Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 07.2.2021 _ Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma _ Bài học ngày 07.2.2021 _ Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm

Chủ nhật, 07/02/2021, 20:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma

Bài học ngày 07.2.2021

Bài 60. Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm

(lưu ý: phần nầy sẽ được giảng trong nhiều bài học)

Sự tương hợp giữa tâm và tánh trong bài học học trước là “mỗi tâm có bao nhiêu thuộc tánh tương hợp”. Bài học nầy nhắm vào “mỗi thuộc tánh tương hợp bao nhiêu tâm”. Cái nhìn đối ngược nầy giúp người học hiểu rõ hơn về tâm và các thuộc tánh.

 

THUỘC TÁNH

TÂM

CHÚ THÍCH

7 thuộc tánh tợ tha biến hành

 

1.Thuộc tánh xúc (phassa)

 

2.Thuộc tánh thọ (vedanā)

 

3.Thuộc tánh tưởng (saññā)

 

4.Thuộc tánh tư (Cetanā)

 

5.Thuộc tánh nhất hướng (Ekaggatā)

 

6.Thuộc tánh mạng quyền (Jīvitindriya)

 

7.Thuộc tánh tác ý (manasikāra)

Tương hợp với tất cả 121 tâm.

Tất cả tâm đều có 7 thuộc tánh xúc, thọ, tưởng, tư, định, mạng quyền, tác ý nên gọi là tợ tha biến hành

 

Những thuộc tánh tợ tha thường đóng vai trò cơ năng của tâm. Điều nầy đôi khi khiến người học không chú ý nhiều như đối với nhóm bất thiện và tịnh hảo. Tuy vậy một số những thuộc tánh như xúc, thọ, tưởng, tư… lại là chi pháp cho những chủ đề quan trọng nhưng duyên khởi, nghiệp báo, thiền chi….

 

Những tâm đơn giản nhất, như ngũ song thức, cũng phải có tối thiểu 7 thuộc tánh nầy điều nầy khẳng định tại sao theo Phật học thì không có hiện tượng của pháp hữu vi dù vật lý hay tâm lý là sự hiện hữu cá biệt độc lập mà là sự kết cấu của nhiều nhân nhiều duyên.

 

7 thuộc tánh tợ tha biến hành bao gồm 3 uẩn: thọ uẩn là thuộc tánh thọ, tưởng uẩn là thuộc tánh tưởng, 5 thuộc tánh còn lại thuộc về hành uẩn. Chính vì vậy mặc dù nói theo bình diện rộng tnhư Tạng Kinh thì năm uẩn có thể quán sát riêng lẻ nhưng khi nói theo phương diện vĩ mô của Tạng Thắng Pháp thì 4 danh uẩn là bất khả ly. Nói cách khác bất cứ sát na tâm nào cũng có 4 danh uẩn thọ, tưởng, hành, thức.

 

Trong môn học Thắng Pháp cách phân nhóm và tên gọi rất quan trọng. Thay vì nói tâm thức và vật chất thì gọi là DANH và SẮC. Danh pháp là hiện tượng tâm lý bao gồm tâm và thuộc tánh của tâm. Do vậy 4 uẩn thọ, tưởng, hành, thức được gọi là DANH UẨN (hay tứ danh uẩn).

Khi trở lại những ý nghĩa về thuộc tánh của tâm người học cần luôn ghi nhớ là có sự khác biệt lớn giữa cách nói vĩ mô và cách nói trên bình diện rộng. Không phân rõ điều nẩy đôi khi tạo nên những vấn đề thí dụ theo Tạng Kinh thì xúc tạo nên cảm thọ nhưng theo Tạng Thắng Pháp thì xúc và thọ đồng sanh trong mỗi sát na tâm.

Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm : 7 Thuộc Tánh Tợ Tha Biến Hành

Bài học trước là: Tương Hợp Giữa Tâm và Thuộc Tánh

Bài học tiếp theo sẽ là: Tương Hợp Thuộc Tánh Đối Với Tâm (tiếp theo)

Thảo luận 1. Chúng ta thường nghe trong giáo lý duyên khởi những cụm từ “nhãn xúc sở sanh thọ”, “nhĩ xúc sở sanh thọ” hoặc “xúc duyên thọ” thế thì khi nói xúc và thọ đồng sanh trong một sát na tâm thì thuộc tánh xúc có tạo nên thuộc tánh thọ? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 2. Thoạt nghe về thuộc tánh tư (cetanā) là chủ trương tạo tác có vẻ như thuộc về tâm xử lý (javana) thế nhưng tại sao những tâm cơ năng rất đơn giản như ngũ song thức cũng có thuộc tánh tư? _ do TT Tuệ Siêu giảng giải

Thảo luận 3: Từ trạng thái rất bình thường trong đời sống hằng ngày như cần, hỳ, dục... để trở nên nổi trội như chánh tinh tấn, thần, hỷ giác chi, dục như ý túc..thì chúng ta cần phải làm gì? _ do TT  Đăng giảng giải

Thảo luận 4. Nói đến tu tập thì người Phật tử thường nghĩ tới hành động chân chánh như chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thế còn cảm thọ thì sao? chúng ta có nên hướng tâm tạo nên những “cảm thọ lành mạnh”? _ do TT Tuệ Quyền giảng giải

Ý kiến bạn đọc