katamā puthupaññā, puthu nānākhandhesu ñāṇaṃ pavattatīti puthupaññā. Puthu nānādhātūsu, puthu nānāāyatanesu, puthu nānāatthesu, puthu nānāpaṭiccasamuppādesu, puthu nānāsuññatamanupalabbhesu, puthu nānāatthesu, dhammesu, niruttīsu, paṭibhānesu, puthu nānāsīlakkhandhesu, puthu nānāsamādhi-paññā-vimutti-vimuttiñāṇadassanakkhandhesu, puthu nānāṭhānāṭṭhānesu, puthu nānāvihārasamāpattīsu, puthu nānāariyasaccesu, puthu nānāsatipaṭṭhānesu, sammappadhānesu, iddhipādesu, indriyesu, balesu, bojjhaṅgesu, puthu nānāariyamaggesu, sāmaññaphalesu, abhiññāsu, puthu nānājanasādhāraṇe dhamme samatikkamma paramatthe nibbāne ñāṇaṃ pavattatīti puthupaññā.

Katamā hāsapaññā, idhekacco hāsabahulo vedabahulo tuṭṭhibahulo pāmojjabahulo sīlaṃ paripūreti, indriyasaṃvaraṃ paripūreti, bhojane mattaññutaṃ, jāgariyānuyogaṃ, sīlakkhandhaṃ, samādhikkhandhaṃ, paññākkhandhaṃ, vimuttikkhandhaṃ, vimuttiñāṇadassanakkhandhaṃ paripūretīti hāsapaññā. Hāsabahulo pāmojjabahulo ṭhānāṭṭhānaṃ paṭivijjhati, hāsabahulo vihārasamāpattiyo paripūretīti hāsapaññā, hāsabahulo ariyasaccāni paṭivijjhati. Satipaṭṭhāne, sammappadhāne, iddhipāde, indriyāni, balāni, bojjhaṅgāni, ariyamaggaṃ bhāvetīti hāsapaññā, hāsabahulo sāmaññaphalāni sacchikaroti, abhiññāyo paṭivijjhatīti hāsapaññā, hāsabahulo vedatuṭṭhipāmojjabahulo paramatthaṃ nibbānaṃ sacchikarotīti hāsapaññā.

Katamā javanapaññā, yaṃkiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ aniccato khippaṃ javatīti javanapaññā. Dukkhato khippaṃ… anattato khippaṃ javatīti javanapaññā. Yā kāci vedanā…pe… yaṃkiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… sabbaṃ viññāṇaṃ aniccato dukkhato anattato khippaṃ javatīti javanapaññā. Cakkhu…pe… jarāmaraṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ aniccato dukkhato anattato khippaṃ javatīti javanapaññā. Rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ aniccaṃ khayaṭṭhena, dukkhaṃ bhayaṭṭhena, anattā asārakaṭṭhenāti tulayitvā tīrayitvā vibhāvayitvā vibhūtaṃ katvā rūpanirodhe nibbāne khippaṃ javatīti javanapaññā. Vedanā, saññā, saṅkhārā, viññāṇaṃ, cakkhu…pe… jarāmaraṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ aniccaṃ khayaṭṭhena…pe… vibhūtaṃ katvā jarāmaraṇanirodhe nibbāne khippaṃ javatīti javanapaññā. Rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ…pe… viññāṇaṃ. Cakkhu…pe… jarāmaraṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammanti tulayitvā tīrayitvā vibhāvayitvā vibhūtaṃ katvā jarāmaraṇanirodhe nibbāne khippaṃ javatīti javanapaññā.

Katamā tikkhapaññā, khippaṃ kilese chindatīti tikkhapaññā. Uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti, uppannaṃ byāpādavitakkaṃ, uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ, uppannuppanne pāpake akusale dhamme, uppannaṃ rāgaṃ, dosaṃ, mohaṃ, kodhaṃ, upanāhaṃ, makkhaṃ, paḷāsaṃ, issaṃ, macchariyaṃ, māyaṃ, sāṭheyyaṃ, thambhaṃ, sārambhaṃ, mānaṃ, atimānaṃ, madaṃ, pamādaṃ, sabbe kilese, sabbe duccarite, sabbe abhisaṅkhāre, sabbe bhavagāmikamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gametīti tikkhapaññā. Ekasmiṃ āsane cattāro ariyamaggā, cattāri sāmaññaphalāni, catasso paṭisambhidāyo, cha ca abhiññāyo adhigatā honti sacchikatā passitā paññāyāti tikkhapaññā.

Katamā nibbedhikapaññā, idhekacco sabbasaṅkhāresu ubbegabahulo hoti uttāsabahulo ukkaṇṭhanabahulo aratibahulo anabhiratibahulo bahimukho na ramati sabbasaṅkhāresu, anibbiddhapubbaṃ appadālitapubbaṃ lobhakkhandhaṃ nibbijjhati padāletīti nibbedhikapaññā. Anibbiddhapubbaṃ appadālitapubbaṃ dosakkhandhaṃ, mohakkhandhaṃ, kodhaṃ, upanāhaṃ…pe… sabbe bhavagāmikamme nibbijjhati padāletīti nibbedhikapaññā.

Anupadadhammavipassananti samāpattivasena vā jhānaṅgavasena vā anupaṭipāṭiyā dhammavipassanaṃ vipassati, evaṃ vipassanto addhamāsena arahattaṃ patto. Mahāmoggallānatthero pana sattahi divasehi. Evaṃ santepi sāriputtatthero mahāpaññavantataro. Mahāmoggallānatthero hi sāvakānaṃ sammasanacāraṃ yaṭṭhikoṭiyā uppīḷento viya ekadesameva sammasanto satta divase vāyamitvā arahattaṃ patto. Sāriputtatthero ṭhapetvā buddhānaṃ paccekabuddhānañca sammasanacāraṃ sāvakānaṃ sammasanacāraṃ nippadesaṃ sammasi. Evaṃ sammasanto addhamāsaṃ vāyami. Arahattañca kira patvā aññāsi – ‘‘ṭhapetvā buddhe ca paccekabuddhe ca añño sāvako nāma paññāya mayā pattabbaṃ pattuṃ samattho nāma na bhavissatī’’ti. Yathā hi puriso veḷuyaṭṭhiṃ gaṇhissāmīti mahājaṭaṃ veḷuṃ disvā jaṭaṃ chindantassa papañco bhavissatīti antarena hatthaṃ pavesetvā sampattameva yaṭṭhiṃ mūle ca agge ca chinditvā ādāya pakkameyya, so kiñcāpi paṭhamataraṃ gacchati, yaṭṭhiṃ pana sāraṃ vā ujuṃ vā na labhati. Aparo ca tathārūpameva veṇuṃ disvā ‘‘sace sampattaṃ yaṭṭhiṃ gaṇhissāmi, sāraṃ vā ujuṃ vā na labhissāmī’’ti kacchaṃ bandhitvā mahantena satthena veṇujaṭaṃ chinditvā sārā ceva ujū ca yaṭṭhiyo uccinitvā ādāya pakkameyya. Ayaṃ kiñcāpi pacchā gacchati, yaṭṭhiyo pana sārā ceva ujū ca labhati. Evaṃsampadamidaṃ veditabbaṃ imesaṃ dvinnaṃ therānaṃ padhānaṃ.

Evaṃ pana addhamāsaṃ vāyamitvā dhammasenāpati sāriputtatthero sūkarakhataleṇadvāre bhāgineyyassa dīghanakhaparibbājakassa vedanāpariggahasuttante desiyamāne dasabalaṃ bījayamāno ṭhito desanānusārena ñāṇaṃ pesetvā pabbajitadivasato pannarasame divase sāvakapāramiñāṇassa matthakaṃ patvā sattasaṭṭhi ñāṇāni paṭivijjhitvā soḷasavidhaṃ paññaṃ anuppatto.

Tatridaṃ, bhikkhave, sāriputtassa anupadadhammavipassanāyāti yā anupadadhammavipassanaṃ vipassatīti anupadadhammavipassanā vuttā, tatra anupadadhammavipassanāya sāriputtassa idaṃ hoti. Idāni vattabbaṃ taṃ taṃ vipassanākoṭṭhāsaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

94. Paṭhame jhāneti ye paṭhame jhāne antosamāpattiyaṃ dhammā. Tyāssāti te assa. Anupadavavatthitā hontīti anupaṭipāṭiyā vavatthitā paricchinnā ñātā viditā honti. Kathaṃ? Thero hi te dhamme olokento abhiniropanalakkhaṇo vitakko vattatīti jānāti. Tathā anumajjanalakkhaṇo vicāro, pharaṇalakkhaṇā pīti, sātalakkhaṇaṃ sukhaṃ, avikkhepalakkhaṇā cittekaggatā, phusanalakkhaṇo phasso vedayitalakkhaṇā vedanā, sañjānanalakkhaṇā saññā, cetayitalakkhaṇā cetanā, vijānanalakkhaṇaṃ viññāṇaṃ, kattukamyatālakkhaṇo chando, adhimokkhalakkhaṇo adhimokkho, paggāhalakkhaṇaṃ vīriyaṃ upaṭṭhānalakkhaṇā sati, majjhattalakkhaṇā upekkhā, anunayamanasikāralakkhaṇo manasikāro vattatīti jānāti. Evaṃ jānaṃ abhiniropanaṭṭhena vitakkaṃ sabhāvato vavatthapeti…pe… anunayamanasikāraṇaṭṭhena manasikāraṃ sabhāvabhāvato vavatthapeti. Tena vuttaṃ ‘‘tyāssa dhammā anupadavavatthitā hontī’’ti.

Viditā uppajjantīti uppajjamānā viditā pākaṭāva hutvā uppajjanti. Viditā upaṭṭhahantīti tiṭṭhamānāpi viditā pākaṭāva hutvā tiṭṭhanti. Viditā abbhatthaṃ gacchantīti nirujjhamānāpi viditā pākaṭāva hutvā nirujjhanti. Ettha pana taṃñāṇatā ceva ñāṇabahutā ca mocetabbā. Yathā hi teneva aṅgulaggena taṃ aṅgulaggaṃ na sakkā phusituṃ, evameva teneva cittena tassa cittassa uppādo vā ṭhiti vā bhaṅgo vā na sakkā jānitunti. Evaṃ tāva taṃñāṇatā mocetabbā. Yadi pana dve cittāni ekato uppajjeyyuṃ, ekena cittena ekassa uppādo vā ṭhiti vā bhaṅgo vā sakkā bhaveyya jānituṃ. Dve pana phassā vā vedanā vā saññā vā cetanā vā cittāni vā ekato uppajjanakāni nāma natthi, ekekameva uppajjati. Evaṃ ñāṇabahutā mocetabbā. Evaṃ sante kathaṃ? Mahātherassa antosamāpattiyaṃ soḷasa dhammā viditā pākaṭā hontīti. Vatthārammaṇānaṃ pariggahitatāya. Therena hi vatthu ceva ārammaṇañca pariggahitaṃ, tenassa tesaṃ dhammānaṃ uppādaṃ āvajjantassa uppādo pākaṭo hoti, ṭhānaṃ āvajjantassa ṭhānaṃ pākaṭaṃ hoti, bhedaṃ āvajjantassa bhedo pākaṭo hoti. Tena vuttaṃ ‘‘viditā uppajjanti viditā upaṭṭhahanti viditā abbhatthaṃ gacchantī’’ti. Ahutvā sambhontīti iminā udayaṃ passati. Hutvā paṭiventīti iminā vayaṃ passati.

Anupāyoti rāgavasena anupagamano hutvā. Anapāyoti paṭighavasena anapagato. Anissitoti taṇhādiṭṭhinissayehi anissito. Appaṭibaddhoti chandarāgena abaddho. Vippamuttoti kāmarāgato vippamutto. Visaṃyuttoti catūhi yogehi sabbakilesehi vā visaṃyutto. Vimariyādīkatenāti nimmariyādīkatena. Cetasāti evaṃvidhena cittena viharati.

Tattha dve mariyādā kilesamariyādā ca ārammaṇamariyādā ca. Sace hissa antosamāpattiyaṃ pavatte soḷasa dhamme ārabbha rāgādayo uppajjeyyuṃ, kilesamariyādā tena katā bhaveyya, tesu panassa ekopi na uppannoti kilesamariyādā natthi. Sace panassa antosamāpattiyaṃ pavatte soḷasa dhamme āvajjantassa ekacce āpāthaṃ nāgaccheyyuṃ. Evamassa ārammaṇamariyādā bhaveyyuṃ. Te panassa soḷasa dhamme āvajjantassa āpāthaṃ anāgatadhammo nāma natthīti ārammaṇamariyādāpi natthi.

Aparāpi dve mariyādā vikkhambhanamariyādā ca samucchedamariyādā ca. Tāsu samucchedamariyādā upari āgamissati, imasmiṃ pana ṭhāne vikkhambhanamariyādā adhippetā. Tassa vikkhambhitapaccanīkattā natthīti vimariyādikatena cetasā viharati.

Uttari nissaraṇanti ito uttari nissaraṇaṃ. Aññesu ca suttesu ‘‘uttari nissaraṇa’’nti nibbānaṃ vuttaṃ, idha pana anantaro viseso adhippetoti veditabbo. Tabbahulīkārāti tassa pajānanassa bahulīkaraṇena. Atthitvevassa hotīti tassa therassa atthītiyeva daḷhataraṃ hoti. Iminā nayena sesavāresupi attho veditabbo.

Dutiyavāre pana sampasādanaṭṭhena sampasādo. Sabhāvato vavatthapeti.

Catutthavāre upekkhāti sukhaṭṭhāne vedanupekkhāva. Passaddhattā cetaso anābhogoti yo so ‘‘yadeva tattha sukha’’nti cetaso ābhogo, etenetaṃ oḷārikamakkhāyatīti evaṃ passaddhattā cetaso anābhogo vutto, tassa abhāvāti attho. Satipārisuddhīti parisuddhāsatiyeva. Upekkhāpi pārisuddhiupekkhā.

95. Sato vuṭṭhahatīti satiyā samannāgato ñāṇena sampajāno hutvā vuṭṭhāti. Te dhamme samanupassatīti yasmā nevasaññānāsaññāyatane buddhānaṃyeva anupadadhammavipassanā hoti, na sāvakānaṃ, tasmā ettha kalāpavipassanaṃ dassento evamāha.

Paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā hontīti maggapaññāya cattāri saccāni disvā cattāro āsavā khīṇā honti. Sāriputtattherassa samathavipassanaṃ yuganaddhaṃ āharitvā arahattaṃ pattavāropi atthi, nirodhasamāpattisamāpannavāropi. Arahattaṃ pattavāro idha gahito, nirodhaṃ pana ciṇṇavasitāya aparāparaṃ samāpajjissatīti vadanti.

Tatthassa yasmiṃ kāle nirodhasamāpatti sīsaṃ hoti, nirodhassa vāro āgacchati, phalasamāpatti gūḷhā hoti. Yasmiṃ kāle phalasamāpatti sīsaṃ hoti, phalasamāpattiyā vāro āgacchati, nirodhasamāpatti gūḷhā hoti. Jambudīpavāsino therā pana vadanti ‘‘sāriputtatthero samathavipassanaṃ yuganaddhaṃ āharitvā anāgāmiphalaṃ sacchikatvā nirodhaṃ samāpajji, nirodhā vuṭṭhāya arahattaṃ patto’’ti. Te dhammeti antosamāpattiyaṃ pavatte tisamuṭṭhānikarūpadhamme, heṭṭhā nevasaññānāsaññāyatanasamāpattiyaṃ pavattadhamme vā. Tepi hi imasmiṃ vāre vipassitabbadhammāva, tasmā te vā vipassatīti dassetuṃ idaṃ vuttanti veditabbaṃ.

97. Vasippatoti ciṇṇavasitaṃ patto. Pāramippattoti nipphattiṃ patto. Orasotiādīsu thero bhagavato ure nibbattasaddaṃ sutvā jātoti oraso, mukhena pabhāvitaṃ saddaṃ sutvā jātoti mukhato jāto, dhammena pana jātattā nimmitattā dhammajo dhammanimmito, dhammadāyassa ādiyanato dhammadāyādo, āmisadāyassa anādiyanato no āmisadāyādoti veditabbo. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Anupadasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet