Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.2.2021 _ 109. Ðại Kinh Mãn Nguyệt (Mahāpuṇṇama Sutta) _ "Quán Chiếu Tự Thân"

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 17.2.2021 _ 109. Ðại Kinh Mãn Nguyệt (Mahāpuṇṇama Sutta) _ "Quán Chiếu Tự Thân"

Thứ tư, 17/02/2021, 16:03 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 17.2.2021

109. Ðại Kinh Mãn Nguyệt

(Mahāpuṇṇama Sutta)

"Quán Chiếu Tự Thân"

Mãn Nguyệt - puṇṇama - có nghĩa là ngày trăng tròn. Tên kinh đặt theo ngáy rằm với lễ bố tát, cũng là trường hợp hiếm khi lấy thời điểm trong tháng làm tựa đề cho bài kinh. Có hai bài kinh cùng tên. Bài nầy dài hơn nên gọi là đại kinh. Nhân ngày bố tát, một tỳ kheo hỏi Đức Phật về sự quán chiếu tự thân. Bậc Đạo Sư đã dạy về năm uẩn và quán chiếu bản chất vô thường, khổ não, vô ngã đối với năm uẩn.

525. Hỏi pháp, hỏi về bản chất tự nhiên, cũng là hỏi về tự thân

Nhân ngày bố tát hằng tháng một tỳ kheo bạch hỏi Đức Phật về năm thủ uẩn. Những nhóm tác thành sự hiện hữu của chúng sanh. Những thành tố nầy tạo nên bởi chấp thủ và cũng là đối tượng của chấp thủ:

Như vầy tôi nghe...

Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ), Pubbārāma (ÐôngViên), Migāramātu pāsāde (Lộc Mẫu Giảng đường).Lúc bấy giờ trong ngày Bố-tát, ngày trăng tròn, trong đêm trăng rằm, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, xung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi một Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay vái Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

-- Con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề đặc biệt, nếu Thế Tôn cho con được phép nói lên câu hỏi.

-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy ngồi trên chỗ của Ông và hỏi như ý Ông muốn.

Rồi vị Tỷ-kheo ấy, sau khi ngồi xuống trên chỗ ngồi của mình, bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn?

-- Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

-- Lành thay, bạch Thế Tôn.

526. Sự chấp thủ năm uẩn cũng là một phần thuộc về năm uẩn

Tất cả hiện tượng chấp thủ, đối tượng của chấp thủ đều nằm trong ngũ uẩn:

Tỷ-kheo ấy sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác:

-- Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này, lấy gì làm căn bản?

-- Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.

-- Bạch Thế Tôn, có phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, hay là ngoài năm thủ uẩn, có một chấp thủ (khác)?

-- Này Tỷ-kheo, không phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, cũng không phải ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ. Này Tỷ-kheo, khi nào có lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn, ở đấy chính là chấp thủ.

-- Bạch Thế Tôn, phải chăng có thể có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn?

Thế Tôn trả lời:

-- Này Tỷ-kheo, có thể có. Ở đây, này Tỷ-kheo có người nghĩ như sau: "Mong rằng có sắc như thế này trong tương lai! Mong rằng có thọ như thế này trong tương lai! Mong rằng có tưởng như thế này trong tương lai! Mong rằng có hành như thế này trong tương lai! Mong rằng có thức như thế này trong tương lai!" Như vậy, này Tỷ-kheo, có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm uẩn.

527. Chữ “uẩn” được định nghĩa thế nào?

Thuật ngữ khandha thường được dịch là uẩn hay ấm có nghĩa là nhóm, khối. Định nghĩa trong bài kinh nầy cho thấy uẩn bao gồm những gì đang hiện hữu, đã hiện hữu, sẽ sanh khởi ở nhiều dạng thức khác nhau:

-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn?

-- Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn. Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn. Phàm những hành gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là hành uẩn. Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là thức uẩn. Cho đến như vậy, này Tỷ- kheo là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn.

528. Nhân và duyên sanh tác thành năm uẩn

Năm uẩn tạo thành do nhân, do duyên. Chính ở đây là trả lời thực tiễn cho câu “chúng ta từ đâu đến” qua cái nhìn của thiền quán:

-- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì được chấp nhận gọi là sắc uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thọ uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là tưởng uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi hành uẩn? Do nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thức uẩn?

-- Bốn đại là nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc là nhân này Tỷ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn.

-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?

-- Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không hiểu rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không hiểu rõ các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, xem sắc như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc; xem thọ như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ; xem tưởng như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong trưởng; xem hành như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong hành; xem thức như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thức, hay xem có thức như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thức.

-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là không thân kiến?

-- Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chơn nhân, thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tu tập pháp các bậc Chơn nhân, không xem sắc như là tự ngã, hay không xem tự ngã như là có sắc, hay không xem sắc như là trong tự ngã, hay không xem tự ngã như là trong sắc; không xem thọ như là tự ngã...., không xem tự ngã như là trong thọ; không xem tưởng như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong tưởng; không xem hành như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong hành; không xem thức như là tự ngã... , không xem tự ngã như là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không thân kiến.

-- Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt của sắc, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly? Cái gì là vị ngọt của thọ, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly? Cái gì là vị ngọt của tưởng, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly? Cái gì là vị ngọt của hành, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly? Cái gì là vị ngọt của thức, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly?

-- Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên sắc khởi lên, như vậy là vị ngọt của sắc. Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong sắc như vậy là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của sắc. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên thọ khởi lên, như vậy là vị ngọt của thọ... như vậy là sự xuất ly của thọ. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên tưởng khởi lên như vậy là vị ngọt của tưởng.... là sự xuất ly của tưởng. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên hành khởi lên như vậy là vị ngọt của hành... là sự xuất ly của hành. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên thức khởi lên, như vậy là vị ngọt của thức. Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong thức, như vậy là sự nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham đối với thức, sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của thức.

-- Bạch Thế Tôn, do biết gì, do thấy gì, mà không có mạn tùy miên rằng: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối với cả tưởng ở ngoài?

-- Này Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Phàm có thọ gì... tưởng gì... hành gì... phàm có thức gì, quá khứ vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đối với tất cả thức, thấy được như thật với trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này là tôi. Cái này không phải tự ngã của tôi". Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối với tất cả tướng ở ngoài.

529. Chỉ có quả chứ không có người gặt quả

Sự hiện hữu, trong ý nghĩa tận cùng, là sự đắpp đổi nối tiếp những nhân và quả, không có người tạo nghiệp cũng không có người gặt quả:

Rồi một Tỷ-kheo khác khởi lên sự suy tư như sau: "Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?"

Thế Tôn biết được tâm tư của Tỷ-kheo ấy với tâm tư của mình liền nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, sự kiện này xảy ra, khi ở đây có kẻ ngu si, vô tri, vô minh, với tâm bị tham dục chi phối, lại nghĩ cần phải vượt qua lời dạy của bậc Ðạo sư với (câu hỏi): "Nếu được nói rằng, chư Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã được ngã nào cảm thọ kết quả?" Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được Ta huấn luyện tìm kiếm nhân duyên, chỗ này chỗ kia, đối với những pháp này, pháp khác.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

-- Vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Những gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: "Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, thọ... tưởng... hành... thức là thường hay vô thường?

-- Vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Những gì vô thường, là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"

-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại... tất cả loại sắc, cần phải như thật quán: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Phàm có thọ gì, phàm có tưởng gì, phàm có hành gì, phàm có thức gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại.. tất cả loại thức, cần phải như thật quán: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Thảo luận 1. Xin giải thích thêm định nghĩa chữ “uẩn” trong bài kinh nầy: phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn. Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn. Phàm những hành gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là hành uẩn. Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại... xa hay gần, như vậy là thức uẩn. Cho đến như vậy, này Tỷ- kheo là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn. _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Xin giải thích câu Phật ngôn: - Bốn đại là nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc là nhân này Tỷ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn. _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Xin giải thích câu Phật ngôn: Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng: "Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối với tất cả tướng ở ngoài. _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 109 [tóm tắt]

Đại Kinh Mãn Nguyệt

(Mahāpuṇṇama Sutta)

(M.iii, 15)

Kinh này đề cập đến một số định nghĩa của Phật về năm thủ uẩn, thân kiến, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của năm uẩn, cách diệt trừ mạn tùy miên.

Vào một đêm trăng rằm, trong Đông Viên, một vị Tỷ- kheo hỏi đức Phật về căn bản của năm thủ uẩn. Đức Phật trả lời, dục là gốc của năm thủ uẩn. Vị Tỷ-kheo hỏi tiếp, sự chấp thủ là năm thủ uẩn, hay ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ nào khác? Thế Tôn dạy sự chấp thủ không ở nơi năm uẩn, cũng không ngoài năm uẩn. Khi có dục và tham đối với năm thủ uẩn, thì đó là chấp thủ.

Uẩn là gì? Tất cả sắc nội, ngoại, thô tế, liệt thắng, xa gần, quá khứ, hiện tại, vị lai... gọi là sắc uẩn. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Nhân gì, duyên gì có năm uẩn? Nhân bốn đại có sắc uẩn. Nhân duyên xúc sanh ra thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn (vì xúc sanh ra cảm giác, tưởng, và cố gắng quyết định).

Nhân danh sắc sinh ra thức uẩn gọi là kiết sanh thức.

Thế nào là thân kiến? là 20 tà kiến đối với năm thủ uẩn, xem sắc là tự ngã, tự ngã là có sắc, sắc ở trong ngã, ngã ở trong sắc. Đó là bốn tà kiến về sắc uẩn. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Thế nào là không thân kiến? Là không có 20 tà kiến nói trên.

Thế nào là vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly, đối với năm uẩn? Sắc uẩn có vị ngọt là hỷ lạc, có sự nguy hiểm là vô thường, khổ, biến hoại của sắc, và sự xuất ly là nhiếp phục tham đối với sắc, thọ. Thọ uẩn có vị ngọt là hỷ lạc khởi lên do cảm giác, sự nguy hiểm, sự xuất ly của thọ, tưởng, hành, thức cũng như trên.

Do thấy gì mà dứt được mạn tùy miên đối với tự thân và ngoại cảnh? Do quán tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thuộc quá khứ, vị lai, hay hiện tại, xa hay gần, thô hay tế... đều thấy rằng: “Cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi”.

Khi ấy có vị Tỷ-kheo khởi lên ý nghĩ: “Nếu sắc vô ngã, thọ vô ngã... như vậy những hành động do vô ngã làm, thì cái ngã nào chịu quả báo?” Đức Thế Tôn quở trách vị ấy ngu si muốn vượt qua lời dạy của Thế Tôn, và dạy rằng cái thọ quả báo ấy tức là năm uẩn, cũng phải được thấy là vô thường, vì vô thường cho nên là khổ, và vì vô thường khổ, nên không hợp lý để gọi: “Cái này là tôi hay tự ngã của tôi”. Khi quán sát thuần thục như vậy, vị ấy sẽ yểm ly đối với năm thủ uẩn, do yểm ly nên ly tham, nhờ ly tham mà được giải thoát, biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Sau đời này không còn đời khác nữa.

Sau khi đức Thế Tôn giảng dạy, 60 vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ, chứng quả A-la-hán.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 109 [dàn ý]

Đại Kinh Mãn Nguyệt

(Mahāpuṇṇama Sutta)

(M.iii, 15)

A. Duyên khởi:

Trong ngày rằm, Bố-tát, Thế Tôn đang ngồi với đại chúng đoanh vây. Một Tỷ-kheo đứng lên xin hỏi một số vấn đề và Đức Phật cho phép.

B. Chánh kinh:

I. Vị Tỷ-kheo ấy hỏi tất cả là mười câu hỏi liên hệ đến vấn đề Năm uẩn và Đức Phật lần lượt trả lời tất cả mười câu hỏi ấy.

II. Một Tỷ-kheo khác hỏi, những hành động gì do vô ngã làm thời được ngã nào cảm thọ. Kết quả Đức Phật dạy không nên vượt qua lời dạy của Ngài. Chỉ nên quán Năm thủ uẩn là vô ngã, nhờ vậy được nhàm chán ly tham và giải thoát.

C. Kết luận:

Sau khi Đức Phật thuyết giảng, có sáu mươi vị chứng được quả A-la-hán.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 109 [toát yếu]

Đại Kinh Mãn Nguyệt

(Mahāpuṇṇama Sutta)

(M.iii, 15)

I. TOÁT YẾU

Mahāpunnama Sutta - The Greater Discourse on the Full-moon Night.

A bhikkhu questions the Buddha on the five aggregates, clinging, personality view, and the realisation of non-self.

Bản kinh lớn giảng vào đêm rằm.

Một tỷ kheo thỉnh vấn Phật về năm uẩn, về chấp thủ, thân kiến và sự chứng ngộ vô ngã.

II. TÓM TẮT

1. Vào một đêm trăng rằm bố-tát [1] tại giảng đường Lộc mẫu, Phật ngồi giữa trời có tăng chúng vây quanh. Một tỷ kheo [2] nêu lên nhiều câu hỏi, được Ngài tuần tự giải đáp.

2. 1) Gì là gốc của 5 thủ uẩn? Ấy là dục tham [3];

2) Chấp thủ với 5 thủ uẩn là một hay khác [4]? Không phải một, không phải khác. Khi có dục tham đối với 5 thủ uẩn thì gọi là chấp thủ;

3) Có thể có nhiều kiểu tham đối với 5 thủ uẩn? Có thể, như mong có sắc như vậy trong tương lai, hoặc mong có thọ như vậy, hoặc tưởng, hoặc hành, hoặc thức như vậy trong tương lai;

4) Gì là nghĩa chữ "uẩn"? Tất cả sắc nội ngoại thô tế xa gần đều thuộc sắc uẩn. Thọ tưởng hành thức cũng vậy;

5) Gì là điều kiện hay duyên cho mỗi thứ? Bốn đại là nhân duyên để gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân duyên của ba uẩn thọ, tưởng, hành. Danh sắc là nhân, duyên để gọi là thức uẩn [5].

6) Thế nào là thân kiến [6]? Do không học tập thánh Pháp, xem sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc. Với 4 uẩn kia cũng thế (thành 20 thân kiến). Không thân kiến là khi không chấp trước như trên;

7) Gì là vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của sắc, thọ, tưởng, hành, thức? Hỷ lạc khởi lên do năm uẩn là vị ngọt. Tính vô thường, khổ, biến hoại của chúng là nguy hiểm. Sự nhiếp phục dục tham đối với năm uẩn gọi là xuất ly;

8) Do nhân duyên gì mà không có mạn tùy miên (chấp ta và của ta)? Do thấy như thật với trí tuệ tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức nội ngoại thô tế xa gần đều không phải của tôi, không phải là tôi hay tự ngã của tôi."

3. Khi nghe vậy, một tỷ kheo khởi lên hoài nghi: nếu cả 5 uẩn là vô ngã, vậy những hành động do tâm vô ngã làm, được ngã nào lãnh thọ quả báo [7]? Phật biết được tâm niệm ấy, trách cứ tỷ kheo và nhắc lại rằng Ngài đã nhiều lần dạy cách đặt câu hỏi [8] như sau: Sắc, thọ... là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay vui? Cái gìđã vô thường, khổ thì có hợp lýđể xem là tôi hay của tôi không? Do quán sát như vậy, thánh đệ tử sinh yểm ly với 5 uẩn. Do yểm ly nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết mình đã giải thoát: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, từ nay không còn trở lại đời sống này nữa."

III. CHÚ GIẢI

1. Bố-tát: Lễ ngày đầu trăng và ngày trăng tròn.

2. Vị tỷ kheo này là một A-la-hán đang dạy dỗ sáu mươi đệ tử cùng sống với ông trong rừng. Những đệ tử này nỗ lực thiền quán, đã pháp triển được nhiều tri kiến thuộc tuệ giác nhưng không chứng được đạo và quả, bởi thế họ được thầy dẫn đi yết kiến Phật. Vị thầy hỏi Phật nhiều câu hỏi không phải vì bản thân mà vì muốn đánh tan hoài nghi của các môn đệ.

3. Chandamūlakā . Ở đây chanda (dục) đồng nghĩa với tanhā (khát ái) nguồn gốc của khổ bao hàm trong năm uẩn.

4. Xem kinh Trung bộ 44, đoạn 6.

5. Trong sắc uẩn, mỗi đại (trong bốn đại) làm điều kiện cho ba đại kia và cho sở tạo sắc (vật chất do bốn đại tạo). Xúc là một duyên (điều kiện) cho các uẩn thọ, tưởng, hành, như kinh Tương ưng bộ 35 dạy: Này các tỷ kheo, khi tiếp xúc, người ta cảm thọ, khi tiếp xúc người ta nhận thức, khi tiếp xúc người ta có khuynh hướng hành động (hành, ý muốn). Kinh Sớ giải thích rằng vào lúc nhập thai, sắc và ba tâm uẩn khởi lên gọi là danh sắc, một duyên cho kết sanh thức. Trong tiến trình đời sống, các giác quan và đối tượng của chúng cùng ba tâm uẩn (thọ, tưởng, hành) là danh sắc làm duyên cho năm thức thuộc cảm quan.

6. Như trong kinh Trung bộ 44, đoạn 7-8.

7. Dường như vị tỷ kheo này khó hiểu làm thế nào nghiệp lại có thể phát sinh ra hậu quả nếu không có cái ngã để nhận hậu quả ấy.

8. Câu này rất khác nhau tùy mỗi ấn bản. Bản dịch này dựa theo câu tương tự trong kinh Tương ưng 22, trong đó ghi patipucchā vinītā có lẽ đúng hơn ấn bản hội Pali Text là paticca vinītā, mà đại đức Ñaṇamoli dùng làm bản gốc, và dịch: Này các Tỷ kheo, bằng nhiều ví dụ, Ta đã giảng dạy cho các ông về lý duyên sinh.

9. MA (Chú giải Trung bộ): Sáu mươi tỷ kheo từ bỏ các đề mục thiền của mình đã tu, và quán một đề mục mới dựa trên lời giảng dạy của Phật. Ngay tại chỗ, họ chứng quả A-la-hán.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Vào một kỳ bố-tát
Thế Tôn ngồi giữa trời

Chúng tỷ kheo vây quanh

Giữa đêm rằm trăng sáng.

Một tỷ kheo đứng lên

Xin phép nêu câu hỏi

Phật dạy ngồi yên chỗ

Ðưa ra các vấn đề.

Sắc thọ tưởng hành thức

Lấy gì làm gốc rễ?

Tham dục là gốc rễ.

Chấp thủ là năm uẩn

Hay ngoài năm uẩn ra
Còn có sự chấp thủ?
Thủ không là năm uẩn

Cũng không ngoài năm uẩn;

Nhưng khi có hỷ tham

Ðây gọi là chấp thủ.

Nghĩa của uẩn là gì?

Tất cả sắc trong ngoài

Thô tế quá hiện vị

Xa gần hay xấu đẹp

Ðều gọi là sắc uẩn.
Thọ tưởng hành và thức

Cũng nên hiểu như vậy.

Gì là nhân và duyên

Của sắc cho đến thức?

Bốn đại: nhân của sắc

Xúc, nhân thọ tưởng hành

Và nhân của thức uẩn

Chính là danh và sắc.
Thế nào là thân kiến?

 

Kẻ ngu xem sắc uẩn
Là tự ngã của ta
Hoặc tự ngã có sắc
Hoặc ngã ở trong sắc

Hoặc sắc ở trong ngã
Bốn cũng kia cũng vậy

Thành hai mươi thân kiến.

Bốn cũng kia cũng vậy

Thành hai mươi thân kiến.

Không thấy sai như trên

Gọi là không thân kiến.

Gì là những vị ngọt

Nguy hiểm và xuất ly

Của sắc và bốn uẩn?

Hỷ lạc khởi từ sắc

Là vị ngọt của nó

Vô thường của sắc pháp

Là nguy hiểm của nó

Ðiều phục sự tham sắc

Là xuất ly của sắc.

Với bốn tâm uẩn kia

Cũng cần hiểu như vậy.

Làm sao để bỏ được

Tâm ngã mạn về tôi

Và sở thuộc của tôi?

Ðối với tất cả sắc
Và thọ tưởng hành thức

Hãy thường xuyên quán sát

Ðây không phải là tôi
Của tôi, tự ngã tôi.

Khi ấy có tỷ kheo
Khởi lên một ý nghĩ

Nếu năm uẩn vô ngã

Thì ai chịu quả báo?

Phật biết tâm niệm này

Dạy cách đặt câu hỏi:

Sắc thường, vô thường?

Vô thường khổ hay vui?

Cái gì vô thường, khổ

Nên chăng xem là ta

Và tự ngã của ta?
Ðối với bốn tâm uẩn

Cũng tự hỏi như thế.

Khi như thật quán sát

Thực chất của năm uẩn

Tâm khởi lên nhàm chán

Do nhàm chán, hết ham

Do ly tham, giải thoát

Tự biết đã giải thoát

Không còn thọ thân sau.

Phật dạy kinh này xong

Chúng tỷ kheo tín thọ

Ngay tại chỗ đang ngồi

Chứng lậu tận, giải thoát.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

109. Mahāpuṇṇamasuttaṃ [Mūla]

85. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde. Tena kho pana samayena Bhagavā tadahuposathe pannarase puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho aññataro bhikkhu uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā yena Bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca : ''puccheyyāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ kiñcideva desaṃ, sace me Bhagavā okāsaṃ karoti pañhassa veyyākaraṇāyāti. ''Tena hi tvaṃ, bhikkhu, sake āsane nisīditvā puccha yadākaṅkhasīti.

86. Atha kho so bhikkhu sake āsane nisīditvā bhagavantaṃ etadavoca : ''ime nu kho, bhante, pañcupādānakkhandhā, seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandhoti? ''ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā, seyyathidaṃ : rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandhoti. ''Sādhu, bhanteti kho so bhikkhu bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ pucchi : ''ime pana, bhante, pañcupādānakkhandhā kiṃmūlakāti? ''ime kho, bhikkhu, pañcupādānakkhandhā chandamūlakāti. ''Taṃyeva nu kho, bhante, upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā, udāhu aññatra pañcahupādānakkhandhehi upādānanti? ''na kho, bhikkhu, taṃyeva upādānaṃ te pañcupādānakkhandhā, nāpi aññatra pañcahupādānakkhandhehi upādānaṃ. Yo kho, bhikkhu, pañcasu upādānakkhandhesu chandarāgo taṃ tattha upādānanti. ''Siyā pana, bhante, pañcasu upādānakkhandhesu chandarāgavemattatāti? ''siyā bhikkhūti Bhagavā avoca ''idha, bhikkhu, ekaccassa evaṃ hoti : 'evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānaṃ , evaṃvedano siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsañño siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃsaṅkhāro siyaṃ anāgatamaddhānaṃ, evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti. Evaṃ kho, bhikkhu, siyā pañcasu upādānakkhandhesu chandarāgavemattatāti. ''Kittāvatā pana, bhante, khandhānaṃ khandhādhivacanaṃ hotīti? ''yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ : atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā, oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā, hīnaṃ vā paṇītaṃ vā, yaṃ dūre santike vā : ayaṃ rūpakkhandho. Yā kāci vedanā : atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā, oḷārikā vā sukhumā vā, hīnā vā paṇītā vā, yā dūre santike vā : ayaṃ vedanākkhandho. Yā kāci saññā : atītānāgatapaccuppannā - pe - yā dūre santike vā : ayaṃ saññākkhandho. Ye keci saṅkhārā : atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā, oḷārikā vā sukhumā vā, hīnā vā paṇītā vā, ye dūre santike vā : ayaṃ saṅkhārakkhandho. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ : atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā, oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā, hīnaṃ vā paṇītaṃ vā, yaṃ dūre santike vā : ayaṃ viññāṇakkhandho. Ettāvatā kho, bhikkhu, khandhānaṃ khandhādhivacanaṃ hotīti. ''Ko nu kho, bhante, hetu ko paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya? ko hetu ko paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya? ko hetu ko paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya? ko hetu ko paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya? ko hetu ko paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyāti? ''cattāro kho, bhikkhu, mahābhūtā hetu, cattāro mahābhūtā paccayo rūpakkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu, phasso paccayo vedanākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu, phasso paccayo saññākkhandhassa paññāpanāya. Phasso hetu, phasso paccayo saṅkhārakkhandhassa paññāpanāya. Nāmarūpaṃ kho, bhikkhu, hetu nāmarūpaṃ paccayo viññāṇakkhandhassa paññāpanāyāti.

87. ''Kathaṃ pana, bhante, sakkāyadiṭṭhi hotīti? ''idha, bhikkhu, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī ariyadhammassa akovido ariyadhamme avinīto sappurisānaṃ adassāvī sappurisadhammassa akovido sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati rūpavantaṃ vā attānaṃ attani vā rūpaṃ rūpasmiṃ vā attānaṃ vedanaṃ attato samanupassati vedanāvantaṃ vā attānaṃ attani vā vedanaṃ vedanāya vā attānaṃ saññaṃ attato samanupassati saññāvantaṃ vā attānaṃ attani vā saññaṃ saññāya vā attānaṃ saṅkhāre attato samanupassati saṅkhāravantaṃ vā attānaṃ attani vā saṅkhāre saṅkhāresu vā attānaṃ viññāṇaṃ attato samanupassati viññāṇavantaṃ vā attānaṃ attani vā viññāṇaṃ viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho , bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi hotīti. ''Kathaṃ pana, bhante, sakkāyadiṭṭhi na hotīti? ''idha, bhikkhu, sutavā ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī ariyadhammassa kovido ariyadhamme suvinīto sappurisānaṃ dassāvī sappurisadhammassa kovido sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati na rūpavantaṃ vā attānaṃ na attani vā rūpaṃ na rūpasmiṃ vā attānaṃ na vedanaṃ attato samanupassati na vedanāvantaṃ vā attānaṃ na attani vā vedanaṃ na vedanāya vā attānaṃ na saññaṃ attato samanupassati na saññāvantaṃ vā attānaṃ na attani vā saññaṃ na saññāya vā attānaṃ na saṅkhāre attato samanupassati na saṅkhāravantaṃ vā attānaṃ na attani vā saṅkhāre na saṅkhāresu vā attānaṃ na viññāṇaṃ attato samanupassati na viññāṇavantaṃ vā attānaṃ na attani vā viññāṇaṃ na viññāṇasmiṃ vā attānaṃ. Evaṃ kho, bhikkhu, sakkāyadiṭṭhi na hotīti.

88. ''Ko nu kho, bhante, rūpe assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko vedanāya assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko saññāya assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko saṅkhāresu assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ? ko viññāṇe assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇanti? ''yaṃ kho, bhikkhu, rūpaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ rūpe assādo. Yaṃ rūpaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, ayaṃ rūpe ādīnavo. Yo rūpe chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ rūpe nissaraṇaṃ. Yaṃ kho [yañca (syā. kaṃ.)], bhikkhu, vedanaṃ paṭicca... saññaṃ paṭicca... saṅkhāre paṭicca... viññāṇaṃ paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ, ayaṃ viññāṇe assādo. Yaṃ viññāṇaṃ aniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, ayaṃ viññāṇe ādīnavo. Yo viññāṇe chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ, idaṃ viññāṇe nissaraṇanti.

89. ''Kathaṃ pana, bhante, jānato kathaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṃkāramamaṃkāramānānusayā na hontīti? ''yaṃ kiñci, bhikkhu, rūpaṃ : atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā : sabbaṃ rūpaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti : evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Yā kāci vedanā... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ : atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā : sabbaṃ viññāṇaṃ 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti : evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passati. Evaṃ kho, bhikkhu, jānato evaṃ passato imasmiñca saviññāṇake kāye bahiddhā ca sabbanimittesu ahaṃkāramamaṃkāramānānusayā na hontīti.

90. Atha kho aññatarassa bhikkhuno evaṃ cetaso parivitakko udapādi : ''iti kira, bho, rūpaṃ anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṃ anattā anattakatāni kammāni kamattānaṃ [kathamattānaṃ (Saṃyutta Nikāye 3.82)] phusissantīti? atha kho Bhagavā tassa bhikkhuno cetasā cetoparivitakkamaññāya bhikkhū āmantesi : ''ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ idhekacco moghapuriso avidvā avijjāgato taṇhādhipateyyena cetasā satthu sāsanaṃ atidhāvitabbaṃ maññeyya : 'iti kira, bho, rūpaṃ anattā, vedanā anattā, saññā anattā, saṅkhārā anattā, viññāṇaṃ anattā anattakatāni kammāni kamattānaṃ phusissantīti. Paṭivinītā [paṭicca vinītā (sī. pī.), paṭipucchāmi vinītā (syā. kaṃ.)] kho me tumhe, bhikkhave , tatra tatra dhammesu. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ , bhante. ''Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, vedanā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? ''aniccaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? ''dukkhaṃ, bhante. ''Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ : 'etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā sabbaṃ rūpaṃ : 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā... yā kāci saññā... ye keci saṅkhārā... yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā sabbaṃ viññāṇaṃ : 'netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati nibbindaṃ virajjati , virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. 'Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne saṭṭhimattānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Mahāpuṇṇamasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.

109. Mahāpuṇṇamasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

85. Evaṃ me sutanti mahāpuṇṇamasuttaṃ. Tattha tadahūti tasmiṃ ahu, tasmiṃ divaseti attho. Upavasanti etthāti uposatho. Upavasantīti sīlena vā anasanena vā upetā hutvā vasantīti attho. Ayaṃ panettha atthuddhāro – ‘‘āyāma, āvuso, kappina, uposathaṃ gamissāmā’’tiādīsu hi pātimokkhuddeso uposatho. ‘‘Aṭṭhaṅgasamannāgato kho visākhe uposatho upavuttho’’tiādīsu (a. ni. 8.53) sīlaṃ. ‘‘Suddhassa ve sadā phaggu, suddhassuposatho sadā’’tiādīsu (ma. ni. 1.79) upavāso. ‘‘Uposatho nāma nāgarājā’’tiādīsu (dī. ni. 2.246) paññatti. ‘‘Na, bhikkhave, tadahuposathe sabhikkhukā āvāsā’’tiādīsu (mahāva. 181) upavasitabbadivaso. Idhāpi soyeva adhippeto. So panesa aṭṭhamīcātuddasīpannarasībhedena tividho. Tasmā sesadvayanivāraṇatthaṃ pannaraseti vuttaṃ. Tena vuttaṃ ‘‘upavasanti etthāti uposatho’’ti. Māsapuṇṇatāya puṇṇā saṃpuṇṇāti puṇṇā. Mā-iti cando vuccati, so ettha puṇṇoti puṇṇamā. Evaṃ puṇṇāya puṇṇamāyāti imasmiṃ padadvaye attho veditabbo.

Desanti kāraṇaṃ. Tena hi tvaṃ bhikkhu sake āsane nisīditvā pucchāti kasmā bhagavā ṭhitassa akathetvā nisīdāpesīti. Ayaṃ kira bhikkhu saṭṭhimattānaṃ padhāniyabhikkhūnaṃ saṅghatthero saṭṭhi bhikkhū gahetvā araññe vasati, te tassa santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā ghaṭenti vāyamanti. Mahābhūtāni pariggaṇhanti upādārūpāni, nāmarūpapaccayalakkhaṇārammaṇikavipassanaṃ pariggaṇhanti. Atha ne ācariyupaṭṭhānaṃ āgantvā vanditvā nisinne thero mahābhūtapariggahādīni pucchati. Te sabbaṃ kathenti, maggaphalapañhaṃ pucchitā pana kathetuṃ na sakkonti. Atha thero cintesi – ‘‘mama santike etesaṃ ovādassa parihāni natthi, ime ca āraddhavīriyā viharanti. Kukkuṭassa pānīyapivanakālamattampi nesaṃ pamādakiriyā natthi. Evaṃ santepi maggaphalāni nibbattetuṃ na sakkonti. Ahaṃ imesaṃ ajjhāsayaṃ na jānāmi, buddhaveneyyā ete bhavissanti, gahetvā ne satthu santikaṃ gacchāmi, atha nesaṃ satthā cariyavasena dhammaṃ desessatī’’ti, te bhikkhū gahetvā satthu santikaṃ āgato.

Satthāpi sāyanhasamaye ānandattherena upanītaṃ udakaṃ ādāya sarīraṃ utuṃ gaṇhāpetvā migāramātupāsādapariveṇe paññattavarabuddhāsane nisīdi, bhikkhusaṅghopi naṃ parivāretvā nisīdi.

Tasmiṃ samaye sūriyo atthaṅgameti, cando uggacchati, majjhaṭṭhāne ca bhagavā nisinno. Candassa pabhā natthi, sūriyassa pabhā natthi, candimasūriyānaṃ pabhaṃ makkhetvā chabbaṇṇā yamakabuddharasmiyo vijjotamānā puñjā puñjā hutvā disāvidisāsu dhāvantīti sabbaṃ heṭṭhā vuttanayena vitthāretabbaṃ. Vaṇṇabhūmi nāmesā, dhammakathikassevettha thāmo pamāṇaṃ, yattakaṃ sakkoti, tattakaṃ kathetabbaṃ. Dukkathitanti na vattabbaṃ. Evaṃ sannisinnāya parisāya thero uṭṭhahitvā satthāraṃ pañhassa okāsaṃ kāresi. Tato bhagavā – ‘‘sace imasmiṃ ṭhitake pucchante ‘ācariyo no uṭṭhito’ti sesabhikkhū uṭṭhahissanti, evaṃ tathāgate agāravo kato bhavissati. Atha nisinnāva pucchissanti, ācariye agāravo kato bhavissati, ekaggā hutvā dhammadesanaṃ paṭicchituṃ na sakkuṇissanti. Ācariye pana nisinne tepi nisīdissanti. Tato ekaggā dhammadesanaṃ paṭicchituṃ sakkuṇissantī’’ti iminā kāraṇena bhagavā ṭhitassa akathetvā nisīdāpetīti.

Ime nu kho, bhanteti vimatipucchā viya kathitā. Thero pana pañcakkhandhānaṃ udayabbayaṃ pariggaṇhitvā arahattaṃ patto mahākhīṇāsavo, natthi etassa vimati. Jānantenapi pana ajānantena viya hutvā pucchituṃ vaṭṭati. Sace hi jānanto viya pucchati, ‘‘jānāti aya’’nti tassa tassa vissajjento ekadesameva katheti. Ajānantena viya pucchite pana kathento ito ca etto ca kāraṇaṃ āharitvā pākaṭaṃ katvā katheti. Koci pana ajānantopi jānanto viya pucchati. Thero evarūpaṃ vacanaṃ kiṃ karissati, jānantoyeva pana ajānanto viya pucchatīti veditabbo.

Chandamūlakāti taṇhāmūlakā. Evaṃrūpo siyanti sace odāto hotukāmo, haritālavaṇṇo vā manosilāvaṇṇo vā siyanti pattheti. Sace kāḷo hotukāmo, nīluppalavaṇṇo vā añjanavaṇṇo vā atasīpupphavaṇṇo vā siyanti pattheti. Evaṃvedanoti kusalavedano vā sukhavedano vā siyanti pattheti. Saññādīsupi eseva nayo. Yasmā pana atīte patthanā nāma natthi, patthentenāpi ca na sakkā taṃ laddhuṃ, paccuppannepi na hoti, na hi odāto kāḷabhāvaṃ patthetvā paccuppanne kāḷo hoti, na kāḷo vā odāto, dīgho vā rasso, rasso vā dīgho, dānaṃ pana datvā sīlaṃ vā samādiyitvā ‘‘anāgate khattiyo vā homi brāhmaṇo vā’’ti patthentassa patthanā samijjhati. Tasmā anāgatameva gahitaṃ.

Khandhādhivacananti khandhānaṃ khandhapaṇṇatti kittakena hotīti pucchati.

Mahābhūtā hetūti ‘‘tayo kusalahetū’’tiādīsu (dha. sa. 1441) hi hetuhetu vutto. Avijjā puññābhisaṅkhārādīnaṃ sādhāraṇattā sādhāraṇahetu. Kusalākusalaṃ attano attano vipākadāne uttamahetu. Idha paccayahetu adhippeto. Tattha pathavīdhātu mahābhūtaṃ itaresaṃ tiṇṇaṃ bhūtānaṃ upādārūpassa ca paññāpanāya dassanatthāya hetu ceva paccayo ca. Evaṃ sesesupi yojanā veditabbā.

Phassoti ‘‘phuṭṭho, bhikkhave, vedeti, phuṭṭho sañjānāti, phuṭṭho cetetī’’ti (saṃ. ni. 4.93) vacanato phasso tiṇṇaṃ khandhānaṃ paññāpanāya hetu ceva paccayo ca. Viññāṇakkhandhassāti ettha paṭisandhiviññāṇena tāva saddhiṃ gabbhaseyyakānaṃ uparimaparicchedena samatiṃsa rūpāni sampayuttā ca tayo khandhā uppajjanti, taṃ nāmarūpaṃ paṭisandhiviññāṇassa paññāpanāya hetu ceva paccayo ca. Cakkhudvāre cakkhupasādo ceva rūpārammaṇañca rūpaṃ, sampayuttā tayo khandhā nāmaṃ. Taṃ nāmarūpaṃ cakkhuviññāṇassa paññāpanāya hetu ceva paccayo ca. Eseva nayo sesaviññāṇesu.

87. Kathaṃ pana, bhanteti idaṃ kittakena nu khoti vaṭṭaṃ pucchanto evamāha. Sakkāyadiṭṭhi na hotīti idaṃ vivaṭṭaṃ pucchanto evamāha.

88. Ayaṃ rūpe assādoti iminā pariññāpaṭivedho ceva dukkhasaccañca kathi

taṃ. Ayaṃ rūpe ādīnavoti iminā pahānapaṭivedho ceva samudayasaccañca. Idaṃ rūpe nissaraṇanti iminā sacchikiriyāpaṭivedho ceva nirodhasaccañca. Ye imesu tīsu ṭhānesu sammādiṭṭhiādayo dhammā, ayaṃ bhāvanāpaṭivedho maggasaccaṃ. Sesapadesupi eseva nayo.

89. Bahiddhāti parassa saviññāṇake kāye. Sabbanimittesūti iminā pana anindriyabaddhampi saṅgaṇhāti. ‘‘Saviññāṇake kāye’’ti vacanena vā attano ca parassa ca kāyo gahitova, bahiddhā ca sabbanimittaggahaṇena anindriyabaddhaṃ gaṇhāti.

90. Anattakatānīti anattani ṭhatvā katāni. Kamattānaṃ phusissantīti katarasmiṃ attani ṭhatvā vipākaṃ dassentīti sassatadassanaṃ okkamanto evamāha. Taṇhādhipateyyenāti taṇhājeṭṭhakena. Tatra tatrāti tesu tesu dhammesu. Saṭṭhimattānanti ime bhikkhū pakatikammaṭṭhānaṃ jahitvā aññaṃ navakammaṭṭhānaṃ sammasantā pallaṅkaṃ abhinditvā tasmiṃyeva āsane arahattaṃ pāpuṇiṃsu. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Mahāpuṇṇamasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc