Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 09.2.2021 _ 105. Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta Sutta) _ "Căn cơ chúng sanh tạo nên khuynh hướng cố hữu"

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 09.2.2021 _ 105. Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta Sutta) _ "Căn cơ chúng sanh tạo nên khuynh hướng cố hữu"

Thứ ba, 09/02/2021, 15:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 09.2.2021

105. Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta Sutta)

Căn cơ chúng sanh tạo nên khuynh hướng cố hữu

Tên kinh lấy theo tên Tỳ kheo Sunakkhatta (Thiện Tinh) người đã đến bạch hỏi Đức Phật về sự việc nhiều tỳ kheo tuyên bố đã chứng thánh quả vô sanh như vậy trong số đó ai thực chứng, ai không thực chứng. Đức Phật đã dạy về nhiều trường hợp khác nhau trong sự lượng định bản thân trên đường tu tập. Sự nhận thức bản thân thường dựa trên khuynh hướng cố hữu. Nhiều trường hợp “tưởng vậy nhưng không phải vậy - gọi tăng thượng mạn” Những khuynh hướng của chúng sanh được đề cập trong bài kinh nầy ít khi tìm thấy trong những bản kinh khác của Tạng Pāli.

509. Câu hỏi về sự thực chứng

Biết rõ sự tu tập của chính mình là chuyện khó mà lượng định được sự tiến bộ và thành tựu bản thân không phải là chuyện dễ:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Vesālī (Tỳ-xá-ly), ở Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường (Kuṭāgārasālā).

Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: "Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Sunakkhatta Licchaviputta (Thiện Tinh Ly-xa Tử) được nghe: "Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: 'Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'". Rồi Sunakkhatta Licchaviputta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Sunakkhatta Licchaviputta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có được nghe như sau: "Nhiều Tỷ-kheo, trước mặt Thế Tôn tuyên bố đã chứng trí giác: 'Chúng tôi biết rằng sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những điều nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa'". Bạch Thế Tôn, không biết các Tỷ-kheo ấy đã tuyên bố một cách chơn chánh chứng trí giác, hay ở đây có một số Tỷ-kheo, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng trí giác?

-- Này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo trước mặt Ta đã tuyên bố chứng trí giác: "Chúng tôi biết rằng, sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". Ở đây, có một số Tỷ-kheo đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác; nhưng ở đây, cũng có một số Tỷ-kheo chính vì tăng thượng mạn, đã tuyên bố chứng trí giác. Ở đây, này Sunakkhatta, những vị Tỷ-kheo nào đã chơn chánh tuyên bố chứng trí giác, thời đối với các vị ấy, thật là đúng như vậy. Nhưng đối với các vị Tỷ-kheo nào, vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chứng tri giác, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai nghĩ như sau: "Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy". Và như vậy, ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ: "Ta hãy thuyết pháp cho những vị ấy". Nhưng ở đây, nếu có một số người ngu si, bày đặt câu hỏi, đến hỏi Như Lai; ở đây, này Sunakkhatta, Như Lai suy nghĩ như sau: "Ta hãy thuyết pháp cho những người ấy". Như Lai suy nghĩ như vậy, không có làm khác.

510. Hạng người thiên về vật chất thế gian

Những người thiên nặng về thị dục của ngũ trần chắc chắn có sự trói buộc ở ngoại cảnh:

-- Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thế Tôn! Nay đã đúng thời để thuyết pháp, bạch Thiện Thệ! Thế Tôn thuyết pháp như thế nào, sau khi nghe Thế Tôn xong, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Sunakkhatta, hãy nghe và khéo tác ý kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Sunakkhatta Licchaviputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Sunakkhatta, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân cảm xúc khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Sunakkhatta, những pháp này là năm dục trưởng dưỡng.

Nhưng này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện (thích hợp với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người nào người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, có người đã lâu không trú ở trong làng hay thị trấn của mình, và có thể thấy một người vừa mới từ làng ấy hay thị trấn ấy lại. Người này sẽ hỏi người ấy về sự an ninh của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật, và người ấy sẽ nói cho người này biết về sự an ổn của làng hay thị trấn ấy, về đồ ăn uống sung túc và về ít bệnh tật. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Có phải người này sẽ nghe người kia, lóng tai, tâm an trú vào trí giác và người này sẽ giao thiệp với người ấy mà người này thích thú?

-- Thưa phải vậy, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra khi ở đây có số người thiên nặng về vật chất thế gian. Ðối với người thiên nặng về vật chất thế gian, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú. Người ấy cần được hiểu như vầy: "Là hạng người thiên nặng về vật chất thế gian".

511. Hạng người thiên nặng về Bất động

Một số thiên nặng về nội tại của định lực thì tâm tư ổn định hơn nhưng không hẳn là giải thoát hoàn toàn (do khuynh hướng tầm cầu bất động thôi):

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi một số người thiên nặng về Bất động. Ðối với người thiên nặng về Bất động, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp (với người ấy) phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến vật chất thế gian, thời người ấy không nghe, không lóng tai và tâm không an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một lá vàng khô đã rời khỏi cành, không còn xanh trở lại; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Bất động, đã rời khỏi kiết sử vật chất thế gian. Người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử vật chất thế gian, thiên nặng về Bất động".

512. Hạng người thiên nặng về Vô sở hữu xứ

Ngay cả một người có khuynh hướng về sự phủ nhận tất cả nhưng không hẳn đã chứng trú không tánh của Niết bàn:

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Vô sở hữu. Ðối với người thiên nặng về Vô sở hữu, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Bất động, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một hòn đá bị vỡ làm đôi không thể nối liền lại được; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Vô sở hữu, đã bị chặt đứt khỏi kiết sử Bất động, người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Bất động, thiên nặng về Vô sở hữu".

513. Hạng người thiên về Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Trong mức độ cao nhất được lãnh hội đối với nội tại là phi tưởng phi phi tưởng cũng phải cẩn thận đó chỉ là khuynh hướng:

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra. Ở đây, có một số người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðối với người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Vô sở hữu xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác, và người ấy không giao thiệp với người mà người ấy không thích thú.

Ví như, này Sunakkhatta, một người đã ăn các món ăn mỹ vị và đã quăng bỏ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có ưa ăn lại món ăn ấy không?

-- Bạch Thế Tôn không. Vì sao vậy? Vì rằng, bạch Thế Tôn, món ăn ấy được xem là ghê tởm rồi.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã để một bên kiết sử Vô sở hữu xứ. Người ấy cần được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Vô sở hữu xứ, thiên nặng về Phi tưởng phi phi tưởng xứ".

514. Hạng người thiên về chánh Niết Bàn

Một người tu chứng Niết bàn thật sự vượt khỏi khuynh hướng cá nhân, đó là cảnh giới không y cứ trên những gì đã từng trãi nghiệm, vượt ngoài đối đãi thường thức:

Này Sunakkhatta sự tình này xảy ra, khi ở đây, có số người thiên nặng về chánh Niết-bàn. Ðối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, này Sunakkhatta, câu chuyện thích hợp với người ấy phải tùy thuộc như thế nào để phù hợp với điều người ấy suy tầm và suy tư, và người ấy chỉ giao thiệp với người mà người ấy thích thú. Nhưng nếu câu chuyện chỉ nói liên hệ đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thời người ấy không nghe, không lóng tai, và tâm không an trú vào trí giác. Và người ấy không giao thiệp với người mà người mà ấy không thích.

Ví như, này Sunakkhatta, cây tala ngọn cây đã bị chặt đứt không thể lớn được nữa; cũng vậy, này Sunakkhatta, đối với hạng người thiên nặng về chánh Niết-bàn, đã cắt đứt kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đã cắt đứt từ rễ, làm cho như cây tala không thể tái sanh, không thể khởi lên lại trong tương lai. Người ấy cần phải được hiểu như sau: "Ðây là hạng người không liên hệ với kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thiên nặng về chánh Niết-bàn".

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây, có một số người suy nghĩ như sau: "Tham ái được vị Sa-môn gọi là mũi tên. Thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử; ta thiên nặng về chánh Niết-bàn". Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn, mắt vị ấy có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp. Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tâm bị tham dục nhiễu loạn đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị mũi tên bắn, tên ấy có tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu. Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra. Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc, còn để lại một ít nhưng nghĩ không có thuốc độc nào còn lại, y sĩ nói như sau: "Này Hiền giả, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và không còn gì nguy hiểm nữa cho Bạn, nhưng Bạn phải chỉ ăn các đồ ăn thích hợp, và hãy gìn giữ, nếu ăn đồ ăn không thích hợp, vết thương của Bạn sẽ làm mủ lại, và thường thường phải cho rửa vết thương, thường thường phải xức thuốc cho miệng vết thương. Trong khi thường thường cho rửa vết thương, thường thường xức thuốc cho miệng vết thương, chớ có để máu cũ đóng khô trên miệng vết thương và hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng; hãy cẩn thận khi đi ra giữa gió và nắng, nếu không, bụi và nhớp có thể nhiễu hại miệng vết thương. Và này Bạn, nếu Bạn chăm sóc vết thương, thời vết thương sẽ được lành".

Người ấy suy nghĩ như sau: "Mũi tên đã được rút khỏi (thân) ta, nọc độc đã được trừ khử, không còn dư tàn, và ta đã thoát khỏi nguy hiểm". Và người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp. Vì người ấy ăn những đồ ăn không thích hợp, nên vết thương làm mủ lại. Và thường thường người ấy không rửa vết thương, thường thường không xức thuốc miệng vết thương. Vì người ấy thường thường không rửa vết thương, vì người ấy thường thường không xức thuốc miệng vết thương, nên máu cũ đông lại trên miệng vết thương. Và người ấy thường hay đi giữa gió và nắng. Do người ấy thường hay đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp nhiễu hại miệng vết thương; và vì người ấy không chăm sóc vết thương nên vết thương không được lành. Vì người ấy làm chính những việc không thích hợp, và do thuốc độc được trừ khử nhưng còn dư tàn, do cả hai điều ấy nên miệng vết thương có thể lở to hơn trước. Do vết thương lở to, người ấy có thể đi đến chết hay đau khổ gần như chết.

Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại (con người) với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn". Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chánh Niết-bàn. Mắt có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp. Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, thân truy cầu xúc không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do tham dục nhiễu loạn tâm, đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Như vậy, này Sunakkhatta, là chết trong giới luật của bậc Thánh, khi vị ấy từ bỏ tu tập, trở về hoàn tục, và như vậy, này Sunakkhatta, là khổ như chết, khi vị ấy phạm một ô uế tội nào.

Này Sunakkhatta, sự tình này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt, thuốc độc vô minh đã được trừ khử. Ta thiên nặng về chánh Niết-bàn". Chính vì thiên nặng về chánh Niết-bàn, vị ấy không truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng thiên nặng về Niết-bàn, mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp. Vì mắt vị ấy không truy cầu sắc không thích hợp, vì tai không truy cầu tiếng không thích hợp, vì mũi không truy cầu hương không thích hợp, vì lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, vì thân không truy cầu xúc không thích hợp, vì ý không truy cầu pháp không thích hợp, nên tham dục không nhiễu loạn tâm, vì tham dục không nhiễu loạn tâm; nên vị ấy không đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết.

Ví như, này Sunakkhatta, một người bị tên bắn, và mũi tên bị tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống người ấy cho mời một y sĩ giải phẫu. Vị y sĩ giải phẫu ấy có thể cắt xung quanh miệng vết thương với con dao; sau khi cắt xung quanh miệng vết thương với con dao, vị y sĩ giải phẫu có thể dò tìm tên với một vật dụng dò tìm. Sau khi dò tìm mũi tên với một vật dụng dò tìm, y sĩ có thể rút mũi tên ra... Y sĩ có thể trừ khử hết thuốc độc không còn để dư lại và biết rằng không còn để dư lại. Vị ấy nói như sau: "Này Bạn, mũi tên của Bạn đã được rút ra, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn, nhưng vẫn còn nguy hiểm cho Bạn. Và Bạn hãy ăn những đồ ăn thích hợp, chớ ăn những đồ ăn không thích hợp khiến vết thương có thể làm mủ; và thường thường hãy rửa vết thương, thường thường hãy xức thuốc miệng vết thương, thường thường rửa vết thương, thường thường xức thuốc miệng vết thương, chớ để máu cũ đóng khô lại trên miệng vết thương. Và chớ có đi ra giữa gió và nắng; đi ra giữa gió và nắng, chớ để bụi và nhớp làm nhiễu hại miệng vết thương, hãy sống gìn giữ vết thương, này Bạn, và vết thương sẽ lành".

Người ấy suy nghĩ như sau: "Mũi tên đã được rút ra khỏi ta, thuốc độc đã được trừ khử, không có dư tàn. Và ta chưa thoát khỏi nguy hiểm". Và vị ấy có thể chỉ ăn các đồ ăn thích hợp. Do chỉ ăn các đồ ăn thích hợp miệng vết thương có thể không làm mủ. Và thường thường vị ấy có thể rửa vết thương, thường thường có thể xức thuốc miệng vết thương. Do thường thường rửa vết thương, do thường thường xức thuốc miệng vết thương, máu cũ không có thể đóng khô lại trên miệng vết thương. Người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng. Do người ấy không sốt sắng đi giữa gió và nắng, bụi và nhớp không có thể nhiễu hại miệng vết thương và người ấy sống gìn giữ vết thương, và vết thương được lành. Vì người ấy chỉ làm những điều thích hợp và vì thuốc độc được trừ khử không còn dư tàn, do hai nhân duyên ấy vết thương được khép kín lại. Khi vết thương được da che kín lại, người ấy không đi đến chết hay không đi đến khổ gần như chết.

Cũng vậy, này Sunakkhatta, sự kiện này xảy ra, khi ở đây một số Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: "Tham ái được bậc Sa-môn gọi là mũi tên, thuốc độc vô minh làm não hại con người với dục, tham, sân. Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt.... không có truy cầu những gì không thích hợp. Mắt không truy cầu sắc không thích hợp, tai không truy cầu tiếng không thích hợp, mũi không truy cầu hương không thích hợp, lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, thân không truy cầu xúc không thích hợp, ý không truy cầu pháp không thích hợp. Do mắt người ấy không truy cầu sắc không thích hợp, do tai không truy cầu tiếng không thích hợp, do mũi không truy cầu hương không thích hợp, do lưỡi không truy cầu vị không thích hợp, do thân không truy cầu xúc không thích hợp, do ý không truy cầu pháp không thích hợp, tham dục có thể không nhiễu hại tâm. Do tâm không bị tham dục nhiễu hại, nên người ấy không đi đến chết, hay không đi đến khổ gần như chết.

Này Sunakkhatta, Ta nói ví dụ này với mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa. Nghĩa ở đây như sau: Vết thương, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với sáu xúc xứ (phassayatana); thuốc độc, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với vô minh; mũi tên, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với ái; vật dụng dò tìm, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với niệm; con dao, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Vị y sĩ giải phẫu, này Sunakkhatta, là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Thật vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo tự mình phòng hộ đối với sáu xúc xứ, nghĩ rằng: "Sanh y (Upadhi) là căn bản của khổ", sau khi biết như vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Vị ấy còn chú thân của mình trên sanh y hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Ví như, này Sunakkhatta, một chén uống nước bằng đồng, đẹp đẽ và hương thơm, và chén ấy lại tẩm thuốc độc. Rồi một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có uống chén bằng đồng này không, nếu người ấy biết: "Sau khi tôi uống từ đây, tôi sẽ đi đến chết hoặc đi đến gần như chết?"

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ đối với sáu xúc xứ. "Sanh y là căn bản của đau khổ", sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra. Ví như, này Sunakkhatta, một con rắn độc hết sức độc hại, và có một người đến, muốn sống, muốn không chết, muốn lạc, yếm ly khổ. Này Sunakkhatta, Ông nghĩ thế nào? Người ấy có đưa tay hay gót chân cho con rắn độc hại này không, nếu người ấy biết: "Nếu ta bị con rắn này cắn, ta sẽ đi đến chết hay khổ gần như chết?"

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này Sunakkhatta, Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ sáu xúc xứ. "Sanh y là căn bản đau khổ", sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sanh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Còn chú thân của vị ấy trên sanh y, hay để tâm đến sanh y, sự tình như vậy không xảy ra.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sunakkhatta Licchaviputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 105 [tóm tắt]

Kinh Thiện Tinh

(Sunakkhatta Sutta)

(M.ii, 252)

Một số Tỷ-kheo tuyên bố đã chứng tri giác bậc Thánh (A-la-hán), khi nghe vậy, Sunakkhatta Licchaviputta (Thiện Tinh Ly Xa Tử) hỏi Thế Tôn có thật như thế không, hay những vị ấy là tăng thượng mạn chưa chứng tưởng đã chứng?

Đức Thế Tôn trả lời, có một số Tỷ-kheo đã chứng A-la- hán thật sự, còn một số tăng thượng mạn. Đối với hạng sau này, Như Lai thuyết pháp cho họ. Khi ấy, Sunakkhatta thỉnh cầu đức Thế Tôn nói pháp. Đức Phật đề cập sáu hạng người tùy theo đối tượng tâm của chúng như sau:

Hạng người thứ nhất là người thiên nặng về vật chất thế gian. Nếu ai nói với nó về bất động thời nó không quan tâm.

Hạng người thứ hai là người thiên về bất động, hạng này chỉ nghe chuyện liên hệ đến bất động, nếu chuyện liên hệ đến vật chất thế gian thì nó không quan tâm.

Hạng thứ ba là người thiên về vô sở hữu xứ, câu chuyện thích hợp với họ phải liên hệ đến đối tượng tư duy của họ, nếu không, họ không chú tâm. Hạng này sẽ không quan tâm đến câu chuyện về bất động, vì không liên hệ đến kiết sử bất động, thiên nặng về vô sở hữu xứ.

Hạng thứ tư là hạng thiên nặng về phi tưởng phi phi tưởng xứ, không quan tâm đến những chuyện liên hệ kiết sử vô sở hữu xứ.

Hạng thứ năm là hạng thiên nặng về chánh Niết-bàn, không lưu tâm đến câu chuyện liên hệ kiết sử phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng hạng người này có thể tưởng mình đã nhổ mũi tên tham ái, trừ khử thuốc độc vô minh với dục và sân, và tự hào với kết quả mình đã đạt. Vị ấy có thể truy tầm những cái không thích hợp với chánh Niết-bàn, mắt theo sắc không thích hợp, tai theo tiếng, mũi theo hương, lưỡi theo vị, thân theo xúc, ý theo pháp không thích hợp với Niết-bàn. Và vì tìm cầu những thứ không thích hợp Niết-bàn ấy, tham dục nhiễu loạn tâm, họ bị đau khổ, phải hoàn tục.

Ví như người bị mũi tên độc bắn, được giải phẫu rút tên ra, nhưng độc tố còn lại một ít trong da thịt, và vị ấy lại không giữ gìn vệ sinh thích đáng, nên vết thương làm độc trở lại, khiến nó đau khổ gần chết.

Nhưng cũng có hạng Tỷ-kheo nhận thức rõ tham ái là mũi tên, thuốc độc vô minh não hại con người với dục, tham, sân. Biết mình thiên nặng về chánh Niết-bàn, vị ấy không tầm cầu những sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không thích hợp với Niết-bàn, do không tầm cầu như vậy, tham dục không não hại tâm vị ấy cho nên không bị đau khổ. Cũng như người bị mũi tên độc bắn, sau khi rút tên, rửa sạch vết thương, vị ấy vẫn cẩn thận phòng hộ nó bằng những phương pháp vệ sinh thích ứng, nhờ vậy vết thương được lành.

Vị Tỷ-kheo thật sự thiên về chánh Niết-bàn cũng vậy, phòng hộ đối với sáu xúc xứ, vì biết rằng sanh y là căn bản của đau khổ, trở thành vô y, giải thoát nhờ đoạn diệt sanh y. Một vị như vậy không thể nào còn chú tâm đến sanh y nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Sunakkhatta Licchavi putta hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 105 [dàn ý]

Kinh Thiện Tinh

(Sunakkhatta Sutta)

(M.ii, 252)

A. Duyên khởi:

Trả lời câu hỏi của Sunakkhatta, Thế Tôn xác nhận có 2 hạng người tuyên bố chánh tri giác: một hạng người thật sự đã chứng, một hạng người vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chánh tri giác. Thế Tôn nói Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho hạng người vì tăng thượng mạn và cho những người ngu si bày đặt các câu hỏi. Theo lời yêu cầu của Sunakkhatta, Thế Tôn thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Hạng người thiên nặng về vật chất thế gian và chỉ ưa nghe những gì liên hệ đến vật chất thế gian.

II. Hạng người thiên nặng về bất động và chỉ ưa thích câu chuyện thiên về bất động.

III. Hạng người thiên nặng về vô sở hữu và chỉ ưa thích câu chuyện thiên về vô sở hữu.

IV. Hạng người thiên về phi tưởng, phi phi tưởng và chỉ ưa thích câu chuyện về phi tưởng phi phi tưởng xứ.

V. Hạng người thiên nặng về Chánh Niết-bàn:

1. Một hạng người còn truy cầu các đối tượng không thích hợp và tham dục khởi lên và cuối cùng hoàn tục. Ví dụ: người bị mũi tên thuốc độc, được chữa lành, nhưng còn dư lại thuốc độc, do săn sóc không chu đáo, bị nhiễm độc trở lại.

2. Một hạng người không truy cầu các đối tượng không thích hợp nên tham dục không khởi lên, không đi đến chết hay đau khổ gần như chết, như vết thương được chữa lành hết thuốc độc, được săn sóc tốt đẹp, nên không làm vết thương trở lại.

VI. Đức Phật giải thích ví dụ ấy và nói một Tỷ-kheo khéo tự mình giữ gìn 6 xúc xứ, hết sanh y là căn bản của đau khổ, đã đoạn diệt sanh y, thời không còn chú thân trên sanh y.

C. Kết luận:

Sunakkhatta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 105 [toát yếu]

Kinh Thiện Tinh

(Sunakkhatta Sutta)

(M.ii, 252)

I. TOÁT YẾU

Sanakkhatta Sutta - To Sunakkhatta.

The Buddha discusses the problem of an individual’s overestimation of his progress in mediatation.

Dạy tỷ kheo Thiện Tinh.

Phật bàn thảo vấn đề cá nhân đánh giá quá mức sự tiến bộ của mình về thiền.

II. TÓM TẮT

Lúc Phật ở Vesali, có nhiều tỷ kheo đã tuyên bố chứng thánh quả. Tỷ kheo Thiện Tinh [1] đến hỏi Phật những vị tuyên bố như thế có thực sự đã chứng thánh hay chưa. Phật dạy một số chứng thật, một số chỉ tuyên bố như vậy vì tăng thượng mạn [2] (chưa chứng nói chứng). Chính vì số người sau này mà Phật thuyết pháp [3]. Nhưng cũng có người ngu si bày đặt câu hỏi để chất vấn, thì dù lúc đầu

Như Lai có định nói pháp cho họ, sau cũng đổi ý [4]. Khi ấy tỷ kheo Thiện Tinh thỉnh Phật nói Pháp. Phật dạy như sau:

1. Có hạng người thiên về vật chất thế gian [5]. Họ chỉ ưa nói chuyện vật chất thế gian, suy nghĩ những gì liên hệ năm dục, và khoái giao du với hạng người như vậy. Khi câu chuyện khởi lên liên hệ đến bất động thì họ không để ý, lóng tai hay cố tìm hiểu, cũng không khoái hạng người ưa nói về bất động. Như người xa quê ưa nghe chuyện liên hệ đến quê nhà mình. Cũng vậy, khi thấy một người không thích câu chuyện về bất động thì nên biết đấy là hạng bị trói buộc về vật chất thế gian.

2. Một số người thiên nặng về Bất động [6] thì chỉ nói và suy tư những gì liên hệ đến bất động, và khoái giao du với hạng người tương tự. Họ không để tâm, không lóng tai hay cố tìm hiểu câu chuyện liên hệ vật chất thế gian và cũng không giao du hạng người này. Như lá khô đã lìa cành, không thể xanh trở lại. Cũng vậy, khi thấy một người thiên về bất động thì nên biết họ không bị trói buộc vì vật chất thế gian.

3. Một số thiên nặng về Vô sở hữu xứ cũng như trên, không ưa nghe câu chuyện về vật chất hay bất động. Như hòn đá vỡ làm đôi không liền lại được. Cũng thế, khi thấy một người không bị trói buộc vì kiết sử bất động thì nên biết họ thiên về Vô sở hữu xứ.

4. Một số người thiên về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Họ không ưa thích nói chuyện, suy tư liên hệ đến Vô sở hữu xứ, không khoái giao du với hạng người này. Ví như một người đã ăn các món ngon chán chê, sau khi đã quăng bỏ thì không ưa ăn lại. Cũng vậy khi một người không bị trói buộc bởi kiết sử Vô sở hữu thì ta biết họ thiên về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

5. Một số thiên về chính Niết-bàn. Họ không thích hay nghe suy tư câu chuyện chỉ liên hệ Phi phi tưởng xứ, hay giao du hạng người này. Kiết sử Phi tưởng phi phi tưởng xứ nơi họ đã bị cắt đứt như thân cây sa la. Mặc dù thiên về chính Niết-bàn, họ lại khởi lên ý nghĩ: Khát ái đã được vị Sa môn [7] gọi là mũi tên, nọc độc vô minh bị dục tham và sân làm cho lan khắp. Nay ta đã nhổ mũi tên khát ái, tẩy trừ độc vô minh. Ta là người hoàn toàn thiên hướng Niết- bàn. Vì vọng tưởng về tự ngã [8] như thế, họ có thể khởi sự theo đuổi những việc bất đáng thuộc đối tượng giác quan, tâm họ bị tham dục xâm chiếm, và sẽ phải đau khổ cho đến chết. Ví như người bị trúng tên độc dược y sĩ giải phẫu dùng dao cắt miệng vết thương, dùng dụng cụ dò tìm mũi tên và rút ra được nhưng dấu vết mổ xẻ [9] vẫn còn. Bởi thế y sĩ dặn phải kiêng cử nắng gió bụi bặm, giữ vệ sinh, ăn đồ ăn thích hợp cho đến khi vết thương hoàn toàn bình phục. Nhưng vì không làm theo lời dặn nên vết thương lại làm độc, khiến người ấy đau như chết. Cũng thế, một người đã nhổ tên độc khát ái nếu còn chút tự mãn về việc này thì sẽ bị tham dục xâm chiếm trở lại khiến họ đau khổ gần chết. Vì trong Pháp Luật Như Lai thì một người xả giới hoàn tục cũng như chết, và phạm giới nặng thì như gần chết. Phật dạy vết thương dụ cho 6 xúc xứ; thuốc độc là vô minh; ái như mũi tên; vật dụng dò tìm là niệm; con dao là thánh trí tuệ; y sĩ giải phẫu là Phật. Tỷ kheo phải phòng hộ sáu xúc xứ vì khi đã rõ sanh y là nguồn gốc của đau khổ [10] vị ấy lìa sanh y như xa lánh ly nước ngọt có tẩm độc, hoặc xa một con rắn độc, nếu người ấy muốn sống, không muốn chết, muốn vui không muốn khổ [11].

III. CHÚ GIẢI

1. Xem kinh 12.

2. Adhimānena, tăng thượng mạn. Họ công bố chứng quả vì tăng thượng mạn, nghĩa là chưa chứng mà tự cho đã chứng.

3. Kinh sớ: Cho họ biết rõ họ thuộc trình độ nào.

4. Kinh sớ: Vì họ bị tham thúc đẩy, nên đức Như Lai không thuyết pháp cho họ. Ngài chỉ khởi lên ý hướng nói Pháp khi gặp những hành giả chân chính.

5. Lokāmisa, chỉ năm dục là sắc thanh hương vị xúc.

6. Anenja, bất động, chỉ các thiền chứng từ tứ thiền đến bốn vô sắc định. Nhưng vì hai định cao nhất được đề cập riêng, nên kinh này dường như chỉ xem tứ thiền và hai Không định đầu tiên (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ) là Bất động.

7. Chỉ đức Phật.

8. Trở lại vấn đề tự đánh giá quá mức, như mở đầu kinh. 9. Bản PTS hoàn toàn ngược lại.

10. Như kinh 66.

11. Như kinh 46.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

...

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

105. Sunakkhattasuttaṃ [Mūla]

55. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ. Tena kho pana samayena sambahulehi bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā hoti : '''khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmāti. Assosi kho sunakkhatto licchaviputto : ''sambahulehi kira bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā hoti : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmāti. Atha kho sunakkhatto licchaviputto yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho sunakkhatto licchaviputto bhagavantaṃ etadavoca : ''sutaṃ metaṃ, bhante : 'sambahulehi kira bhikkhūhi bhagavato santike aññā byākatā : khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmāti. ''Ye te, bhante, bhikkhū bhagavato santike aññaṃ byākaṃsu : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmāti, kacci te, bhante, bhikkhū sammadeva aññaṃ byākaṃsu udāhu santetthekacce bhikkhū adhimānena aññaṃ byākaṃsūti?

56. ''Ye te, sunakkhatta, bhikkhū mama santike aññaṃ byākaṃsu : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāmāti . ''Santetthekacce bhikkhū sammadeva aññaṃ byākaṃsu, santi panidhekacce bhikkhū adhimānenapi [adhimānena (?)] aññaṃ byākaṃsu. Tatra, sunakkhatta, ye te bhikkhū sammadeva aññaṃ byākaṃsu tesaṃ taṃ tatheva hoti ye pana te bhikkhū adhimānena aññaṃ byākaṃsu tatra, sunakkhatta, tathāgatassa evaṃ hoti : 'dhammaṃ nesaṃ desessanti [deseyyanti (pī. ka.)]. Evañcettha, sunakkhatta, tathāgatassa hoti : 'dhammaṃ nesaṃ desessanti. Atha ca panidhekacce moghapurisā pañhaṃ abhisaṅkharitvā abhisaṅkharitvā tathāgataṃ upasaṅkamitvā pucchanti. Tatra, sunakkhatta, yampi tathāgatassa evaṃ hoti : 'dhammaṃ nesaṃ desessanti tassapi hoti aññathattanti. ''Etassa Bhagavā kālo, etassa sugata kālo, yaṃ Bhagavā dhammaṃ deseyya. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantīti. ''Tena hi, sunakkhatta suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho sunakkhatto licchaviputto bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :

57. ''Pañca kho ime, sunakkhatta, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā - pe - ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, sunakkhatta, pañca kāmaguṇā.

58. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo lokāmisādhimutto assa. Lokāmisādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati āneñjapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti [upaṭṭhapeti (sī. syā. kaṃ. pī.)], na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sakamhā gāmā vā nigamā vā ciravippavuttho assa. So aññataraṃ purisaṃ passeyya tamhā gāmā vā nigamā vā acirapakkantaṃ. So taṃ purisaṃ tassa gāmassa vā nigamassa vā khematañca subhikkhatañca appābādhatañca puccheyya tassa so puriso tassa gāmassa vā nigamassa vā khematañca subhikkhatañca appābādhatañca saṃseyya. Taṃ kiṃ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso tassa purisassa sussūseyya, sotaṃ odaheyya, aññā cittaṃ upaṭṭhāpeyya, tañca purisaṃ bhajeyya, tena ca vittiṃ āpajjeyyāti? ''evaṃ, bhante. ''Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṃ vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo lokāmisādhimutto assa. Lokāmisādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati āneñjapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti, na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. So evamassa veditabbo : 'āneñjasaṃyojanena hi kho visaṃyutto [āneñjasaṃyojanena hi kho visaṃyutto-iti pāṭho sī. syā. kaṃ. pī. potthakesu natthi, aṭṭhakathāsu pana tabbaṇṇanā dissatiyeva] lokāmisādhimutto purisapuggaloti.

59. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo āneñjādhimutto assa. Āneñjādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati lokāmisapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti, na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, paṇḍupalāso bandhanā pavutto abhabbo haritattāya evameva kho, sunakkhatta, āneñjādhimuttassa purisapuggalassa ye lokāmisasaṃyojane se pavutte. So evamassa veditabbo : 'lokāmisasaṃyojanena hi kho visaṃyutto āneñjādhimutto purisapuggaloti.

60. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo ākiñcaññāyatanādhimutto assa. Ākiñcaññāyatanādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati āneñjapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti , na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, puthusilā dvedhābhinnā appaṭisandhikā hoti evameva kho, sunakkhatta, ākiñcaññāyatanādhimuttassa purisapuggalassa ye āneñjasaṃyojane se bhinne. So evamassa veditabbo : 'āneñjasaṃyojanena hi kho visaṃyutto ākiñcaññāyatanādhimutto purisapuggaloti.

61. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo nevasaññānāsaññāyatanādhimutto assa. Nevasaññānāsaññāyatanādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati ākiñcaññāyatanapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti, na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso manuññabhojanaṃ bhuttāvī chaḍḍeyya [chaddeyya (?)]. Taṃ kiṃ maññasi, sunakkhatta, api nu tassa purisassa tasmiṃ bhatte [vante (ka. sī.), bhutte (ka. sī. ka.)] puna bhottukamyatā assāti? ''no hetaṃ, bhante. ''Taṃ kissa hetu? ''aduñhi, bhante, bhattaṃ [vantaṃ (sī.)] paṭikūlasammatanti. ''Evameva kho, sunakkhatta, nevasaññānāsaññāyatanādhimuttassa purisapuggalassa ye ākiñcaññāyatanasaṃyojane se vante. So evamassa veditabbo : 'ākiñcaññāyatanasaṃyojanena hi kho visaṃyutto nevasaññānāsaññāyatanādhimutto purisapuggaloti.

62. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekacco purisapuggalo sammā nibbānādhimutto assa. Sammā nibbānādhimuttassa kho, sunakkhatta, purisapuggalassa tappatirūpī ceva kathā saṇṭhāti, tadanudhammañca anuvitakketi, anuvicāreti, tañca purisaṃ bhajati, tena ca vittiṃ āpajjati nevasaññānāsaññāyatanapaṭisaṃyuttāya ca pana kathāya kacchamānāya na sussūsati, na sotaṃ odahati, na aññā cittaṃ upaṭṭhāpeti, na ca taṃ purisaṃ bhajati, na ca tena vittiṃ āpajjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, tālo matthakacchinno abhabbo puna viruḷhiyā evameva kho, sunakkhatta, sammā nibbānādhimuttassa purisapuggalassa ye nevasaññānāsaññāyatanasaṃyojane se ucchinnamūle tālāvatthukate anabhāvaṃkate [anabhāvakate (sī. pī.), anabhāvaṅgate (syā. kaṃ.)] āyatiṃ anuppādadhamme. So evamassa veditabbo : 'nevasaññānāsaññāyatanasaṃyojanena hi kho visaṃyutto sammā nibbānādhimutto purisapuggaloti.

63. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evamassa : 'taṇhā kho sallaṃ samaṇena vuttaṃ, avijjāvisadoso, chandarāgabyāpādena ruppati. Taṃ me taṇhāsallaṃ pahīnaṃ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmīti. Evaṃmāni [evaṃmānī (sī. pī. ka.), evamādi (syā. kaṃ.)] assa atathaṃ samānaṃ [atthaṃ samānaṃ (syā. kaṃ. pī.), atthasamānaṃ (sī.)]. So yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni anuyuñjeyya asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ sotena saddaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ anuyuñjeyya , asappāyaṃ manasā dhammaṃ anuyuñjeyya. Tassa asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ sotena saddaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ manasā dhammaṃ anuyuttassa rāgo cittaṃ anuddhaṃseyya. So rāgānuddhaṃsitena cittena maraṇaṃ vā nigaccheyya maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ. ''Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sallena viddho assa savisena gāḷhūpalepanena. Tassa mittāmaccā ñātisālohitā bhisakkaṃ sallakattaṃ upaṭṭhāpeyyuṃ. Tassa so bhisakko sallakatto satthena vaṇamukhaṃ parikanteyya. Satthena vaṇamukhaṃ parikantitvā esaniyā sallaṃ eseyya. Esaniyā sallaṃ esitvā sallaṃ abbuheyya, apaneyya visadosaṃ saupādisesaṃ. Saupādisesoti [anupādisesoti (sabbattha) ayaṃ hi tathāgatassa visayo] jānamāno so evaṃ vadeyya : 'ambho purisa, ubbhataṃ kho te sallaṃ, apanīto visadoso saupādiseso [anupādiseso (sabbattha) ayampi tathāgatassa visayo]. Analañca te antarāyāya. Sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyyāsi, mā te asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṃ dhoveyyāsi, kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpeyyāsi, mā te na kālena kālaṃ vaṇaṃ dhovato na kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpato pubbalohitaṃ vaṇamukhaṃ pariyonandhi. Mā ca vātātape cārittaṃ anuyuñji, mā te vātātape cārittaṃ anuyuttassa rajosūkaṃ vaṇamukhaṃ anuddhaṃsesi. Vaṇānurakkhī ca, ambho purisa, vihareyyāsi vaṇasāropīti [vaṇassāropīti (ka.) vaṇa + saṃ + ropī vaṇasāropī-iti padavibhāgo]. Tassa evamassa : 'ubbhataṃ kho me sallaṃ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca me antarāyāyāti. So asappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyya. Tassa asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Na ca kālena kālaṃ vaṇaṃ dhoveyya, na ca kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpeyya. Tassa na kālena kālaṃ vaṇaṃ dhovato, na kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpato pubbalohitaṃ vaṇamukhaṃ pariyonandheyya. Vātātape ca cārittaṃ anuyuñjeyya. Tassa vātātape cārittaṃ anuyuttassa rajosūkaṃ vaṇamukhaṃ anuddhaṃseyya. Na ca vaṇānurakkhī vihareyya na vaṇasāropī. Tassa imissā ca asappāyakiriyāya, asuci visadoso apanīto saupādiseso tadubhayena vaṇo puthuttaṃ gaccheyya. So puthuttaṃ gatena vaṇena maraṇaṃ vā nigaccheyya maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ. ''Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṃ vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evamassa : 'taṇhā kho sallaṃ samaṇena vuttaṃ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṃ me taṇhāsallaṃ pahīnaṃ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmīti. Evaṃmāni assa atathaṃ samānaṃ. So yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni anuyuñjeyya, asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ sotena saddaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ anuyuñjeyya, asappāyaṃ manasā dhammaṃ anuyuñjeyya. Tassa asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ sotena saddaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ anuyuttassa, asappāyaṃ manasā dhammaṃ anuyuttassa rāgo cittaṃ anuddhaṃseyya. So rāgānuddhaṃsitena cittena maraṇaṃ vā nigaccheyya maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ. Maraṇañhetaṃ, sunakkhatta, ariyassa vinaye yo sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvattati maraṇamattañhetaṃ, sunakkhatta, dukkhaṃ yaṃ aññataraṃ saṃkiliṭṭhaṃ āpattiṃ āpajjati.

64. ''Ṭhānaṃ kho panetaṃ, sunakkhatta, vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evamassa : 'taṇhā kho sallaṃ samaṇena vuttaṃ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṃ me taṇhāsallaṃ pahīnaṃ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmīti. Sammā nibbānādhimuttasseva sato so yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni nānuyuñjeyya, asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ sotena saddaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ manasā dhammaṃ nānuyuñjeyya. Tassa asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ sotena saddaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ manasā dhammaṃ nānuyuttassa rāgo cittaṃ nānuddhaṃseyya. So na rāgānuddhaṃsitena cittena neva maraṇaṃ vā nigaccheyya na maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ. ''Seyyathāpi, sunakkhatta, puriso sallena viddho assa savisena gāḷhūpalepanena. Tassa mittāmaccā ñātisālohitā bhisakkaṃ sallakattaṃ upaṭṭhāpeyyuṃ. Tassa so bhisakko sallakatto satthena vaṇamukhaṃ parikanteyya. Satthena vaṇamukhaṃ parikantitvā esaniyā sallaṃ eseyya. Esaniyā sallaṃ esitvā sallaṃ abbuheyya, apaneyya visadosaṃ anupādisesaṃ. Anupādisesoti jānamāno so evaṃ vadeyya : 'ambho purisa, ubbhataṃ kho te sallaṃ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca te antarāyāya. Sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyyāsi, mā te asappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṃ dhoveyyāsi, kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpeyyāsi. Mā te na kālena kālaṃ vaṇaṃ dhovato na kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpato pubbalohitaṃ vaṇamukhaṃ pariyonandhi. Mā ca vātātape cārittaṃ anuyuñji, mā te vātātape cārittaṃ anuyuttassa rajosūkaṃ vaṇamukhaṃ anuddhaṃsesi . Vaṇānurakkhī ca, ambho purisa, vihareyyāsi vaṇasāropīti. Tassa evamassa : 'ubbhataṃ kho me sallaṃ, apanīto visadoso anupādiseso. Analañca me antarāyāyāti. So sappāyāni ceva bhojanāni bhuñjeyya. Tassa sappāyāni bhojanāni bhuñjato vaṇo na assāvī assa. Kālena kālañca vaṇaṃ dhoveyya, kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpeyya. Tassa kālena kālaṃ vaṇaṃ dhovato kālena kālaṃ vaṇamukhaṃ ālimpato na pubbalohitaṃ vaṇamukhaṃ pariyonandheyya. Na ca vātātape cārittaṃ anuyuñjeyya. Tassa vātātape cārittaṃ ananuyuttassa rajosūkaṃ vaṇamukhaṃ nānuddhaṃseyya. Vaṇānurakkhī ca vihareyya vaṇasāropī. Tassa imissā ca sappāyakiriyāya asu ca [asuci (sabbattha) socāti tabbaṇṇanā manasikātabbā] visadoso apanīto anupādiseso tadubhayena vaṇo viruheyya. So ruḷhena vaṇena sañchavinā neva maraṇaṃ vā nigaccheyya na maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ. ''Evameva kho, sunakkhatta, ṭhānametaṃ vijjati yaṃ idhekaccassa bhikkhuno evamassa : 'taṇhā kho sallaṃ samaṇena vuttaṃ, avijjāvisadoso chandarāgabyāpādena ruppati. Taṃ me taṇhāsallaṃ pahīnaṃ, apanīto avijjāvisadoso, sammā nibbānādhimuttohamasmīti. Sammā nibbānādhimuttasseva sato so yāni sammā nibbānādhimuttassa asappāyāni tāni nānuyuñjeyya, asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ sotena saddaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ nānuyuñjeyya, asappāyaṃ manasā dhammaṃ nānuyuñjeyya. Tassa asappāyaṃ cakkhunā rūpadassanaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ sotena saddaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ ghānena gandhaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ jivhāya rasaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ kāyena phoṭṭhabbaṃ nānuyuttassa, asappāyaṃ manasā dhammaṃ nānuyuttassa, rāgo cittaṃ nānuddhaṃseyya. So na rāgānuddhaṃsitena cittena neva maraṇaṃ vā nigaccheyya na maraṇamattaṃ vā dukkhaṃ.

65. ''Upamā kho me ayaṃ, sunakkhatta, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṃyevettha attho : vaṇoti kho, sunakkhatta, channetaṃ ajjhattikānaṃ āyatanānaṃ adhivacanaṃ visadosoti kho, sunakkhatta, avijjāyetaṃ adhivacanaṃ sallanti kho, sunakkhatta, taṇhāyetaṃ adhivacanaṃ esanīti kho, sunakkhatta, satiyāyetaṃ adhivacanaṃ satthanti kho, sunakkhatta, ariyāyetaṃ paññāya adhivacanaṃ bhisakko sallakattoti kho, sunakkhatta, tathāgatassetaṃ adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassa. ''So vata, sunakkhatta, bhikkhu chasu phassāyatanesu saṃvutakārī 'upadhi dukkhassa mūlanti : iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṃ vā kāyaṃ upasaṃharissati cittaṃ vā uppādessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, āpānīyakaṃso vaṇṇasampanno gandhasampanno rasasampanno so ca kho visena saṃsaṭṭho. Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhapaṭikūlo. Taṃ kiṃ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso amuṃ āpānīyakaṃsaṃ piveyya yaṃ jaññā : 'imāhaṃ pivitvā maraṇaṃ vā nigacchāmi maraṇamattaṃ vā dukkhanti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho, sunakkhatta, so vata bhikkhu chasu phassāyatanesu saṃvutakārī 'upadhi dukkhassa mūlanti : iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṃ vā kāyaṃ upasaṃharissati cittaṃ vā uppādessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Seyyathāpi, sunakkhatta, āsīviso [āsiviso (ka.)] ghoraviso. Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhapaṭikūlo. Taṃ kiṃ maññasi, sunakkhatta, api nu so puriso amussa āsīvisassa ghoravisassa hatthaṃ vā aṅguṭṭhaṃ vā dajjā [yuñjeyya (ka.)] yaṃ jaññā : 'imināhaṃ daṭṭho maraṇaṃ vā nigacchāmi maraṇamattaṃ vā dukkhanti? ''no hetaṃ, bhante. ''Evameva kho, sunakkhatta, so vata bhikkhu chasu phassāyatanesu saṃvutakārī 'upadhi dukkhassa mūlanti : iti viditvā nirupadhi upadhisaṅkhaye vimutto upadhismiṃ vā kāyaṃ upasaṃharissati cittaṃ vā uppādessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjatīti. Idamavoca Bhagavā. Attamano sunakkhatto licchaviputto bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

Sunakkhattasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.

105. Sunakkhattasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

55. Evaṃ me sutanti sunakkhattasuttaṃ. Tattha aññāti arahattaṃ. Byākatāti khīṇā jātītiādīhi catūhi padehi kathitā. Adhimānenāti appatte pattasaññino, anadhigate adhigatasaññino hutvā adhigataṃ amhehīti mānena byākariṃsu.

56. Evañcettha sunakkhatta tathāgatassa hotīti sunakkhatta ettha etesaṃ bhikkhūnaṃ pañhabyākaraṇe – ‘‘idaṃ ṭhānaṃ etesaṃ avibhūtaṃ andhakāraṃ, tenime anadhigate adhigatasaññino, handa nesaṃ visodhetvā pākaṭaṃ katvā dhammaṃ desemī’’ti, evañca tathāgatassa hoti. Atha ca panidhekacce…pe… tassapi hoti aññathattanti bhagavā paṭipannakānaṃ dhammaṃ deseti. Yattha pana icchācāre ṭhitā ekacce moghapurisā honti, tatra bhagavā passati – ‘‘ime imaṃ pañhaṃ uggahetvā ajānitvāva jānantā viya appatte pattasaññino hutvā gāmanigamādīsu visevamānā vicarissanti, taṃ nesaṃ bhavissati dīgharattaṃ ahitāya dukkhāyā’’ti evamassāyaṃ icchācāre ṭhitānaṃ kāraṇā paṭipannakānampi atthāya ‘‘dhammaṃ desissāmī’’ti uppannassa cittassa aññathābhāvo hoti. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

58. Lokāmisādhimuttoti vaṭṭāmisa-kāmāmisa-lokāmisabhūtesu pañcasu kāmaguṇesu adhimutto tanninno taggaruko tappabbhāro. Tappatirūpīti kāmaguṇasabhāgā. Āneñjapaṭisaṃyuttāyāti āneñjasamāpattipaṭisaṃyuttāya. Saṃseyyāti katheyya. Āneñjasaṃyojanena hi kho visaṃyuttoti āneñjasamāpattisaṃyojanena visaṃsaṭṭho. Lokāmisādhimuttoti evarūpo hi lūkhacīvaradharo mattikāpattaṃ ādāya attano sadisehi katipayehi saddhiṃ paccantajanapadaṃ gacchati, gāmaṃ piṇḍāya paviṭṭhakāle manussā disvā ‘‘mahāpaṃsukulikā āgatā’’ti yāgubhattādīni sampādetvā sakkaccaṃ dānaṃ denti, bhattakicce niṭṭhite anumodanaṃ sutvā – ‘‘svepi, bhante, idheva piṇḍāya pavisathā’’ti vadanti. Alaṃ upāsakā, ajjāpi vo bahūnaṃ dinnanti. Tena hi, bhante, antovassaṃ idha vaseyyāthāti adhivāsetvā vihāramaggaṃ pucchitvā vihāraṃ gacchanti. Tattha senāsanaṃ gahetvā pattacīvaraṃ paṭisāmenti. Sāyaṃ eko āvāsiko te bhikkhū pucchati ‘‘kattha piṇḍāya caritthā’’ti? Asukagāmeti. Bhikkhāsampannāti? Āma evarūpā nāma manussānaṃ saddhā hoti. ‘‘Ajjeva nu kho ete edisā, niccampi edisā’’ti? Saddhā te manussā niccampi edisā, te nissāyeva ayaṃ vihāro vaḍḍhatīti. Tato te paṃsukulikā punappunaṃ tesaṃ vaṇṇaṃ kathenti, divasāvasesaṃ kathetvā rattimpi kathenti. Ettāvatā icchācāre ṭhitassa sīsaṃ nikkhantaṃ hoti udaraṃ phālitaṃ. Evaṃ lokāmisādhimutto veditabbo.

59. Idāni āneñjasamāpattilābhiṃ adhimānikaṃ dassento ṭhānaṃ kho panetantiādimāha. Āneñjādhimuttassāti kilesasiñcanavirahitāsu heṭṭhimāsu chasu samāpattīsu adhimuttassa tanninnassa taggaruno tappabbhārassa. Se pavutteti taṃ pavuttaṃ. Cha samāpattilābhino hi adhimānikassa pañcakāmaguṇāmisabandhanā patitapaṇḍupalāso viya upaṭṭhāti. Tenetaṃ vuttaṃ.

60. Idāni ākiñcaññāyatanasamāpatti lābhino adhimānikassa nighaṃsaṃ dassetuṃ ṭhānaṃ kho panātiādimāha. Tattha dvedhā bhinnāti majjhe bhinnā. Appaṭisandhikāti khuddakā muṭṭhipāsāṇamattā jatunā vā silesena vā allīyāpetvā paṭisandhātuṃ sakkā. Mahantaṃ pana kuṭāgārappamāṇaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Se bhinneti taṃ bhinnaṃ. Upari samāpattilābhino hi heṭṭhāsamāpatti dvedhābhinnā selā viya hoti, taṃ samāpajjissāmīti cittaṃ na uppajjati. Tenetaṃ vuttaṃ.

61. Idāni nevasaññānāsaññāyatanalābhino adhimānikassa ca nighaṃsaṃ dassento ṭhānaṃ kho panātiādimāha. Tattha se vanteti taṃ vantaṃ. Aṭṭhasamāpattilābhino hi heṭṭhāsamāpattiyo vantasadisā hutvā upaṭṭhahanti, puna samāpajjissāmīti cittaṃ na uppajjati. Tenetaṃ vuttaṃ.

62. Idāni khīṇāsavassa nighaṃsaṃ dassento ṭhānaṃ kho panātiādimāha. Tattha se ucchinnamūleti so ucchinnamūlo. Upari samāpattilābhino hi heṭṭhāsamāpatti mūlacchinnatālo viya upaṭṭhāti, taṃ samāpajjissāmīti cittaṃ na uppajjati. Tenetaṃ vuttaṃ.

63. Ṭhānaṃ kho panāti pāṭiyekko anusandhi. Heṭṭhā hi samāpattilābhino adhimānikassapi khīṇāsavassapi nighaṃso kathito, sukkhavipassakassa pana adhimānikassapi khīṇāsavassapi na kathito. Tesaṃ dvinnampi nighaṃsaṃ dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Taṃ pana paṭikkhittaṃ. Samāpattilābhino hi adhimānikassa nighaṃse kathite sukkhavipassakassapi adhimānikassa kathitova hoti, samāpattilābhino ca khīṇāsavassa kathite sukkhavipassakakhīṇāsavassa kathitova hoti. Etesaṃ pana dvinnaṃ bhikkhūnaṃ sappāyāsappāyaṃ kathetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi.

Tattha siyā – puthujjanassa tāva ārammaṇaṃ asappāyaṃ hotu, khīṇāsavassa kathaṃ asappāyanti. Yadaggena puthujjanassa asappāyaṃ, tadaggena khīṇāsavassāpi asappāyameva. Visaṃ nāma jānitvā khāditampi ajānitvā khāditampi visameva. Na hi khīṇāsavenapi ‘‘ahaṃ khīṇāsavo’’ti asaṃvutena bhavitabbaṃ. Khīṇāsavenapi yuttapayutteneva bhavituṃ vaṭṭati.

64. Tattha samaṇenāti buddhasamaṇena. Chandarāgabyāpādenāti so avijjāsaṅkhāto visadoso chandarāgena ca byāpādena ca ruppati kuppati. Asappāyānīti avaḍḍhikarāni ārammaṇāni. Anuddhaṃseyyāti soseyya milāpeyya. Saupādisesanti sagahaṇasesaṃ, upāditabbaṃ gaṇhitabbaṃ idha upādīti vuttaṃ. Analañca te antarāyāyāti jīvitantarāyaṃ te kātuṃ asamatthaṃ. Rajosūkanti rajo ca vīhisukādi ca sūkaṃ. Asu ca visadosoti so ca visadoso. Tadubhayenāti yā sā asappāyakiriyā ca yo visadoso ca, tena ubhayena. Puthuttanti mahantabhāvaṃ.

Evameva khoti ettha saupādānasalluddhāro viya appahīno avijjāvisadoso daṭṭhabbo, asappāyakiriyāya ṭhitabhāvo viya chasu dvāresu asaṃvutakālo, tadubhayena vaṇe puthuttaṃ gate maraṇaṃ viya sikkhaṃ paccakkhāya hīnāyāvattanaṃ, maraṇamattaṃ dukkhaṃ viya aññatarāya garukāya saṃkiliṭṭhāya āpattiyā āpajjanaṃ daṭṭhabbaṃ. Sukkapakkhepi imināva nayena opammasaṃsandanaṃ veditabbaṃ.

65. Satiyāyetaṃ adhivacananti ettha sati paññāgatikā. Lokikāya paññāya lokikā hoti, lokuttarāya lokuttarā. Ariyāyetaṃ paññāyāti parisuddhāya vipassanāpaññāya.

Idāni khīṇāsavassa balaṃ dassento so vatātiādimāha. Tattha saṃvutakārīti pihitakārī. Iti viditvā nirupadhīti evaṃ jānitvā kilesupadhipahānā nirupadhi hoti, nirupādānoti attho. Upadhisaṅkhaye vimuttoti upadhīnaṃ saṅkhayabhūte nibbāne ārammaṇato vimutto. Upadhisminti kāmupadhismiṃ. Kāyaṃ upasaṃharissatīti kāyaṃ allīyāpessati. Idaṃ vuttaṃ hoti – taṇhakkhaye nibbāne ārammaṇato vimutto khīṇāsavo pañca kāmaguṇe sevituṃ, kāyaṃ vā upasaṃharissati cittaṃ vā uppādessatīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Sunakkhattasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc