Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 16.2.2021 _ 108. Kinh Gopakamoggallāna  (Gopakamoggallāna Sutta)

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 16.2.2021 _ 108. Kinh Gopakamoggallāna (Gopakamoggallāna Sutta)

Thứ ba, 16/02/2021, 09:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 16.2.2021

108. Kinh Gopakamoggallāna

(Gopakamoggallāna Sutta)

Tên kinh lấy từ tên nhân vật Gopaka Moggallāna một bà la môn thượng thư của vua Ajāsattu. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch ít lâu, Tôn giả Ānanda đến Rājagaha tham dự đại hội kết tập Tam Tạng. Một ngày bà la môn Gopaka Moggallāna gặp tôn giả Ānanda đã nêu lên câu hỏi là ai là người kế thừa Đức Phật với tầm vóc tương tự. Tôn giả Ānanda trả lời không ai có thể so sánh ngang bằng với Đức Phật. Vassakāra một đại thần khác của xứ Magadha đã đặt lại câu hỏi và nhận được câu trả lời xoáy vào những gì muốn hỏi.

Bài kinh nầy cũng nhấn mạnh hai điểm: sau khi Đức Thế Tôn tịch diệt pháp và luật sẽ là đạo sư; Tăng chúng cũng khả kính ở hai phương diện là đại thể mang tánh cộng đồng và cũng có những bậc thành tựu các quả chứng đáng tán thán.

523. Không ai có thể thay thế Đức Thế Tôn, bậc chánh đẳng giác

Bà la môn Gopaka Moggallāna nêu lên câu hỏi vể sự kế thừa:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Ānanda trú ở Rājagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc, khi Thế Tôn thị tịch không bao lâu.

Lúc bấy giờ, Vua Ajātasattu con bà Videhi nước Magadha (Ma-kiệt-đà), vì nghi ngờ Pajjota (Ðăng Quang Vương), nên cho xây kiên cố thành Rājagaha.

Tôn giả Ānanda buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Rājagaha để khất thực. Rồi Tôn giả Ānanda suy nghĩ: "Nay còn quá sớm để vào Rājagaha khất thực. Vậy ta hãy đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này". Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Bà-la-môn Gopaka Moggallāna và chỗ làm việc của vị này. Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thấy Tôn giả Ānanda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Ānanda:

-- Hãy đến, Tôn giả Ānanda! Thiện lai, Tôn giả Ānanda! Ðã lâu rồi Tôn giả Ānanda mới tạo được cơ hội này, tức là đến đây. Tôn giả Ānanda hãy ngồi xuống, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn.

Tôn giả Ānanda ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn. Còn Bà-la-môn Gopaka Moggallāna chọn một chỗ ngồi thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Gopaka Moggallāna thưa với Tôn giả Ānanda:

-- Có thể chăng, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?

-- Không thể có một Tỷ-kheo, này Bà-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau.

Nhưng cuộc nói chuyện giữa Tôn giả Ānanda và Bà-la-môn Gopaka Moggallāna bị gián đoạn. Bà-la-môn Vassakāra, bậc đại thần nước Magadha, đi thị sát các công sự Rājagaha (Vương Xá), đến công trường của Bà-la-môn Gopaka Moggallāna, đến chỗ Tôn giả Ānanda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ānanda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakāra, bậc đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ānanda:

-- Ở đây, thưa Tôn giả Ānanda, Tôn giả đang ngồi đàm luận câu chuyện gì? Và câu chuyện gì của Tôn giả bị gián đoạn?

-- Này Bà-la-môn, ở đây, Bà-la-môn Gopaka Moggallāna nói với tôi như sau: "Có thể có chăng, Tôn giả Ānanda, một Tỷ-kheo thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu?" Khi được nói vậy, này Bà-la-môn, tôi nói với Bà-la-môn Gopaka Moggallāna như sau: "Này Bà-la-môn, không thể có một vị Tỷ-kheo nào thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, Thế Tôn là bậc làm khởi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo và sẽ thành tựu (những pháp ấy) về sau".

-- Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này".

-- Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông sẽ y chỉ vị này".

-- Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"

-- Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này".

-- Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ānanda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?

-- Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Này Bà-la-môn, chúng tôi có chỗ nương tựa, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi.

-- Khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"", Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận và một số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, các Ông nay sẽ y chỉ vị này". Và Tôn giả trả lời: "Không có một vị Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, được chúng Tăng thỏa thuận và được số đông các vị Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Và như vậy là không có chỗ nương tựa, thưa Tôn giả Ānanda, như vậy do nhân gì, Quý vị có thể hòa hợp?" Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, chúng tôi không phải không có chỗ nương tựa. Chúng tôi có chỗ nương tựa, này Bà-la-môn, và Pháp là chỗ nương tựa của chúng tôi". Nhưng thưa Tôn giả Ānanda, ý nghĩa lời nói này cần phải hiểu như thế nào?

-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thi thiết học pháp, đã tuyên bố giới bổn Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) cho các Tỷ-kheo. Trong những ngày Bố-tát (Uposatha) chúng tôi cận trú ở chung một thôn điền, tất cả chúng tôi hội họp với nhau tại một chỗ; sau khi tụ họp, chúng tôi hỏi những gì đã xảy ra cho mỗi một người. Nếu trong khi hỏi nhau như vậy, có Tỷ-kheo phạm tội, phạm giới, chúng tôi bảo vị ấy làm đúng Pháp, đúng lời dạy. Thật vậy, không phải các Tôn giả xử sự chúng tôi, chính pháp xử sự chúng tôi.

-- Thưa Tôn giả Ānanda, có Tỷ-kheo nào mà nay Quý vị cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, sau khi cung kính, tôn trọng, Quý vị nương tựa?

-- Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo mà nay chúng tôi cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường, và sau khi chúng tôi cung kính, tôn trọng, chúng tôi nương tựa.

-- Thưa Tôn giả Ānanda, khi được hỏi: "Có một vị Tỷ-kheo nào được Tôn giả Gotama sắp đặt: "Sau khi Ta diệt độ, vị này sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông và các Ông nay sẽ y chỉ vị này?"". Và Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, không có một vị Tỷ-kheo nào được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sắp đặt: "Vị này, sau khi Ta diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông", và chúng tôi nay y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Thưa Tôn giả Ānanda, có một vị Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này, sau khi Thế Tôn diệt độ, sẽ là chỗ nương tựa cho các Ông, và các Ông nay sẽ y chỉ vị này", và Tôn giả trả lời: "Không có một Tỷ-kheo nào được chúng Tăng thỏa thuận, được một số đông Tỷ-kheo Trưởng lão sắp đặt: "Vị này sau khi Thế Tôn diệt độ sẽ là chỗ nương tựa cho chúng tôi, và chúng tôi nay sẽ y chỉ vị này". Khi được hỏi: "Có một Tỷ-kheo nào, thưa Tôn giả Ānanda, nay quý vị cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy và sau khi cung kính, tôn trọng, quý vị an trú, nương tựa vị ấy?", và Tôn giả trả lời: "Này Bà-la-môn, có Tỷ-kheo, chúng tôi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy". Thưa Tôn giả Ānanda, ý nghĩa lời nói ấy cần phải hiểu như thế nào?

-- Này Bà-la-môn, có mười khả hỷ pháp được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Giữa chúng tôi, vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy. Thế nào là mười?

Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, sau khi thọ trì, học tập trong các học pháp.

Vị ấy là bậc đa văn, thọ trì những điều đã nghe, cất chứa những điều đã nghe; những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa, với văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy đều được nghe nhiều, được thọ trì, được lời nói làm cho quen thuộc, được ý tư niệm, được chánh kiến khéo ngộ nhập.

Vị ấy biết đủ đối với các vật thực dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Vị ấy là người tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú.

Vị ấy thực hiện các loại thần thông sai biệt, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết- già đi trên hư không như chim có cánh; với bàn tay, vị ấy chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến Phạm thiên.

Vị ấy với thiên nhĩ thuần tịnh siêu nhân, nghe được âm thanh của chư Thiên và loài người, gần cũng như xa.

Sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy được biết như sau: Tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không tham, biết tâm không tham. Tâm có sân, biết tâm có sân. Tâm không sân, biết tâm không sân. Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không si, biết tâm không si. Tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, biết tâm tán loạn. Ðại hành tâm, biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm, biết không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.

Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... nhớ đến các đời sống quá khứ.

Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Với sự đoạn diệt các lậu hoặc, sau khi với thượng trí đã chứng ngộ, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Này Bà-la-môn, mười pháp khả hỷ này đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên giữa chúng tôi. Vị nào có đầy đủ mười pháp này, chúng tôi nay cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy; sau khi cung kính, tôn trọng, chúng tôi an trú, nương tựa vị ấy.

524. Câu hỏi hay sẽ có câu trả lời hay

Một vị đại thần khác đã nêu lên câu hỏi với những điểm rõ ràng hơn và nhận được câu trả lời chi tiết hơn:

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Vassakāra (Vũ Thế), đại thần nước Magadha, nói với tướng quân Upananda:

-- Tướng quân nghĩ thế nào? Nếu là như vậy, này tướng quân, những vị Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường; thời chắc chắn những Tôn giả này cung kính những ai đáng cung kính, tôn trọng những ai đáng tôn trọng, lễ bái những ai đáng lễ bái, cúng dường những ai đáng cúng dường. Và nếu những Tôn giả ấy không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Tỷ-kheo này, thời những Tôn giả ấy cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ai?

Rồi Bà-la-môn Vassakāra, vị đại thần nước Magadha, thưa với Tôn giả Ānanda:

-- Tôn giả Ānanda nay trú tại đâu?

-- Này Bà-la-môn, tôi trú ở Veluvana (Trúc Lâm).

-- Thưa Tôn giả Ānanda, có phải Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh?

-- Thật vậy, này Bà-la-môn, Veluvana (Trúc Lâm) là một khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa cách dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những vị hộ trì và thủ hộ như Ngài.

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Ānanda, Veluvana là một chỗ khả ái, ít tiếng động, ít tiếng ồn, được che khỏi gió, xa lánh dân cư đông đúc, thích hợp Thiền tịnh, xứng đáng với những người tu Thiền và tánh thiên về Thiền định như quý vị Tôn giả. Và chư vị Tôn giả là những vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Thưa Tôn giả Ānanda, một thời Tôn giả Gotama ở tại Vesālī, Ðại Lâm, ở Kūṭāgārasālā (Trùng Các giảng đường). Rồi, thưa Tôn giả Ānanda, tôi đi đến Mahāvāna (Ðại Lâm), Kūṭāgārasālā, đến Tôn giả Gotama. Ở đấy, Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện nói về Thiền định luận. Tôn giả Gotama thật là vị tu Thiền và tánh thiên về Thiền định. Và Tôn giả Gotama tán thán tất cả Thiền định.

-- Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán tất cả Thiền định, không không tán thán tất cả Thiền định. Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy không tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, một số vị sống với tâm thấm nhuần dục tham, bị dục tham chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi dục tham đã được khởi lên. Vị ấy lấy dục tham làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần sân hận, bị sân hận chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi sân hận đã được khởi lên. Vị ấy lấy sân hận làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần hôn trầm thụy miên, bị hôn trầm thụy miên chi phối, và không như thật biết sự giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên đã được khởi lên. Vị ấy lấy hôn trầm thụy miên làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần trạo hối, bị trạo hối chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi trạo hối đã được khởi lên. Vị ấy lấy trạo hối làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Vị ấy sống với tâm thấm nhuần nghi hoặc, bị nghi hoặc chi phối và không như thật biết sự giải thoát khỏi nghi hoặc đã được khởi lên. Vị ấy lấy nghi hoặc làm đối tượng tối hậu, Thiền tu, Thiền tư, Thiền định, Thiền nhập. Này Bà-la-môn, Thế Tôn ấy không tán thán loại Thiền định như vậy.

Và này Bà-la-môn, loại Thiền định nào Thế Tôn ấy tán thán? Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, loại Thiền như vậy, Thế Tôn ấy tán thán.

-- Thật vậy, thưa Tôn giả Ānanda, Tôn giả Gotama khiển trách Thiền đáng được khiển trách, tán thán Thiền đáng được tán thán. Nay thưa Tôn giả Ānanda, chúng tôi phải đi. Chúng tôi có những việc, có nhiều phận sự phải làm.

-- Này Bà-la-môn, hãy làm gì Bà-la-môn nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha, hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ānanda giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Bà-la-môn Gopaka Moggalāna, khi Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha đi không bao lâu, thưa với Tôn giả Ānanda:

-- Nếu chúng tôi không hỏi Tôn giả Ānanda, thời Tôn giả Ānanda đã không trả lời.

-- Này Bà-la-môn, có phải chúng tôi đã nói với Ông: "Không có một Tỷ-kheo nào, này Bà-la-môn, thành tựu mười pháp ấy một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ, những pháp mà Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thành tựu. Này Bà-la-môn, vị Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và nay các đệ tử Ngài là những vị sống hành đạo và tùy hành đạo, và sẽ thành tựu những pháp ấy về sau".

Thảo luận 1. Sau khi Đức Phật viên tịch, người Phật tử lấy giáo pháp làm Thầy. Tuy nhiên việc giải thích giáo pháp thường có những bất đồng. Chúng ta nên lấy chuẩn mực nào để tạo nên sự hợp nhất? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Xin cho một thí dụ cụ thể thế nào là một vị xuất gia hay cư sĩ thật sự lấy Pháp làm Thầy? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3. Những điều cần làm và phải tránh trong giới bổn Pātimokkha có nêu rõ cái nhìn về giáo pháp? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 108 [tóm tắt]

108. Kinh Gopaka Moggallāna

(Gopaka Moggallāna Sutta)

(M.iii, 7)

Kinh này được Tôn giả Ānanda thuyết giảng cho Bà- la-môn Gopaka Moggallāna và Bà-la-môn Vassakāra sau khi đức Thế Tôn thị tịch không lâu.

Bà-la-môn Gopaka Moggallāna hỏi Tôn giả Ānanda có vị Tỷ-kheo nào thành tựu trọn vẹn tất cả những pháp mà Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác, đã thành tựu? Tôn giả Ānanda trả lời không, chỉ đức Phật là vị đầu tiên thành tựu pháp, khơi dậy con đường từ trước chưa ai biết, nói lên điều từ trước chưa ai nói. Ngài là bậc hiểu đạo, thiện xảo về đạo, còn các đệ tử chỉ tùy hành và sẽ thành tựu những pháp ấy về sau.

Khi ấy Bà-la-môn Vassakāra, Đại thần nước Magadha, hỏi Tôn giả Ānanda, có vị Tỷ- kheo nào được Tôn giả Gotama chỉ định làm vị y chỉ cho chúng Tỷ-kheo sau khi Ngài diệt độ? Tôn giả Ānanda trả lời, không có vị Tỷ-kheo nào được đức Thế Tôn chỉ định. Bà-la-môn lại hỏi, có vị nào được chúng Tăng đề cử làm bậc y chỉ cho mọi người? Ānanda cũng trả lời không có. Tuy vậy, không phải chúng Tỷ-kheo sau khi Phật nhập diệt, đã mất nơi nương tựa, bởi vì có Pháp là chỗ nương tựa cho chúng Tỷ-kheo. Pháp ấy là giới bổn Pātimokkha được Thế Tôn đã tuyên bố và được tụng đọc vào những ngày Bố-tát. Nếu có ai phạm giới tội sẽ y cứ pháp ấy mà xử sự. Như vậy chính pháp xử sự chúng Tỷ-kheo.

Khi ấy Bà-la-môn hỏi, có vị Tỷ-kheo nào mà chư Tôn giả cung kính, tôn trọng và nương tựa? Tôn giả Ānanda trả lời có, vị ấy chính là người thành tựu mười pháp sau:

1. Có giới hạnh, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh,

2. Đa văn,

3. Biết đủ, ít muốn,

4. Chứng bốn thiền,

5-10. Chứng sáu thần thông: thiên nhãn, thiên nhĩ, thần túc, tha tâm, túc mạng và lậu tận.

Tôn giả Ānanda cho biết chỉ có đức Phật mới thành tựu mười pháp ấy mà thôi. Khi Bà-la-môn Vassakāra nhận xét rằng Thế Tôn tán thán tất cả thiền định, Tôn giả Ānanda phủ nhận lời ấy và kể ra những loại thiền định Thế Tôn không tán thán, đó là thiền lấy tham dục, sân, trạo hối, hôn trầm thụy miên, hoài nghi làm đối tượng. Còn những thiền định được Thế Tôn tán thán là thiền định ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Sơ thiền cho đến Tứ thiền.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 108 [dàn ý]

108. Kinh Gopaka Moggallāna

(Gopaka Moggallāna Sutta)

(M.iii, 7)

A. Duyên khởi:

Cuộc đàm luận giữa Tôn giả Ānanda và Bà-la-môn Gopaka về vấn đề không có một Tỷ-kheo nào thành tựu trọn vẹn tất cả Pháp do Sa-môn Gotama giảng dạy và Thế Tôn là vị đã làm khơi dậy con đường trước đây chưa hiện khởi.

B. Chánh kinh:

Cuộc đàm luận gữa Tôn giả Ānanda và Bà-la-môn Vassakāra.

Tôn giả nanda kể lại câu chuyện được bàn đến gữa Tôn giả nanda và Bà-la-môn Gopaka.

II. Bà-la-môn Vassakāra hỏi năm vấn đề và được Tôn giả nanda giải đáp.

Bà-la-môn tán thán chúng Tăng, tán thán Tôn giả nanda, tán thán Trúc lâm tịnh xá, và nói rằng Sa-môn Gotama tán thán tất cả thiền định. Tôn giả Ānanda cải chính lại và nói Thế Tôn không tán thán các thiền định liên hệ đến năm triền cái và tán thán bốn thiền.

C. Kết luận:

Sau khi Bà-la-môn Vassakāra ra đi, Bà-la-môn Gopaka nói nhờ câu hỏi của chính mình mà Tôn giả Ānanda làm sáng tỏ vấn đề: không một Tỷ-kheo nào thành tựu trọn vẹn mười Pháp như Thế Tôn

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 108 [toát yếu]

108. Kinh Gopaka Moggallāna

(Gopaka Moggallāna Sutta)

(M.iii, 7)

I. TOÁT YẾU

Gopakamoggallāna Sutta.

With Gopakā. The venerable Ānanda explains how the Sangha maintains its unity and internal discipline after the passing away of the Buddha.

Với Gopaka Moggallāna.

Tôn giả A-nan giải thích làm sao tăng chúng duy trì được sự thống nhất và kỷ luật nội bộ sau khi Phật qua đời.

II. TÓM TẮT

Sau khi Phật nhập diệt [1] không lâu, tôn giả A-nan vào khất thực trong thành Vương xá đang được xây kiên cố [2], và vì còn quá sớm, ngài đến nơi bà-la-môn Gopaka. Ông này hỏi có vị tỷ kheo nào thành tựu trọn vẹn các pháp như Phật đã thành tựu không; tôn giả đáp không, các đệ tử đang còn hành đạo và sẽ thành tựu về sau. Khi ấy đại thần xứ Ma-kiệt-đà [3] đi đến, ông hỏi có vị tỷ kheo nào được Phật sắp đặt làm chỗ nương tựa cho chúng tăng sau khi ngài nhập diệt không. Tôn giả đáp không có vị tỷ kheo nào cả. Ông lại hỏi, vậy có vị tỷ kheo nào được tăng chúng tôn lên làm chỗ nương cho toàn thể không, và tôn giả cũng trả lời không có. Vị đại thần nói, vậy tăng chúng không có chỗ nương tựa, làm sao sống hòa hợp được. Tôn giả nói chúng tăng có Pháp và Luật làm chỗ nương [4], mỗi kỳ bố-tát chúng tăng nhóm họp và y cứ giới bản Phật chế để biết ai sống đúng pháp ai không. Khi ấy đại thần hỏi có vị tỷ kheo nào được chúng tăng cung kính đảnh lễ và sống nương tựa vào vị ấy không. Tôn giả đáp có, đấy là bất cứ ai thành tựu mười pháp như sau. Một là sống có giới hạnh, đúng theo giới bổn Biệt giải thoát. Hai là đa văn; ba biết đủ với 4 vật dụng; bốn chứng 4 thiền không khó nhọc; năm thực hiện được các thần túc thông; sáu biết tâm kẻ khác (tha tâm thông); bảy có thiên nhĩ thông; tám túc mạng thông (biết vô lượng kiếp trước của mình); chín thiên nhãn thông (thấy sự sống chết của chúng sinh); mười lậu tận thông, không còn sơ hở, đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Ðại thần xứ Ma-kiệt-đà công nhận một vị tỷ kheo như thế quả thật xứng đáng được tôn thờ, rồi hỏi chỗ ở của tôn giả. Khi được biết tôn giả trú tại vườn Trúc, Ðại thần bảo chỗ ấy rất tốt cho thiền định, tôn giả Gotama lúc ở đấy đã giảng nói về thiền. Ngài quả là vị tu thiền, thiên về thiền, tán thán tất cả thiền định. Tôn giả A-nan phản bác: "Thế Tôn không tán thán tất cả thiền định. Có loại thiền định Phật không tán thán. Ðó là vị tu thiền với tâm bị tham dục chi phối, không như thật biết sự giải thoát khỏi dục tham đã khởi. Vị ấy lấy dục tham làm đối tượng để tu thiền, nhập thiền [5]. Cũng vậy với 4 triền cái khác (sân, hôn trầm, trạo hối, hoài nghi). Loại thiền định được Thế Tôn tán thán là thiền nơi vị tỷ kheo ly dục ly bất thiện, chứng trú từ sơ đến tứ thiền.

Ðại thần hoan hỷ tín thọ lời tôn giả A-nan và xin cáo từ vì bận nhiều công việc.

III. CHÚ GIẢI

1. Theo sớ giải, sau khi phân chia xá lợi Phật, tôn giả Ānanda đi đến Vương xá để trùng tuyên về Pháp trong kỳ Ðại kết tập thứ nhất.

2. Vua Pajjota là bạn vua Bình-sa xứ Ma-kiệt-đà, người đã bị con trai A-xà-thế giết chết. Theo kinh sớ, vua A-xà-thế nghĩ rằng vua Pajjota có thể tìm cách báo thù cho bạn.

3. Xem Trường bộ 16.

4. Câu này cốt nói rằng Tăng già không phải được cai quản bởi phán định của các phần tử trong Tăng, mà bởi Pháp và Luật do Phật đặt ra cho tăng noi theo. Về vấn đề này các tỷ kheo tuân theo lời dạy cuối cùng của Phật là: Sau khi Ta nhập diệt, Pháp và Luật sẽ là thầy của các ông.

5. Xem số 525.

IV. PHÁP SỐ

(Không có)

V. KỆ TỤNG

Tôn giả Ānanda

Vào Vương xá khất thực

Vì hãy còn quá sớm

Ghé thăm Go-pa-ka.

Bà-la-môn này hỏi

Có vị tỷ kheo nào

Thành tựu Pháp trọn vẹn

Bằng đức Go-ta-ma?

Thật không tỷ kheo nào

Thành tựu trọn vẹn Pháp

Như Thế Tôn thành tựu

Việc ấy hãy còn lâu.

Ðại thần xứ Ma-kiệt

Ðến cắt ngang câu chuyện

Nêu lên một vấn đề

Với A-nan tôn giả:

Ai sẽ là chỗ nương

Sau khi Phật Niết-bàn

Việc này được sắp đặt

Do Phật hay chư Tăng?

Không vị tỷ kheo nào

Ðược Thế Tôn sắp đặt

Hay tăng chúng thỏa thuận

Ðể lãnh đạo tăng già.

Nếu không người lãnh đạo

Làm sao tăng hòa hợp?

Chúng tôi nương theo Pháp

Pháp chính là chỗ nương.

Mỗi kỳ tăng bố-tát

Tụng giới Biệt giải thoát

Theo đúng pháp xử trị

Những trường hợp trái sai.

Có một tỷ kheo nào

Ðược chư vị tôn kính

Thường đảnh lễ cúng dường

Xem là chỗ tựa nương?

Có mười pháp khả hỷ

Ðược Thế Tôn tuyên bố

Ai thành tựu như vậy

Ðáng đảnh lễ, nương theo:

Vị tỷ kheo giữ giới;

Biết đủ bốn vật dụng;

Ða văn, chứng bốn thiền

Ðã được các thần túc

Biết tâm địa kẻ khác

Nhớ nhiều đời quá khứ

Ðắc thiên nhĩ siêu phàm

Thiên nhãn, lậu tận thông.

Ðại thần Ma-kiệt-đà

Thốt lên lời tán thán:

Chư tôn giả tôn kính

Ðúng người đáng kính tôn!

Thưa tôn giả A-nan

Vườn trúc lâm khả ái

Thật hợp với thiền tư

Thế Tôn thường ca ngợi.

Không hẳn, Bà-la-môn

Thế Tôn không ca ngợi

Thiền định của hạng người

Còn tham sân, trạo hối

Lấy hôn trầm rối loạn

Lấy hoài nghi bối rối

Làm đối tượng thiền tư

Bị năm triền chi phối.

Thế Tôn chỉ tán thán

Ly dục ly bất thiện

Chứng và trú sơ thiền

Hỷ lạc ly dục sanh.

Nhị thiền không tầm tứ

Với hỷ lạc định sanh

Và nội tĩnh nhất tâm

Tứ thiền Phật ca ngợi.

Ðại thần xứ Ma Kiệt

Tin nhận lời tôn giả

Rồi đứng dậy cáo từ

Vì còn đi công việc.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

108. Gopakamoggallānasuttaṃ [Mūla]

79. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ āyasmā ānando rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe aciraparinibbute bhagavati. Tena kho pana samayena rājā māgadho ajātasattu vedehiputto rājagahaṃ paṭisaṅkhārāpeti rañño pajjotassa āsaṅkamāno. Atha kho āyasmā ānando pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahaṃ piṇḍāya pāvisi. Atha kho āyasmato ānandassa etadahosi : ''atippago kho tāva rājagahe piṇḍāya carituṃ. Yaṃnūnāhaṃ yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yena gopakamoggallāno brāhmaṇo tenupasaṅkameyyanti. Atha kho āyasmā ānando yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yena gopakamoggallāno brāhmaṇo tenupasaṅkami. Addasā kho gopakamoggallāno brāhmaṇo āyasmantaṃ ānandaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''etu kho bhavaṃ ānando. Svāgataṃ bhoto ānandassa. Cirassaṃ kho bhavaṃ ānando imaṃ pariyāyamakāsi yadidaṃ idhāgamanāya. Nisīdatu bhavaṃ ānando, idamāsanaṃ paññattanti. Nisīdi kho āyasmā ānando paññatte āsane. Gopakamoggallānopi kho brāhmaṇo aññataraṃ nīcaṃ āsanaṃ gahetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho gopakamoggallāno brāhmaṇo āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṃ sabbathāsabbaṃ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhavaṃ gotamo ahosi arahaṃ sammāsambuddhoti? ''natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṃ sabbathāsabbaṃ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so Bhagavā ahosi arahaṃ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, Bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatāti. Ayañca hidaṃ āyasmato ānandassa gopakamoggallānena brāhmaṇena saddhiṃ antarākathā vippakatā ahosi. Atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto rājagahe kammante anusaññāyamāno yena gopakamoggallānassa brāhmaṇassa kammanto, yenāyasmā ānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmatā ānandena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''kāyanuttha, bho ānanda, etarahi kathāya sannisinnā, kā ca pana vo antarākathā vippakatāti? ''idha maṃ, brāhmaṇa, gopakamoggallāno brāhmaṇo evamāha : 'atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṃ sabbathāsabbaṃ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so bhavaṃ gotamo ahosi arahaṃ sammāsambuddhoti. Evaṃ vutte ahaṃ, brāhmaṇa, gopakamoggallānaṃ brāhmaṇaṃ etadavocaṃ : 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṃ sabbathāsabbaṃ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so Bhagavā ahosi arahaṃ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, Bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatāti. Ayaṃ kho no, brāhmaṇa, gopakamoggallānena brāhmaṇena saddhiṃ antarākathā vippakatā. Atha tvaṃ anuppattoti.

80. ''Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito : 'ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti [paṭidhāveyyāthāti (sī. syā. kaṃ. pī.)]? ''natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito : 'ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti. ''Atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : 'ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti? ''natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : 'ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti. ''Evaṃ appaṭisaraṇe ca pana, bho ānanda, ko hetu sāmaggiyāti? ''na kho mayaṃ, brāhmaṇa, appaṭisaraṇā sappaṭisaraṇā mayaṃ, brāhmaṇa dhammappaṭisaraṇāti. '''Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito : ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti : iti puṭṭho samāno 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito : ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti vadesi 'atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti : iti puṭṭho samāno 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti, yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti : vadesi 'evaṃ appaṭisaraṇe ca pana, bho ānanda, ko hetu sāmaggiyāti iti puṭṭho samāno 'na kho mayaṃ, brāhmaṇa , appaṭisaraṇā sappaṭisaraṇā mayaṃ, brāhmaṇa dhammappaṭisaraṇāti vadesi. Imassa pana, bho ānanda, bhāsitassa kathaṃ attho daṭṭhabboti?

81. ''Atthi kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena bhikkhūnaṃ sikkhāpadaṃ paññattaṃ, pātimokkhaṃ uddiṭṭhaṃ. Te mayaṃ tadahuposathe yāvatikā ekaṃ gāmakhettaṃ upanissāya viharāma te sabbe ekajjhaṃ sannipatāma sannipatitvā yassa taṃ pavattati taṃ ajjhesāma. Tasmiṃ ce bhaññamāne hoti bhikkhussa āpatti hoti vītikkamo taṃ mayaṃ yathādhammaṃ yathānusiṭṭhaṃ kāremāti. ''Na kira no bhavanto kārenti dhammo no kāreti. ''Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi yaṃ tumhe etarahi sakkarotha garuṃ karotha [garukarotha (sī. syā. kaṃ. pī.)] mānetha pūjetha sakkatvā garuṃ katvā [garukatvā (sī. syā. kaṃ. pī.)] upanissāya viharathāti? ''natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi yaṃ mayaṃ etarahi sakkaroma garuṃ karoma mānema pūjema sakkatvā garuṃ katvā upanissāya viharāmāti. '''Atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi tena bhotā gotamena ṭhapito : ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti : iti puṭṭho samāno 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena ṭhapito : ayaṃ vo mamaccayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti vadesi 'atthi pana, bho ānanda, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti yaṃ tumhe etarahi paṭipādeyyāthāti : iti puṭṭho samāno 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi saṅghena sammato, sambahulehi therehi bhikkhūhi ṭhapito : ayaṃ no bhagavato accayena paṭisaraṇaṃ bhavissatīti yaṃ mayaṃ etarahi paṭipādeyyāmāti vadesi 'atthi nu kho, bho ānanda, ekabhikkhupi yaṃ tumhe etarahi sakkarotha garuṃ karotha mānetha pūjetha sakkatvā garuṃ katvā upanissāya viharathāti : iti puṭṭho samāno 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi yaṃ mayaṃ etarahi sakkaroma garuṃ karoma mānema pūjema sakkatvā garuṃ katvā upanissāya viharāmāti vadesi. Imassa pana, bho ānanda, bhāsitassa kathaṃ attho daṭṭhabboti?

82. ''Atthi kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dasa pasādanīyā dhammā akkhātā. Yasmiṃ no ime dhammā saṃvijjanti taṃ mayaṃ etarahi sakkaroma garuṃ karoma mānema pūjema sakkatvā garuṃ katvā upanissāya viharāma. Katame dasa? ''idha , brāhmaṇa, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu. ''Bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā, majjhekalyāṇā, pariyosānakalyāṇā, sātthaṃ, sabyañjanaṃ [sātthā sabyañjanā (sī. syā. kaṃ.)], kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ abhivadantntti tathārūpāssa dhammā bahussutā honti dhātā [dhatā (sī. syā. kaṃ. pī.)] vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. ''Santuṭṭho hoti ( ) [(itarītarehi) Dīgha Nikāye 3.345] cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi. ''Catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ diṭṭhadhammasukhavihārānaṃ nikāmalābhī hoti akicchalābhī akasiralābhī. ''Anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhoti : ekopi hutvā bahudhā hoti, bahudhāpi hutvā eko hoti āvibhāvaṃ tirobhāvaṃ tirokuṭṭaṃ [tirokuḍḍaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] tiropākāraṃ tiropabbataṃ asajjamāno gacchati, seyyathāpi ākāse pathaviyāpi ummujjanimujjaṃ karoti, seyyathāpi udake udakepi abhijjamāne gacchati, seyyathāpi pathaviyaṃ ākāsepi pallaṅkena kamati, seyyathāpi pakkhī sakuṇo imepi candimasūriye evaṃmahiddhike evaṃmahānubhāve pāṇinā parimasati [parāmasati (ka.)] parimajjati, yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti. ''Dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇāti : dibbe ca mānuse ca, ye dūre santike ca. ''Parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajānāti. Sarāgaṃ vā cittaṃ 'sarāgaṃ cittanti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ 'vītarāgaṃ cittanti pajānāti, sadosaṃ vā cittaṃ 'sadosaṃ cittanti pajānāti, vītadosaṃ vā cittaṃ 'vītadosaṃ cittanti pajānāti, samohaṃ vā cittaṃ 'samohaṃ cittanti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ 'vītamohaṃ cittanti pajānāti, saṃkhittaṃ vā cittaṃ 'saṃkhittaṃ cittanti pajānāti, vikkhittaṃ vā cittaṃ 'vikkhittaṃ cittanti pajānāti , mahaggataṃ vā cittaṃ 'mahaggataṃ cittanti pajānāti, amahaggataṃ vā cittaṃ 'amahaggataṃ cittanti pajānāti, sauttaraṃ vā cittaṃ 'sauttaraṃ cittanti pajānāti, anuttaraṃ vā cittaṃ 'anuttaraṃ cittanti pajānāti, samāhitaṃ vā cittaṃ 'samāhitaṃ cittanti pajānāti, asamāhitaṃ vā cittaṃ 'asamāhitaṃ cittanti pajānāti, vimuttaṃ vā cittaṃ 'vimuttaṃ cittanti pajānāti, avimuttaṃ vā cittaṃ 'avimuttaṃ cittanti pajānāti. ''Anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ : ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattārīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe : 'amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. ''Dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāti. ''Āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. ''Ime kho, brāhmaṇa, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena dasa pasādanīyā dhammā akkhātā. Yasmiṃ no ime dhammā saṃvijjanti taṃ mayaṃ etarahi sakkaroma garuṃ karoma mānema pūjema sakkatvā garuṃ katvā upanissāya viharāmāti.

83. Evaṃ vutte vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto upanandaṃ senāpatiṃ āmantesi : ''taṃ kiṃ maññati bhavaṃ senāpati [maññasi evaṃ senāpati (syā. kaṃ. pī.), maññasi senāpati (sī.), maññasi bhavaṃ senāpati (ka.)] yadime bhonto sakkātabbaṃ sakkaronti, garuṃ kātabbaṃ garuṃ karonti, mānetabbaṃ mānenti , pūjetabbaṃ pūjenti? ''tagghime [taggha me (ka.)] bhonto sakkātabbaṃ sakkaronti, garuṃ kātabbaṃ garuṃ karonti, mānetabbaṃ mānenti, pūjetabbaṃ pūjenti. Imañca hi te bhonto na sakkareyyuṃ na garuṃ kareyyuṃ na māneyyuṃ na pūjeyyuṃ atha kiñcarahi te bhonto sakkareyyuṃ garuṃ kareyyuṃ māneyyuṃ pūjeyyuṃ, sakkatvā garuṃ katvā mānetvā pūjetvā upanissāya vihareyyunti? atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''kahaṃ pana bhavaṃ ānando etarahi viharatīti? ''veḷuvane khohaṃ, brāhmaṇa, etarahi viharāmīti. ''Kacci pana, bho ānanda, veḷuvanaṃ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṃ manussarāhasseyyakaṃ [manussarāhaseyyakaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] paṭisallānasāruppanti? ''taggha, brāhmaṇa, veḷuvanaṃ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṃ manussarāhasseyyakaṃ paṭisallānasāruppaṃ, yathā taṃ tumhādisehi rakkhakehi gopakehīti. ''Taggha, bho ānanda, veḷuvanaṃ ramaṇīyañceva appasaddañca appanigghosañca vijanavātaṃ manussarāhasseyyakaṃ paṭisallānasāruppaṃ, yathā taṃ bhavantehi jhāyīhi jhānasīlīhi. Jhāyino ceva bhavanto jhānasīlino ca. ''Ekamidāhaṃ , bho ānanda, samayaṃ so bhavaṃ gotamo vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Atha khvāhaṃ, bho ānanda, yena mahāvanaṃ kūṭāgārasālā yena so bhavaṃ gotamo tenupasaṅkamiṃ. Tatra ca pana so [tatra ca so (sī. pī.)] bhavaṃ gotamo anekapariyāyena jhānakathaṃ kathesi. Jhāyī ceva so bhavaṃ gotamo ahosi jhānasīlī ca. Sabbañca pana so bhavaṃ gotamo jhānaṃ vaṇṇesīti.

84. ''Na ca kho, brāhmaṇa, so Bhagavā sabbaṃ jhānaṃ vaṇṇesi, napi so Bhagavā sabbaṃ jhānaṃ na vaṇṇesīti. Kathaṃ rūpañca , brāhmaṇa, so Bhagavā jhānaṃ na vaṇṇesi? idha, brāhmaṇa, ekacco kāmarāgapariyuṭṭhitena cetasā viharati kāmarāgaparetena, uppannassa ca kāmarāgassa nissaraṇaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti so kāmarāgaṃyeva antaraṃ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Byāpādapariyuṭṭhitena cetasā viharati byāpādaparetena, uppannassa ca byāpādassa nissaraṇaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti so byāpādaṃyeva antaraṃ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Thinamiddhapariyuṭṭhitena cetasā viharati thinamiddhaparetena, uppannassa ca thinamiddhassa nissaraṇaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti so thinamiddhaṃyeva antaraṃ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Uddhaccakukkuccapariyuṭṭhitena cetasā viharati uddhaccakukkuccaparetena, uppannassa ca uddhaccakukkuccassa nissaraṇaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti so uddhaccakukkuccaṃyeva antaraṃ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Vicikicchāpariyuṭṭhitena cetasā viharati vicikicchāparetena, uppannāya ca vicikicchāya nissaraṇaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti so vicikicchaṃyeva antaraṃ karitvā jhāyati pajjhāyati nijjhāyati apajjhāyati. Evarūpaṃ kho, brāhmaṇa, so Bhagavā jhānaṃ na vaṇṇesi. ''Kathaṃ rūpañca, brāhmaṇa, so Bhagavā jhānaṃ vaṇṇesi? idha, brāhmaṇa, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ - pe - tatiyaṃ jhānaṃ... catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Evarūpaṃ kho, brāhmaṇa, so Bhagavā jhānaṃ vaṇṇesīti. ''Gārayhaṃ kira, bho ānanda, so bhavaṃ gotamo jhānaṃ garahi, pāsaṃsaṃ pasaṃsi. Handa, ca dāni mayaṃ, bho ānanda, gacchāma bahukiccā mayaṃ bahukaraṇīyāti. ''Yassadāni tvaṃ, brāhmaṇa, kālaṃ maññasīti. Atha kho vassakāro brāhmaṇo magadhamahāmatto āyasmato ānandassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi. Atha kho gopakamoggallāno brāhmaṇo acirapakkante vassakāre brāhmaṇe magadhamahāmatte āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''yaṃ no mayaṃ bhavantaṃ ānandaṃ apucchimhā taṃ no bhavaṃ ānando na byākāsīti. ''Nanu te, brāhmaṇa, avocumhā : 'natthi kho, brāhmaṇa, ekabhikkhupi tehi dhammehi sabbenasabbaṃ sabbathāsabbaṃ samannāgato yehi dhammehi samannāgato so Bhagavā ahosi arahaṃ sammāsambuddho. So hi, brāhmaṇa, Bhagavā anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū, maggavidū, maggakovido . Maggānugā ca pana etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatāti.

Gopakamoggallānasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

108. Gopakamoggallānasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

79. Evaṃ me sutanti gopakamoggallānasuttaṃ. Tattha aciraparinibbute bhagavatīti bhagavati aciraparinibbute, dhātubhājanīyaṃ katvā dhammasaṅgītiṃ kātuṃ rājagahaṃ āgatakāle. Rañño pajjotassa āsaṅkamānoti caṇḍapajjoto nāmesa rājā bimbisāramahārājassa sahāyo ahosi, jīvakaṃ pesetvā bhesajjakāritakālato paṭṭhāya pana daḷhamittova jāto, so ‘‘ajātasattunā devadattassa vacanaṃ gahetvā pitā ghātito’’ti sutvā ‘‘mama piyamittaṃ ghātetvā esa rajjaṃ karissāmīti maññati, mayhaṃ sahāyassa sahāyānaṃ atthikabhāvaṃ jānāpessāmī’’ti parisati vācaṃ abhāsi. Taṃ sutvā tassa āsaṅkā uppannā. Tena vuttaṃ ‘‘rañño pajjotassa āsaṅkamāno’’ti. Kammantoti bahinagare nagarapaṭisaṅkhārāpanatthāya kammantaṭṭhānaṃ.

Upasaṅkamīti mayaṃ dhammavinayasaṅgītiṃ kāressāmāti vicarāma, ayañca mahesakkho rājavallabho saṅgahe kate veḷuvanassa ārakkhaṃ kareyyāti maññamāno upasaṅkami. Tehi dhammehīti tehi sabbaññutaññāṇadhammehi. Sabbena sabbanti sabbākārena sabbaṃ. Sabbathā sabbanti sabbakoṭṭhāsehi sabbaṃ. Kiṃ pucchāmīti pucchati? Cha hi satthāro paṭhamataraṃ appaññātakulehi nikkhamitvā pabbajitā, te tathāgate dharamāneyeva kālaṃkatā, sāvakāpi nesaṃ appaññātakuleheva pabbajitā. Te tesaṃ accayena mahāvivādaṃ akaṃsu. Samaṇo pana gotamo mahākulā pabbajito, tassa accayena sāvakānaṃ mahāvivādo bhavissatīti ayaṃ kathā sakalajambudīpaṃ pattharamānā udapādi. Sammāsambuddhe ca dharante bhikkhūnaṃ vivādo nāhosi. Yopi ahosi, sopi tattheva vūpasamito. Parinibbutakāle panassa – ‘‘aṭṭhasaṭṭhiyojanasatasahassubbedhaṃ sineruṃ apavāhituṃ samatthassa vātassa purato purāṇapaṇṇaṃ kiṃ ṭhassati, dasa pāramiyo pūretvā sabbaññutaññāṇaṃ pattassa satthu alajjamāno maccurājā kassa lajjissatī’’ti mahāsaṃvegaṃ janetvā bhiyyosomattāya bhikkhū samaggā jātā ativiya upasantupasantā, kiṃ nu kho etanti idaṃ pucchāmīti pucchati. Anusaññāyamānoti anusañjāyamāno, katākataṃ janantoti attho. Anuvicaramāno vā.

80. Atthi nu khoti ayampi heṭṭhimapucchameva pucchati. Appaṭisaraṇeti appaṭisaraṇe dhammavinaye. Ko hetu sāmaggiyāti tumhākaṃ samaggabhāvassa ko hetu ko paccayo. Dhammappaṭisaraṇāti dhammo amhākaṃ paṭisaraṇaṃ, dhammo avassayoti dīpeti.

81. Pavattatīti paguṇaṃ hutvā āgacchati. Āpatti hoti vītikkamoti ubhayametaṃ buddhassa āṇātikkamanameva. Yathādhammaṃ yathānusiṭṭhaṃ kāremāti yathā dhammo ca anusiṭṭhi ca ṭhitā, evaṃ kāremāti attho.

Na kira no bhavanto kārenti dhammo no kāretīti padadvayepi no kāro nipātamattaṃ. Evaṃ sante na kira bhavanto kārenti, dhammova kāretīti ayamettha attho.

83. Tagghāti ekaṃse nipāto. Kahaṃ pana bhavaṃ ānandoti kiṃ therassa veḷuvane vasanabhāvaṃ na jānātīti? Jānāti. Veḷuvanassa pana anena ārakkhā dinnā, tasmā attānaṃ ukkaṃsāpetukāmo pucchati. Kasmā pana tena tattha ārakkhā dinnā? So kira ekadivasaṃ mahākaccāyanattheraṃ gijjhakūṭā otarantaṃ disvā – ‘‘makkaṭo viya eso’’ti āha. Bhagavā taṃ kathaṃ sutvā – ‘‘sace khamāpeti, iccetaṃ kusalaṃ. No ce khamāpeti, imasmiṃ veḷuvane gonaṅgalamakkaṭo bhavissatī’’ti āha. So taṃ kathaṃ sutvā – ‘‘samaṇassa gotamassa kathāya dvedhābhāvo nāma natthi, pacchā me makkaṭabhūtakāle gocaraṭṭhānaṃ bhavissatī’’ti veḷuvane nānāvidhe rukkhe ropetvā ārakkhaṃ adāsi. Aparabhāge kālaṃ katvā makkaṭo hutvā nibbatti. ‘‘Vassakārā’’ti vutte āgantvā samīpe aṭṭhāsi. Tagghāti sabbavāresu ekaṃsavacaneyeva nipāto. Taggha, bho ānandāti evaṃ therena parisamajjhe attano ukkaṃsitabhāvaṃ ñatvā ahampi theraṃ ukkaṃsissāmīti evamāha.

84. Na ca kho, brāhmaṇāti thero kira cintesi ‘‘sammāsambuddhena vaṇṇitajjhānampi atthi, avaṇṇitajjhānampi atthi, ayaṃ pana brāhmaṇo sabbameva vaṇṇetīti pañhaṃ visaṃvādeti, na kho pana sakkā imassa mukhaṃ ulloketuṃ na piṇḍapātaṃ rakkhituṃ, pañhaṃ ujuṃ katvā kathessāmī’’ti idaṃ vattuṃ āraddhaṃ. Antaraṃ karitvāti abbhantaraṃ karitvā. Evarūpaṃ kho, brāhmaṇa, so bhagavā jhānaṃ vaṇṇesīti idha sabbasaṅgāhakajjhānaṃ nāma kathitaṃ.

Yaṃ no mayanti ayaṃ kira brāhmaṇo vassakārabrāhmaṇaṃ usūyati, tena pucchitapañhassa akathanaṃ paccāsīsamāno kathitabhāvaṃ ñatvā ‘‘vassakārena pucchitaṃ pañhaṃ punappunaṃ tassa nāmaṃ gaṇhanto vitthāretvā kathesi, mayā pucchitapañhaṃ pana yaṭṭhikoṭiyā uppīḷento viya ekadesameva kathesī’’ti anattamano ahosi, tasmā evamāha. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Gopakamoggallānasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc