Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.6.2020 _ 6. Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.6.2020 _ 6. Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya Sutta)

Thứ tư, 17/06/2020, 03:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 17.6.2020

6. Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya Sutta)

Tên kinh được gọi là Kinh Ước Nguyện vì nội dung bài kinh đề cập về ước vọng của một tỳ kheo trong cuộc sống hằng ngày cũng như những thành tựu xa hơn trong hành trình tu tập. Nói chính xác thì bài kinh nầy Đức Phật giảng về lợi ích của hành trì giới bổn. Sự nghiêm trì có học pháp là căn bản bước đầu của giới, định, tuệ. Chính sự tu tập mỹ mãn tam học khiến những ước vọng trong đời sống phạm hạnh được thành tựu. Qua những mong ước của một tỳ kheo tu tập mà Đức Phật đề cập cho thấy một số khía cạnh quan trọng của thành quả tu hành.

025. Hành trì giới bổn Pātimokkha

Phật ngôn mở đầu pháp thoại với lời kêu gọi sống đầy đủ giới hạnh (sampannasīlā, bhikkhave, viharatha) với những điểm sau:

a. Thực hành viên mãn giới bổn (sampannapātimokkhā);

b. Sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn (pātimokkhasaṁvarasaṁvutā viharatha);

c. Đầy đủ tư cách của người chỉ lui tới những nơi thích đáng (ācāragocarasampannā);

d. Ý thức sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt (aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino);

e. Chơn chánh thọ trì các học giới (samādāya sikkhatha sikkhāpadesu).

Pātimokkha là từ của của pāti + mokkha. Pāti nghĩa là hộ trì, gìn giữ, canh gác; mokkha nghĩa là giải thoát, khai phóng. Là danh từ riêng chỉ cho giới bổn Đức Phật ban hành cho tỳ kheo và tỳ kheo ni . Giới bổn tỳ kheo có 227 học giới; giới bổn tỳ kheo ni có 311 học giới. (Trong Hán tạng thuật ngữ Pàtimokkha dịch là “Biệt biệt giải thoát” có ý nghĩa “giữ một điều giới luật thì giải thoát một trói buộc”. Ý nghĩa nầy không có trong Tạng Pàli mặc dù đôi khi một số dịch giả của sử dụng).

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".

-- "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.

026. Những ước nguyện và hoài bảo của những vị xuất gia

Những mong cầu suông thường không thành tựu như “ôm cây đợi thỏ”. Trái lại những sở cầu có thế như nguyên nếu một vị tu sĩ có những đức tánh sau:

a. Đầy đủ giới hạnh (sīlesvevassa paripūrakārī)

b. Nội tâm an tịnh (ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto

c. Định tâm không gián đoạn (anirākatajjhāno)

d. Thành tựu minh sát (vipassanāya samannāgato)

e. Là người chuộng sống nơi trống vắng (brūhetā suññāgārānaṃ)

[Những ước muốn trong cuộc sống hằng ngày]

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng á cbà các dược phẩm trị bệnh!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nộI tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng á cbà các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!”, Tỷ- kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

[Những ước muốn thiền định đạo quả]

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muộI lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.

[Những ước muốn xa hơn thiền định và đạo quả]

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình á cbà qua vách, qua thành, qua núi như á cbà hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)...các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!” Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươI đời, ba mươI đời, bốn mươI đời, năm mươI đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Các Tôn giả, chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nộI tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: “Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!”, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nộI tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Như vậy, phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.


Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 6 [tóm tắt]

Kinh Ước Nguyện

(Ākaṅkheyya Sutta)

(M.i, 33)

Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp. Đức Phật đề cập đến mười bảy ước nguyện của vị Tỷ-kheo và muốn các ước nguyện này thành tựu, Tỷ-kheo cần phải viên mãn giới luật, kiên trì, nộI tâm tịch tịnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, sống tại các trú xứ không tịnh. Mười bảy ước nguyện như sau:

1/ Mong rằng ta được các đồng Phạm hạnh kính trọng.

2/ Mong rằng ta nhận được y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

3/ Mong rằng những ai đã cúng dường bốn món vật dụng cho ta được quả báo lớn, lợi ích lớn.

4/ Mong rằng á cbà con huyết thống khi mạng chung nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ và nhờ vậy được quả báo lớn, lợi ích lớn.

5/ Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, không để bất lạc nhiếp phục ta.

6/ Mong rằng ta nhiếp phục sợ hãi và khiếp đãm, không để sợ hãi và khiếp đãm nhiếp phục ta.

7/ Mong rằng ta chứng được bốn thiền không có khó khăn.

8/ Mong rằng ta có thể xúc cảm với thân và sống an trú trong những cảnh giới giải thoát tịch tịnh, siêu thoát sắc giới, vô sắc giới.

9/ Mong rằng ta diệt trừ ba kiết sử, chứng được Dự lưu, chắc chắn không còn đọa lạc, hướng đến chánh giác.

10/ Mong rằng ta diệt ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng được Nhất lai.

11/ Mong rằng ta trừ diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh từ cảnh giới ấy, chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa.

12/ Mong rằng ta chứng được Thần túc thông.

13/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhĩ thông.

14/ Mong rằng ta chứng được Tha tâm thông.

15/ Mong rằng ta chứng được Túc mạng thông.

16/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhãn thông.

17/ Mong rằng ta chứng được Lậu tận thông, chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 6 [dàn ý]

Kinh Ước Nguyện

(Ākaṅkheyya Sutta)

(M.i, 33)

A. Duyên khởi

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn đề cao giới hạnh, thuyết 13 ước nguyện của vị Tỷ-kheo và điều kiện để thành tựu 13 ước nguyện ấy (tức là hành trì Giới, Định, Tuệ).

I. 6 ước nguyện về nếp sống giữa chúng Tăng.

II. 2 ước nguyện về Thiền sắc giới và Thiền vô sắc giới.

III. 3 uớc nguyện về quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai.

IV. 6 ước nguyện về 6 thông: Thần túc, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc mạng, Thiên nhãn, Lậu tận.

V. Thế Tôn đề cao giới hạnh.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 6 [toát yếut]

Kinh Ước Nguyện

(Ākaṅkheyya Sutta)

(M.i, 33)

I. Toát yếu

Ākankheyya Sutta - If a bhikkhu wish.

The Buddha begins by stressing the importance of virtue as the foundation for a bhikkhu’s training; he then goes on to enumerate the benefits that a bhikkhu can reap by properly fulfilling the training.

Tỳ kheo nên cầu mong những gì.

Mở đầu, Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của giới, nền tảng việc tu tập của một tỳ kheo. Kế đến Ngài kể ra những lợi lạc mà một tỳ kheo có thể gặt hái được nhờ viên mãn các học giới.

II. Tóm tắt

Trước hết, Phật nhấn mạnh về Giới vì là căn bản tu hành. Nếu tỳ kheo có những ước nguyện như: Mong được các vị đồng tu yêu kính; mong được tứ sự cúng dường; mong thí chủ được phước lớn khi cúng dường mình; mong bà con lúc lâm chung chỉ cần nghĩ đến mình cũng có quả báo lợi lạc. Mong nhiếp phục được lạc khổ, không bị lạc và khổ làm động tâm; nhiếp phục sợ hãi khiếp đảm; mong chứng 4 thiền 4 định vô sắc; mong diệt trừ được ba kiết sử chứng quả Dự lưu; mong chứng Nhất lai; Bất hoàn; mong chứng các thần thông như thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, tùy nghiệp thú trí, mong diệt trừ lậu hoặc.

Muốn thành tựu các ước nguyện ấy, tỳ kheo cần phải "thành tựu viên mãn giới, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh."

III. Chú giải

Trong lời dạy này, Phật đã tóm thâu cả ba vô lậu học: "Thành tựu viên mãn giới" là Giới học. "Kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định" là Ðịnh học. "Thành tựu quán hạnh" là Tuệ học. Còn "thích sống tại các trú xứ không tịnh" là điều kiện để có thể hoàn thành các mục tiêu vừa kể.

IV. Pháp số

Ba kiết sử: thân kiến, nghi, Giới cấm thủ. Trừ ba kiết sử đắc quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắn chắn giải thoát.

Ba vô lậu học: Giới, định, tuệ.

Bốn giải thoát tịch tĩnh hay bốn không, bốn tịch tịnh trú: Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng, là bốn thiền chứng thuộc vô sắc giới.

Bốn quả sa môn: Dự lưu, Nhất lai (diệt ba kết sử, muội lược tham sân si, chỉ còn trở lại một lần trên đời này), Bất hoàn (không trở lui đời này), A-la-hán sạch hết ô nhiễm vi tế.

Bốn vật dụng hay tứ y: vật dùng về ăn mặc ở bệnh.

Bốn thiền: Gọi là hiện tại lạc trú, gồm sơ thiền với 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm; nhị thiền bỏ tầm tứ; tam thiền bỏ hỷ; tứ thiền bỏ lạc, chỉ còn xả niệm thanh tịnh.

Sáu thông: Thần túc, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thiên nhãn và lậu tận; là ba minh nói rộng.

V. Kệ tụng

1-Ðấng đạo sư nhắc nhủ

Tỳ kheo sống phòng hộ

Với Giới biệt giải thoát

Với chánh niệm, uy nghi

Và thấy được hiểm nguy

Trong từng lỗi nhỏ nhặt

Bởi vì Giới dẫn đầu

Trong tất cả thiện pháp.

2. Nếu tỳ kheo ước nguyện:

"Ðược pháp hữu yêu kính";

"Ðược bốn vật cần dùng";

Và "mong thí chủ mình

Sẽ được quả báo lớn"

Hãy viên mãn Giới luật,

Thích sống nơi nhàn tịnh

Và siêng tu thiền định

Ðể thành tựu tuệ quán.

3. Nếu tỳ kheo ước nguyện:

"Mong bà con dòng họ

Lâm chung nghĩ đến mình

Với tâm niệm hân hoan

Sẽ được phước báo lớn"

Nếu tỳ kheo ước nguyện:

"Mong sợ hãi khổ vui

Không sợ hãi khiếp đảm"

Hãy viên mãn Giới luật,

Thích sống nơi nhàn tịnh

Và siêng tu thiền định

Ðể thành tựu tuệ quán.

4. Nếu tỳ kheo ước nguyện

"Mong ta chứng bốn thiền

Ðược hiện tại lạc trú"

"Mong ta chứng bốn Không

Thành tựu tịch tịnh trú"

Hãy viên mãn Giới luật

Thích sống nơi nhàn tịnh

Và siêng tu thiền định

Ðể thành tựu tuệ quán.

5. Nếu tỳ kheo ước nguyện

"Mong ta chứng Dự lưu

Diệt trừ ba kiết sử"

"Mong ta chứng Nhất lai

Muội lược tham sân si"

"Mong ta chứng Bất hoàn

Trừ năm "hạ kiết sử"

Hãy viên mãn Giới luật,

Thích sống nơi nhàn tịnh

Ðể thành tựu tuệ quán.

6. Nếu tỳ kheo ước nguyện

"Mong ta chứng thần thông

Biến hóa theo nhiều cách"

"Mong ta chứng thiên nhĩ

Nghe đủ tiếng gần, xa"

"Mong ta chứng túc mạng

Biết các đời quá khứ"

"Mong ta chứng thiên nhãn

Thấy sống chết chúng sinh"

Nếu tỳ kheo ước nguyện

"Mong ta chứng lậu tận

Ðạt tâm, tuệ giải thoát

Ngay trong đời hiện tại"
Hãy viên mãn Giới luật,

Thích sống nơi nhàn tịnh

Và siêng tu thiền định

Ðể thành tựu tuệ quán.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

6. Ākaṅkheyyasuttaṃ [Mūla]

64. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā pātimokkhasaṃvarasaṃvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino samādāya sikkhatha sikkhāpadesu.

65. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'sabrahmacārīnaṃ piyo ca assaṃ manāpo ca garu ca bhāvanīyo cāti [manāpo garubhāvaniyo cāti (sī.)], sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'lābhī assaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānanti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'yesāhaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsana gilānappaccayabhesajjaparikkhāraṃ paribhuñjāmi tesaṃ te kārā mahapphalā assu mahānisaṃsāti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'ye maṃ [ye me (sī. syā.)] ñātī sālohitā petā kālaṅkatā [kālakatā (sī. syā. pī.)] pasannacittā anussaranti tesaṃ taṃ mahapphalaṃ assa mahānisaṃsanti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

66. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'aratiratisaho assaṃ, na ca maṃ arati saheyya, uppannaṃ aratiṃ abhibhuyya abhibhuyya vihareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'bhayabheravasaho assaṃ, na ca maṃ bhayabheravaṃ saheyya, uppannaṃ bhayabheravaṃ abhibhuyya abhibhuyya vihareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ diṭṭhadhammasukhavihārānaṃ nikāmalābhī assaṃ akicchalābhī akasiralābhīti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā, te kāyena phusitvā vihareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ.

67. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā sotāpanno assaṃ avinipātadhammo niyato sambodhiparāyaṇoti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā rāgadosamohānaṃ tanuttā sakadāgāmī assaṃ sakideva imaṃ lokaṃ āgantvā dukkhassantaṃ kareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā opapātiko assaṃ tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokāti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ.

68. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhaveyyaṃ : ekopi hutvā bahudhā assaṃ, bahudhāpi hutvā eko assaṃ āvibhāvaṃ tirobhāvaṃ tirokuṭṭaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ asajjamāno gaccheyyaṃ, seyyathāpi ākāse pathaviyāpi ummujjanimujjaṃ kareyyaṃ, seyyathāpi udake udakepi abhijjamāne gaccheyyaṃ, seyyathāpi pathaviyaṃ ākāsepi pallaṅkena kameyyaṃ, seyyathāpi pakkhī sakuṇo imepi candimasūriye evaṃmahiddhike evaṃmahānubhāve pāṇinā parāmaseyyaṃ parimajjeyyaṃ yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇeyyaṃ : dibbe ca mānuse ca ye dūre santike cāti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ.

''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajāneyyaṃ : sarāgaṃ vā cittaṃ sarāgaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītarāgaṃ vā cittaṃ vītarāgaṃ cittanti pajāneyyaṃ sadosaṃ vā cittaṃ sadosaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītadosaṃ vā cittaṃ vītadosaṃ cittanti pajāneyyaṃ samohaṃ vā cittaṃ samohaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītamohaṃ vā cittaṃ vītamohaṃ cittanti pajāneyyaṃ saṃkhittaṃ vā cittaṃ saṃkhittaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vikkhittaṃ vā cittaṃ vikkhittaṃ cittanti pajāneyyaṃ mahaggataṃ vā cittaṃ mahaggataṃ cittanti pajāneyyaṃ, amahaggataṃ vā cittaṃ amahaggataṃ cittanti pajāneyyaṃ sauttaraṃ vā cittaṃ sauttaraṃ cittanti pajāneyyaṃ, anuttaraṃ vā cittaṃ anuttaraṃ cittanti pajāneyyaṃ samāhitaṃ vā cittaṃ samāhitaṃ cittanti pajāneyyaṃ, asamāhitaṃ vā cittaṃ asamāhitaṃ cittanti pajāneyyaṃ vimuttaṃ vā cittaṃ vimuttaṃ cittanti pajāneyyaṃ, avimuttaṃ vā cittaṃ avimuttaṃ cittanti pajāneyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ.

''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussareyyaṃ, seyyathidaṃ : ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jāti satasahassampi anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe : amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī - pe - brūhetā suññāgārānaṃ. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṃ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyaṃ : ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannā ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannāti, iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṃ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

69. ''Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu : 'āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭhevadhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyanti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ. ''Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā pātimokkhasaṃvarasaṃvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino samādāya sikkhatha sikkhāpadesūti : iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vuttanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Ākaṅkheyyasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

6. Ākaṅkheyyasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

64. Evaṃ me sutanti ākaṅkheyyasuttaṃ. Tattha sampannasīlāti tividhaṃ sampannaṃ paripuṇṇasamaṅgimadhuravasena. Tattha –

‘‘Sampannaṃ sālikedāraṃ, suvā bhuñjanti kosiya;

Paṭivedemi te brahme, na naṃ vāretumussahe’’ti. (jā. 1.14.1);

Idaṃ paripuṇṇasampannaṃ nāma. ‘‘Iminā pātimokkhasaṃvarena upeto hoti samupeto upāgato samupāgato upapanno sampanno samannāgato’’ti (vibha. 511) idaṃ samaṅgisampannaṃ nāma. ‘‘Imissā, bhante, mahāpathaviyā heṭṭhimatalaṃ sampannaṃ, seyyathāpi khuddamadhuṃ aneḷakaṃ, evamassāda’’nti (pārā. 17) idaṃ madhurasampannaṃ nāma. Idha pana paripuṇṇasampannampi samaṅgisampannampi vaṭṭati. Tasmā sampannasīlāti paripuṇṇasīlā hutvātipi sīlasamaṅgino hutvātipi evamettha attho vedibbo. Sīlanti kenaṭṭhena sīlaṃ? Sīlanaṭṭhena sīlaṃ. Tassa vitthārakathā visuddhimagge vuttā.

Tattha ‘‘paripuṇṇasīlā’’ti iminā atthena khettadosavigamena khettapāripūrī viya sīladosavigamena sīlapāripūrī vuttā hoti. Yathā hi khettaṃ bījakhaṇḍaṃ vappakhaṇḍaṃ udakakhaṇḍaṃ ūsakhaṇḍanti catudosasamannāgataṃ aparipūraṃ hoti.

Tattha bījakhaṇḍaṃ nāma yattha antarantarā bījāni khaṇḍāni vā pūtīni vā honti, tāni yattha vapanti, tattha sassaṃ na uṭṭheti, khettaṃ khaṇḍaṃ hoti. Vappakhaṇḍaṃ nāma yattha akusalo bījāni vapanto antarantarā nipāteti. Evañhi sabbattha sassaṃ na uṭṭheti, khettaṃ khaṇḍaṃ hoti. Udakakhaṇḍaṃ nāma yattha katthaci udakaṃ atibahu vā na vā hoti, tatrāpi hi sassāni na uṭṭhenti, khettaṃ khaṇḍaṃ hoti. Ūsakhaṇḍaṃ nāma yattha kassako kismiñci padese naṅgalena bhūmiṃ cattāro pañca vāre kasanto atigambhīraṃ karoti, tato ūsaṃ uppajjati, tatrāpi hi sassaṃ na uṭṭheti, khettaṃ khaṇḍaṃ hoti, tādisañca khettaṃ na mahapphalaṃ hoti na mahānisaṃsaṃ, tatrāpi hi bahumpi vapitvā appaṃ labhati. Imesaṃ pana catunnaṃ dosānaṃ vigamā khettaṃ paripuṇṇaṃ hoti. Tādisañca khettaṃ mahapphalaṃ hoti mahānisaṃsaṃ. Evameva khaṇḍaṃ chiddaṃ sabalaṃ kammāsanti catudosasamannāgataṃ sīlaṃ aparipūraṃ hoti. Tādisañca sīlaṃ na mahapphalaṃ hoti, na mahānisaṃsaṃ. Imesaṃ pana catunnaṃ dosānaṃ vigamā sīlakhettaṃ paripuṇṇaṃ hoti, tādisañca sīlaṃ mahapphalaṃ hoti mahānisaṃsaṃ.

‘‘Sīlasamaṅgino’’ti iminā panatthena sīlena samaṅgibhūtā samodhānaṃ gatā samannāgatā hutvā viharathāti idameva vuttaṃ hoti. Tattha dvīhi kāraṇehi sampannasīlatā hoti sīlavipattiyā ca ādīnavadassanena sīlasampattiyā ca ānisaṃsadassanena. Tadubhayampi visuddhimagge vitthāritaṃ.

Tattha ‘‘sampannasīlā’’ti ettāvatā kira bhagavā catupārisuddhisīlaṃ uddisitvā ‘‘pātimokkhasaṃvarasaṃvutā’’ti iminā tattha jeṭṭhakasīlaṃ vitthāretvā dassesīti dīpavihāravāsī sumanatthero āha. Antevāsiko panassa tepiṭakacūḷanāgatthero āha – ubhayatthāpi pātimokkhasaṃvaro bhagavatā vutto, pātimokkhasaṃvaroyeva hi sīlaṃ. Itarāni pana tīṇi sīlanti vuttaṭṭhānaṃ nāma atthīti ananujānanto vatvā āha – ‘‘indriyasaṃvaro nāma chadvārarakkhāmattakameva, ājīvapārisuddhi dhammena samena paccayuppattimattakaṃ, paccayanissitaṃ paṭiladdhapaccaye idamatthanti paccavekkhitvā paribhuñjanamattakaṃ. Nippariyāyena pātimokkhasaṃvarova sīlaṃ. Yassa so bhinno, ayaṃ chinnasīso viya puriso hatthapāde sesāni rakkhissatīti na vattabbo. Yassa pana so arogo, ayaṃ acchinnasīso viya puriso jīvitaṃ sesāni puna pākatikāni katvā rakkhituṃ sakkoti. Tasmā ‘sampannasīlā’ti iminā pātimokkhasaṃvaraṃ uddisitvā ‘sampannapātimokkhā’ti tasseva vevacanaṃ vatvā taṃ vitthāretvā dassento ‘pātimokkhasaṃvarasaṃvutā’tiādimāhā’’ti.

Tattha pātimokkhasaṃvarasaṃvutāti pātimokkhasaṃvarena samannāgatā. Ācāragocarasampannāti ācārena ca gocarena ca sampannā. Aṇumattesūti appamattakesu. Vajjesūti akusaladhammesu. Bhayadassāvīti bhayadassino. Samādāyāti sammā ādiyitvā. Sikkhatha sikkhāpadesūti sikkhāpadesu taṃ taṃ sikkhāpadaṃ samādiyitvā sikkhatha. Apica samādāya sikkhatha sikkhāpadesūti yaṃkiñci sikkhākoṭṭhāsesu sikkhitabbaṃ kāyikaṃ vācasikañca, taṃ sabbaṃ samādāya sikkhathāti ayamettha saṅkhepo, vitthārato pana sabbānetāni pātimokkhasaṃvarādīni padāni visuddhimagge vuttāni.

65. Ākaṅkheyya ceti idaṃ kasmā āraddhaṃ? Sīlānisaṃsadassanatthaṃ. Sacepi acirapabbajitānaṃ vā duppaññānaṃ vā evamassa ‘‘bhagavā sīlaṃ pūrethāti vadati, ko nu kho sīlapūraṇe ānisaṃso, ko viseso, kā vaḍḍhī’’ti? Tesaṃ sattarasa ānisaṃse dassetuṃ evamāha. Appeva nāma etaṃ sabrahmacārīnaṃ piyamanāpatādiāsavakkhayapariyosānaṃ ānisaṃsaṃ sutvāpi sīlaṃ paripūreyyunti. Visakaṇṭakavāṇijo viya. Visakaṇṭakavāṇijo nāma guḷavāṇijo vuccati.

So kira guḷaphāṇitakhaṇḍasakkharādīni sakaṭenādāya paccantagāmaṃ gantvā ‘‘visakaṇṭakaṃ gaṇhatha, visakaṇṭakaṃ gaṇhathā’’ti ugghosesi. Taṃ sutvā gāmikā ‘‘visaṃ nāma kakkhaḷaṃ, yo naṃ khādati, so marati, kaṇṭakampi vijjhitvā māreti, ubhopete kakkhaḷā, ko ettha ānisaṃso’’ti gehadvārāni thakesuṃ, dārake ca palāpesuṃ. Taṃ disvā vāṇijo ‘‘avohārakusalā ime gāmikā, handa ne upāyena gaṇhāpemī’’ti ‘‘atimadhuraṃ gaṇhatha, atisāduṃ gaṇhatha, guḷaṃ phāṇitaṃ sakkharaṃ samagghaṃ labbhati, kūṭamāsakakūṭakahāpaṇādīhipi labbhatī’’ti ugghosesi. Taṃ sutvā gāmikā haṭṭhatuṭṭhā āgantvā bahumpi mūlaṃ datvā gahesuṃ. Tattha vāṇijassa ‘‘visakaṇṭakaṃ gaṇhathā’’ti ugghosanaṃ viya bhagavato ‘‘sampannasīlā, bhikkhave, viharatha…pe… samādāya sikkhatha sikkhāpadesū’’ti vacanaṃ. ‘‘Ubhopete kakkhaḷā, ko ettha ānisaṃso’’ti gāmikānaṃ cintanaṃ viya bhagavā ‘‘sampannasīlā viharathā’’ti āha, ‘‘sīlañca nāmetaṃ kakkhaḷaṃ pharusaṃ khiḍḍādipaccanīkaṃ, ko nu kho sampannasīlānaṃ ānisaṃso’’ti bhikkhūnaṃ cintanaṃ. Atha tassa vāṇijassa ‘‘atimadhuraṃ gaṇhathā’’tiādivacanaṃ viya bhagavato piyamanāpatādiāsavakkhayapariyosānaṃ sattarasaānisaṃsappakāsanatthaṃ ‘‘ākaṅkheyya ce’’tiādivacanaṃ veditabbaṃ.

Tattha ākaṅkheyya ceti yadi ākaṅkheyya yadi iccheyya. Piyo ca assanti piyacakkhūhi sampassitabbo, sinehuppattiyā padaṭṭhānabhūto bhaveyyanti vuttaṃ hoti. Manāpoti tesaṃ manavaḍḍhanako, tesaṃ vā manena pattabbo, mettacittena pharitabboti vuttaṃ hoti. Garūti tesaṃ garuṭṭhāniyo pāsāṇacchattasadiso. Bhāvanīyoti ‘‘addhā ayamāyasmā jānaṃ jānāti passaṃ passatī’’ti evaṃ sambhāvanīyo. Sīlesvevassa paripūrakārīti catupārisuddhisīlesuyeva paripūrakārī assa, anūnena paripūritākārena samannāgato bhaveyyāti vuttaṃ hoti. Ajjhattaṃ cetosamathamanuyuttoti attano cittasamathe yutto, ettha hi ajjhattanti vā attanoti vā etaṃ ekatthaṃ, byañjanameva nānaṃ. Bhummatthe panetaṃ samathanti upayogavacanaṃ. Anūti iminā upasaggena yoge siddhaṃ. Anirākatajjhānoti bahi anīhaṭajjhāno, avināsitajjhāno vā, nīharaṇavināsatthañhi idaṃ nirākaraṇaṃ nāma. Thambhaṃ niraṃkatvā nivātavuttītiādīsu cassa payogo daṭṭhabbo.

Vipassanāya samannāgatoti sattavidhāya anupassanāya yutto, sattavidhā anupassanā nāma aniccānupassanā dukkhānupassanā anattānupassanā nibbidānupassanā virāgānupassanā nirodhānupassanā paṭinissaggānupassanāti. Tā visuddhimagge vitthāritā. Brūhetā suññāgārānanti vaḍḍhetā suññāgārānaṃ, ettha ca samathavipassanāvasena kammaṭṭhānaṃ gahetvā rattindivaṃ suññāgāraṃ pavisitvā nisīdamāno bhikkhu ‘‘brūhetā suññāgārāna’’nti veditabbo. Ekabhūmakādipāsāde kurumānopi pana neva suññāgārānaṃ brūhetāti daṭṭhabboti.

Ettāvatā ca yathā taṇhāvicaritadesanā paṭhamaṃ taṇhāvasena āraddhāpi taṇhāpadaṭṭhānattā mānadiṭṭhīnaṃ mānadiṭṭhiyo osaritvā kamena papañcattayadesanā jātā, evamayaṃ desanā paṭhamaṃ adhisīlasikkhāvasena āraddhāpi sīlapadaṭṭhānattā samathavipassanānaṃ samathavipassanāyo osaritvā kamena sikkhattayadesanā jātāti veditabbā.

Ettha hi ‘‘sīlesvevassa paripūrakārī’’ti ettāvatā adhisīlasikkhā vuttā. ‘‘Ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno’’ti ettāvatā adhicittasikkhā, ‘‘vipassanāya samannāgato’’ti ettāvatā adhipaññāsikkhā, ‘‘brūhetā suññāgārāna’’nti iminā pana samathavasena suññāgāravaḍḍhane adhicittasikkhā, vipassanāvasena adhipaññāsikkhāti evaṃ dvepi sikkhā saṅgahetvā vuttā. Ettha ca ‘‘ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno’’ti imehi padehi sīlānurakkhikā eva cittekaggatā kathitā. ‘‘Vipassanāyā’’ti iminā padena sīlānurakkhiko saṅkhārapariggaho.

Kathaṃ cittekaggatā sīlamanurakkhati? Yassa hi cittekaggatā natthi, so byādhimhi uppanne vihaññati, so byādhivihato vikkhittacitto sīlaṃ vināsetvāpi byādhivūpasamaṃ kattā hoti. Yassa pana cittekaggatā atthi, so taṃ byādhidukkhaṃ vikkhambhetvā samāpattiṃ samāpajjati, samāpannakkhaṇe dukkhaṃ dūrāpakataṃ hoti, balavatarasukhamuppajjati. Evaṃ cittekaggatā sīlaṃ anurakkhati.

Kathaṃ saṅkhārapariggaho sīlamanurakkhati? Yassa hi saṅkhārapariggaho natthi, tassa ‘‘mama rūpaṃ mama viññāṇa’’nti attabhāve balavamamattaṃ hoti, so tathārūpesu dubbhikkhabyādhibhayādīsu sampattesu sīlaṃ vināsetvāpi attabhāvaṃ posetā hoti. Yassa pana saṅkhārapariggaho atthi, tassa attabhāve balavamamattaṃ vā sineho vā na hoti, so tathārūpesu dubbhikkhabyādhibhayādīsu sampattesu sacepissa antāni bahi nikkhamanti, sacepi ussussati visussati, khaṇḍākhaṇḍiko vā hoti satadhāpi sahassadhāpi, neva sīlaṃ vināsetvā attabhāvaṃ posetā hoti. Evaṃ saṅkhārapariggaho sīlamanurakkhati. ‘‘Brūhetā suññāgārāna’’nti iminā pana tasseva ubhayassa brūhanā vaḍḍhanā sātaccakiriyā dassitā.

Evaṃ bhagavā yasmā ‘‘sabrahmacārīnaṃ piyo cassaṃ manāpo ca garu ca bhāvanīyo cā’’ti ime cattāro dhamme ākaṅkhantena natthaññaṃ kiñci kātabbaṃ, aññadatthu sīlādiguṇasamannāgatena bhavitabbaṃ, idiso hi sabrahmacārīnaṃ piyo hoti manāpo garu bhāvanīyo. Vuttampi hetaṃ –

‘‘Sīladassanasampannaṃ, dhammaṭṭhaṃ saccavādinaṃ;

Attano kamma kubbānaṃ, taṃ jano kurute piya’’nti. (dha. pa. 217);

Tasmā ‘‘ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīnaṃ piyo cassaṃ manāpo ca garu ca bhāvanīyo cāti sīlesvevassa paripūrakārī…pe… suññāgārāna’’nti vatvā idāni yasmā paccayalābhādiṃ patthayantenāpi idameva karaṇīyaṃ, na aññaṃ kiñci, tasmā ‘‘ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu lābhī assa’’ntiādimāha. Na cettha bhagavā lābhanimittaṃ sīlādiparipūraṇaṃ kathetīti veditabbo. Bhagavā hi ghāsesanaṃ chinnakatho na vācaṃ payuttaṃ bhaṇeti, evaṃ sāvake ovadati, so kathaṃ lābhanimittaṃ sīlādiparipūraṇaṃ kathessati, puggalajjhāsayavasena panetaṃ vuttaṃ. Yesañhi evaṃ ajjhāsayo bhaveyya ‘‘sace mayaṃ catūhi paccayehi na kilameyyāma, sīlādiṃ pūretuṃ sakkuṇeyyāmā’’ti, tesaṃ ajjhāsayavasena bhagavā evamāha. Apica rasānisaṃso esa sīlassa, yadidaṃ cattāro paccayā nāma. Tathā hi paṇḍitamanussā koṭṭhādīsu ṭhapitaṃ nīharitvā puttādīnampi adatvā attanāpi aparibhuñjitvā sīlavantānaṃ dentīti sīlassa sarasānisaṃsadassanatthaṃ petaṃ vuttaṃ.

Tatiyavāre yesāhanti yesaṃ ahaṃ. Tesaṃ te kārāti tesaṃ devānaṃ vā manussānaṃ vā te mayi katā paccayadānakārā. Devāpi hi sīlādiguṇayuttānaṃ paccaye denti, na kevalaṃ manussāyeva, sakko viya āyasmato mahākassapassa. Mahapphalā mahānisaṃsāti ubhayametaṃ atthato ekaṃ, byañjanameva nānaṃ. Mahantaṃ vā lokiyasukhaṃ phalantīti mahapphalā. Mahato lokuttarasukhassa ca paccayā hontīti mahānisaṃsā. Sīlādiguṇayuttassa hi kaṭacchubhikkhāpi pañcaratanamattāya bhūmiyā paṇṇasālāpi katvā dinnā anekāni kappasahassāni duggativinipātato rakkhati, pariyosāne ca amatāya parinibbānadhātuyāpaccayo hoti. ‘‘Khīrodanaṃ ahamadāsi’’ntiādīni (vi. va. 413) cettha vatthūni, sakalameva vā petavatthu vimānavatthu ca sādhakaṃ. Tasmā paccayadāyakehi attani katānaṃ kārānaṃ mahapphalataṃ icchantenāpi sīlādiguṇayutteneva bhavitabbanti dasseti.

Catutthavāre ñātīti sassusasurapakkhikā. Sālohitāti ekalohitasambaddhā pītipitāmahādayo. Petāti peccabhāvaṃ gatā. Kālaṅkatāti matā. Tesaṃ tanti tesaṃ taṃ mayi pasannacittataṃ vā pasannena cittena anussaraṇaṃ vā. Yassa hi bhikkhuno kālaṅkato pitā vā mātā vā ‘‘amhākaṃ ñātako thero sīlavā kalyāṇadhammo’’ti pasannacitto hutvā taṃ bhikkhuṃ anussarati, tassa so cittappasādopi taṃ anussaraṇamattampi mahapphalaṃ mahānisaṃsameva hoti, anekāni kappasatasahassāni duggatito vāretuṃ ante ca amataṃ pāpetuṃ samatthameva hoti. Vuttañhetaṃ bhagavatā ‘‘ye te, bhikkhave, bhikkhū sīlasampannā samādhisampannā paññā, vimutti, vimuttiñāṇadassanasampannā, dassanaṃpāhaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahukāraṃ vadāmi. Savanaṃ, anussatiṃ, anupabbajjaṃ, upasaṅkamanaṃ, payirupāsanaṃpāhaṃ, bhikkhave, tesaṃ bhikkhūnaṃ bahukāraṃ vadāmī’’ti (itivu. 104). Tasmā ñātisālohitānaṃ attani cittappasādassa anussatiyā ca mahapphalataṃ icchantenāpi sīlādiguṇayutteneva, bhavitabbanti dasseti.

66. Pañcamavāre aratiratisaho assanti aratiyā ratiyā ca saho abhibhavitā ajjhottharitā bhaveyyaṃ. Ettha ca aratīti adhikusalesu dhammesu pantasenāsanesu ca ukkaṇṭhā. Ratīti pañcakāmaguṇarati. Na ca maṃ arati saheyyāti mañca arati na abhibhaveyya na maddeyya na ajjhotthareyya. Uppannanti jātaṃ nibbattaṃ. Sīlādiguṇayutto hi aratiñca ratiñca sahati ajjhottharati madditvā tiṭṭhati. Tasmā īdisaṃ attānaṃ icchantenāpi sīlādiguṇayutteneva bhavitabbanti dasseti.

Chaṭṭhavāre bhayaṃ cittutrāsopi ārammaṇampi. Bheravaṃ ārammaṇameva. Sesaṃ pañcamavāre vuttanayameva. Sīlādiguṇayutto hi bhayabheravaṃ sahati ajjhottharati madditvā tiṭṭhati ariyakoṭiyavāsīmahādattatthero viya.

Thero kira maggaṃ paṭipanno aññataraṃ pāsādikaṃ araññaṃ disvā ‘‘idhevajja samaṇadhammaṃ katvā gamissāmī’’ti maggā okkamma aññatarasmiṃ rukkhamūle saṅghāṭiṃ paññapetvā pallaṅkaṃ ābhujitvā nisīdi. Rukkhadevatāya dārakā therassa sīlatejena sakabhāvena saṇṭhātuṃ asakkontā vissaramakaṃsu. Devatāpi rukkhaṃ cālesi. Thero acalova nisīdi. Sā devatā dhūmāyi, pajjali, neva sakkhi theraṃ cāletuṃ, tato upāsakavaṇṇenāgantvā vanditvā aṭṭhāsi. ‘‘Ko eso’’ti vuttā ‘‘ahaṃ, bhante, etasmiṃ rukkhe adhivatthā devatā’’ti avoca. Tvaṃ ete vikāre akāsīti. Āma bhanteti. Kasmāti ca vuttā āha – ‘‘tumhākaṃ, bhante, sīlatejena dārakā sakabhāvena saṇṭhātuṃ asakkontā vissaramakaṃsu, sāhaṃ tumhe palāpetuṃ evamakāsi’’nti. Thero āha – ‘‘atha kasmā idha, bhante, mā vasatha, mayhaṃ aphāsūti paṭikacceva nāvacāsi. Idāni pana mā kiñci avaca, ariyakoṭiyamahādatto amanussabhayena gatoti vacanato lajjāmi, tenāhaṃ idheva vasissaṃ, tvaṃ pana ajjekadivasaṃ yattha katthaci vasāhī’’ti. Evaṃ sīlādiguṇayutto bhayabheravasaho hoti. Tasmā īdisamattānaṃ icchantenāpi sīlādiguṇayutteneva bhavitabbanti dasseti.

Sattamavāre ābhicetasikānanti abhicetoti abhikkantaṃ visuddhacittaṃ vuccati, adhicittaṃ vā, abhicetasi jātāni ābhicetasikāni, abhiceto sannissitānīti vā ābhicetasikāni. Diṭṭhadhammasukhavihārānanti diṭṭhadhamme sukhavihārānaṃ. Diṭṭhadhammoti paccakkho attabhāvo vuccati, tattha sukhavihārabhūtānanti attho, rūpāvacarajjhānānametaṃ adhivacanaṃ. Tāni hi appetvā nisinnā jhāyino imasmiṃyeva attabhāve asaṃkiliṭṭhaṃ nekkhammasukhaṃ vindanti, tasmā ‘‘diṭṭhadhammasukhavihārānī’’ti vuccanti. Nikāmalābhīti nikāmena lābhī attano icchāvasena lābhī, icchiticchitakkhaṇe samāpajjituṃ samatthoti vuttaṃ hoti. Akicchalābhīti sukheneva paccanīkadhamme vikkhambhetvā samāpajjituṃ samatthoti vuttaṃ hoti. Akasiralābhīti akasirānaṃ vipulānaṃ lābhī, yathāparicchedeyeva vuṭṭhātuṃ samatthoti vuttaṃ hoti. Ekacco hi lābhīyeva hoti, na pana sakkoti icchiticchitakkhaṇe samāpajjituṃ. Ekacco sakkoti tathā samāpajjituṃ, pāribandhike pana kicchena vikkhambheti. Ekacco tathā samāpajjati, pāribandhike ca akiccheneva vikkhambheti, na sakkoti nāḷikāyantaṃ viya yathāparicchedeyeva ca vuṭṭhātuṃ. Yo pana imaṃ tividhampi sampadaṃ icchati, sopi sīlesvevassa paripūrakārīti.

Evaṃ abhiññāpādake jhāne vutte kiñcāpi abhiññānaṃ vāro āgato, atha kho naṃ bhagavā aggahetvāva yasmā na kevalaṃ abhiññāpādakajjhānāni ca abhiññāyoyeva ca sīlānaṃ ānisaṃso, apica kho cattāri āruppajhānānipi tayo ca heṭṭhimā ariyamaggā, tasmā taṃ sabbaṃ pariyādiyitvā dassetuṃ ākaṅkheyya ce…pe… ye te santāti evamādimāha.

Tattha santāti aṅgasantatāya ceva ārammaṇasantatāya ca. Vimokkhāti paccanīkadhammehi vimuttattā ārammaṇe ca adhimuttattā. Atikkamma rūpeti rūpāvacarajjhāne atikkamitvā, ye te vimokkhā atikkamma rūpe santāti padasambandho, itarathā hi atikkamma rūpe kiṃ karotīti na paññāyeyyuṃ. Āruppāti ārammaṇato ca vipākato ca rūpavirahitā. Kāyena phusitvāti nāmakāyena phusitvā pāpuṇitvā, adhigantvāti vuttaṃ hoti. Sesaṃ vuttānameva. Idaṃ vuttaṃ hoti ‘‘yopi bhikkhu ime vimokkhe phusitvā viharitukāmo, sopi sīlesvevassa paripūrakārī’’ti.

67. Navamavāre tiṇṇaṃ saṃyojanānanti sakkāyadiṭṭhivicikicchāsīlabbataparāmāsasaṅkhātānaṃ tiṇṇaṃ bandhanānaṃ. Tāni hi saṃyojenti khandhagatibhavādīhi khandhagatibhavādayo, kammaṃ vā phalena, tasmā saṃyojanānīti vuccanti, bandhanānīti attho. Parikkhayāti parikkhayena. Sotāpannoti sotaṃ āpanno. Sototi ca maggassetaṃ adhivacanaṃ. Sotāpannoti taṃsamaṅgipuggalassa. Yathāha ‘‘soto sototi hidaṃ, sāriputta, vuccati. Katamo nu kho, sāriputta, sototi? Ayameva hi, bhante, ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ, sammādiṭṭhi…pe… sammāsamādhīti. Sotāpanno sotāpannoti hidaṃ, sāriputta, vuccati. Katamo nu kho, sāriputta, sotāpannoti? Yo hi, bhante, iminā aṭṭhaṅgikena maggena samannāgato, ayaṃ vuccati sotāpanno, yoyaṃ āyasmā evaṃnāmo evaṃgotto’’ti. Idha pana maggena phalassa nāmaṃ dinnaṃ, tasmā phalaṭṭho ‘‘sotāpanno’’ti veditabbo. Avinipātadhammoti vinipātetīti vinipāto, nāssa vinipāto dhammoti avinipātadhammo, na attānaṃ apāye vinipātasabhāvoti vuttaṃ hoti. Kasmā? Ye dhammā apāyagamaniyā, tesaṃ pahīnattā. Sambodhi paraṃ ayanaṃ gati assāti sambodhiparāyaṇo, uparimaggattayaṃ avassaṃ sampāpakoti attho. Kasmā? Paṭiladdhapaṭhamamaggattā. Sīlesvevāti īdiso hotukāmopi sīlesvevassa paripūraṇārīti.

Dasamavāre paṭhamamaggena parikkhīṇānipi tīṇi saṃyojanāni sakadāgāmimaggassa vaṇṇabhaṇanatthaṃ vuttāni. Rāgadosamohānaṃ tanuttāti etesaṃ tanubhāvena, tanuttakaraṇenāti vuttaṃ hoti. Tattha dvīhi kāraṇehi tanuttaṃ veditabbaṃ adhiccuppattiyā ca pariyuṭṭhānamandatāya ca. Sakadāgāmissa hi vaṭṭānusārimahājanasseva kilesā abhiṇhaṃ na uppajjanti, kadāci karahaci uppajjanti viraḷākārā hutvā, viraḷavāpite khette aṅkurā viya. Uppajjamānāpi ca vaṭṭānusārimahājanasseva maddantā pharantā chādentā andhakāraṃ karontā na uppajjanti, mandamandā uppajjanti tanukākārā hutvā, abbhapaṭalamiva makkhikāpattamiva ca.

Tattha keci therā bhaṇanti ‘‘sakadāgāmissa kilesā kiñcāpi cirena uppajjanti, bahalāva uppajjanti, tathā hissa puttā ca dhītaro ca dissantī’’ti, etaṃ pana appamāṇaṃ. Puttadhītaro hi aṅgapaccaṅgaparāmasanamattenapi hontīti. Dvīhiyeva kāraṇehissa kilesānaṃ tanuttaṃ veditabbaṃ adhiccuppattiyā ca pariyuṭṭhānamandatāya cāti.

Sakadāgāmīti sakiṃ āgamanadhammo. Sakideva imaṃ lokaṃ āgantvāti ekavāraṃyeva imaṃ manussalokaṃ paṭisandhivasena āgantvā. Yopi hi idha sakadāgāmimaggaṃ bhāvetvā idheva parinibbāti, sopi idha na gahito. Yopi idha maggaṃ bhāvetvā devesu upapajjitvā tattheva parinibbāti. Yopi devaloke maggaṃ bhāvetvā tattheva parinibbāti. Yopi devaloke maggaṃ bhāvetvā idheva manussaloke nibbattitvā parinibbāti. Yo pana idha maggaṃ bhāvetvā devaloke nibbatto, tattha yāvatāyukaṃ ṭhatvā puna idheva upapajjitvā parinibbāti, ayamidha gahitoti veditabbo. Dukkhassantaṃ kareyyanti vaṭṭadukkhassa paricchedaṃ kareyyaṃ. Sīlesvevāti īdiso hotukāmopi sīlesvevassa paripūrakārīti.

Ekādasamavāre pañcannanti gaṇanaparicchedo. Orambhāgiyānanti oraṃ vuccati heṭṭhā, heṭṭhābhāgiyānanti attho, kāmāvacaraloke uppattipaccayānanti adhippāyo. Saṃyojanānanti bandhanānaṃ, tāni kāmarāgabyāpādasaṃyojanehi saddhiṃ pubbe vuttasaṃyojanāneva veditabbāni. Yassa hi etāni appahīnāni, so kiñcāpi bhavagge uppanno hoti, atha kho āyuparikkhayā kāmāvacare nibbattatiyeva, gilitabalisamacchūpamo svāyaṃ puggalo dīghasuttakena pāde baddhavihaṅgūpamo cāti veditabbo. Pubbe vuttānampi cettha vacanaṃ vaṇṇabhaṇanatthamevāti veditabbaṃ. Opapātikoti sesayonipaṭikkhepavacanametaṃ. Tatthaparinibbāyīti tattheva brahmaloke parinibbāyī. Anāvattidhammo tasmā lokāti tato brahmalokā paṭisandhivasena puna anāvattisabhāvo. Sīlesvevāti īdiso hotukāmopi sīlesvevassa paripūrakārīti.

68. Evaṃ anāgāmimagge vutte kiñcāpi catutthamaggassa vāro āgato, atha kho naṃ bhagavā aggahetvāva yasmā na kevalā āsavakkhayābhiññā eva sīlānaṃ ānisaṃso, apica kho lokiyapañcābhiññāyopi, tasmā tāpi dassetuṃ, yasmā ca āsavakkhaye kathite desanā niṭṭhitā hoti, evañca sati imesaṃ guṇānaṃ akathitattā ayaṃ kathā muṇḍābhiññākathā nāma bhaveyya, tasmā ca abhiññāpāripūriṃ katvā dassetumpi, yasmā ca anāgāmimagge ṭhitassa sukhena iddhivikuppanā ijjhati, samādhiparibandhānaṃ kāmarāgabyāpādānaṃ samūhatattā, anāgāmī hi sīlesu ca samādhimhi ca paripūrakārī, tasmā yuttaṭṭhāneyeva lokiyābhiññāyo dassetumpi ‘‘ākaṅkheyya ce…pe… anekavihita’’nti evamādimāhāti ayamanusandhi.

Tattha ‘‘anekavihitaṃ iddhividha’’ntiādinā nayena āgatānaṃ pañcannampi lokiyābhiññānaṃ pāḷivaṇṇanā saddhiṃ bhāvanānayena visuddhimagge vuttā.

69. Chaṭṭhābhiññāya āsavānaṃ khayāti arahattamaggena sabbakilesānaṃ khayā. Anāsavanti āsavavirahitaṃ. Cetovimuttiṃ paññāvimuttinti ettha cetovacanena arahattaphalasampayuttova samādhi, paññāvacanena taṃsampayuttā paññāva vuttā. Tattha ca samādhi rāgato vimuttattā cetovimutti, paññā avijjāya vimuttattā paññāvimuttīti veditabbā. Vuttañcetaṃ bhagavatā ‘‘yo hissa, bhikkhave, samādhi, tadassa samādhindriyaṃ. Yā hissa, bhikkhave, paññā, tadassa paññindriyaṃ. Iti kho, bhikkhave, rāgavirāgā cetovimutti, avijjāvirāgā paññāvimuttī’’ti, apicettha samathaphalaṃ cetovimutti, vipassanāphalaṃ paññāvimuttīti veditabbā.

Diṭṭheva dhammeti imasmiṃyeva attabhāve. Sayaṃ abhiññā sacchikatvāti attanoyeva paññāya paccakkhaṃ katvā, aparapaccayena ñatvāti attho. Upasampajja vihareyyanti pāpuṇitvā sampādetvā vihareyyaṃ. Sīlesvevāti evaṃ sabbāsave niddhunitvā cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ adhigantukāmopi sīlesvevassa paripūrakārīti.

Evaṃ bhagavā sīlānisaṃsakathaṃ yāva arahattā kathetvā idāni sabbampi taṃ sīlānisaṃsaṃ sampiṇḍetvā dassento nigamanaṃ āha ‘‘sampannasīlā, bhikkhave…pe… idametaṃ paṭicca vutta’’nti. Tassāyaṃ saṅkhepattho, ‘‘sampannasīlā, bhikkhave, viharatha…pe… samādāya sikkhatha sikkhāpadesū’’ti iti yaṃ taṃ mayā pubbe evaṃ vuttaṃ, idaṃ sabbampi sampannasīlo bhikkhu sabrahmacārīnaṃ piyo hoti manāpo, garu bhāvanīyo paccayānaṃ lābhī, paccayadāyakānaṃ mahapphalakaro, pubbañātīnaṃ anussaraṇacetanāya phalamahattakaro, aratiratisaho, bhayabheravasaho, rūpāvacarajjhānānaṃ arūpāvacarajjhānānañca lābhī, heṭṭhimāni tīṇi sāmaññaphalāni pañca lokiyābhiññā āsavakkhayañāṇanti ca ime ca guṇe sayaṃ abhiññā sacchikattā hoti, etaṃ paṭicca idaṃ sandhāya vuttanti. Idamavoca bhagavā, attamanā te bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Ākaṅkheyyasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc