Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 05.2.2021 _ 102. Kinh Năm Và Ba (Pañcattaya Sutta) _ "Khi Ngã Chấp Trở Thành Tín Lý Tôn Giáo"

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya _ Bài học ngày 05.2.2021 _ 102. Kinh Năm Và Ba (Pañcattaya Sutta) _ "Khi Ngã Chấp Trở Thành Tín Lý Tôn Giáo"

Thứ sáu, 05/02/2021, 09:28 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo Trình Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikāya

Bài học ngày 05.2.2021

102. Kinh Năm Và Ba (Pañcattaya Sutta)

Khi Ngã Chấp Trở Thành Tín Lý Tôn Giáo

Bài kinh nầy là một “phiên bản Trung Bộ” của Kinh Phạm Võng của Trường Bộ. Bài kinh nầy cho thấy những luận thuyết tinh vi của hệ thống tín ngưỡng, triết học, tu chứng của Ấn Độ thời xưa cũng như hôm nay qua sự trình bày của Đức Phật về 62 kiến chấp.

Tên kinh Năm và Ba lấy từ những con số của nội dung bài kinh.

Năm là ba quan niệm chấp thường, một quan niệm chấp đoạn, và một quan niệm về hiện tại Niết Bàn.

Ba là nếu gom chung ba quan niệm chấp thường là một cộng với hai quan niệm còn lại.

Sự chấp thủ y cứ trên ba quan niệm trên đưa đến sự viện dẫn về quá khứ, tương lai, và hiện tại.

Điểm thú vị là Kinh Phạm Võng của Tam Tạng Pāli là một phản biện đối tất cả kiến chấp của Bà la môn giáo thì Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới của Phật Giáo Đại Thừa là một công kích lớn đối với Phật giáo Nguyên Thuỷ. Tất cả những giáo lý về thế giới hoa tạng, duy thức, bát nhã, tịnh độ nhân gian… đề có gốc rễ bắt nguồn từ 62 lập thuyết của bài Kinh Phạm Võng. Tuy vậy bài kinh nầy vẫn “sống sót” trong hệ thống Đại Tạng Kinh của Phật giáo Tây Tạng với tựa đề Pan̄catraya Sūtra mặc dù được xem là thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ (Mūlasarvāstivāda).

495. Tổng thuyết về kiến chấp ngoại giáo

Có hai cách nhìn về thực tại. Một là theo quan niệm thường thức tất cả sự thực hữu ẩn hiện như con người, văn hoá, xã hội, cõi giới… Hai là nhìn tất cả đều là hiện tượng giới kết cấu bởi những phân tử cực vi (sát na – khana) dù là vật chất hay tâm thức. Không có đủ khả năng thấy được thế giới vĩ mô, chúng sanh thường tạo ra nhiều sở chấp y cứ trên suy diễn:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tu viện ông Anāthapiṇḍika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác. Ở đây, một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có tưởng". Ở đây, một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng". Ở đây một số tuyên bố: "Sau khi chết, tự ngã không bệnh, phi tưởng và phi phi tưởng". Hay họ chủ trương đoạn diệt hủy hoại, tiêu diệt của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố về hiện tại Niết-bàn.

Như vậy, họ chủ trương sau khi chết, tự ngã tồn tại không bệnh. Hay họ chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, tiêu diệt của loài hữu tình hiện đang sanh tồn. Hay một số lại tuyên bố hiện tại Niết-bàn. Như vậy, những chủ thuyết này, sau khi thành năm trở lại thành ba, sau khi thành ba, trở lại thành năm. Ðây là sự tổng thuyết năm và ba.

496. Luận thuyết về tương lai

Sự hiện hữu trên nói theo hiện tượng giới là “dòng chảy” của những sát na sanh diệt nối tiếp nhau cả hai phương diện vật chất của như tâm thức. mỗi sát na có kết cấu và tự tánh riêng. Có liên đới tương tác nhưng không thể gọi là có một chủ quyền theo quan niệm “bản ngã”. Sự hiện hữu của mỗi chúng sanh là một tiến trình nhưng không thể nói con người ở thời điểm A với thời điểm B là một. Do vậy những lập thuyết về tự hữu hiện tại và tương lai đều là bất cập:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy hoặc chủ trương sau khi chết tự ngã có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã hoặc nhất tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương tự ngã sau khi chết hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng, không bệnh. Nhưng có một số tuyên bố thức biến này (viññāṇakasiṇa) khi vượt qua khỏi (upātivattataṃ?) trở thành vô lượng, bất động.

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc có sắc và không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc không sắc và không không sắc, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc nhứt tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc dị tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc thiểu tưởng, có tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc vô lượng tưởng, có tưởng, không bệnh. Hay Như Lai biết loại tưởng nào trong các loại tưởng ấy được xưng là thanh tịnh, tối thắng, đệ nhất, vô thượng, tức là sắc tưởng, tức là vô sắc tưởng, tức là nhứt tưởng, tức là dị tưởng. Nói rằng: "vô sở hữu", một số tuyên bố Vô sở hữu xứ là vô lượng, bất động. Biết rằng cái này thuộc hữu vi, là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi".

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà- la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc không sắc, không tưởng, không bệnh. Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết tự ngã hoặc cũng không sắc, không không sắc, không tưởng, không bệnh.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, vô bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Họ nói rằng: "Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên; đây là tịch tịnh, thù diệu tức là vô tưởng".

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, không tưởng, không bệnh; Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, không tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không có sắc, không không sắc, không tưởng, không bệnh". Này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, ngoài thức, ta sẽ chủ trương sự lai, vãng, tử, sanh, tăng trưởng, tăng thịnh, hay tăng đại"; sự tình không có như vậy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết tự ngã là Phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh.

Ở đây này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy; các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Họ nói rằng: "Tưởng là bệnh hoạn, tưởng là mụt nhọt, tưởng là mũi tên, không tưởng là si ám. Ðây là tịch tịnh, thù diệu, tức là phi tưởng phi phi tưởng".

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã là phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã hoặc có sắc và không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh; các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương sau khi chết, tự ngã là không có sắc, không không sắc, phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh".

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sự thành tựu của xứ này (āyatana) chỉ nhờ những hành có thể thấy được, nghe được, tư duy được, ý thức được; đây được xưng, này các Tỷ-kheo, là tổn hại cho sự thành tựu xứ (āyatana) này. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, xứ này không được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu hữu hành (sasaṅkhāra), mà này các Tỷ-kheo, xứ này được xưng là có thể đạt thành nhờ sự thành tựu không có hành nào còn lại. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận của loại hữu tình hiện đang sinh tồn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã có tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã không tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Còn những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương sau khi chết, tự ngã phi tưởng phi phi tưởng, không bệnh, một số phỉ báng các vị ấy. Vì sao vậy? Tất cả những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này hướng thượng tuyên bố có chấp trước: "Ðời sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu". Ví như một người lái buôn đi buôn bán nghĩ rằng: "Từ đây ta sẽ có vật này, ta sẽ được vật này từ cái này". Cũng vậy, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, chúng ta nghĩ rằng, cũng giống như những người lái buôn khi các vị này nói: "Ðời sau chúng ta sẽ hiện hữu, đời sau chúng ta sẽ hiện hữu".

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết được: "Những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương đoạn diệt, hủy hoại, diệt tận, loại hữu tình hiện đang sinh tồn, những vị ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ chạy theo và chạy vòng quanh tự thân". Ví như một con chó bị dây cột vào một cột trụ hay cây cột vững chắc, chạy theo và chạy vòng tròn cột trụ hay cây cột ấy. Cũng vậy, các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy sợ hãi tự thân, yếm ly tự thân, chỉ biết chạy theo và chạy vòng quanh tự thân. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào luận bàn về tương lai, thảo luận về tương lai, y cứ vào tương lai tuyên bố nhiều quan điểm sai khác, tất cả đều tuyên bố năm xứ này hay một trong chúng.

497. Luận thuyết về quá khứ

Một số các kiến chấp không đơn thuần đến từ suy diễn mà do các vị đã chứng thiền nhớ lại kiếp quá khứ (…), như được Đức Phật giảng chi tiết trong Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) Trường Bộ. Chính từ sự nhớ lại tạo nên những chấp chặt quan điểm của mình về thượng đế và linh hồn:

Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ, thảo luận về quá khứ, y cứ vào quá khứ, tuyên bố nhiều quan điểm sai khác: "Tự ngã và thế giới là thường còn; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là vô thường; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy: "Tự ngã và thế giới là thường còn, là vô thường; chỉ như vậy là chân thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là không phải thường còn, không phải vô thường; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là hữu biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là hữu biên và vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới không phải hữu biên, không phải vô biên; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là nhứt tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là dị tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là thiểu tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là nhứt hướng lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là nhứt hướng khổ; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là lạc và khổ; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy. "Tự ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ở đây, một số tuyên bố như vậy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có chủ thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ngoài tín, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch; sự tình như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, không có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là vô thường... tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường... tự ngã và thế giới không thường còn và không vô thường... tự ngã và thế giới là vô biên... tự ngã và thế giới là hữu biên và vô biên... tự ngã và thế giới là không hữu biên và không vô biên... tự ngã và thế giới là nhứt tưởng... tự ngã và thế giới là dị tưởng... tự ngã và thế giới là thiểu tưởng... tự ngã và thế giới là vô lượng tưởng... tự ngã và thế giới là nhứt hướng lạc... tự ngã và thế giới là nhứt hướng khổ... tự ngã và thế giới là lạc và khổ... tự ngã và thế giới là không khổ, không lạc; chỉ như vậy là chơn thật, ngoài ra là hư vọng". Ngoài lòng tin, ngoài hỷ, ngoài tùy văn, ngoài thẩm định lý do, ngoài sự kham nhẫn chấp thọ tà kiến, trí tự mình sẽ trở thành thanh tịnh, trong sạch, sự tình như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, nếu trí tự mình không trở thành thanh tịnh, trong sạch, thời cho đến chỉ một phần nhỏ của trí mà những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy làm cho trong sạch, chính như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi, và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

498. Luận thuyết về Niết bàn hiện tiền

Hỷ lạc của cảm thọ dù ở mức độ vi tế của thiền định vẫn chỉ là cảm thọ, là pháp hữu vi không thể xem là vô vi niết bàn:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và từ bỏ những quan điểm về tương lai, do không hoàn toàn chú tâm đến những dục kiết sử, đạt được viễn ly hỷ và an trú. Vị ấy nghĩ: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú". Nhưng nếu viễn ly hỷ ấy của vị này bị đoạn diệt, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn diệt nên viễn ly hỷ sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và do từ bỏ những quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, sau khi đạt được viễn ly hỷ, liền an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú". Viễn ly ấy của vị này bị đoạn diệt. Do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi; do ưu tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, sau khi đạt được phi vật chất lạc liền an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú". Phi vật chất lạc của vị ấy bị đoạn diệt; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, đạt được phi vật chất lạc và an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được phi vật chất lạc, ta an trú". Phi vật chất lạc ấy của vị này bị đoạn diệt. Do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi; do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành; biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú". Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Ví như này các Tỷ-kheo, chỗ nào bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào sức nóng từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi.

Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt qua viễn ly hỷ, do vượt qua phi vật chất lạc, sau khi đạt được vô khổ vô lạc thọ, liền an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được vô khổ vô lạc thọ, ta an trú". Vô khổ vô lạc thọ ấy của vị này bị đoạn diệt. Do vô khổ vô lạc thọ bị đoạn diệt, phi vật chất lạc sanh khởi; do phi vật chất lạc bị đoạn diệt, vô khổ vô lạc thọ sanh khởi. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, sau khi biết được: "Ðây có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp" và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: "Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ".

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau: Vị Tôn giả Sa-môn, Bà la môn này, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các quan điểm về tương lai, do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, do vượt khỏi viễn ly hỷ, do vượt khỏi phi vật chất lạc, do vượt khỏi vô khổ vô lạc thọ, vị ấy quán: "Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta là không chấp thủ". Chắc chắn vị Ðại đức này tuyên bố con đường thích hợp đưa đến Niết-bàn. Nhưng vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn này khởi lên chấp thủ, hoặc chấp thủ quan điểm về quá khứ, hoặc chấp thủ quan điểm về tương lai, hoặc chấp thủ dục kiết sử, hoặc chấp thủ viễn ly hỷ, hoặc chấp thủ phi vật chất lạc, hoặc chấp thủ vô khổ vô lạc thọ. Dầu cho vị Ðại đức này quán: "Ta là tịch tịnh, ta là tịch diệt, ta không có chấp trước", nhưng vị này vẫn được xem là có chấp trước về điểm ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có đoạn diệt các hành, sau khi biết được có sự đoạn diệt các hành này, Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi pháp và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vô thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vô thượng tịch tịnh tối thắng đạo này được Như Lai chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

Kinh số 102 [tóm tắt]

Kinh Năm Ba

(Pañcattaya Sutta)

(M.ii, 228)

Đức Thế Tôn đề cập một số tà kiến ngoại đạo về quá khứ và tương lai. Về tương lai có năm loại tà kiến của các Sa-môn, Bà-la-môn:

1/ Sau khi chết, tự ngã không bệnh, có tưởng;

2/ Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng;

3/ Sau khi chết, tự ngã không bệnh, không tưởng, không không tưởng;

4/ Sự đoạn diệt của hữu tình hiện tại;

5/ Một số Sa-môn chủ trương hiện tại Niết-bàn.

Tóm tắt (ba quan điểm trước có thể gồm 1) thì có ba quan điểm chính:

1/ Sau khi chết, tự ngã tồn tại không bệnh;

2/ Đoạn diệt của hữu tình hiện sanh tồn;

3/ Hiện tại Niết-bàn.

Do đó gọi là năm ba.

Các vị chủ trương tự ngã sau khi chết có tưởng, không bệnh có thể cho rằng tự ngã hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có sắc và không có sắc, hoặc không sắc và không không sắc. Còn các vị chủ trương có tưởng thì hoặc nhất tưởng, dị tưởng, thiểu tưởng, vô lượng tưởng. Tổng cộng có bốn mươi bốn tà kiến về tương lai, chung quy không ra ngoài tự ngã.

Như Lai gọi đó là pháp hữu vi và đã vượt khỏi chúng.

Về quá khứ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có chủ trương sai khác nhau như:

1/ Tự ngã và thế giới là thường;

2/ Tự ngã, thế giới là vô thường;

3/ Tự ngã, thế giới là thường và vô thường;

4/ Tự ngã, thế giới không thường, không vô thường;

5/ Tự ngã, thế giới là hữu biên;

6/ Tự ngã, thế giới là vô biên;

7/ Tự ngã, thế giới là hữu biên và vô biên;

8/ Tự ngã, thế giới không hữu biên, không vô biên;

9/ Tự ngã, thế giới là dị tưởng;

10/ Tự ngã, thế giới là thiểu tưởng;

11/ Tự ngã, thế giới là nhất tưởng;

12/ Tự ngã, thế giới là vô lượng tưởng;

13/ Tự ngã, thế giới là nhất hướng lạc;

14/ Tự ngã, thế giới là nhất hướng khổ;

15/ Tự ngã, thế giới là lạc và khổ;

16/ Tự ngã, thế giới không lạc không khổ.

Những quan điểm tà kiến ấy đều thuộc hữu vi pháp, Như Lai đã vượt khỏi chúng.

Lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn từ bỏ những quan điểm về quá khứ, tương lai, không chú tâm đến dục kiết sử, nhờ vậy đạt được và an trú viễn ly hỷ (hỷ ở Sơ và Nhị thiền) và cho đấy là sự thật, thù diệu. Nhưng Như Lai cũng biết rằng cái này cũng thuộc hữu vi pháp, phải bị đoạn diệt, do đó đã vượt khỏi nó.

Lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn vượt qua viễn ly hỷ, chứng và trú phi vật chất lạc (Tam thiền) cho là thù diệu đệ nhất. Một số khác vượt qua phi vật chất lạc, chứng và trú vô khổ vô lạc ở đệ Tứ thiền, cho là thù diệu đệ nhất. Như Lai biết rõ đấy là hữu vi pháp và vượt khỏi.

Lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn vượt qua vô khổ, vô lạc thọ nghĩ rằng: “Ta tịch tịnh không chấp thủ”. Tuy nhiên vị này vẫn còn chấp thủ ở điểm ấy. Như Lai thấy được sự giải thoát khỏi hữu vi và đã vượt khỏi hữu vi pháp.

Nhưng có một vô thượng tịch tịnh, tối thắng đạo được Như Lai chánh đẳng giác, đó là sau khi như thật biết sự tập khởi đoạn diệt vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, nên được giải thoát không chấp thủ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 102 [dàn ý]

Kinh Năm Ba

(Pañcattaya Sutta)

(M.ii, 228)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Luận thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn về tương lai:

1. Tổng quát phân loại các luận thuyết theo tiêu chuẩn Năm ba.

2. Phân loại các luận thuyết và lời phê bình của Đức Phật:

a. Tự ngã có tưởng.

b. Tự ngã không có tưởng.

c. Tự ngã là phi tưởng phi phi tưởng.

d. Chủ trương đoạn diệt.

e. Hiện tại Niết-bàn.

II. Luận thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn về quá khứ và lời phê bình của Đức Phật (với 16 luận thuyết).

III. Luận thuyết các Sa-môn, Bà-la-môn từ bỏ các quan điểm về quá khứ và về tương lai:

1. Đạt được viễn ly hỷ.

2. Đạt được phi vật chất lạc.

3. Đạt được vô khổ vô lạc thọ.

4. Vượt qua các lạc trên.

IV. Như Lai từ bỏ mọi tà kiến về tương lai, mọi tà kiến về quá khứ, vượt lên mọi thiền chứng, chứng được tối thắng, được chánh đẳng giác.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

Kinh số 102 [toát yếu]

Kinh Năm Ba

(Pañcattaya Sutta)

(M.ii, 228)

I. TOÁT YẾU

Pañcattaya Sutta.

A survey of various speculative views about the future and the past and of misconceptions about Nibbāna.

Năm và Ba

Xét qua các kiến chấp siêu hình về vị lai quá khứ và những quan niệm sai lạc về Niết-bàn.

II. TÓM TẮT

Tại vườn Cấp Cô Độc [1], Phật dạy chúng tỷ kheo các chủ thuyết ngoại đạo luận bàn về tương lai tự ngã sau khi chết:

1. Không bệnh [2], có tưởng;

2. Không bệnh, không tưởng;

3. Không bệnh, phi tưởng phi phi tưởng;

4. Đoạn diệt;

5. Hiện tại Niết-bàn.

Tóm lại, ba chủ trương đầu thuộc thường kiến (cho rằng sau khi chết, tự ngã tồn tại không bệnh), chủ trương 4 là đoạn kiến (cho hữu tình chết là hết); chủ trương cuối chấp hiện tại Niết-bàn. Những chủ thuyết ấy xoay vần từ 5 còn lại 3 (gồm 3 loại thường kiến kể như một, một đoạn kiến và một hiện tại Niết-bàn), hoặc từ 3 thành 5.

A. Thường kiến loại một là Hữu tưởng (sau khi chết tự ngã không bệnh, có tưởng), chia ra nhiều thuyết: 1. (tự ngã) có sắc; 2. không sắc; 3. vừa có vừa không sắc; 4. không có không không sắc; 5. tưởng đồng nhất; 6. tưởng dị biệt; 7. tưởng hữu hạn; 8. tưởng vô lượng [3]. Vượt trên các tưởng này, còn có một số ít cho rằng tự ngã là biến xứ Thức vô lượng và bất động [4], hoặc cho tự ngã là tưởng Vô sở hữu xứ. Họ cho cái tưởng không có gì siêu việt các tưởng về sắc, vô sắc, hữu hạn hay vô lượng [5]. Như Lai biết rõ đấy toàn là hữu vi (có điều kiện), và cái gì có điều kiện đều thô. Nhưng có Niết-bàn là sự chấm dứt các hành, và vì biết cái này là sự thoát ly, Như Lai đã ra khỏi các tưởng ấy [6].

B. Thường kiến loại hai là Vô tưởng [sau khi chết, tự ngã không có tưởng, không bệnh] chia ra: 1. tự ngã có sắc; 2. không sắc; 3. vừa có vừa không sắc; 4. không có không không sắc [7]. Những vị này bài bác chủ trương hữu tưởng, cho tưởng là bệnh hoạn, cục bướu, mũi tên, chỉ có vô tưởng là an tịnh, cao cả. Ðối với chủ trương vô tưởng này, Như Lai biết rõ: Ngoài năm uẩn ra, không thể nói sự đến đi sinh diệt tăng trưởng thuần thục của thức [8]. Ðấy vẫn còn là hữu vi, thô. Thấy được cái này, tức sự thoát ly khỏi hữu vi, Như Lai đã vượt qua vô tưởng.

C. Thường kiến loại ba là Phi tưởng phi phi tưởng, cũng có 4 trường hợp như trên là (tự ngã sau khi chết không bệnh, không có cũng không không tưởng) có sắc, không sắc, cũng có cũng không, không có không không sắc [9]. Những sa môn bà-la-môn này bài bác các chủ trương hữu tưởng, và cũng bài bác chủ trương vô tưởng. Họ nói hữu tưởng là bệnh, cục bướu..., còn vô tưởng thì kỳ cục [10]; chỉ có cái này là thù diệu, đó là phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai biết không thể có sự chứng nhập xứ này nếu còn tạo tác của thấy, nghe, cảm, biết (kiến văn giác tri), vì đấy là một tai họa cho việc chứng nhập xứ này [11].

Họ lại công bố xứ này không phải được chứng nhập bằng các (tâm) hành, mà bằng tàn dư của các hành [12]. Ðây vẫn còn hữu vi thô. Như Lai biết rõ có sự chấm dứt các hành gọi là Niết-bàn. Sau khi biết rõ Có cái này (Niết-bàn), thấy rõ sự thoát ly khỏi cái kia (các hành), Như Lai đã vượt khỏi hành.

D. Ðoạn kiến: Những sa môn bà-la-môn chấp sau khi chết tự ngã đoạn diệt, hủy diệt [13] thì bài bác cả ba chủ trương trên, là hữu tưởng, vô tưởng và phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai biết những kẻ này sợ hãi chán ghét tự ngã nhưng vẫn chạy vòng quanh ngã [14], như một con chó bị cột vào dây cọc không ngừng chạy quanh cây cọc.

Tóm lại, những kiến chấp về tương lai đều lập một trong năm xứ đã kể [15] (không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng, và hiện tại Niết-bàn.)

E. Về quá khứ, các sa môn bà-la-môn có 16 kiến chấp như sau về tự ngã và thế giới:

1. Thường[16];

2. Vô thường [17];

3. Thường và vô thường [18];

4. Không thường, không vô thường [19]; 5. Hữu biên [20];

6. Vô biên;

7. Hữu biên và vô biên;

8. Không hữu biên không vô biên;

9. Tưởng đồng nhất [21];

10. Tưởng sai biệt;

11-12. Tưởng hữu hạn, vô lượng; 13-14. Toàn vui, toàn khổ;

15. Vừa khổ vừa vui;

16. Không khổ không vui.

Những vị giữ một trong 16 kiến chấp này đều cho chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai. Nhưng về điều này, họ không có một tri kiến thuần tịnh thân chứng nào ngoài niềm tin, sự hoan hỉ chấp nhận, nghe đồn, suy xét lý do,chấp nhận quan điểm [22]. Cho nên dù họ có quan điểm gì cũng chỉ là chấp thủ tà kiến [23]. Sau khi biết rõ Có cái này (Niết-bàn), thấy rõ sự thoát ly khỏi cái kia (các hành), Như Lai đã vượt khỏi tất cả hành [24].

F. Hiện tại Niết-bàn [25]

Một số sa môn bà-la-môn [26] từ bỏ quan điểm về quá khứ vị lai, ít dục, an trú viễn ly hỷ [27]; nhưng khi viễn ly hỷ này diệt thì ưu tư sanh khởi, ưu tư diệt thì viễn ly hỷ sinh [28] như hết bóng mát lại bị nóng, hết nóng lại mát. Như Lai biết cái này là hữu vi pháp và đã vượt khỏi hữu vi. Lại có người còn vượt qua vượt khỏi hữu vi. Lại có người còn vượt qua viễn ly hỉ, đạt được phi vật chất lạc [29] cho là thù điệu. Nhưng khi phi vật chất lạc bị diệt thì viễn ly hỷ sanh, và ngược lại. Cái này cũng thuộc hữu vi,

Như Lai đã vượt qua. Có người vượt qua cả 2 thứ hỷ lạc trên, an trú bất khổ bất lạc cho là thù điệu. Nhưng khi bất khổ bất lạc này diệt, phi vật chất lạc [30] lại sinh, như bóng mát nhường chỗ cho sức nóng. Như Lai biết đây cũng thuộc hữu vi và đã vượt qua. Lại có người vượt qua tất cả chủ thuyết và tu tập trên, không dục kiết sử, vượt qua hỷ, lạc, vô khổ vô lạc, quán "ta là tịch tịnh không chấp thủ." [31] Nhưng Như Lai biết vị này vẫn còn chấp thủ [32].

Vô thượng tịch tịnh được Như Lai chính đẳng giác, đạt giải thoát không chấp thủ [33] do biết tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt và nguy hiểm của 6 xúc xứ [34]. [đại ý đoạn này Phật dạy người nào chứng đến tứ thiền nhưng còn có ý nghĩ Ta là tịch tịnh thì vẫn còn chấp trước mặc dù đã đi đúng đường đến Niết-bàn. Vô thượng Niết- bàn được Như Lai thân chứng là khi thấy rõ cả 2 khía cạnh sinh và diệt, vị ngọt cùng nguy hiểm của 6 căn 6 trần, nhờ thấy rõ nên giải thoát chấp thủ vào 6 xúc xứ, nghĩa là thoát khỏi 5 uẩn hay cái Ta.]

III. CHÚ GIẢI

1. Kinh này tương tự kinh Phạm Võng trong Trường Bộ kinh.

2.Aroga, vô bệnh, theo Kinh sớ, làchấp thường (chủ trương sau khi chết tự ngã vẫn tồn tại).

3. Kinh Phạm Võng đề cập mười sáu kiến chấp kiểu này, gồm tám quan điểm nói ở đây và thêm: (tự ngã) hữu biên, vô biên, vừa hữu vừa vô, phi hữu phi vô biên; toàn vui, toàn khổ, vừa vui vừa khổ, không vui không khổ. Trong kinh này tám quan điểm sau được kể như những suy tưởng về quá khứ.

4. Rõ ràng những kiến chấp ngã vô sắc, có tưởng đồng nhất hoặc tưởng dị biệt, căn cứ vào sự chứng đắc Không vô biên xứ. Biến xứ Thức theo kinh sớ, là Thức vô biên xứ. Những người chứng Thức vô biên xứ tuyên bố xứ này là tự ngã.

5. Tưởng trong thiền vô sắc thứ ba - Vô sở hữu xứ - là vi tế nhất trong các tưởng thế gian. Mặc dù trong thiền vô sắc thứ tư (Phi tưởng phi phi tưởng) vẫn còn có một loại tưởng, song nó quá vi tế nên không còn thích hợp để gọi là tưởng.

6. Theo Kinh sớ, đoạn này có nghĩa như sau: Tất cả loại tưởng này cùng các kiến chấp liên hệ đều hữu vi, và vì hữu vi nên thô. Nhưng có Niết-bàn, được gọi là sự chấm dứt tất cả hành, nghĩa là cái hữu vi. Sau khi biết rõ Có cái

này, nghĩa là Niết-bàn, thấy sự thoát ly khỏi hữu vi, đức Như Lai đã vượt qua hữu vi pháp.

7. Bốn trường hợp sau (tưởng đồng nhất, dị biệt, hữu hạn, vô lượng) không được kể ở đây vì phái này chấp ngã là vô tưởng. Kinh Phạm võng đề cập tám kiến chấp, ngoài bốn cái này thêm hữu biên, vô biên, vừa hữu biên vừa vô

biên, phi hữu phi vô biên.

8. Theo Kinh sớ, lời này nhắm đến các cõi chúng sinh đủ cả năm uẩn. Trong các cõi vô sắc, thức sinh khởi không cần có sắc uẩn, và trong cõi vô tưởng thì có sắc không thức. Nhưng thức không bao giờ sinh mà vắng bóng ba tâm uẩn kia (thọ, tưởng, hành).

9. Kinh Phạm võng kể thêm bốn chấp hữu biên vô biên, vv.

10. Sammoha, ở đây có nghĩa khác với ngu si vọng tưởng như thường hiểu. (Bản Anh dịch là stupefaction).

11. Kiến văn giác tri chỉ cho các nhận thức qua cửa ngõ giác quan. Muốn đắc thiền vô sắc thứ tư, phải vượt qua mọi tâm hành thường ngày liên hệ các giác quan, vì nó là chướng ngại cho sự chứng đắc xứ này (Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Do vậy tưởng này gọi là phi tưởng (neva sannì).

12. Sasankhārāvasesasamāpatti. Trong thiền vô sắc thứ tư, một tâm hành vô cùng vi tế vẫn còn sót lại, nên gọi là Phi phi tưởng.

13. Kinh Phạm võng giải thích bảy loại chấp đoạn, ở đây gồm chung thành một loại.

14. Sự sợ hãi chán ghét tự ngã là một khía cạnh của phi hữu ái (vibhavahanhā), khát khao phi hữu, gọi là đoạn kiến. Nó cũng còn mang sự chấp ngã, cho rằng lúc chết là ngã hủy diệt, và do đó mặc dù nó chối bỏ ngã, thuyết này vẫn trói buộc người ta vào vòng sinh tử.

15. Kỳ thực Phật mới kể ra có bốn loại tư duy về tương lai.

16. Quan điểm này bao gồm cả bốn hạng chấp thường tư duy về quá khứ, đề cập trong kinh Phạm võng.

17. Vì đây là quan điểm về quá khứ, ta có thể xem nó ngụ ý ngã và thế giới tự nhiên phát sinh không do từ đâu cả. Như vậy nó cũng gồm cả hai thuyết ngẫu sinh trong kinh Phạm võng.

18. Thuyết này bao gồm cả bốn loại chấp một phần bất diệt (thường).

19. Thuyết này có thể gồm luôn bốn loại chủ thuyết trườn uốn như con lươn nói trong kinh Phạm võng.

20. Các kiến chấp từ 5-8 tương đương với bốn thuyết về không gian (extensionists) trong kinh Phạm võng.

21. Tám chấp này, từ số 9 đến 16, trong kinh Phạm võng được kể vào các chủ thuyết về tương lai tự ngã bất diệt, hữu tưởng.

22. Nghĩa là, chủ tuyết họ không căn cứ trên trí tuệ mà chỉ dựa vào niềm tin hoặc suy luận. Kinh số 95 nói năm nền tảng niềm tin này có thể đưa đến hậu quả đúng hoặc sai.

23. Kinh sớ: đấy không phải là chân thật trí mà chỉ là tà giải (hiểu sai), nên gọi là ôm giữ quan điểm (chấp thủ kiến).

24. Theo Kinh sớ, ngang đây đã bao gồm tất cả sáu mươi hai kiến chấp đề cập trong kinh Phạm võng; nhưng kinh này có phạm vi rộng lớn hơn vì nó còn bao gồm một trình bày về ngã kiến, nhất là ở đoạn cuối nói về một vị chứng tứ thiền.

25. Tiêu đề này do đại đức Ñaṇamoli đưa vào cho đủ số năm, vì ở trên Phật chỉ mới trình bày có bốn loại quan điểm.

26. Kinh sớ: Ðoạn này cốt hiển thị rằng tất cả 62 kiến chấp siêu hình đều nặng ngã kiến (chấp có chủ thể hay cái ta dưới dạng này hay khác).

27. Pavivekam pītim, ám chỉ hai thiền đầu có hỉ.

28. Theo Kinh sớ, ưu tư khởi lên là do mất thiền. Ưu tư không khởi lên ngay sau khi thiền (tâm) chấm dứt, mà khởi lên khi (hành giả) suy nghĩ về sự biến mất của (tâm) thiền.

29. Nirāmisam sukham. Ðây là lạc ở thiền thứ ba.

30. Thiền thứ tư.

31. Santo ham asmi, nibbuto ham asmi, anupādāno ham asmi. Từ ngữ aham asmi, tôi là, chứng tỏ vị ấy vẫn còn chấp trước, như Phật sẽ hiển thị.

[Chú riêng của người dịch: Xem thêm kinh Kim Cương, chỗ Phật hỏi Tu Bồ Ðề rằng A-la-hán có ý thức mình là la hán không. Tu Bồ Ðề bạch: Dạ không, vì nếu có tức còn chấp ngã, chưa thực sự thanh tịnh. Sở dĩ Phật nói con - Tu Bồ Ðề - là kẻ ưa tịch tịnh cũng vì trong tâm con không còn một tạo tác nào cả, vô sở hành.]

32. Theo Kinh sớ, đây là ngã kiến, vì còn thấy ta là tịch tịnh.

33. Ở chỗ khác, giải thoát không chấp thủ (anupādā vimokkha) có nghĩa là Niết-bàn, nhưng ở đây có nghĩa là sự chứng quả A-la-hán.

34. Kinh Phạm võng cũng hiển thị sự liễu tri các khía cạnh tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của sáu xúc sứ là con đường vượt khỏi mọi kiến chấp.

IV. PHÁP SỐ

(không có)

V. KỆ TỤNG

Phật dạy chúng tỷ kheo

Ngoại đạo bàn tự ngã

Có ba loại chấp thường

Có tưởng hoặc không tưởng;

Một chấp ngã đoạn diệt;

Một hiện tại Niết-bàn.

Ðấy là các chủ thuyết

Xoay vần giữa năm ba.

Chấp Hữu tưởng gồm tám:

Ngã có sắc, không sắc
Vừa có vừa không sắc
Không có cũng không không;

Ngã có tưởng đồng nhất

Hoặc có tưởng dị biệt

Hoặc có tưởng hữu hạn

Hoặc có tưởng vô cùng.

Trên nữa có các chấp

Ngã là Thức vô biên,

Hoặc Vô sở hữu xứ

Vẫn còn hữu vi thô.

Chấp Vô tưởng gồm bốn:

Ngã có sắc, không sắc;
Hoặc vừa có vừa không;

Không có cũng không không.

Vô tưởng bác Hữu tưởng,

Cho tưởng là bệnh hoạn,

Là cục bướu, mũi tên,

Chỉ Vô tưởng thù diệu.

Nhưng bàn Thức đến đi

Diệt, sinh hay tăng trưởng

Ngoài sắc thọ tưởng hành

Là việc làm phi lý.

Chấp Phi tưởng phi phi
Gồm bốn: có, không sắc,

Cũng có cũng không sắc,

Không có cũng không không.

Bác hữu tưởng cục bướu

Vô tưởng thì kỳ cục
Chỉ cái này thù diệu:

Phi tưởng phi phi tưởng.

Như Lai như thật biết

Nếu nhờ hành sót lại

Mà chứng Phi phi tưởng

Vẫn còn hữu vi thô.

Phái chủ trương đoạn diệt

Vẫn xoay quanh tự ngã:

Sau chết, ta thế này
Như chó chạy quanh cột.

Về tự ngã, thế giới
Có mười sáu kiến chấp

Liên hệ đến quá khứ:
Là thường, là Vô thường

Vừa thường vừa vô thường

Không thường, không vô thường;

Là Hữu biên, Vô biên;
Vừa Hữu biên, vô biên

Không hữu không vô biên

Tưởng đồng nhất; sai biệt

Tưởng hữu hạn, vô lượng;

Tưởng toàn vui, toàn khổ

Vừa khổ lại vừa vui;
Không khổ cũng không vui.

Ai cũng cho mình đúng

Các quan điểm khác sai.

Lại có những sa môn

Từ bỏ các quan điểm

An trú viễn ly hỷ;

Cho đấy là thù diệu

Nhưng khi hỷ này diệt

Thì ưu tư sanh khởi.

Kẻ đắc thiền thứ ba,

Xem lạc này thù diệu

Nhưng khi lạc ấy diệt

Viễn ly hỷ lại sinh

(tụt xuống lại nhị thiền)

Như hết mát lại nóng.

Có người vượt tam thiền

Hết bị dục trói buộc

Chứng tứ thiền và nghĩ

"Ta tịch tịnh vô chấp."

Nhưng họ còn vẫn chấp

Dẫu đã đi đúng đường.

Cái Vô thượng tịch tịnh

Ðược Như Lai chính giác

Khi biết rõ năm uẩn:
Khởi, diệt, và vị ngọt,

Cùng nguy hiểm của chúng

Nên vô chấp, xuất ly.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

102. Pañcattayasuttaṃ [pañcāyatanasutta (ka.)] [Mūla]

21. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni [adhimuttipadāni (syā. kaṃ. ka.)] abhivadanti. 'Saññī attā hoti arogo paraṃ maraṇāti : ittheke abhivadanti 'asaññī attā hoti arogo paraṃ maraṇāti : ittheke abhivadanti 'nevasaññīnāsaññī attā hoti arogo paraṃ maraṇāti : ittheke abhivadanti sato vā pana sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti [paññāpenti (sī. syā. kaṃ. pī.)], diṭṭhadhammanibbānaṃ vā paneke abhivadanti. Iti santaṃ vā attānaṃ paññapenti arogaṃ [paraṃ maraṇā. Iti imāni (ka.)] paraṃ maraṇā, sato vā pana sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti, diṭṭhadhammanibbānaṃ vā paneke abhivadanti. Iti imāni pañca [paraṃ maraṇā. Iti imāni (ka.)] hutvā tīṇi honti, tīṇi hutvā pañca honti : ayamuddeso pañcattayassa.


22. ''Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, ekattasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nānattasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, parittasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, appamāṇasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, etaṃ [evaṃ (ka.)] vā panekesaṃ [panetesaṃ (syā. kaṃ.)] upātivattataṃ viññāṇakasiṇameke abhivadanti appamāṇaṃ āneñjaṃ . Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti [pajānāti (sī. syā. kaṃ. pī.) aṭṭhakathā oloketabbā]. Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, ekattasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nānattasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, parittasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, appamāṇasaññiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā [maraṇāti (ka.)], yā vā panetāsaṃ saññānaṃ parisuddhā paramā aggā anuttariyā akkhāyati : yadi rūpasaññānaṃ yadi arūpasaññānaṃ yadi ekattasaññānaṃ yadi nānattasaññānaṃ. 'Natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanameke abhivadanti appamāṇaṃ āneñjaṃ. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

23. ''Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā. Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṃ kissa hetu? saññā rogo saññā gaṇḍo saññā sallaṃ, etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : 'asaññanti. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā. Yo hi koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṃ vadeyya : 'ahamaññatra rūpā, aññatra vedanāya, aññatra saññāya, aññatra saṅkhārehi, viññāṇassa [aññatra viññāṇā (syā. kaṃ.), aññatra viññāṇena (ka.)] āgatiṃ vā gatiṃ vā cutiṃ vā upapattiṃ vā vuddhiṃ vā virūḷhiṃ vā vepullaṃ vā paññapessāmīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

24. ''Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā. Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṃ kissa hetu? saññā rogo saññā gaṇḍo saññā sallaṃ, asaññā sammoho, etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ : 'nevasaññānāsaññanti. [Nevasaññānāsaññāti (syā. kaṃ. pī. ka.) etantipadaṃ manasikātabbaṃ] tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, arūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, rūpiñca arūpiñca vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā, nevarūpiṃ nārūpiṃ vā te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā. Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā [samaṇabrāhmaṇā (sī. pī.)] diṭṭhasutamutaviññātabbasaṅkhāramattena etassa āyatanassa upasampadaṃ paññapenti, byasanañhetaṃ, bhikkhave, akkhāyati [āyatanamakkhāyati (ka.)] etassa āyatanassa upasampadāya . Na hetaṃ, bhikkhave, āyatanaṃ saṅkhārasamāpattipattabbamakkhāyati saṅkhārāvasesasamāpattipattabbametaṃ, bhikkhave, āyatanamakkhāyati. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

25. ''Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti , tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā saññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā asaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti, yepi te bhonto samaṇabrāhmaṇā nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti arogaṃ paraṃ maraṇā tesamete paṭikkosanti. Taṃ kissa hetu? sabbepime bhonto samaṇabrāhmaṇā uddhaṃ saraṃ [uddhaṃsarā (sī. pī.), uddhaṃ parāmasanti (syā. kaṃ.)] āsattiṃyeva abhivadanti : 'iti pecca bhavissāma, iti pecca bhavissāmāti. Seyyathāpi nāma vāṇijassa vāṇijjāya gacchato evaṃ hoti : 'ito me idaṃ bhavissati, iminā idaṃ lacchāmīti, evamevime bhonto samaṇabrāhmaṇā vāṇijūpamā maññe paṭibhanti : 'iti pecca bhavissāma, iti pecca bhavissāmāti. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti te sakkāyabhayā sakkāyaparijegucchā sakkāyaññeva anuparidhāvanti anuparivattanti. Seyyathāpi nāma sā gaddulabaddho daḷhe thambhe vā khile [khīle (sī. syā. kaṃ. pī.)] vā upanibaddho , tameva thambhaṃ vā khilaṃ vā anuparidhāvati anuparivattati evamevime bhonto samaṇabrāhmaṇā sakkāyabhayā sakkāyaparijegucchā sakkāyaññeva anuparidhāvanti anuparivattanti. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

26. ''Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti, sabbe te imāneva pañcāyatanāni abhivadanti etesaṃ vā aññataraṃ.

27. ''Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti. 'Sassato attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'asassato attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'sassato ca asassato ca attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'nevasassato nāsassato attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'antavā attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'anantavā attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'antavā ca anantavā ca attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'nevantavā nānantavā attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'ekattasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'nānattasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'parittasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'appamāṇasaññī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'ekantasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'ekantadukkhī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'sukhadukkhī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti, 'adukkhamasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti : ittheke abhivadanti.

28. ''Tatra , bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino : 'sassato attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti , tesaṃ vata aññatreva saddhāya aññatra ruciyā aññatra anussavā aññatra ākāraparivitakkā aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā paccattaṃyeva ñāṇaṃ bhavissati parisuddhaṃ pariyodātanti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Paccattaṃ kho pana, bhikkhave, ñāṇe asati parisuddhe pariyodāte yadapi [yadipi (ka.)] te bhonto samaṇabrāhmaṇā tattha ñāṇabhāgamattameva pariyodapenti tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ upādānamakkhāyati. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

29. ''Tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino : 'asassato attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti - pe - [yathā sassatavāre, tathā vitthāretabbaṃ] sassato ca asassato ca attā ca loko ca... nevasassato nāsassato attā ca loko ca... antavā attā ca loko ca... anantavā attā ca loko ca... antavā ca anantavā ca attā ca loko ca... nevantavā nānantavā attā ca loko ca... ekattasaññī attā ca loko ca... nānattasaññī attā ca loko ca... parittasaññī attā ca loko ca... appamāṇasaññī attā ca loko ca... ekantasukhī attā ca loko ca... ekantadukkhī attā ca loko ca... sukhadukkhī attā ca loko ca... adukkhamasukhī attā ca loko ca, idameva saccaṃ moghamaññanti, tesaṃ vata aññatreva saddhāya aññatra ruciyā aññatra anussavā aññatra ākāraparivitakkā aññatra diṭṭhinijjhānakkhantiyā paccattaṃyeva ñāṇaṃ bhavissati parisuddhaṃ pariyodātanti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Paccattaṃ kho pana, bhikkhave, ñāṇe asati parisuddhe pariyodāte yadapi te bhonto samaṇabrāhmaṇā tattha ñāṇabhāgamattameva pariyodapenti tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ upādānamakkhāyati. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

30. ''Idha , bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekaṃ pītiṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ pavivekaṃ pītiṃ upasampajja viharāmīti. Tassa sā pavivekā pīti nirujjhati. Pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṃ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti. Seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ chāyā jahati taṃ ātapo pharati, yaṃ ātapo jahati taṃ chāyā pharati evameva kho, bhikkhave, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṃ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṃ kho bhavaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā , aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekaṃ pītiṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ pavivekaṃ pītiṃ upasampajja viharāmīti. Tassa sā pavivekā pīti nirujjhati. Pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati domanassaṃ, domanassassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

31. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā nirāmisaṃ sukhaṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ nirāmisaṃ sukhaṃ upasampajja viharāmīti. Tassa taṃ nirāmisaṃ sukhaṃ nirujjhati. Nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ . Seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ chāyā jahati taṃ ātapo pharati, yaṃ ātapo jahati taṃ chāyā pharati evameva kho, bhikkhave, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṃ kho bhavaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā , pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisaṃ sukhaṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ nirāmisaṃ sukhaṃ upasampajja viharāmīti. Tassa taṃ nirāmisaṃ sukhaṃ nirujjhati. Nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati pavivekā pīti, pavivekāya pītiyā nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

32. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhaṃ vedanaṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ upasampajja viharāmīti. Tassa sā adukkhamasukhā vedanā nirujjhati. Adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā. Seyyathāpi, bhikkhave, yaṃ chāyā jahati taṃ ātapo pharati, yaṃ ātapo jahati taṃ chāyā pharati evameva kho, bhikkhave, adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṃ kho bhavaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā , aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhaṃ vedanaṃ upasampajja viharati : 'etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ upasampajja viharāmīti. Tassa sā adukkhamasukhā vedanā nirujjhati. Adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ, nirāmisassa sukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto.

33. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhāya vedanāya samatikkamā : 'santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmīti samanupassati. Tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato abhijānāti. Ayaṃ kho bhavaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, aparantānudiṭṭhīnañca paṭinissaggā, sabbaso kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānā, pavivekāya pītiyā samatikkamā, nirāmisassa sukhassa samatikkamā, adukkhamasukhāya vedanāya samatikkamā : 'santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmīti samanupassati addhā ayamāyasmā nibbānasappāyaṃyeva paṭipadaṃ abhivadati. Atha ca panāyaṃ bhavaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā pubbantānudiṭṭhiṃ vā upādiyamāno upādiyati, aparantānudiṭṭhiṃ vā upādiyamāno upādiyati, kāmasaṃyojanaṃ vā upādiyamāno upādiyati, pavivekaṃ vā pītiṃ upādiyamāno upādiyati, nirāmisaṃ vā sukhaṃ upādiyamāno upādiyati, adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ upādiyamāno upādiyati. Yañca kho ayamāyasmā : 'santohamasmi, nibbutohamasmi, anupādānohamasmīti samanupassati tadapi imassa bhoto samaṇassa brāhmaṇassa upādānamakkhāyati. 'Tayidaṃ saṅkhataṃ oḷārikaṃ atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodho atthetanti : iti viditvā tassa nissaraṇadassāvī tathāgato tadupātivatto. ''Idaṃ kho pana, bhikkhave, tathāgatena anuttaraṃ santivarapadaṃ abhisambuddhaṃ yadidaṃ : channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā [anupādāvimokkho. Tayidaṃ bhikkhave tathāgatena anuttaraṃ santivarapadaṃ abhisambuddhaṃ, yadidaṃ channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimokkhoti (sī. syā. kaṃ. pī.)] anupādāvimokkhoti [anupādāvimokkho. Tayidaṃ bhikkhave tathāgatena anuttaraṃ santivarapadaṃ abhisambuddhaṃ, yadidaṃ channaṃ phassāyatanaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca adīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimokkhoti (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Pañcattayasuttaṃ niṭṭhitaṃ dutiyaṃ.

 

102. Pañcattayasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

21. Evaṃ me sutanti pañcattayasuttaṃ. Tattha eketi ekacce. Samaṇabrāhmaṇāti paribbajupagatabhāvena samaṇā jātiyā brāhmaṇā, lokena vā samaṇāti ca brāhmaṇāti ca evaṃ sammatā. Aparantaṃ kappetvā vikappetvā gaṇhantīti aparantakappikā. Aparantakappo vā etesaṃ atthītipi aparantakappikā. Ettha ca antoti ‘‘sakkāyo kho, āvuso, eko anto’’tiādīsu (a. ni. 6.61) viya idha koṭṭhāso adhippeto. Kappoti taṇhādiṭṭhiyo. Vuttampi cetaṃ ‘‘kappoti uddānato dve kappā taṇhākappo ca diṭṭhikappo cā’’ti. Tasmā taṇhādiṭṭhivasena anāgataṃ khandhakoṭṭhāsaṃ kappetvā ṭhitāti aparantakappikāti evamettha attho daṭṭhabbo. Tesaṃ evaṃ aparantaṃ kappetvā ṭhitānaṃ punappunaṃ uppajjanavasena aparantameva anugatā diṭṭhīti aparantānudiṭṭhino. Te evaṃdiṭṭhino taṃ aparantaṃ ārabbha āgamma paṭicca aññampi janaṃ diṭṭhigatikaṃ karontā anekavihitāni adhivuttipadāni abhivadanti. Anekavihitānīti anekavidhāni. Adhivuttipadānīti adhivacanapadāni. Atha vā bhūtamatthaṃ adhibhavitvā yathāsabhāvato aggahetvā vattanato adhivuttiyoti diṭṭhiyo vuccanti, adhivuttīnaṃ padāni adhivuttipadāni, diṭṭhidīpakāni vacanānīti attho.

Saññīti saññāsamaṅgī. Arogoti nicco. Ittheketi itthaṃ eke, evameketi attho. Iminā soḷasa saññīvādā kathitā, asaññīti iminā aṭṭha asaññīvādā, nevasaññīnāsaññīti iminā aṭṭha nevasaññīnāsaññīvādā, sato vā pana sattassāti iminā satta ucchedavādā. Tattha satoti vijjamānassa. Ucchedanti upacchedaṃ. Vināsanti adassanaṃ. Vibhavanti bhavavigamaṃ. Sabbānetāni aññamaññavevacanāneva. Diṭṭhadhammanibbānaṃ vāti iminā pañca diṭṭhadhammanibbānavādā kathitā. Tattha diṭṭhadhammoti paccakkhadhammo vuccati, tattha tattha paṭiladdhaattabhāvassetaṃ adhivacanaṃ. Diṭṭhadhamme nibbānaṃ diṭṭhadhammanibbānaṃ, imasmiṃyeva attabhāve dukkhavūpasamanti attho. Santaṃ vāti saññītiādivasena tīhākārehi santaṃ. Tīṇi hontīti saññī attātiādīni santaattavasena ekaṃ, itarāni dveti evaṃ tīṇi.

 

22. Rūpiṃ vāti karajarūpena vā kasiṇarūpena vā rūpiṃ. Tattha lābhī kasiṇarūpaṃ attāti gaṇhāti, takkī ubhopi rūpāni gaṇhātiyeva. Arūpinti arūpasamāpattinimittaṃ vā, ṭhapetvā saññākkhandhaṃ sesaarūpadhamme vā attāti paññapentā lābhinopi takkikāpi evaṃ paññapenti. Tatiyadiṭṭhi pana missakagāhavasena pavattā, catutthā takkagāheneva. Dutiyacatukke paṭhamadiṭṭhi samāpannakavārena kathitā, dutiyadiṭṭhi asamāpannakavārena, tatiyadiṭṭhi suppamattena vā sarāvamattena vā kasiṇaparikammavasena, catutthadiṭṭhi vipulakasiṇavasena kathitāti veditabbā.

Etaṃ vā panekesaṃ upātivattatanti saññītipadena saṅkhepato vuttaṃ saññāsattakaṃ atikkantānanti attho. Apare aṭṭhakanti vadanti. Tadubhayaṃ parato āvibhavissati. Ayaṃ panettha saṅkhepattho – keci hi etā satta vā aṭṭha vā saññā samatikkamituṃ sakkonti, keci pana na sakkonti. Tattha ye sakkonti, teva gahitā. Tesaṃ pana ekesaṃ upātivattataṃ atikkamituṃ sakkontānaṃ yathāpi nāma gaṅgaṃ uttiṇṇesu manussesu eko dīghavāpiṃ gantvā tiṭṭheyya, eko tato paraṃ mahāgāmaṃ; evameva eke viññāṇañcāyatanaṃ appamāṇaṃ āneñjanti vatvā tiṭṭhanti, eke ākiñcaññāyatanaṃ. Tattha viññāṇañcāyatanaṃ tāva dassetuṃ viññāṇakasiṇameketi vuttaṃ. Parato ‘‘ākiñcaññāyatanameke’’ti vakkhati. Tayidanti taṃ idaṃ diṭṭhigatañca diṭṭhipaccayañca diṭṭhārammaṇañca. Tathāgato abhijānātīti. Iminā paccayena idaṃ nāma dassanaṃ gahitanti abhivisiṭṭhena ñāṇena jānāti.

Idāni tadeva vitthārento ye kho te bhontotiādimāha. Yā vā pana etāsaṃ saññānanti yā vā pana etāsaṃ ‘‘yadi rūpasaññāna’’nti evaṃ vuttasaññānaṃ. Parisuddhāti nirupakkilesā. Paramāti uttamā. Aggāti seṭṭhā. Anuttariyā akkhāyatīti asadisā kathīyati. Yadi rūpasaññānanti iminā catasso rūpāvacarasaññā kathitā. Yadi arūpasaññānanti iminā ākāsānañcāyatanaviññāṇañcāyatanasaññā. Itarehi pana dvīhi padehi samāpannakavāro ca asamāpannakavāro ca kathitoti evametā koṭṭhāsato aṭṭha, atthato pana satta saññā honti. Samāpannakavāro hi purimāhi chahisaṅgahitoyeva. Tayidaṃ saṅkhatanti taṃ idaṃ sabbampi saññāgataṃ saddhiṃ diṭṭhigatena saṅkhataṃ paccayehi samāgantvā kataṃ. Oḷārikanti saṅkhatattāva oḷārikaṃ. Atthi kho pana saṅkhārānaṃ nirodhoti etesaṃ pana saṅkhatanti vuttānaṃ saṅkhārānaṃ nirodhasaṅkhātaṃ nibbānaṃ nāma atthi. Atthetanti iti viditvāti taṃ kho pana nibbānaṃ ‘‘atthi eta’’nti evaṃ jānitvā. Tassa nissaraṇadassāvīti tassa saṅkhatassa nissaraṇadassī nibbānadassī. Tathāgato tadupātivattoti taṃ saṅkhataṃ atikkanto samatikkantoti attho.

 

23. Tatrāti tesu aṭṭhasu asaññīvādesu. Rūpiṃ vātiādīni saññīvāde vuttanayeneva veditabbāni. Ayañca yasmā asaññīvādo, tasmā idha dutiyacatukkaṃ na vuttaṃ. Paṭikkosantīti paṭibāhanti paṭisedhenti. Saññā rogotiādīsu ābādhaṭṭhena rogo, sadosaṭṭhena gaṇḍo, anupaviṭṭhaṭṭhena sallaṃ. Āgatiṃ vā gatiṃ vātiādīsu paṭisandhivasena āgatiṃ, cutivasena gatiṃ, cavanavasena cutiṃ, upapajjanavasena upapattiṃ, punappunaṃ uppajjitvā aparāparaṃ vaḍḍhanavasena vuḍḍhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ. Kāmañca catuvokārabhave rūpaṃ vināpi viññāṇassa pavatti atthi, sese pana tayo khandhe vinā natthi. Ayaṃ pana pañho pañcavokārabhavavasena kathito. Pañcavokāre hi ettake khandhe vinā viññāṇassa pavatti nāma natthi. Vitaṇḍavādī panettha ‘‘aññatra rūpātiādivacanato arūpabhavepi rūpaṃ, asaññābhave ca viññāṇaṃ atthi, tathā nirodhasamāpannassā’’ti vadati. So vattabbo – byañjanacchāyāya ce atthaṃ paṭibāhasi, āgatiṃ vātiādivacanato taṃ viññāṇaṃ pakkhidvipadacatuppadā viya uppatitvāpi gacchati, padasāpi gacchati, govisāṇavalliādīni viya ca vaḍḍhatīti āpajjati. Ye ca bhagavatā anekasatesu suttesu tayo bhavā vuttā, te arūpabhavassa abhāvā dveva āpajjanti. Tasmā mā evaṃ avaca, yathā vuttamatthaṃ dhārehīti.

 

24. Tatrāti aṭṭhasu nevasaññīnāsaññīvādesu bhummaṃ. Idhāpi rūpiṃ vātiādīni vuttanayeneva veditabbāni. Asaññā sammohoti nissaññabhāvo nāmesa sammohaṭṭhānaṃ. Yo hi kiñci na jānāti, taṃ asaññī esoti vadanti. Diṭṭhasutamutaviññātabbasaṅkhāramattenāti diṭṭhaviññātabbamattena sutaviññātabbamattena mutaviññātabbamattena. Ettha ca vijānātīti viññātabbaṃ, diṭṭhasutamutaviññātabbamattena pañcadvārikasaññāpavattimattenāti ayañhi ettha attho. Saṅkhāramattenāti oḷārikasaṅkhārapavattimattenāti attho. Etassa āyatanassāti etassa nevasaññānāsaññāyatanassa. Upasampadanti paṭilābhaṃ. Byasanaṃ hetanti vināso hesa, vuṭṭhānaṃ hetanti attho. Pañcadvārikasaññāpavattañhi oḷārikasaṅkhārapavattaṃ vā appavattaṃ katvā taṃ samāpajjitabbaṃ. Tassa pana pavattena tato vuṭṭhānaṃ hotīti dasseti. Saṅkhārasamāpattipattabbamakkhāyatīti oḷārikasaṅkhārapavattiyā pattabbanti na akkhāyati. Saṅkhārāvasesasamāpattipattabbanti saṅkhārānaṃyeva avasesā bhāvanāvasena sabbasukhumabhāvaṃ pattā saṅkhārā, tesaṃ pavattiyā etaṃ pattabbanti attho. Evarūpesu hi saṅkhāresu pavattesu etaṃ pattabbaṃ nāma hoti. Tayidanti taṃ idaṃ etaṃ sukhumampi samānaṃ saṅkhataṃ saṅkhatattā ca oḷārikaṃ.

 

25. Tatrāti sattasu ucchedavādesu bhummaṃ. Uddhaṃ saranti uddhaṃ vuccati anāgatasaṃsāravādo, anāgataṃ saṃsāravādaṃ sarantīti attho. Āsattiṃyeva abhivadanti lagganakaṃyeva vadanti. ‘‘Āsatta’’ntipi pāṭho, taṇhaṃyeva vadantīti attho. Iti pecca bhavissāmāti evaṃ pecca bhavissāma. Khattiyā bhavissāma, brāhmaṇā bhavissāmāti evamettha nayo netabbo. Vāṇijūpamā maññeti vāṇijūpamā viya vāṇijapaṭibhāgā vāṇijasadisā mayhaṃ upaṭṭhahanti. Sakkāyabhayāti sakkāyassa bhayā. Te hi yatheva ‘‘cattāro kho, mahārāja, abhayassa bhāyanti. Katame cattāro? Gaṇḍuppādo kho, mahārāja, bhayā pathaviṃ na khādati ‘mā pathavī khiyī’ti, konto kho, mahārāja, ekapādena tiṭṭhati ‘mā pathavī osīdī’ti, kikī kho, mahārāja, uttānā seti ‘mā ambhā undriyī’ti, brāhmaṇadhammiko kho, mahārāja, brahmacariyaṃ na carati ‘mā loko ucchijjī’ti ime cattāro abhayassa bhāyanti, evaṃ sakkāyassa bhāyanti’’. Sakkāyaparijegucchāti tameva tebhūmakasaṅkhātaṃ sakkāyaṃ parijigucchamānā. Sā gaddulabaddhoti daṇḍake rajjuṃ pavesetvā baddhasunakho. Evamevimeti ettha daḷhatthambho viya khīlo viya ca tebhūmakadhammasaṅkhāto sakkāyo daṭṭhabbo, sā viya diṭṭhigatiko, daṇḍako viya diṭṭhi, rajju viya taṇhā, gaddulena bandhitvā thambhe vā khīle vā upanibaddhasunakhassa attano dhammatāya chinditvā gantuṃ asamatthassa anuparidhāvanaṃ viya diṭṭhigatikassa diṭṭhidaṇḍake pavesitāya taṇhārajjuyā bandhitvā sakkāye upanibaddhassa anuparidhāvanaṃ veditabbaṃ.

 

26. Imāneva pañcāyatanānīti imāneva pañca kāraṇāni. Iti mātikaṃ ṭhapentenapi pañceva ṭhapitāni, nigamentenapi pañceva nigamitāni, bhājentena pana cattāri bhājitāni. Diṭṭhadhammanibbānaṃ kuhiṃ paviṭṭhanti. Ekattanānattavasena dvīsu padesu paviṭṭhanti veditabbaṃ.

 

27. Evañca catucattālīsa aparantakappike dassetvā idāni aṭṭhārasa pubbantakappike dassetuṃ santi, bhikkhavetiādimāha. Tattha atītakoṭṭhāsasaṅkhātaṃ pubbantaṃ kappetvā vikappetvā gaṇhantīti pubbantakappikā. Pubbantakappo vā etesaṃ atthīti pubbantakappikā. Evaṃ sesampi pubbe vuttappakāraṃ vuttanayeneva veditabbaṃ. Sassato attā ca loko cāti rūpādīsu aññataraṃ attāti ca lokoti ca gahetvā sassato amaro nicco dhuvoti abhivadanti. Yathāha ‘‘rūpaṃ attā ceva loko ca sassato cāti attānañca lokañca paññapentī’’ti vitthāro. Asassatādīsupi eseva nayo. Ettha ca paṭhamavādena cattāro sassatavādā vuttā, dutiyavādena satta ucchedavādā.

Nanu cete heṭṭhā āgatā, idha kasmā puna gahitāti. Heṭṭhā tattha tattha mato tattha tattheva ucchijjatīti dassanatthaṃ āgatā. Idha pana pubbenivāsalābhī diṭṭhigatiko atītaṃ passati, na anāgataṃ, tassa evaṃ hoti ‘‘pubbantato āgato attā idheva ucchijjati, ito paraṃ na gacchatī’’ti imassatthassa dassanatthaṃ gahitā. Tatiyavādena cattāro ekaccasassatavādā vuttā, catutthavādena cattāro amarāvikkhepikā vuttā. Antavāti sapariyanto paricchinno parivaṭumo. Avaḍḍhitakasiṇassa taṃ kasiṇaṃ attāti ca lokoti ca gahetvā evaṃ hoti. Dutiyavādo vaḍḍhitakasiṇassa vasena vutto, tatiyavādo tiriyaṃ vaḍḍhetvā uddhamadho avaḍḍhitakasiṇassa, catutthavādo takkivasena vutto. Anantaracatukkaṃ heṭṭhā vuttanayameva.

Ekantasukhīti nirantarasukhī. Ayaṃ diṭṭhi lābhījātissaratakkīnaṃ vasena uppajjati. Lābhino hi pubbenivāsañāṇena khattiyādikule ekantasukhameva attano jātiṃ anussarantassa evaṃ diṭṭhi uppajjati. Tathā jātissarassa paccuppannaṃ sukhamanubhavato atītāsu sattasu jātīsu tādisameva attabhāvaṃ anussarantassa. Takkissa pana idha sukhasamaṅgino ‘‘atītepāhaṃ evameva ahosi’’nti takkeneva uppajjati.

Ekantadukkhīti ayaṃ diṭṭhi lābhino nuppajjati. So hi ekanteneva idha jhānasukhena sukhī hoti. Idha dukkhena phuṭṭhassa pana jātissarassa takkisseva ca sā uppajjati. Tatiyā idha vokiṇṇasukhadukkhānaṃ sabbesampi tesaṃ uppajjati, tathā catutthā diṭṭhi. Lābhino hi idāni catutthajjhānavasena adukkhamasukhassa, pubbe catutthajjhānikameva brahmalokaṃ anussarantassa. Jātissarassāpi paccuppanne majjhattassa, anussarantassāpi majjhattabhūtaṭṭhānameva anussarantassa, takkinopi paccuppanne majjhattassa, atītepi evaṃ bhavissatīti takkeneva gaṇhantassa esā diṭṭhi uppajjati. Ettāvatā cattāro sassatavādā, cattāro ekaccasassatikā, cattāro antānantikā, cattāro amarāvikkhepikā, dve adhicca-samuppannikāti aṭṭhārasapi pubbantakappikā kathitā honti.

 

28. Idāni diṭṭhuddhāraṃ uddharanto tatra, bhikkhavetiādimāha. Tattha paccattaṃyeva ñāṇanti paccakkhañāṇaṃ. Parisuddhanti nirupakkilesaṃ. Pariyodātanti pabhassaraṃ. Sabbapadehi vipassanāñāṇaṃyeva kathitaṃ. Saddhādayo hi pañca dhammā bāhirasamayasmimpi honti, vipassanāñāṇaṃ sāsanasmiṃyeva. Tattha ñāṇabhāgamattameva pariyodapentīti mayamidaṃ jānāmāti evaṃ tattha ñāṇakoṭṭhāsaṃ otārentiyeva. Upādānamakkhāyatīti na taṃ ñāṇaṃ, micchādassanaṃ nāmetaṃ, tasmā tadapi tesaṃ bhavantānaṃ diṭṭhupādānaṃ akkhāyatīti attho. Athāpi taṃ jānanamattalakkhaṇattā ñāṇabhāgamattameva, tathāpi tassa dassanassa anupātivattanato upādānapaccayato ca upādānameva. Tadupātivattoti taṃ diṭṭhiṃ atikkanto. Ettāvatā cattāro sassatavādā, cattāro ekaccasassatikā, cattāro antānantikā, cattāro amarāvikkhepikā, dve adhiccasamuppannikā, soḷasa saññīvādā, aṭṭha asaññīvādā, aṭṭha nevasaññīnāsaññīvādā, satta ucchedavādā, pañca diṭṭhadhammanibbānavādāti brahmajāle āgatā dvāsaṭṭhipi diṭṭhiyo kathitā honti. Brahmajāle pana kathite idaṃ suttaṃ akathitameva hoti. Kasmā? Idha tato atirekāya sakkāyadiṭṭhiyā āgatattā. Imasmiṃ pana kathite brahmajālaṃ kathitameva hoti.

30. Idāni imā dvāsaṭṭhi diṭṭhiyo uppajjamānā sakkāyadiṭṭhipamukheneva uppajjantīti dassetuṃ idha, bhikkhave, ekaccotiādimāha. Tattha paṭinissaggāti pariccāgena. Kāmasaṃyojanānaṃ anadhiṭṭhānāti pañcakāmaguṇataṇhānaṃ nissaṭṭhattā. Pavivekaṃ pītinti sappītikajjhānadvayapītiṃ. Nirujjhatīti jhānanirodhena nirujjhati. Samāpattito pana vuṭṭhitassa niruddhā nāma hoti. Yatheva hi ‘‘adukkhamasukhāya vedanāya nirodhā uppajjati nirāmisaṃ sukhaṃ, nirāmisasukhassa nirodhā uppajjati adukkhamasukhā vedanā’’ti ettha na ayamattho hoti – catutthajjhānanirodhā tatiyajjhānaṃ upasampajja viharatīti. Ayaṃ panettha attho – catutthajjhānā vuṭṭhāya tatiyaṃ jhānaṃ samāpajjati, tatiyajjhānā vuṭṭhāya catutthaṃ jhānaṃ samāpajjatīti, evaṃsampadamidaṃ veditabbaṃ. Uppajjati domanassanti hīnajjhānapariyādānakadomanassaṃ. Samāpattito vuṭṭhitacittassa pana kammanīyabhāvo kathito.

Pavivekā pītīti sā eva jhānadvayapīti. Yaṃ chāyā jahatīti yaṃ ṭhānaṃ chāyā jahati. Kiṃ vuttaṃ hoti? Yasmiṃ ṭhāne chāyā atthi, tasmiṃ ātapo natthi. Yasmiṃ ātapo atthi, tasmiṃ chāyā natthīti.

31. Nirāmisaṃ sukhanti tatiyajjhānasukhaṃ.

 

32. Adukkhamasukhanti catutthajjhānavedanaṃ.

 

33. Anupādānohamasmīti niggahaṇo ahamasmi. Nibbānasappāyanti nibbānassa sappāyaṃ upakārabhūtaṃ. Nanu ca maggadassanaṃ nāma sabbattha nikantiyā sukkhāpitāya uppajjati, kathametaṃ nibbānassa upakārapaṭipadā nāma jātanti, sabbattha anupādiyanavasena aggaṇhanavasena upakārapaṭipadā nāma jātaṃ. Abhivadatīti abhimānena upavadati. Pubbantānudiṭṭhinti aṭṭhārasavidhampi pubbantānudiṭṭhiṃ. Aparantānudiṭṭhinti catucattārīsavidhampi aparantānudiṭṭhiṃ. Upādānamakkhāyatīti ahamasmīti gahaṇassa sakkāyadiṭṭhipariyāpannattā diṭṭhupādānaṃ akkhāyati.

Santivarapadanti vūpasantakilesattā santaṃ uttamapadaṃ. Channaṃ phassāyatanānanti bhagavatā ‘‘yattha cakkhu ca nirujjhati rūpasaññā ca nirujjhati so āyatano veditabbo’’ti ettha dvinnaṃ āyatanānaṃ paṭikkhepena nibbānaṃ dassitaṃ.

‘‘Yattha āpo ca pathavī, tejo vāyo na gādhati;

Ato sarā nivattanti, ettha vaṭṭaṃ na vattati;

Ettha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhatī’’ti. (saṃ. ni. 1.27) –

Ettha pana saṅkhārapaṭikkhepena nibbānaṃ dassitaṃ.

‘‘Kattha āpo ca pathavī, tejo vāyo na gādhati;

Kattha dīghañca rassañca, aṇuṃ thūlaṃ subhāsubhaṃ;

Kattha nāmañca rūpañca, asesaṃ uparujjhatī’’ti. (dī. ni. 1.498);

Tatra veyyākaraṇaṃ bhavati –

‘‘Viññāṇaṃ anidassanaṃ, anantaṃ sabbato pabha’’nti –

Ettha saṅkhārapaṭikkhepena nibbānaṃ dassitaṃ. Imasmiṃ pana sutte chaāyatanapaṭikkhepena dassitaṃ. Aññattha ca anupādāvimokkhoti nibbānameva dassitaṃ, idha pana arahattaphalasamāpatti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Pañcattayasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet